THƯ ĐẶC BIỆT SỐ 1 GỬI NGƯỜI LÍNH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (Cựu Đại Tá QL/ VNCH Phạm bá Hoa)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Tôi chào đời năm 1930, là Người Lính Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ đau thương tàn bạo mà họ gây ra cho Tổ Quốc, Dân Tộc!  Vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.

Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa  mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc vàNhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử. Và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.

Chào Các Anh và Quí Độc Giả,

Với loạt Thư gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tôi giúp Các Anh nhận rõ bản chất gian trá của lãnh đạo Việt Cộng trong chính sách cai trị người dân thật tàn bạo nghiệt ngã, trong khi vô cùng hèn hạ với lãnh đạo Trung Cộng, đến mức cho Trung Cộng chiếm dần đất liền và biển đảo Việt Nam từ sau năm 1990 đến nay (năm 2017). Với những lá thư Đặc Biệt này, tôi gợi ý giúp Các Anh “một quan niệm chiến lược quốc gia thời hậu cộng sản”, để từđónghiên cứu soạn thảo những kế hoạch thực hiện ngay sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, giúp nhanh chóng khôi phục lại một xã hội an toàn và sinh hoạt bình thường. Ngay sau đó làxây dựng một chế độ dân chủ pháp trị, bắt đầu với chiến lược giáo dục nhân bản hài hòa với khoa học kỹ thuật tân tiến, đồng thời với chiến lược phát triển toàn diện các sinh hoạt xã hội.    

Với quan niệm trên, tôi biến thành nội dung dự thảo dướiđây từ tháng 2/2007 đến tháng 3/2008, tôi thường xuyên hoàn chỉnh dự thảo mỗi khi có sự kiện xảy ra ảnh hưởng đến quan niệm dự thảo, vàlần hoàn chỉnh mới nhất làtháng 3/2017, dưới tựa đề “Gợi ý sách lược quốc gia hậu cộngsản”.

Đây chỉ là quan niệm của một cá nhân,chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót với một chính sách chiến lược cấp quốc gia. Các Anh và quí độc giả tùy nghi sử dụng bài nghiên cứu này, trong mục đích xây dựng và phát triển một xã hội dân chủ pháp trị trên quê hương Việt Nam, trên nền tảng bảo tồn nét tinh hoa văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa với khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. 

Mời Các Anh vàQuíĐộc Giảvào bài..

Thứ nhất. Gợi ýThành Phần Chánh Phủ Lâm Thời.                                   

Chánh phủ lâm thời trong thời kỳ chuyển tiếp từ cộng sản độc tài sang dân chủ tự do, cần có các thành phần sau đây:

Thứ nhất.Những đảng viên vàcựu đảng viênđảng cộng sản, chính xác có thành tích trong cuộc lật đổ chế độ cộng sản. Những nhân vật này, trong một chừng mực nào đó, vẫn còn uy tín do thành tích mấy chục năm trong đảng, nhất là trong những năm gần đây góp phần tranh đấu cho dân chủ tự do, và được quân đội với công an ủng hộ.      

Thứ nhì.Những nhân vật trí thức, những cá nhân,nhữngtổ chức xã hội dân sự, tổ chức đấu tranh chính trị, chính xác có thành tích trong cuộc lật đổchế độ cộng sản.  Dân, là một lực lượng dân chủ, tuy không có tổ chức nhưng là tối cần thiết cho mục tiêu lật đổchế độ độc tài, cũng là lực lượng tối cần thiết cho mục tiêu xây dựng chế độ dân chủ tự do trong thời kỳ chuyển tiếp, và sau đó. Những nhân vật này thấu hiểu nỗi khổ đau cùng tâm trạng của đồng bào, nên dễ được đồng bào chấp nhận. .

