Nhìn cuốn lịch treo tường năm xưa, trong 12 tháng, nhưng dến tháng Tư ta ngậm ngùi xót xa vì “Trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, hay câu thơ khác như “Tạo hóa gây chi cuộc hí trường, đến nay thấm thoát mấy tinh sương”.
Thêm một lần nữa tháng Tư lại về, tháng Tư nơi xứ người chợt nhớ tháng Tư xứ cũ VNCH, tháng Tư ấy đã đánh dấu một đoạn đường dài lưu lạc của tập thể người Việt tha hương. Tháng Tư với ngày CSVN quyết đánh cho đế cuốc Mỹ bá quyền đầu xỏ xâm lược ác ôn, ta quyết đánh cho đế cuốc Mỹ cút ngụy nhào. Nay cuộc hí trường vì Ngụy đi, nhưng ngụy mang đô trở về thành “khúc ruột ngàn dặm” vì nhớ chùm “khế ngọt”. hay cảnh bể dâu khi CSVN đánh cho Mỹ cút tháo chạy, xong bọn nào lo sốt vó lạy lục Mỹ bỏ cấm vận, bọn nào lăng xăng phôn viễn liên hứa hẹn “ZERO tariff policy”.Tháng Tư buồn bã, cuối Tháng Tư ĐEN, đen như hắc ín, đen nhạt nhòa nước mắt buồn rơi mà chúng ta muốn quên đi, nhưng không thể nào quên được, khi mà tên sừ HỒ Pắc Pó chễm chệ che khuất Hòn Ngọc Viễn Đông, khi mà sừ TỒni LÂM thừa nhận Sài Gòn từng vượt trội marathon bỏ xa Singapore. Tháng Tư đen là ngày ly hương vong quốc hận, chiều 30 đất nước phủ màu đen tang tóc!
Ngày 30-4-1975 của 50 năm về trước là ngày buồn thê thảm nhất trong lòng của người dân Việt Nam Cộng Hòa. Một chế độ Cộng Hòa sau hơn 20 năm gầy dựng cùng bao xương máu đã đổ ra, phút chốc đã tan thành mây khói. Cuộc tháo chạy của Đồng minh trước sự xâm lăng thô bạo của chủ nghĩa Cộng Sản toàn cầu, đã làm cả miền Nam bàng hoàng sửng sốt. Người dân không còn kềm nổi sợ hải nên đã bỏ của chạy lấy thân. Những xác người lênh đênh ngoài biển cả hoặc bỏ nắm xương tàn tận mãi rừng sâu. Nhiều, rất nhiều quân dân cán chính của miền Nam bị đày đọa trong những gulag lao động khổ sai, người mất xác nơi rừng sâu nước độc, có người trở về như bộ xương cách trí biết đi,…
Cả đất nước trở thành biển máu từ khi cộng sản tràn vào. Nhiều chiến sĩ can trường của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu bảo vệ thủ đô đến giờ phút cuối cùng, với rất nhiều sự tuẫn tiết trong đó có các tướng lãnh anh hùng.
Tháng Tư gợi nhớ hình ảnh hơn 400 anh em Thiếu Sinh Quân mặc đồ vàng, nghiêm chỉnh xếp hàng đôi lặng lẽ chờ đợi dưới sân cờ tại trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, để rồi sau đó tử thủ đến sức cùng lực kiệt. Những người lính Nhẩy Dù oai hùng tại trại Hoàng Hoa Thám, những đơn vị TQLC tan hàng tại cầu xa lộ, ngã tư Hàng Xanh đã tung nổ lựu đạn để cùng chết bên nhau,SĐ18, BĐQ quyết liệt đánh show cuối cùng… Tất cả máu xương của các chiến sĩ dã tô thắm màu cờ sắc áo quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Chính họ đã viết nên trang sử oai hùng nhất, để chúng ta mãi hãnh diện cho Chính Nghĩa Quốc Gia, những người Việt yêu tự do không bao giờ chấp nhận chế độ cộng sản bất xứng, vô dụng và vô nhân tính.
