NỖI KHỐN CÙNG CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM TRƯỚC CƠN BÃO TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC HIỆN NAY (Trần Phong Vũ)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

* Liệu có biến cố bất ngờ trong Đại Hội Đảng 12?

 I.- Bối cảnh

Khi bài viết này đến tay độc giả VietTide, hội nghị trung ương 14 đả kết thúc. Những rò rỉ thông tin nửa kín nửa hở từ nội bộ cho hay Nguyễn Phú Trọng sẽ được lưu nhiệm trong chức vụ TBT thêm một năm hoặc nửa nhiệm kỳ (?). Đại Hội đảng CSVN thứ 12 cũng vừa bước qua ngày thứ hai và những nguồi tin rò rỉ xác thực đến đâu phải chờ tới sau ngày kết thúc ĐH mới biết. Theo diễn trình những Đại Hội để bầu chon bộ sậu cho 11 nhiệm kỳ của Đảng trong quá khứ, thời điểm này coi như mọi chuyện đã an bài. Nhưng đây là một ngoại lệ. Nó hoàn toàn khác. Khác vì những chuyển biến của tình hình thế giới. Từ chính sách xoay trục của Hoa Thịnh Đốn tới thái độ hung hăng của Bắc Kinh qua hành vi công khai lấn chiếm biển đảo, mà Việt Nam là nạn nhân trực tiếp. Khác vì  những bứt phá màu nhiệm của tin học giúp người dân Việt Nam mở mắt

Sự khác biệt lần này còn vì những quyền lợi cá nhân, phe nhóm bất bình thường giữa các khối lực cầm quyền. Nó phát sinh từ những nhân vật quyền uy nhất nước… tới guồng máy đảng ở trung ương cũng như địa phương. Nó là căn nguyên chính tạo nên những mâu thuẫn khó thể giàn xếp, dẫn tới những màn đấu đá, “đâm chem” không nương tay để tranh dành quyền lực, Nó cũng là căn nguyên lôi kéo sự nhập cuộc với những trò “ma bùn” lộ liễu, bẩn thỉu của Bắc Kinh thời Tập Cận Bình với sự phản phúc bất cố liêm sỉ của bọn ‘cõng rắn cắn gà nhà’ Lê Chíêu Thống, Trần Ích Tắc đương đại.

II.- Thời đại của những tin đồn

Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện nhiều tin đồn như thế. Trên những tờ rơi. Trên thế giới ảo. Trên mặt báo. Qua trò rỉ tai, truyền miệng để gây hỏa mù của các phe nhóm lợi ích. Có những tin đồn mãi là tin đồn. Cũng có những tin đồn trở thanh sự thật.

Trò hề mánh mung, đánh lén đối phương tuy vẫn còn nhưng xưa rồi. Đến lúc người ta không còn kiêng dè mà đánh thẳng vào mặt nhau. Chuyện “tàu lạ” thuở nào giờ đã được gọi đích danh là “Chú Ba đuôi sam, tóc bím”. Tương tự như thế, cách nói ẩn dụ “anh Ba Ếch” tại Hội Nghi Trung Ương 6, 7 trong nhiệm kỳ 11, nay đã hiện nguyên hình là anh cựu Ý Tá tên Nguyễn Tấn Dũng, đường đường Thủ Tướng hai nhiệm kỳ liên tiếp của cái gọi là Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN!

Chuyện bới móc đời tư của Nguyện Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng không còn giới hạn trong giới Bloggers lề trái. Nó đã được công khai hóa qua những bài viết, những văn bản với tên tác giả, vừa là trí thức, vừa có đảng tịch hẳn hiên trên giấy trắng mực đen. Chỉ mới tháng trước, bốn ông GS vốn là những đảng viên CS lão thành đã gửi tới các cơ quan quyền lực nhất nước tố cáo những hành vi lạm quyền, tham ô của Nguyễn Tấn Dũng và bà Nguyễn Thanh Phương, con gái đương sự hiện mang quốc tịch Mỹ sau khi lập gia đình với con trai một sĩ quan “ngụy”. Phản ứng trước sự kiện này, không chỉ riêng bà Phượng, mà chính ông Thủ Tướng đã công bố một văn thư dài, đưa ra những dẫn chứng để thanh minh thanh nga.

