WHY NEWYORK ? (Hòa Trần)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

No photo description available.

3 April 2020

Kể từ ngày lập quốc cho tới nay, nước Mỹ chỉ bị tấn công đúng có 2 lần: lần đầu ở Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) bởi Nhật Bản năm 1941 và lần thứ hai sau đó 60 năm ở New York bởi quân khủng bố Hồi Giáo qua sự kiện 9/11 năm 2001.

New York không chỉ là trung tâm tài chính của Mỹ, mà là trung tâm tài chính của toàn thế giới, nổi tiếng với thị trường chứng khoán ở phố Wall.

New York cũng là nơi có chênh lệch giàu nghèo rõ nét nhất nước Mỹ. Và đó cũng là mảnh đất màu mỡ cho đảng Dân Chủ và Cánh Tả nảy mầm sinh sôi với khẩu hiệu chống tư bản và chống bất công. Đỉnh điểm của phong trào thiên tả này là cô dân biểu gốc Mỹ La Tinh đình đám. Những gì cô nói về Biến Đổi Khí Hậu hay Green New Deal khiến một người có hiểu biết khó mà chấp nhận nhưng cô vẫn nổi như cồn, và vẫn là một trong những dân biểu quốc hội có quyền lực. Cô cũng có nền tảng vô sản rất quý, vì trước khi làm dân biểu thì cô làm nghề pha chế rượu và hầu bàn. Vậy là đúng chuẩn vô sản.

Xin nói thêm về nền dân chủ của Mỹ. Hạ viện Mỹ có cả thảy 435 ghế chia theo từng địa hạt bầu cử. Bang nào càng đông dân thì càng có nhiều ghế dân biểu. Dân biểu quốc hội hoàn toàn do cử tri thuộc địa hạt đó bầu lên, vì thế rất khó thay đổi được ý nguyện của đám đông. Thí dụ, nếu địa hạt đó có đa số cử tri là người Hồi Giáo thì ứng viên Hồi Giáo có lợi thế thắng cử rất lớn, tiêu biểu là dân biểu Hồi Giáo gốc Somalie ở bang Minnesota và dân biểu Hồi Giáo gốc Palestine ở bang Michigan.

Trong khi đó, Thượng Viện chỉ có 100 ghế, chia đều cho 50 tiểu bang. Thượng Nghị Sĩ do cử tri toàn tiểu bang bầu, vì thế nên bang theo đảng Dân Chủ thì thường có 2 vị Thượng Nghị Sĩ gốc Dân Chủ và ngược lại. Thí dụ Cali có 2 nữ Thượng Nghị Sĩ thuộc đảng Dân Chủ, và New York một nam một nữ Thượng Nghị Sĩ đều thuộc đảng Dân Chủ. Xưa nay chỉ có dân biểu Hạ Viện tiến thân bằng cách ứng cử vị trí Thượng Nghị Sĩ chớ không có con đường ngược lại. Lịch sử bầu cử tổng thống Mỹ cho thấy đa số ứng viên tổng thống là Thượng Nghị Sĩ. Năm nay trong số ứng viên tổng thống của đảng Dân Chủ thì Thượng Nghị Sĩ vẫn chiếm đa số.
Cali có một nữ Thượng Nghị Sĩ trong nhiệm kỳ đầu tiên đã tranh cử tổng thống và đã rút lui, và nữ Thượng Nghị Sĩ kia thì giữ ghế quá lâu, tuổi cũng trên 80 rồi.

Trở lại chuyện New York. Ngoài cô dân biểu chống Trump đình đám xuất thân từ quán bar ra thì khó tìm một chính trị gia nào mà không chống Trump. Lãnh tụ đảng Dân Chủ ở Thượng Viện chính là Thượng Nghị Sĩ phe Dân Chủ. Chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện, kẻ chống Trump số 2 cũng là dân biểu từ New York. Những người này liên tục sách nhiễu Trump nhiều chuyện đến nỗi vô lý là đòi hồ sơ thuế 10 năm của Trump, đòi điều tra tất cả hoạt động kinh doanh của tập đoàn Trump International. Nói chung là họ không để gia đình Trump yên thân một ngày để Trump từ bỏ ý định làm tổng thống thêm 1 nhiệm kỳ.

Cái kết là Trump dọn qua Florida hẳn và tuyên bố từ bỏ tình trạng cư dân của New York, gọi là state residency.