Tháng Tư năm 1975, không quên lời cay nghiệt của tay ác thú Đỗ Mười vung mõm trả thù người dân Việt Nam Cộng Hòa như sau:
“Giải phóng miền Nam, chúng ta có quyền tịch thu tài sản, hãng xưởng, ruộng dất của chúng nó, vợ chúng nó ta lấy, con chúng mó ta bắt làm nô lệ. Còn chúng nó ta bắt đi lao động khổ sai vùng kinh tế mới nơi rừng sâu nước độc. Chúng nó sẽ chết dần mòn”.
Người Cộng Sản Việt Nam áp dụng chính sách tàn bạo đày đọa khi trả thù đày ải người dân miền Nam ra các vùng kinh tế mới. Hàng ngàn người đã mất của cải trắng tay vì bị đảng Cộng Sản Việt Nam ăn cướp tài sản, bằng chính sách “cải tạo” công thương nghiệp.
Nhân bài viết này gởi dăng trên tạp san Chiến Sĩ Cộng Hòa của nhà văn Vương Trùng Dương, tôi muốn đề cập về văn hào người Nga, cũng là một tù nhân tranh dấu cho nhân quyền, ông phản kháng chế dộ bạo ngược Liên Xô. Trong bài viết: “Vương Trùng Dương: Alexander Solzhenitsyn, Chiến Hữu Văn Nghệ”, họ Vương viết:
“(Năm 1974, Cộng Sản Liên Xô trục xuất văn hào Alexander Solzhenitsyn “lưu đày hải ngoại” vì xem nhà văn thuộc thành phần cầm bút phản động nguy hại cho chế độ. Trong thời gian đó, nhiều tác phẩm của A. Solzhenitsyn đã được chuyển ngữ và phổ biến lan rộng ở Việt Nam như Một Ngày Trong Đời Ivan Denitsovitch (One Day in The Life of Ivan Denitsovich), Khu Ung Thư (Cancer Ward), Vòng Đầu (The First Circle), Quần Đảo Ngục Tù (The Gulag Archipelago)… Bài viết “Solzhenitsyn, Chiến Hữu Văn Nghệ” của tôi đăng tải trên Đặc San Ức Trai của Trường ĐH.CTCT Đà Lạt Với bút hiệu Trần Lư Nguyên Khanh vào thời điểm đó, giới thiệu tổng quát về giá trị tác phẩm của người cầm bút đang sống trong gông cùm của guồng máy cai trị độc tài đảng trị được phổ biến trên văn đàn quốc tế.
Năm 1990, Cộng Sản Liên Xô và các nước CS chư hầu Đông Âu cáo chung, cũng là thời điểm tôi được định cư tại Hoa Kỳ. Tháng 5 năm 1994, A. Solzhenitsyn trở lại cố hương. Tôi đã đề cập đến hình ảnh nhà văn qua bài viết “Solzhenitsyn, Tiếng Vọng Quê Hương” đã được đăng tải trên nhiều báo ở hải ngoại trong thời điểm đó.Nhà văn, người lính, người tù và bị trục xuất “lưu đày” ở hải ngoại… khi đất nước thay đổi, ông trở lại cố hương với hoài bảo lớn lao sẽ đóng góp kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình cho quê hương. Thế nhưng ông thất vọng, lạc lõng vì bất đồng chính kiến. Tôi viết bài Alexander Solzhenitsyn, Ngày Dài Trên Quê Hương. Đây là nhà văn duy nhất rất ngưỡng mộ nên tôi đã viết 3 bài theo dòng thời gian.”
Họ Vương tiếp:“Sau khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam năm 1975, Quần Đảo Ngục Tù dựng lên từ Nam ba Bắc. Trong chốn lao tù nầy đã có nhiều tù nhân đã ấn hành tác phẩm, tiêu biểu như: Cùm Đỏ của Phạm Quốc Bảo, Đáy Địa Ngục của Tạ Tỵ, Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh, Cuối Tầng Địa Ngục của Đỗ Văn Phúc, Trại Ái Tử & Bình Điền của Dương Viết Điền… họ là những nhà văn nên viết hồi ký cũng là lẽ thường tình.”, (theo Hồi ký “Người Muôn Năm Cũ” của nhà văn Phạm Gia Đại (Vương Trùng Dương).
