VĂN HÓA NGƯỜI MIỀN TÂY CÓ GÌ NỔI BẬT ? (Đ Văn)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

4700 1 VanHoaNguoiMienTayDHST

Nói đến hai tiếng “Miền Tây” bạn sẽ nghĩ đến điều gì đầu tiên? Hãy tìm hiểu văn hóa con người miền Tây có gì nổi bật? qua bài viết dưới đây.

       Là địa danh nằm ở phía Nam xa xôi của Tổ quốc, miền Tây là một vùng đất với bao quanh bởi những dòng sông phù sa màu mỡ trải dài hay là một nơi sở hữu miệt vườn hoa quả bốn mùa xanh tươi chín mọng. Dù vậy, những điều đó chỉ là một phần rất nhỏ ở nơi đây.  Nếu có dịp các bạn hãy đến với mảnh đất miền Tây sông nước để cảm nhận rõ nét hơn về văn hóa con người miền Tây.

1-Con Người Miền Tây Thân Thiện, Trọng Nghĩa Khí

1a -Người Miền Tây Thân Thiện

       Miền Tây hay gọi lục tỉnh Nam Kỳ được bao quanh bởi một vùng sông nước rộng lớn như sông Mê Kong, sông Tiền,… phù sa màu mỡ quanh năm. Chính điều kiện khí hậu thuận lợi như vậy đã ưu đãi cho mảnh đất những sản vật đặc sắc.

       Khác với khí hậu khắc nghiệt miền Bắc, khí hậu ưu đãi cũng khiến con người miền Tây trở nên dễ chịu hơn. Họ thân thiện với bất cứ ai dù bạn là ai hay đến từ đâu. Họ có thể trả lời bạn tất cả những gì bạn thắc mắc và sẵn sàng hướng dẫn đi cùng bạn nếu bạn bị lạc đường. Nếu có cơ hội các bạn hãy ngồi xuồng đi những con kênh nhỏ để ngắm những rặng dừa nước hai bên kênh và nghe những người chèo thuyền kể truyện. Họ sẽ nói cho bạn về công dụng những quả dừa nước, sẽ kể cho bạn nghe mùa nước nổi họ sẽ đi đâu và làm gì, sẵn sàng nhường chiếc nón duy nhất của họ cho bạn khi trời nắng.

       Con người Miền Tây không màu mè, không khoa trương, họ chỉ làm những hành động nhỏ thôi nhưng có thể khiến bạn lưu luyến không muốn rời đi. Nếu để bình chọn giọng nói địa phương nào ngọt ngào nhất, chắc chắn bạn sẽ  dành một phiếu cho người miền Tây. Giọng nói người miền Tây ngọt ngào, dễ thương. Bạn sẽ băn khoăn không biết điều gì khiến người ta thích thú nghe người miền Tây nói chuyện và có thể say đắm đến vậy. Tự trả lời cho câu hỏi của mình có lẽ lí giải duy nhất bởi nơi đây bốn mùa nắng nóng, họ làm rất nhiều công việc mưu sinh trên sông nước vất vả, nên trời đất đã phú cho họ một chất giọng dễ nghe để khi họ cất tiếng nói mọi mệt nhọc của thời tiết hay công việc sẽ tan biến.

4700 2 VanHoaMienTayDHST1b -Người Miền Tây Trọng Nghĩa Khí

       Trước khi trở thành mảnh đất màu mỡ trù phú như ngày nay, miền Tây đã từng chỉ là một khu rừng rậm bị bỏ hoang không ai biết tới, nơi ngự trị của thú dữ. Sau khi những những cư dân miền Trung và một số ít người miền Bắc tới đã cải tạo mảnh đất miền Tây có bộ mặt như ngày hôm nay. Bị ám ảnh bởi sự hoang vu và sự rình rập của thú dữ nên những người dân nơi đây luôn sống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Họ luôn tự ý thức nếu họ chia rẽ thì sẽ không thể tồn tại trên mảnh đất sông nước này. Mảnh đất này đã tôi luyện cho họ tính cách hào hiệp, có thể sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình để hành hiệp trượng nghĩa.

       Du khách sẽ không cảm thấy lạ nếu có cơ hội ghé thăm một gia đình người miền Tây. Họ sẵn sàng chiêu đãi bạn những món gì ngon nhất mà họ có dù hoàn cảnh sống có khó khăn đến đâu. Đó chính là một phần nổi bật trong tích cách con người miền Tây sông nước – cảm nhận một lần khó lòng có thể quênS

2- Văn Hóa Miền Tây – Văn Minh Sông Nước Đặc Sắc

       Cùng với đồng bằng sông Hồng thì đồng bằng sông Cửu Long là một trong hai nơi khởi nguồn của nền văn minh sông nước lớn nhất Việt Nam. Đây là khu vực hạ nguồn của con sông Mê Kông, một trong những con sông lớn nhất trên thế giới. Trải nghiệm du lịch sông nước miền Tây ở đây, du khách sẽ có nhiều cái nhìn mới mẻ và phong phú hơn về lối sống của con người miền Tây chủ yếu dựa trên bề mặt sông nước.

