CẬP NHẬT CUỘC CHIẾN NGA-UKRAINE

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Tình hình chiến tranh Ukraine hiện nay ra sao?

Chiến tranh tại Ukraine sau hơn 3 năm (ảnh: internet)

Chiến tranh ở Ukraine, nơi mà thế giới đang lo lắng vì diễn biến càng ngày càng phức tạp có thể lan tràn vào châu Âu gây nên đại chiến III. Hoa Kỳ dù chưa giải quyết chấm dứt chiến tranh nhưng đã có công đưa hai phái đoàn Nga và Ukraine ngồi vào bàn đàm phán, người ta nói đó là khởi điểm thoát chiến tranh như “vạn sự khởi đầu nan”!

I) “Chiến dịch Mạng Nhện” của Ukraine hôm 1/06/2025:

Ngày Chủ Nhật (1/06/2025) một cuốc tấn công long trời lỡ đất mà xem như một trận chiến Trân Châu Cảng do Ukraine thực hiện trên đất Nga bằng máy bay không người lái (UAV) vào sâu những phi trường quân sự chiến lược trong nước Nga xa đến đến 1.800 Km đã làm nên chiến thắng lịch sử gây sự chú ý trên thế giới. Đó gọi là “Chiến Dịch Mạng Nhện” (Operation Spider Web). Chiến dịch này nhắm vào các căn cứ không quân chiến lược nằm sâu trong lãnh thổ Nga gồm các sân bay chiến lược trong ở những địa danh Olenya, Belaya, Ivanovo và Dyagilevo.
Trong chiến dịch này, Ukraine đã phá hủy hơn 40 máy bay ném bom chiến lược của Nga gồm Tu-22M3, Tu-95 và A-50, gây thiệt hại ước tính lên tới 7 tỷ USD và làm suy giảm đến 34% khả năng không quân chiến lược của Nga (1).
Theo Ukraine, chiến dịch này được chuẩn bị lâu dài trong 18 tháng, với việc xử dụng các UAV FPV (First-Person View) được giấu trong các ca-bin gỗ và vận chuyển vào nước Nga bằng xe vận tải. Các UAV này được điều khiển từ xa để tấn công các mục tiêu tại các căn cứ không quân chiến lược nói trên.
Tổng thống Ukraine, Zelensky đã ca ngợi đây là chiến dịch tấn công tầm xa lớn nhất của Ukraine kể từ lúc bắt đầu cuộc chiến từ tháng 2/2022 (2). Đây là vụ không kích máy bay không người lái của Ukraine mang tính lịch sử.

II) Nga trả đũa “Chiến dịch Mạng Nhện” với quy mô lớn:

Đáp lại, Nga đã tiến hành cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và những hỏa tiễn lớn nhất kể từ khi bắt đầu cuộc chiến vào tháng 2/2022, với hơn 470 UAV và nhiều hỏa tiễn tầm lớn phóng vào lãnh thổ Ukraine.

Điều quan trọng nhận thấy UAV của Ukraine tập trung vào các vị trí quân sự thuộc không quân chiến lược của Nga, trái lại những hỏa tiễn và UAV của Nga dội xuống các thành phố đông dân của Ukraine một cách bừa bãi giết chết thường dân, người già và trẻ em!

III) Đàm phán hòa bình Ukraine:

Tuy chiến tranh leo thang nhưng hai phái đoàn đàm phán hòa bình của Ukraine và Nga cũng gặp nhau tại thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) vào thứ Hai, ngày 2 tháng 6 năm 2025.

1) Sửa soạn đàm phán từ phía Ukraine yêu cầu:

– Lệnh ngừng bắn toàn diện trên không, trên đất liền và trên biển trong 30 ngày,
– Trao đổi tù binh và trẻ em bị Nga bắt và đưa sang Nga,
– Tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Zelensky và Putin,
– Yêu cầu sự tham gia của Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu trong việc bảo đảm an ninh hòa bình lâu dài.