Thứ ba.Những chức sắc các sắc tộc thiểu số,chính xác cóthành tích trong cuộc lật đổ chế độ cộng sản.Cần có tiếng nói của các sắc tộc ngay từ bước đầu, để tránh những xáo trộn có thể xảy ra nếu họ không có vị trí bình đẳng trong Lập Pháp và Hành Pháp. Kế hoạch phát triển cao nguyên miền Trung miền Bắc, nhất thiết phải thực sự xem xét và tôn trọng nguyện vọng của các sắc tộc hài hòa trong văn hóa dân tộc và trong an ninh quốc phòng.   

Và thứ tư.Những người trong Cộng Đồng Tị Nạn Việt Cộng tại Hải Ngoại -kể cả sắc tộc thiểu số-chính xác có thành tích trong đấu tranh dưới mọi hình thức. Những vị đã hoặc đang tham gia dòng sinh hoạt chính tại Hoa Kỳ, cũng như tại các quê hương thứ hai, chính xác có thành tích trong đấu tranh chống cộng sản. Các vị này có khả năng làm gạch nối giữa Chánh Phủ lâm thời với các quốc gia tự do, hậu thuẫn và tích cực yểm trợ cấp thời trong kế hoạch cải thiện đời sống xã hội trong bước đầu, song song với những kế hoạch trung hạn và dài hạn hỗ trợ Việt Nam phát triển.

Ba thành phần đầu là những ngườitrong nước, thành phần thứ tư là những ngườihải ngoại. Trong thời kỳ này, lực lượng trong nước là chính để ổn định tình hình, trong khi lực lượng hải ngoại hỗ trợ mạnh mẽ,đồng thời chuẩn bị bầu Quốc Hội Lập Hiến vàchuẩn bi khung Hiến Pháp tương lai.

Chánh Phủ lâm thời có hai trách nhiệm chính: “Một. Vừa tổ chức hệ thống hành chánh + quốc phòng + giáo dục, vừa khôi phục an ninh trật tự và các ngành trong xã hội sinh hoạt bình thường. Hai. Thực hiện công tác soạn thảo những văn kiện sinh hoạt chính trị, từng bước chuẩn bị và thực hiện bầu cử Quốc Hội Lập Hiến khi kiểm soát được tình hình nội bộ và tình hình biên giới”.

Bản Hiến Pháp là nền tảng xây dựng một hệ thống tổ chức để thực hiện mục tiêu quốc gia, là xây dựng nền dân chủ pháp trị, và pháttriển quốc gia toàn diện, trong đó xây dựng chiến lược giáo dục đào tạo những thế hệ công dân để thực hiện mục tiêu quốc gia. Vì vậy mà cả hai trách nhiệm của chánh phủ lâm thời, đặc biệt là trách nhiệm thứ hai, thành phần thứ tư trách nhiệm phối hợp chặt chẻ với nhân sự trong nước, để công tác chuẩn bị những sinh hoạt chính trị kế tiếp được hài hòa với nền dân chủ tự do trên thế giới, trong tinh thần phục vụ quốc gia dân tộc.

Chữ “nhân sự” dùng ở đây, là những cá nhân cũng như tổ chức, luôn khắc khoải đến sự tồn vong của đất nước và quyền làm người của dân tộc trên quê hương Việt Nam.           

******  

Thứ hai. Gợi ý Thông Điệp Đầu Tiên của vị lãnh đạo.

Điều 1. Việt Nam là một nước Cộng Hòa, một lãnh thổ thống nhất, một xã hội dân chủ pháp trị, một chánh phủ phục vụ quyền lợi quốc gia theo nguyện vọng dân tộc. Chủ trương hợp tác phát triển với các quốc gia trên căn bản bình đẳng, trong ý thức kết hợp hài hòa giữa văn hoá truyền thống với khoa học kỹ thuật tân tiến. 

Điểu 2.  Thủ đô đặt tại Sài Gòn.

Điều 3. Hủy bỏ tên nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, bản Hiến Pháp, quốc kỳ, quốc ca, và quốc huy của nước này.