Phạm Gia Đại là một nhà văn, một ngục sĩ bị nghi ngờ là điệp viên CIA cho tòa đại sứ Mỹ, bị giam cầm 17 năm tù lao động khổ sai, nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại. Ông ra xứ ngoài như một nhà đối kháng, Phạm văn nhân như bao nhiêu người tù của chế độ CSVN vung bút tố giác CSVN. Những người cầm bút hải ngoại hay trên toàn thế giới phải đối đầu với sự dối trá của cộng san khi nói lên sự thật và phản đối những chủ trương độc tài đảng trị, người dân Việt Nam khao khát tự do và dân chủ, người dân phải làm chủ đất nước, một ý niệm cơ bản nhất, dảng cộng sản chỉ là đầy tớ nhân dân, tay Tô Lâm chỉ là viên ô sin ăn lương bao cấp của người dân, không hơn không kém. Ô sin lãnh lương bao cấp ưu đãi nên hiểu Tự do là quyền bẩm sinh của con người và không một ai, không một tổ chức, không một đảng phái nào có quyền xưng hùng xưng bá, dám tước đoạt ưu quyền của nhân dân ta nhé.Trở lại chính đề 30 tháng 4 phản bác cộng gian, nào hãy đi sơ lược về tác phẩm “Quần đảo ngục tù” là một tác phẩm kinh điển của tác giả Soljenitsyne với toàn bộ những sự kiện, địa điểm hay từng chi tiết điều được thuật lại một cách khá sát với thực tế nhất. Đó là câu chuyện kể về quần đảo gulag nằm hoàn toàn trên lãnh thổ của liên bang Sô Viết, nằm rải rác bày trên một bàn cờ khổng lồ, nằm xen kẽ, nằm chen vào giữa các đô tỉnh thị. Chỗ nào cũng có nó, vậy mà dân Nga đại đa số vẫn mù tịt, rất nhiều người chỉ nghe nói mù mờ… chỉ những ai từng ở bên trong mới biết rõ sự thực gulag kinh khủng như thế nào.
Còn nói về tác phẩm “Một ngày của Ivan Denisovich” của Aleksandr Solzhenitsyn, thì khi Josef Stalin chết và Nikita Khruschev lên thay làm Tổng bí thư ĐCS Liên Xô, Khruschev đã khuyến khích một số nhà văn kể lại chuyện bị tù tội dưới thời Stalin. Đây là một trong những tác phẩm đó, được in năm 1962. Tác phẩm này viết về một ngày trong cuộc đời tù cải tạo của Ivan Sukhov, có bố tên là Denis- người Nga sẽ gọi là Ivan Denisovich Sukhov.Tác phẩm đã mô tả cách tranh đấu để sống còn trong các hoàn cảnh bị đàn áp vô nhân đạo. Người tù cải tạo phải đối diện với các giới hạn, các khó khăn trong cuộc sống không còn nhân cách, con người trở thành vô giá trị và việc làm mất nhân phẩm cũng làm giảm đi ý chí và khả năng mong muốn sống còn. Những tuyên án tù trong trại lao động khổ sai, thời tiết lạnh giá đói kém, những việc làm nặng nhọc… nghiền nát tù nhân cả thể chất lẫn tinh thần.