Đối lại, không thiếu những bài viết của những tên tuổi từng giữ những vai trò quan trọng trong đảng và nhà nước được công bố trên mạng, bao gồm phần trả lời các cuộc phỏng vấn của các đài RFA, RFI, VOA Việt ngữ, minh danh tố giác TBT Nguyễn Phú Trọng bán nước, dâng biển đảo cho Tàu cộng, đề cao ông Nguyễn Tấn Dũng với sự tin tưởng (có thể ngay tình) rằng ông ta là người muốn thoát Trung. Trong số những tên tuổi này có tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang. Cũng trong những ngày qua, ông Lê Anh Hùng đã viết rất nhiều bài trên Blog của ông, đồng thời gửi cho các đài Việt ngữ quốc tế tố cáo đích danh tất cả những nhân vật chóp bu trong “Tứ Trụ Triều Đình”. Chuyến đi Bắc Kinh triều yết Tập Cận Bình cùa chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng trong dịp Hội Nghị Trung Ương 13 cũng được nhiều người nhắc đến như một bằng chứng tố giác hành vi bán nước của phe Nguyễn Phú Trọng.

III.- Bài binh bố trận

Bối cảnh đấu đá trên đây đã khoác lên Đại Hội Đảng CSVN lần này một không khi chiến tranh dị thường. Rõ ràng cả hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đều không giấu diếm mối âu lo chung về khả năng một cuộc bạo loạn có thể xảy ra do sức bật của đám đông quần chúng càng ngày càng tỏ ra bất mãn trước khuynh hướng ngả theo Bắc Kinh của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong riêng tư, do tình trạng đấu đá đã bước vào giai đoạn khốc liệt, cả phía ông Trong và ông Dũng đều có những chuẩn bị để phòng ngừa đối phương mưu toan tạo ra một cuộc binh biến bất ngờ trong thời gian Đại Hội Đảng thứ 12 để giành thế thượng phong. Trong điều kiện như thế, người ta không ngạc nhiên trước sự kiện chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa cho lên lon một lô tướng lãnh thuộc Bộ Công An đồng thời thăng tướng cho hàng chục đại tá với mục tiêu lộ liễu nhằm tạo thêm thanh thế cho TBT Nguyễn Phú Trọng tại cơ quan an ninh quyền lực này, nơi mà nhờ một thời từng ở vị trí Thứ Trưởng, Nguyễn Tấn Dũng đã thu phục được nhiều tình cảm của hàng tướng tá, trong đó có Đỗ Bá Tỵ hiện giữ chức Tham Mưu Trưởng.

 

(Thiết giáp tối tân được triển khai chống “bạo động” bảo vệ ĐH Đảng 12. (Hình: TTXVN)

Tiếp theo đó, hàng loạt những biện pháp răn đe, phòng ngữa đã được vận dụng trên khắp các nẻo đường chung quanh thủ đô Hànội

Hôm đầu tháng 01-2016, TBT Nguyễn Phú Trọng đã đích thân tới Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Cơ Động của Bộ Công An để yêu cầu phải “bảo đảm an toàn tuyệt đối” cho ĐH Đảng CSVN lần thứ 12. Ít ngày sau, một phó thủ tướng trong nội các của Nguyễn Tấn Dũng cũng lên tiếng nhắc nhở chính quyền các địa phương tìm mọi biện pháp ngăn cản không để dân chúng kéo về Hà Nội khiếu nại trong thời gian ĐH đang khai diễn.

Hôm 9 Tháng Giêng, bộ trưởng Công An Việt Nam phát lệnh “xuất quân bảo vệ Đại Hội Đảng 12” nhằm giữ cho ĐH “tuyệt đối an ninh, an toàn, chủ động trong mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ.” Dịp này, người dân Hànội được chứng kiến một cuộc tổng dượt quy mô giữa các đại đơn vị lên tới 5200 quân nhân và cành sát cơ động với vũ khí, chiến xa tối tân bao gồm các loại xe bọc thép chuyên dụng chống bạo động, tháo dỡ chất nổ,… và được tuyên truyền rộng rãi, để răn đe, tạo tâm lý sợ hãi nơi dân chúng nhằm mục tiêu phá vỡ bất kỳ mưu toạn bạo động nào để bảo vệ thánh quả của ĐH mà theo dự liệu sẽ kết thúc vào cuối tháng Giêng 2016.

IV.- Nguyễn Tấn Dũng: Kẻ Ngã Ngựa?