Đại dịch cúm Vũ Hán không bùng nổ ở New York đầu tiên mà là ở tiểu bang Washington và Cali. New York bị nhiễm sau 2 tiểu bang này nhưng nhanh chóng đã vượt lên hàng đầu. Nếu ai để ý thì sẽ thấy phố Tàu ở New York là phố Tàu sầm uất nhất nước Mỹ. Về lịch sử thì Chinatown ở San Francisco là phố Tàu đầu tiên ở Mỹ, chủ yếu dựng nên bởi phu hỏa xa đến từ Nhà Thanh, và đa số là lao phu đến từ Thái Sơn (Taishan), nơi nổi tiếng là có lực lượng nhân công có sức khỏe tốt. Trong khi đó Chinatown ở New York thì đa dạng sắc tộc hơn, và gần đây đón nhận dân Đại Lục rất nhiều qua chương trình du học hay đầu tư EB-5. Tỉ phú đào tị Quách Văn Quý (Guo Wengui/Miles Kwok) cũng đang sống ở New York.

Khi số ca nhiễm ở New York vượt lên hàng đầu nước Mỹ, thị trưởng thành phố New York và thống đốc bang New York đều lên tiếng chỉ trích Trump và yêu cầu tới 30 000 máy trợ thở ventilator. Trong vài ngày mà có được 30 000 thiết bị này cho họ thì gần như là điều không thể. Thống đốc Cuomo lên sóng mỗi ngày la làng là không có đủ máy trợ thở thì lực lượng điều tra lại phát hiện một số lớn máy trợ thở đang bị giấu ở trong kho của chính quyền. Có lẽ chính trị đảng phái đã nằm trong máu của các chính trị gia New York. Họ không muốn Trump chiến thắng cuộc chiến vô hình này. Họ đang dùng con virus Vũ Hán để tấn công Trump và muốn nước Mỹ thất thủ dưới tay Trump để tổng thống thuộc đảng Dân Chủ lên nắm quyền.

Năm nay là năm bầu cử nên chuyện bươi móc hạ bệ nhau là chuyện thường tình. Nhưng tấn công vị tổng thống làm việc ngày đêm để bảo vệ người dân Mỹ, họp báo mỗi ngày và gọi điện thoại tới từng nhà kỹ trị lớn để xin từng chiếc áo bảo hộ và khẩu trang N95 dùng trong xây dựng và hãng xưởng công nghiệp thì đó là vấn đề đạo đức. Cứ nghĩ Trump không xứng đáng làm tổng thống của cử tri Dân Chủ đi, thử hỏi cả hai ứng viên tổng thống Dân Chủ kia có ai ngang tầm phó tổng thống Mike Pence không.

Điều lạ là không có chính trị gia Dân Chủ nào dám tấn công phó tổng thống Pence. Sự thật là Pence được người dân Mỹ theo lưỡng đảng yêu mến, nhất là sau khi nắm chức tổng tư lệnh chống virus Vũ Hán, tức đứng đầu Coronavirus Task Force. Pence đã tiến cử giáo sư bác sỹ Deborah Birx, cựu đại tá quân đội và giám đốc nhiều chương trình sức khỏe cộng đồng toàn cầu như phòng chống HIV/AIDS. Bác sỹ Birx tường trình về mô hình phòng chống và theo dõi cúm Vũ Hán mỗi ngày. Bà chinh phục cả nước Mỹ bằng sự thông minh và duyên dáng, và đang được phụ nữ Mỹ hâm mộ với thời trang thanh lịch của bà, đặc biệt là những cái khăn choàng cổ đẹp quý phái. Có lẽ bà đã thu phục nhân tâm người Mỹ còn hơn cả cựu đệ nhất phu nhân Hillary Clinton. Chỉ với phó tổng thống Mike Pence thôi thì đảng Dân Chủ kiếm không ra một lãnh đạo ngang tầm.

New York đã lún quá sâu vào chính trị đảng phái, làm thành trì số 1 của đảng Dân Chủ để chống Trump. Khi Trump đưa ra lệnh cấm Travel Ban đối với người Trung Quốc thì các chính trị gia New York lên chính trị chỉ trích Trump là kỳ thị người Châu Á, gọi là racist. Giờ đây New York đã lãnh về đủ cả vốn lẫn lời.

Trong một diễn biến khác, Cali, cũng là thành trì của Đảng Dân Chủ ở Bờ Tây nhưng thống đốc bang Cali lại hợp tác với Trump và không chỉ trích Trump theo chính trị đảng phái. Cái kết là dù nhiễm virus Vũ Hán sớm hơn New York nhưng chỉ có 8% ca nghi nhiễm ở Cali test dương tính, trong khi con số ở New York là 35%, theo lời của bác sỹ Birx trong cuộc họp báo trực tiếp ngày 2/4. Đó là sự khác biệt.

Why New York ?

HÒA TRẦN