VIỆT DZŨNG VÀ TÌNH CA VIỆT NAM HẢI NGOẠI (Huỳnh Duy Lộc)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Việt Dzũng tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, sinh ngày 8 tháng 9 năm 1958 tại Sài gòn, là con trai của bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, một dân biểu vào thời Việt Nam Cộng hòa. Anh vượt biên sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi mới 17 tuổi, đến được Singapore, sau đó đến trại tỵ nạn Subic ở Philippines, rồi định cư tại Mỹ, đến năm 1976 gia đình mới được đoàn tụ.
Anh bắt đầu theo đuổi sự nghiệp âm nhạc từ năm 1978, sáng tác những bài hát cho người Việt tỵ nạn như “Một chút quà cho quê hương”, “Lời kinh đêm”, “Tình ca cho Nguyễn Thị Sài gòn”… Năm 1978, anh gặp ca sĩ Nguyệt Ánh và hai người đã lưu diễn khắp các tiểu bang của Mỹ. Các bài hát và hoạt động của anh và ca sĩ Nguyệt Ánh là lý do khiến cả hai bị chính quyền Việt Nam tuyên án tử hình vắng mặt. Các sáng tác âm nhạc của anh cũng bị cấm phổ biến trong nước.
Năm 1996, anh đồng sáng lập chương trình phát thanh Radio Bolsa ở Nam California, Bắc California, Houston (Texas). Cũng trong năm 1996, anh trở thành người dẫn chương trình cho Trung tâm Ca nhạc Asia và cộng tác với Đài truyền hình SBTN do nhạc sĩ Trúc Hồ làm giám đốc điều hành.
Anh từ trần ngày 20 tháng 12 năm 2013 ở tuổi 55 tại bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam, California.
Cho đến nay, Việt Dzũng đã có khoảng 450 nhạc phẩm sáng tác và cũng là người thể hiện rất thành công những nhạc phẩm của các nhạc sĩ Việt Nam ở hải ngoại. Anh là người đầu tiên trình bày ca khúc “Khúc thụy du” của nhạc sĩ Anh Bằng và là người trình bày xuất sắc nhất ca khúc “Ngày đó” của ca sĩ Jo Marcel.
Nhà thơ Du Tử Lê kể: “Một buổi tối, nhạc sĩ Anh Bằng đến tìm tôi ở quán cà phê Tay Trái (tọa lạc ngay ngã tư đường Trask và Fairview). Ông nói ông mới phổ nhạc bài thơ “Khúc thụy du”. Ông cho tôi quyền chọn người hát. Ông nhấn mạnh: “Tôi có thể chỉ cho người đó hát…”
Thời gian đó, trong số bằng hữu giúp tôi điều hành quán cà phê Tay Trái có nhạc sĩ Việt Dzũng. Lúc nhạc sĩ Anh Bằng đến tìm tôi cũng là lúc Việt Dzũng có mặt, đang chuẩn bị cho chương trình ca nhạc buổi tối. Tôi giới thiệu hai người với nhau.
Khi ca khúc “Khúc thụy du” ra đời dưới dạng cassette với tiếng hát của Việt Dzũng, tôi mới biết nhạc sĩ Anh Bằng chỉ lọc lựa một số câu thơ liên quan tới tình yêu mà không lấy một câu thơ nào nói một cách cụ thể về chiến tranh, chết chóc…”
Ca khúc “Khúc thụy du” với giọng ca Việt Dzũng: 

“Ngày đó” của Jo Marcel là hoài niệm về mối tình đầu thắm thiết, với những lần gặp gỡ nàng thiếu nữ thơ ngây với tà áo trinh nguyên, ánh mắt long lanh như dòng nước lấp lóa nắng dưới chân cầu và nụ cười tươi tắn đã đưa tâm hồn chàng trai vào cõi mộng. Ngày tháng dần qua, chàng trai phiêu bạt về những phương trời khác và trải qua nhiều mối tình, nhưng trong tâm tưởng của chàng vẫn còn mãi hình ảnh của nàng thiếu nữ thơ ngây với tà áo trinh nguyên làm cho chàng luôn mơ về những ngày tháng êm đềm đã trôi theo đòng đời:
Ngày đó trên chiếc cầu, em nhớ chăng
Một chiếc áo dài, màu trắng xinh xinh
Một nụ cười, mời anh đưa em vào đời
Và từ đó, hai đứa mình quen nhau.
Ngày đó nơi chúng mình, em nhớ chăng
Một ánh mắt nhòa, màu nước long lanh
Một cuộc tình em trao anh ngày nào
Và từ đó, hai đứa mình yêu nhau.
Em ơi, em ơi ngày yêu đó
Quê hương ly tan cùng duyên mới
Ra đi anh mang một mối tình
Một cuộc tình quá hững hờ.
Em ơi, em ơi ngày yêu đó
Ra đi em mang một duyên mới
Lang thang, đam mê nhiều mối tình
Để lòng này sắt se nhiều.
Hình bóng trên chiếc cầu, tà áo xanh

Một bức tranh tình còn mãi nơi anh

Anh từ trần ngày 20 tháng 12 năm 2013 ở tuổi 55 tại bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam, California.
Cho đến nay, Việt Dzũng đã có khoảng 450 nhạc phẩm sáng tác và cũng là người thể hiện rất thành công những nhạc phẩm của các nhạc sĩ Việt Nam ở hải ngoại. Anh là người đầu tiên trình bày ca khúc “Khúc thụy du” của nhạc sĩ Anh Bằng và là người trình bày xuất sắc nhất ca khúc “Ngày đó” của ca sĩ Jo Marcel.
Nhà thơ Du Tử Lê kể: “Một buổi tối, nhạc sĩ Anh Bằng đến tìm tôi ở quán cà phê Tay Trái (tọa lạc ngay ngã tư đường Trask và Fairview). Ông nói ông mới phổ nhạc bài thơ “Khúc thụy du”. Ông cho tôi quyền chọn người hát. Ông nhấn mạnh: “Tôi có thể chỉ cho người đó hát…”
Thời gian đó, trong số bằng hữu giúp tôi điều hành quán cà phê Tay Trái có nhạc sĩ Việt Dzũng. Lúc nhạc sĩ Anh Bằng đến tìm tôi cũng là lúc Việt Dzũng có mặt, đang chuẩn bị cho chương trình ca nhạc buổi tối. Tôi giới thiệu hai người với nhau.
Khi ca khúc “Khúc thụy du” ra đời dưới dạng cassette với tiếng hát của Việt Dzũng, tôi mới biết nhạc sĩ Anh Bằng chỉ lọc lựa một số câu thơ liên quan tới tình yêu mà không lấy một câu thơ nào nói một cách cụ thể về chiến tranh, chết chóc…”
“Ngày đó” của Jo Marcel là hoài niệm về mối tình đầu thắm thiết, với những lần gặp gỡ nàng thiếu nữ thơ ngây với tà áo trinh nguyên, ánh mắt long lanh như dòng nước lấp lóa nắng dưới chân cầu và nụ cười tươi tắn đã đưa tâm hồn chàng trai vào cõi mộng. Ngày tháng dần qua, chàng trai phiêu bạt về những phương trời khác và trải qua nhiều mối tình, nhưng trong tâm tưởng của chàng vẫn còn mãi hình ảnh của nàng thiếu nữ thơ ngây với tà áo trinh nguyên làm cho chàng luôn mơ về những ngày tháng êm đềm đã trôi theo đòng đời:
Nhìn cuộc tình đang trôi theo vào dòng đời
Và anh mơ tới những ngày yêu xưa.
Hình bóng trên chiếc cầu, tà áo xanh
Một bức tranh tình còn mãi nơi anh
Nhìn cuộc tình đang trôi theo vào dòng đời
Và anh mơ tới những ngày yêu xưa
Và anh mơ tới những ngày yêu xưa.
Ca khúc “Ngày đó” với giọng ca Việt Dzũng:

HUỲNH DUY LỘC