2) Các yêu cầu chính của Nga trong đàm phán

– Rút quân và công nhận lãnh thổ: Nga yêu cầu Ukraine rút toàn bộ lực lượng khỏi bốn vùng lãnh thổ mà Nga đã sáp nhập các vùng Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson và công nhận chủ quyền của Nga đối với các vùng này.
– Cam kết trung lập và không chấp nhận Ukraine gia nhập NATO: Nga yêu cầu Ukraine từ bỏ hoàn toàn ý định gia nhập NATO, duy trì vị thế trung lập và không được sở hữu vũ khí nguyên tử.
– Từ bỏ trừng phạt và bảo vệ người nói tiếng Nga: Nga yêu cầu phương Tây từ bỏ các biện pháp trừng phạt, tháo gỡ tài sản bị đóng băng và đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng người nói tiếng Nga tại Ukraine (6).
– “Phi quân sự hóa” và “phi phát xít hóa” Ukraine: Nga tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu “phi quân sự hóa” và “phi phát xít hóa” Ukraine, mặc dù các danh từ này chưa được định nghĩa rõ ràng và bị Kyiv bác bỏ từ trước.

3) Thái độ của TT Trump đối với Putin:

Tính đến đầu tháng 6 năm 2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump gần như mất đi sự kiên nhẫn nên đã có những phát biểu cứng rắn, chỉ trích trực tiếp Putin với những thái độ đến tiến trình hòa đàm Ukraine.
– Ban đầu, TT Trump từng tuyên bố có thể chấm dứt chiến tranh trong vòng 24 giờ nhờ mối quan hệ cá nhân với Putin.
– Tuy nhiên, trước việc Nga tiếp tục kéo dài đàm phán hòa bình và tấn công quân sự hằng ngày, TT Trump đã thay đổi thái độ! Và có những phát biểu của đối với Putin trong việc hòa đàm chiến tranh Ukraine. TT Trump nói Putin đang “đùa với lửa” và “dẫn dắt chúng ta đi lòng vòng” nhằm câu giờ và hằng ngày tiếp tục các cuộc tấn công vào Ukraine trong lúc đàm phán hòa bình đang diễn ra.
– TT Trump đặt ra thời hạn hai tuần để Putin chứng minh thiện chí, nếu không Mỹ sẽ có phản ứng khác.

4) Ý kiến của đồng minh châu Âu: 

Nhiều nước châu Âu bày tỏ sự lo ngại:
– Mỹ có thể đưa ra thỏa thuận với Nga mà không có sự tham gia của Ukraine và EU,
– Yêu cầu bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

IV) Triển vọng hòa đàm chiến tranh Ukraine:

Triển vọng đạt được thỏa thuận vẫn còn xa vời mờ mịt do các bên lâm chiến giữ vững lập trường căn bản còn nhiều sự khác biệt.
Đến đầu tháng 6 năm 2025, lập trường của Nga đối với tiến trình hòa bình ở Ukraine vẫn cứng rắn và đặt nhiều điều kiện mà Ukraine và các đồng minh phương Tây cho là không thể chấp nhận được!

V) Các hành động bất thương song song với đàm phán

– Mặc dù tuyên bố sẵn sàng đàm phán, hằng ngày đêm Nga vẫn tiếp tục các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái vào lãnh thổ Ukraine, cho thấy Putin đang xử dụng chiến thuật “vừa đánh vừa đàm” để gia tăng áp lực.
– Ngoài ra, Nga đưa ra các “tối hậu thư” với những điều kiện rất khó khăn, phi lý và không thực tế với mục đích để kéo dài thời gian đàm phán.
– Tổng thống Ukraine, Zelensky đã bày tỏ nghi ngờ về thiện chí của Nga trong các cuộc đàm phán.
– Lập trường cứng rắn của Nga và sự thiếu tin tưởng từ phía Ukraine.
Cho nên, triển vọng đạt được một thỏa thuận hòa bình ở Ukraine vẫn còn mờ mịt.

 https://vietquoc.org 


Chú thích:

(1) Operation Spider Web of Ukraine: