BÁO ĐẢNG TRUNG CỘNG PHẢN ỨNG SAU TUYÊN BỐ “MẠNH MẼ” NHẤT CỦA ASEAN VỀ BIỂN ĐÔNG

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Hội nghị ASEAN trực tuyến của khối ASEAN tại Hà Nội mới đây đã ra một thông cáo chung mà báo chí cho là “mạnh mẽ”. được ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tán thưởng, thì hôm nay lại bị báo Đảng Trung Cộng tờ Hoàn Cầu Thời Báo lên án – trong tuyên bố chung được của Hội nghị Thượng Đỉnh ASEAN thứ 36 họp trực tuyến được ký kết ngày 27 tháng 6 tại Hà Nội có những đoạn như sau: “Chúng tôi tái khẳng định rằng UNCLOS 1982 là căn bản quyết định việc phân định chủ quyền biển, quyền chủ quyền, quyền tài phán và những quyền lợi hợp pháp khác về khu vực biển,”  – “UNCLOS đặt ra khung pháp lý mà tất cả các hoạt động ở đại dương và biển phải tuân thủ,” . Dĩ nhiên nếu áp dụng UNCLOS 1982 thì đường bản đồ “Lưỡi Bò 9 đoạn” không còn có giá trị, tức là chống lại sự xâm lăng phi lý và phi pháp của Trung Cộng trên Biển Đông.

Trích đài VOA:

Ngay sau khi Việt Nam thay mặt các lãnh đạo ASEAN đưa ra một tuyên bố được coi là “mạnh mẽ” nhất từ trước tới nay về Biển Đông, trong đó đề cập đến công ước luật biển 1982 và được Mỹ hoan nghênh, tờ Hoàn cầu Thời báo ra một bài xã luận nói truyền thông nước ngoài ám chỉ tuyên bố nhắm đến Trung Cộng và rằng sự can thiệp của Mỹ có thể là nguyên nhân cho sự “tự tin” hơn của các nước Đông Nam Á.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 36 do Việt Nam, với tư cách chủ tịch luân phiên, tổ chức qua hình thức trực tuyến, các lãnh đạo của khối đưa ra một tuyên bố chung “tái khẳng định rằng UNCLOS (Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc) 1982 là cơ sở cho việc quyết định các lợi ích hàng hải, quyền chủ quyền, tài phán và các quyền lợi chính đáng trên các khu vực hàng hải.”

Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak nói với VOA hôm 29/6 rằng theo đánh giá của nhiều người thì tuyên bố đưa ra hôm 26/6 “có thể là một bước tiến nhất định khi so với các bản tuyên bố trước đây” và được coi là “sự ủng hộ của ASEAN đối với phán quyết của tòa trọng tài năm 2016 trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Cộng.”

Ba nhà ngoại giao của Đông Nam Á không được nêu danh tính có chung ý kiến trên khi nói với hãng tin AP của Mỹ rằng tuyên bố cho thấy nhóm các nước ASEAN muốn tăng cường khẳng định luật pháp ở khu vực Biển Đông.

Các hãng tin quốc tế khác cũng cho rằng các nhà lãnh đạo ASEAN lần này đã gửi một thông điệp mạnh mẽ nhất từ trước tới nay đến Trung Cộng trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường các hành động nhằm kiểm soát Biển Đông giữa lúc các nước láng giềng đang tập trung chống dịch virus Vũ Hán.

Tờ Hoàn cầu Thời báo, phụ bản của tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng cộng sản Trung Cộng, hôm 29/6 nói rằng truyền thông quốc tế nói quá lên rằng tuyên bố này cụ thể nhắm tới Trung Cộng.

“So với các tuyên bố trước đây của ASEAN về Biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là Biển Đông), tuyên bố lần này dường như đã tăng cường sự khẳng định của họ đối với vùng biển có tranh chấp,” bài xã luận của Hoàn cầu Thời báo viết, và cho rằng có một số yếu tố đóng góp vào hành động này.