2a-Văn minh kênh rạch, sông ngòi

       Việc thu hoạch lúa của người dân diễn ra vào mùa nước nổi nên thuyền ghe vô hình đã trở thành phương tiên chính của con người miền Tây nơi đây. Để thuận tiện cho việc di chuyển bằng thuyền ghe, người dân đã đào những con kênh nhỏ thông với nhau, cũng từ đó đã hình thành một loại hình du lịch bằng thuyền ghe rất hấp dẫn khách du lịch. Chính vì thế mà khi nói về địa lí miền Tây, chúng ta hay dùng cụm từ “mạng lưới sông ngòi dày đặc” để diễn tả.

2b-Văn minh lúa nổi, lúa trời

       Đặc tính canh tác của đồng bằng sông Cửu Long là cây trồng không phải gieo cấy. Sau mỗi mùa nước nổi qua đi, đất đai nơi đây lại được bồi đắp bởi phù bsa màu mỡ, chính vì sự ưu đãi đó người dân chỉ việc vãi lúa là cây lúa có thể tự phát triển sinh sôi mà không cần bất kì loại phân bón hóa học nào. Hãy một lần du lịch miền Tây để cảm nhận vẻ đẹp đất và người nơi đây.

4700 3 VanHoaMienTayDHST2c-Văn Minh Chợ Nổi

       Từ thời nhà nước Phù Nam, ở miền Tây đã bắt đầu hình thành những phiên chợ nổi như Cái Răng, Châu Đốc, Cái Bè,… Bởi vì địa hình bốn bề sông nước nên đã hình thành lối buôn bán trên sông của người dân. Lâu dần nó đã trở thành một nét đặc trưng riêng biệt của nền văn hóa con người miền Tây nơi đây.

3-Trang Phục Người Miền Tây Nam Bộ

     Mỗi một vùng miền sẽ có một bộ trang phục đặc trưng nổi bật của khu vực mình. Nói tới miền Tây sông nước chúng ta sẽ nhớ ngay tới một mảnh đất với những con người quanh năm sống trên sông nước với chiếc áo bà ba, quần lanh đen, chiếc khăn rằn và nón lá.

      Áo bà ba Nam Bộ là loại áo không cổ, đa phần là cổ tròn , có một số áo cổ tim hoặc cổ lá trầu tùy theo sở thích của người mặc. Thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân áo phía trước có hai mảnh, ở giữa là hàng cúc. Áo bà ba được may độ dài vừa chạm tới hông, vừa vặn ôm sát cơ thể. Áo bà ba may bằng vải satin nên mặc dù ôm sát nhưng cũng không gây khó chịu cho người mặc. Đối với nam giới áo bà ba ở phía trước sẽ có hai túi to, còn đối với nữ sẽ có hai túi nhỏ. Áo bà ba cũng sẽ được linh hoạt may sao cho phù hợp với thân hình của người mặc.

       Kết hợp với áo bà ba là quần đen dài chấm cổ chân hoặc gót chân. Khác với trang phục các vùng miền khác sẽ có nhiều kiểu dáng quần đi với áo sao cho phù hợp, trang phục người miền Tây dù có mặc áo bà ba màu sắc, kiểu dáng thế nào vẫn kết hợp với quần đen dài. Chiếc quần đơn giản nhưng lại làm nổi bật nên vẻ đẹp chiếc áo bà ba và vẻ đẹp con người miền Tây.

4700 4 VanHoaMienTayDHST4-Trang Phục Miền Tây

       Một phụ kiện không thể thiếu trong trang phục người miền Tây là chiếc khăn rằn. Khăn rằn có hai màu đen trắng, họa tiết là các ô vuông giữa hai mảng màu đen trắng với nhau. Chiếc khăn rằn đối với người miền Tây có rất nhiều công dụng. Đó là vật dụng người dân miền Tây mang theo mỗi khi đi làm để lau mồ hồi, có khi dùng để che nắng, có lúc lại dùng để đựng đồ. Đối với người dân miền Tây mà nói, chiếc khăn rằn là người bạn không thể thiếu trong cuộc sống.

       Trang phục của người miền Tây đã cùng họ đi qua bao thăng trầm của thời gian. Đã cùng họ trải qua cuộc kháng chiến gian khổ bảo vệ Tổ Quốc, cùng họ tham gia lao động sản xuất xây dựng đất nước, cùng họ san sẻ những vui buồn trong cuộc sống hằng ngày. Tất cả điều đó đã tạo nên vẻ đẹp và giá trị cho bộ trang phục đặc trưng của con người miền Tây Nam Bộ.

5-Miền Tây – Nơi 3 Nền Văn Hóa Hội Tụ

       Đến với miền Tây các bạn không chỉ có thể cảm nhận con người miền Tây dễ mến, đặc sản miền Tây phong phú mà còn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về nơi giao thoa của 3 nền văn hóa, đó là văn hóa Chăm Pa, văn hóa Khơ me và văn hóa Việt Nam. Nơi đây là còn là nơi ghi dấu những vết tích của nước Phù Nam xưa.

       Để tìm hiểu về nền văn hóa không có gì rõ nét hơn là tìm hiểu dấu tích về kiến trúc của nền văn hóa, mà in đậm nhất có lẽ là trong kiến trúc tâm linh như chùa, miếu. Một địa điểm có thể gợi ý cho du khách đó là chùa Vĩnh Tràng hay Vĩnh Trường – một ngôi chùa với sự giao lưu kiến trúc của các nền văn hóa nơi đây.

4700 5 VanHoaMienTayDHST   Trên đây là những điểm nổi bật về văn hóa và con người miền Tây.Nơi hội tụ 3 nền văn hóa

Nguồn : Internet – ĐH ST