Video: TRUNG QUỐC CHỦ DOANH NGHIỆP ĐẬP PHÁ MÁY MÓC, ĐỐT NHÀ XƯỞNG, NGƯỜI ĐỔ RA ĐẦY ĐƯỜNG (NTD)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Đại dịch lây lan, đơn đặt hàng biến mất, các doanh nghiệp tại nhiều nơi ở Trung Quốc liên tiếp mở cửa làm việc rồi lại phải đóng cửa, tình trạng phá sản và thất nghiệp tăng vọt.

( Xem chi tiết bài viết tại đây: https://www.ntdvn.com/trung-quoc/trun… )

Nhưng tới nay chính quyền Trung Quốc vẫn không có biện pháp cứu trợ trực tiếp nào. Dưới áp lực kinh tế to lớn, một số chủ doanh nghiệp đã phẫn nộ đập phá máy móc, và thậm chí đã đốt cháy nhà máy.

Ông Nhiễm, một công dân Trung Quốc đại lục, xác nhận với RFA rằng việc đập phá máy móc là có thật. “Một số chủ doanh nghiệp không thể gánh đỡ nổi các khoản vay, tiền thuê nhà xưởng, lương cho công nhân, nên đã có một số hành động khá cực đoan”.

Có người còn nói rằng: “Châu Âu và Hoa Kỳ đã rút các đơn đặt hàng, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã rút vốn đầu tư, các doanh nghiệp ở Quảng Đông rơi vào tình trạng tiêu điều. Không còn cách nào, đành phải tự mình phóng hỏa đốt để giảm thêm tổn thất. Họ đốt từ vựa thóc tới nhà xưởng, kết quả chỉ còn lại hai bàn tay trắng”.

Theo thông tin ngày 12/4, dữ liệu từ “Bản tin Lao động Trung Quốc”, trong tháng 3 đã có khoảng 50 cuộc biểu tình tập thể của công nhân ở Đại Lục thuộc ngành dịch vụ, vận tải, xây dựng… bao gồm cả một số công nhân xây dựng bệnh viện tạm thời ở Vũ Hán.

Rất nhiều công nhân ở một khu vực phía nam cũng bị thất nghiệp, người đông kín đường phố và hầu hết các cửa hàng bên đường đều đã bị đóng cửa.

Gần đây, có thông tin trên Internet rằng công ty phát triển bất động sản quy mô lớn như Country Garden đã sa thải 30.000 nhân viên; và nhân viên công ty Evergrande đã gửi đi một lượng lớn hồ sơ xin việc.

Ngoài ra, SAIC Group, một trong bốn tập đoàn ô tô lớn ở Trung Quốc đã bị cắt giảm lương và bị giảm 56% doanh số trong quý đầu tiên. Các công ty ô tô khác, Jiangling, Beixian, Weimar, v.v. cũng đã cắt giảm lương.

Các công ty của các quốc gia khác thi nhau rút vốn khỏi Đại Lục để tránh rủi ro. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu u đều ngày càng ‘lánh xa ĐCSTQ’. Đức quyết định sửa đổi “Luật Thanh toán và Ngoại thương”

Tuy nhiên, trước cuộc khủng hoảng dân sinh do dịch bệnh gây ra, chính quyền Trung Quốc có cách xử lý trái ngược hẳn với các quốc gia khác. ĐCSTQ không những không phát tiền trợ cấp, mà yêu cầu người dân quay trở lại làm việc, và tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hàng chục nghìn tỷ.