Gulag mà Solzhenitsyn bị hành xác theo lối triệt tiêu con người như kỹ thuật kinh hoàng mà bọn CSVN đã hành hạ các tù nhân VNCH, hãy xem đoạn kế tiếp như sau. Xin trích đoạn từ bài viết của tù nhân Nguyễn Cao Quyền từng là một viên chức cao cấp trong chính quyền VNCH, ghi nhận sự tù đày dã man của CSVN:
“Sức người có hạn còn nhu cầu của trại thì mỗi ngày một tăng thêm. Bên cạnh những cái chết vì tại nạn lao động như bị đá núi đè, lợp nhà té xuống đất hay bị cây luồng đâm thủng bụng, dần dần người ta thấy xuất hiện những cái chết vì đói, vì thiểu lực. Sau hơn ba năm bị lưu đày ra Bắc anh em tù nhân chôn nhau, vì chết đói, đã chật cả một phần đồi sắn. Có một thời gian, trong tâm tư và trước mắt mọi người cái chết đã trở thành quen thuộc, không gây sợ hãi và cũng không gây xúc động. Tù nhân chờ đợi Thần Chết đến thăm như chờ đợi một sự giải thoát.
Chính sách bắt lao động khổ sai kết hợp với bỏ đói là phương cách giết người tinh vi và thâm độc của những người Cộng Sản. Đó là sự nhẫn tâm và tàn ác nhất mà con người có thể đối xử với con người…. Một vài cảnh đói ngoài tưởng tương: Xin kể ra đây vài cảnh đói mà người bình thường sống ngoài xã hội, cho dù óc tưởng tượng có súc tích đến đâu, cũng không thể nào nghĩ tới…. Là những tù nhân không có ngày về và bị bỏ đói triền miên hết ngày này qua tháng khác, chúng tôi cam tâm kéo dài cuộc sống bị đày ải và hoàn toàn tuyệt vọng giữa rừng núi hoang vu của biên giới Lào-Việt. Khi màn đêm đổ xuống, khu kiên giam lạnh lẽo và tĩnh mịch, nặng nề như một nhà quàn chất chứa những xác người chưa chết. Ban ngày, chúng tôi đau đớn nhìn nhau như nhìn những bộ xương khô biết cử động.Viễn tượng của ngày sum họp với gia đình, từ lâu, đã hoàn toàn tan biến. Tương lai duy nhất còn lại là sự chờ đợi ngày về với tổ tiên…”
Các sử gia khi so sánh cuộc nội chiến giữa Trịnh Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17, 18 là do hai dòng họ của các tướng quân tranh quyền, chiến tranh kéo dài đến vài trăm năm. Cuộc nội chiến Quốc Cộng ở thế kỷ 20 không lâu như cuộc nội chiến trên, chỉ có 16 năm, từ tháng Năm năm 1959, khi đoàn quân Bắc Việt đầu tiên theo đường mòn Trường Sơn xâm nhập vào miền Nam. Nhưng số người chết cao gấp mấy chục lần.Vì vậy Việt Nam là một trường hợp đặc biệt, vì là chiến tranh ủy nhiệm cho cộng sản quốc tế, vì sự kiện đầu tiên đẫn tới cuộc nội chiến là tay Hồ Chí Minh lập đảng Cộng Sản Việt Nam, nhắm mục đích đưa người Việt vào chủ nghĩa cộng sản, một loại chủ nghĩa vô thần duy vật. Hồ chọn theo đường lối Stalin hay ngoan ngoãn theo mệnh lệnh của Moskova, y xuẩn dộng u mê áp dụng phong trào Cộng Sản Quốc tế như con chốt thí mở rộng ảnh hưởng cách mạng vô sản của Nga ra khắp thế giới.