Điều 4. Ban hành Hiến Ước Lâm Thời. Tạm thời sử dụng quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ, quốc ca là bài Quốc Dân Hành Khúc, đến khi có một đạo luật qui định về vấn đề này. 

Điều 5. Giải tán Quốc Hội và toàn bộ các hệ thống tổ chức, kể cả hệ thống dân cử từ trung ương đến địa phương của chế độ sụp đổ. Giải tán đảng cộng sản Việt Nam, và các đảng chính trị ngoại vi của đảng , thành lập từ trước đến ngay trước ngày chế độ sụp đổ. Toàn bộ các cơ sở và mọi tài sản của đảng cộng sản, của các đảng chính trị, và của các tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản thuộc loại thực phẩm, niêm phong chờ phán quyết của tòa án.

Điều 6. Tất cả đảng viên cộng sản và những thành viên của các tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản tính đến ngày sụp đổ, được sống tự do và bình đẳng như tất cả công dân trong xã hội. Riêng những thành viên Bộ Chính Trị từ khóa 1 đến khóa đương nhiệm, tạm giữ chờ tòa án đặc biệt xét xử, ngoại trừ những thành viên đã chính xác góp phần quan trọng vào sự lật đổ chế độ cộng sản.

Điều 7. Ngăn cấm mọi hành động có tính cách trả thù do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện.

Điều 8. Tôn trọng các quyền: Sở hữu tư nhân. Tự do tôn giáo. Tự do lập hội. Tự do báo chí. Tự do ngôn luận. Tự do chính trị. Tự do kinh doanh. Và tự do mưu cầu hạnh phúc trong khuôn khổ luật pháp và đạo nghĩa.

Điều 9. Tôn trọng các thỏa ước cùng các văn kiện quốc tế phù hợp với chế độ tự do dân chủ. Các thỏa ước, các văn kiện liên quan đến lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo, và các văn kiện khác không phù hợp với chế độ dân chủ tự do, tạm ngưng áp dụng và sẽ có quyết định trong thời gian thích hợp.

Điều 10. Toàn bộ quân nhân trong quân đội nhân dân, công an nhân dân, giáo viên giáo sư, công nhân viên chức các cấp các ngành, đến nhiệm sở tiếp tục công tác thường ngày. Tất cả học sinh sinh viên, đi học bình thường. 

Điều 11. Trả tự do tất cả tù chính trị không phân biệt nguồn gốc, dù có án hay chưa có án, dù đang tạm giam hay trong nhà tù hoặc trong trại cải tạo. Xóa bỏ các án chính trị ngụy trang trong Luật Hình Sự của chế độ sụp đổ.

Điều 12. Bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, và hải đảo, ưu tiên bằng chính trị, nhưng không gây thiệt hại quyền lợi quốc gia dân tộc.

Điều 13. Bảo vệ an ninh chính trị và trật tự xã hội, ưu tiên bằng chính sách nhân sự trên căn bản bình đẳng giữa các thành phần trong xã hội. Luật pháp, trừng phạt trong ý niệm giáo dục.

Điều 14. Tài sản tư nhân bị cộng sản tịch thu dưới mọi hình thức từ năm 1975 đến ngày sụp đổ, sẽ hoàn trả cho chủ hợp pháp, khi truy tìm được.

Điều 15. Tạo điều kiện thuận lợi cho dầu hỏa hơi đốt, và kỹ nghệ chế biến từ phó sản dầu hỏa phát triển, đồng thời với phát triển nông nghiệp, các ngành chế biến khác, và dịch vụ, với những chính sách thu hút  tư nội địa và đầu tư ngoại quốc.

Điều 16. Khuyến khích các đảng chính trị hoạt động trong tinh thần dân chủ thật sự, góp phần khôi phục, thúc đẩy, và phát triển các lãnh vực sinh hoạt xã hội. Trong thời gian chưa có Hiến Pháp, không chấp nhận đảng cộng sản hoặc đảng chính trị khuynh hướng độc tài.