Suy diễn từ nội dung diễn từ bế mạc Hội Nghị Trung Ương 14 của Nguyển Phú Trọng, trong đó ông tuyên bố việc sắp xếp nhân sự, bao gồm những “trường hợp đặc biệt” ám chỉ những nhân vật quá tuổi, đã diễn ra “với số phiếu rất tập trung”, nhiều nguồn dư luận tin rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đã bị loại khỏi danh sách “Tứ Trụ”. Báo giới quốc tế cũng ngả theo xu hướng này. Hôm 14/01, tờ Wall Street Journal dẫn nguồn mà được mô tả là thạo tin, nhận định rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tại vị ít nhất là hai năm và điều này có nghĩa là ông Dũng bị gạt khỏi ghế lãnh đạo Đảng mà ông theo đuổi lâu nay, Từ Hànội người ta nghe được chi tiết về danh tính những nhân vật trong Bộ Tứ nhiệm kỳ 5 năm tới gồm có: TBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ Tịch nước Trần Đại Quang, Thủ Tướng Nguyển Xuân Phúc và Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Như vậy ngoại trừ Nguyễn Phú Trọng còn ở lại, cả ba ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng đều bị cho về vườn.

Một sự kiện khác thường là thời gian gần đây, kẻ cả sau Hội Nghị Trung Ương 14, ông Carl Thayer, một chuyên gia lỗi lạc của Úc về các vấn đế Đông Nam Á, đặc biệt vấn đề Việt Nam, luôn bày tỏ thái độ lạc quan là ông Dũng có nhiều khả năng được đề cử vào vai trò TBT Đảng tại đại Hội 12.  Chính tờ Wall Street khi đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được lưu nhiệm trong hai năm cũng nêu lên giả thiết về khả năng Đại Hội Đảng 12 sẽ thay đổi đội hình chóp bu trong “Tứ Trụ” vào phút chót.

Khuya Chúa Nhật 17-01, trước khi chuyển bài cho ViệtTide, người viết được TS Nguyễn Thanh Giang từ Hànội gửi khẩn cho bản tường trình “Trong Chờ Ở Đại Hội Đảng XII” do ông thực hiện đề ngày 18-01-16 với đoạn mở đầu sau đây:

“Tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm nửa nhiệm kỳ làm xôn xao dư luận trong ngoài nước và trong ĐCSVN. Nhiếu người ưu tư quốc sự bức bối đến mất ăn mất ngủ….. Ngày 16 tháng 01 năm 2016 một Hội nghị đã nhóm họp ở Hà Nội. Tham dự có một số cách mạng lão thành, sĩ quan quân dội và trí thức”

Nhiều ý kiến trong hội nghị đã công khai tố cáo hành vi khuất tất của ông Nguyễn Phú Trọng tại Hội Nghị Trung Ương 14. Nhắc tới việc ông Trọng ban hành Quyết định số 244-QĐ/TW của BCH/TƯ khóa XI ngày 9 tháng 6, 2014, nhiều ý kiến cho rằng đây là một quyết định rất mất dân chủ và vi phạm trầm trọng nguyên tắc Đảng để loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng. Trong thư gửi TBT và BCT ngày 07-01-16, nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh cũng phê phán Quyết định 244 là đi ngược lại những qjuyền cơ bản của đảng viên. Trước khi kết thúc, hội nghị khuyến cáo các đại biểu tham dự ĐH Đàng 12 hãy tỉnh táo, sáng suốt, dũng cảm đòi cho được quyền tự do đề cử, ứng cử vì không lý gì trong cả 16 UV/BCT không chọn được ai mà đành lưu giữ một người đã quá già, năng lực quá kém, rắp tâm quàng ách đô hộ Đại Hán vào tròng đất nước ta.

V.- “Vũ Như Cẩn”… cho dù lãnh đạo đảng là ai

Mặc cho thiên hạ bàn ngang tán dọc, mặc cho những tin đồn xuất phát từ đâu, kể cả từ những khuôn mặt lớn trong đảng, với những người hiểu biết, chẳng ai tin sẽ có chuyện đột phá sau Đại Hội Đảng 12, cho dẫu có chuyện thay đổi “đội hình chóp bu” vào phút chót như ông Thayer dự báo. Bởi lẽ ngay từ đầu trước khi đạt ra vấn đề sắp xếp nhân sự trong đảng, 16 tay đầu não BCT đã kiên trì bảo vệ chế độ độc tài độc đảng, giữ nguyên điểu 4 Hiến Pháp thì dù kẻ nào ngồi vào ghế TBT đảng thì mọi chuyện sẽ vẫn nguyên như cũ. Và như thế 90 triệu đồng bào ta vẫn tiếp tục sống trong cảnh khốn cùng trước thảm cảnh thù trong giặc ngoài như lâu nay.

Theo quan điểm của LM Phan Văn Lợi trên bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận thì lúc này đồng bào trong nước chỉ còn có một chọn lựa là nhất tề đứng dậy lật đổ chế độ cộng sản độc tài, bán nước, tham quyền cố vị, mở đường cho dân tộc đi vào một đoạn đường mới.

TPVũ – Khuya Chúa Nhật 17-01-2016