Một ngày sau khi ASEAN đưa ra tuyên bố chung tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói Hoa Kỳ hoan nghênh sự kiên định của các nhà lãnh đạo ASEAN về việc giải quyết tranh chấp Biển Đông theo luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982, và cảnh cáo “Trung Cộng không được phép coi Biển Đông là đế chế hàng hải của riêng mình.”

Hoàn cầu Thời báo cho rằng sự can thiệp liên tục của Mỹ trong khu vực có thể đã “làm thúc đẩy sự tự tin của ASEAN trong việc tăng cường tuyên bố đối với Biển Đông. Washington tin rằng các vấn đề Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ, vì vậy họ sẽ không muốn vắng mặt trong các cuộc đàm phán về COC (bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông).”

Trung Cộng và khối ASEAN đang trong quá trình thương thảo một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) trong nhiều năm qua và tờ báo Đảng của Bắc Kinh cho rằng các thành viên ASEAN có ý định duy trì các tuyên bố cũng như bảo vệ các lợi ích của họ trong những cuộc thảo luận sắp tới với Trung Cộng. Sự khẳng định mạnh mẽ hơn trong tuyên bố mới nhất của khối ASEAN thể hiện ý định này, theo Hoàn cầu Thời báo.

“Trong số những nước này, Việt Nam dường như đang đưa ra nhiều yêu sách nhất,” bài xã luận viết. “Với tư cách là chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm nay, Hà Nội có thể lôi kéo các nước khác cố gắng tối đa hoá lợi ích của họ trong các cuộc đàm phán COC với Bắc Kinh.”

Căng thẳng tăng cao trong những tháng gần đây giữa Trung Cộng và Việt Nam cũng như một số quốc gia Đông Nam Á khác, gồm Indonesia, Philippines và Malaysia, về Biển Đông. Theo nhận định của TS Hiệp với VOA hôm 29/6, điều này cũng góp phần vào sự mạnh mẽ hơn so với các lần trước trong ngôn từ của tuyên bố lần này vì các hành động gần đây của Trung Cộng trên Biển Đông đã động chạm tới các lợi ích của các nước cùng tranh chấp khác.

Hoàn Cầu Thời Báo nhắc tới sự căng thẳng với một số quốc gia Đông Nam Á, và nói rằng “những xung đột gần đây giữa Bắc Kinh và Hà Nội chủ yếu xuất phát từ sự xích mích liên quan đến việc khai khác dầu khí dưới đáy biển” và rằng “Bắc Kinh và Jakarta đang tranh cãi về những tuyên bố chủ quyền hàng hải chồng lấn trên các khu vực ở Biển Đông.”

Hầu hết các tranh chấp hàng hải trên khu vực Biển Đông là giữa Trung Cộng và một số ít các nước thành viên ASEAN, nên, theo Hoàn cầu Thời báo, Trung Cộng nên dùng các cơ chế song phương để thương lượng với Việt Nam và Indonesia. Theo nhiều nhà quan sát từng nhận định, Trung Cộng luôn muốn đàm phán song phương với các nước láng giềng có tranh chấp trên Biển Đông để tránh sự can thiệp của Mỹ.

Một biện pháp khác mà bài xã luận của Hoàn cầu Thời báo nói Trung Cộng có thể thực hiện là dẫn dắt dư luận quốc tế.

“Các phương tiện truyền thông phương Tây hiện nay không trừ một nỗ lực nào để khuấy động rắc rối ở khu vực Biển Đông với sự cường điệu vô căn cứ,” bài xã luận viết. “Với một câu chuyện quen thuộc và giật gân, họ gieo rắc bất hòa giữa Trung Cộng và một số nước cùng tuyên bố (chủ quyền) trong khu vực. Dư luận phương Tây đã phá vỡ nghiêm trọng các ổn định hòa bình về vấn đề Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông).”

Tờ báo Đảng Trung Cộng còn cho rằng Bắc Kinh phải “nỗ lực hơn nữa để mở rộng hợp tác với các nước ASEAN, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, như nghiên cứu hàng hải chung, hoạt động cứu hộ và trấn áp cướp biển. “Nhiều lợi ích lẫn nhau có khả năng tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn. Đây là một cách khác để giảm thiểu các vấn giữa với các nước Đông Nam Á với Trung Cộng.”