Tù nhân Nguyễn Cao Quyền ghi nhận tiếp:“Sau một năm áp dụng lao động khổ sai cho chế dộ cải tạo, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam, trước khi bị Hà Nội giả tán, công bố chính sách 12 điểm quy định thời gian cải tạo là 3 năm. Sự công bố này lại mang hy vọng cho những người đã mất hết tin tưởng vào viễn ảnh của một ngày về đoàn tụ với gia đình. Đến cuối năm 1978 thì cái hy vọng mong manh nói trên lại tan tành ra mây khói. Thời gian cải tạo 3 năm như lời cộng sản hứa đã chấm dứt, song chẳng thấy ai được tha về.Trái lại, trong thời gian này, đa số đã bị lưu đầy lên những vùng rừng núi Bắc Việt ma thiêng nước độc với thân tàn ma dại và tinh thần sa xút đến cùng cực. Một làn sóng tự tử thứ hai lại xảy ra, nhưng lần này bên cạnh những xác chết vì thất vọng còn có thêm nhiều xác chết khác vì đói khát và bệnh tật…”
Theo bài viết “Những trại tù học tập cải tạo sau ngày 30-4-1975” của sử gia Trần Gia Phụng dưa tin: “Hai mươi ngày trước khi Sài Gòn sụp đổ, nhà văn Nga Alexandre Soljenitsyne, giải Nobel văn học năm 1970, tuyên bố trên đài truyền hình Paris rằng “Việt Nam sẽ trở thành một nhà tù khổng lồ.” (Michel Tauriac, Hồ sơ đen Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Văn dịch, California: Văn Mới 2002, tr. 36.). Alexandre Soljenitsyne (1918-2008) là nhà văn Nga chống chế độ Liên Xô, viết nhiều kịch và tiểu thuyết, nổi tiếng là Một ngày của Ivan Denisovich (1962), Quần đảo ngục tù (The Gulag Archipelago) (tập 1 và 2 năm 1974, tập 3 năm 1976).
Alexandre Soljenitsyne tiên đoán như trên dựa theo kinh nghiệm bản thân của ông tại quê hương ông là Liên Xô và những diễn tiến tại Đông Âu và Trung Cộng.
Theo số liệu ước tính trong số trên 1,000,000 tù nhân VNCH do CSVN giam giữ sau năm 1975, dựa vào những cuộc nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Âu Châu, có khoảng 165,000 nạn nhân đã từ trần trong các trại tù “cải tạo”. (theo Anh Do & Hieu Tran Phan, “Millions of lives changed forever with Saigon’s fall”, nhật báo Orange County Register, Chủ Nhật, 29-4-2001, phụ trang đặc biệt về ngày 30-4, tt. 2-3.).
Tác giả Nguyễn Cao Quyền tự vấn:
“Cộng sản hứa hẹn sẽ thả ra khỏi tù những ai “học tập cải tạo tốt”, nhưng không có tiêu chuẩn xác định thế nào là “cải tạo tốt”, nên chẳng ai hiểu thế nào là “học tập cải tạo tốt để được thả ra”. Và cứ thế, CS tùy thích giam cầm quân nhân, công chức VNCH không thời hạn theo sáng kiến của CS.”
Cuối cùng tác giả Trần Gia Phụng cho kết luận: “Đúng như văn hào Nga Alexandre Soljenitsyne, được giải Nobel văn học năm 1970, tiên đoán trước ngày 30-4-1975, “Việt Nam sẽ trở thành một nhà tù khổng lồ.”. Chuyện sĩ quan, công chức cao cấp Việt Nam Cộng Hòa bị bắt giam, bị đày đọa trong các trại tù học tập cải tạo dưới chế độ CS sau năm 1975 là chuyện dài hãi hùng bất tận, vì đàng sau các sự kiện và số liệu trên đây, là nỗi đau khổ triền miên trong gia đình những tù nhân là những chiến sĩ đã tranh đấu cho sự sống còn của chính chúng ta, cho nền tự do dân chủ chẳng những miền Nam Việt Nam mà cho cả toàn quốc nữa.
Bài viết này xin dùng kết luận của sử gia Trần Gia Phụng để kết thúc bài viết, cũng như cùng lời nhận định của văn hào Alexandre Soljenitsyne, là lời tiên đoán trước ngày 30-4-1975, “Việt Nam sẽ trở thành một nhà tù khổng lồ.”
Ôi, nỗi đớn đau mỗi khi ngày 30 tháng Tư lại trở về, xin đừng bao giờ quên tội ác của CSVN! Môt holocaust, một bloodbath genocide trong lịch sử nước nhà u buồn nhất cho dân tộc Việt Nam.
Trần Việt Hải, Los Angeles, 04/04/2025.