Điều 17. Người Việt Nam sống ở ngoại quốc dù nơi chào đời là tại Việt Nam hay tại ngoại quốc, đương nhiên là công dân Việt Nam. Ngoài quốc tịch Việt Nam, chánh phủ công nhận công dân Việt Nam có quyền giữ thêm một quốc tịch nơi đang sinh sống.

Điều 18. Hệ thống tổ chức hành chánh sẽ thực hiện theo Hiến Pháp do Quốc Hội Lập Hiến soạn thảo, và lãnh đạo ban hành sau cuộc trưng cầu ý kiến công dân.

(Bản Thông Điệp này từ tóm tắt từ trong Gợi Ý Sách Lược Quốc Gia bên dưới).

******

Thứ ba.Gợi ý Sách Lược Quốc Gia.

Chính sách quốc gia.(1) Việt Nam là một nước Cộng Hòa, một lãnh thổ thống nhất, một xã hội dân chủ pháp trị. (2) Chánh phủ phục vụ quyền lợi quốc gia trong nguyện vọng dân tộc. (3) Chánh phủ chủ trương hợp tác phát triển với các quốc gia trên căn bản bình đẳng, trong ý thức kết hợp hài hòa giữa văn hoá truyền thống với khoa học kỹ thuật tân tiến. (4) Chánh phủ tôn trọng các văn kiện quốc tế phù hợp với chế độ dân chủ tự do.

Chính sách đảng chính trị. Phục vụ quyền lợi tổ quốc dân tộc. Các đảng chính trị hoạt động trong tinh thần cạnh tranh dân chủ, trong mục đích góp phần thúc đẩy sinh hoạt xã hội ngày thêm phát triển. 

Chính sách hành chánh. Tổ chức hệ thống hành chánh công quyền thích hợp với nhu cầu. (1) Nhân dân với viên chức là mối tương quan cần thiết giữa nhu cầu với trách nhiệm, và tác động qua lại tạo nên sức phát triển chung của xã hội. (2) Thủ tục hành chánh phải qui định rõ ràng, giúp cơ quan minh bạch khi áp dụng. (3) Mỗi cơ quan hành chánh phải có một văn kiện qui định từng trách nhiệm với những trang bị cần thiết, kể cả các loại máy văn phòng và xe thích hợp với nhu cầu, để tránh phí phạm nhân lực và tài chánh (tương tự như bảng cấp số bên quân đội). (4)Một lực lượng Cảnh Sát được huấn luyện trên nền tảng đạo đức và tôn trọng luật pháp, để hoàn thành trách nhiệm bảo vệ an ninh và trật tự xã hội.

Chính sách quốc phòng. Bảo vệ tổ quốc. (1) Tổ chức một quân đội tối đa 0.8% dân số, với khoảng 15% nhân viên dân sự trong tổng số quân để phục vụ trong các cơ quan đơn vị không chiến đấu. (2) Những xung đột với quốc gia lân bang, ưu tiên giải quyết bằng chính sách ngoại giao trong tinh thần hợp tác. (3) Bộ Quốc Phòng trách nhiệm chiến lược, các quân chủng trách nhiệm chiến thuật. (4) Ưu tiên bảo vệ biên giới phía bắc, vịnh Bắc Việt, đảo, quần đảo, và biên giới phía tây. (5) Quần đảo Hoàng Sa và một phần của quần đảo Trường Sa, sẽ nghiên cứu chuẩn bị một hồ sơ chứng minh chủ quyền của Việt Nam, vận  động đưa ra Liên Hiệp Quốc giành lại toàn bộ chủ quyền trên căn bản lịch sử và công pháp quốc tế, nếu Trung Hoa lục địa không thỏa thuận trả lại. (6) Duyệt lại toàn bộ các dự án do nhà thầu ngoại quốc, đang khai thác bên trong lãnh thổ Việt Nam, phù hợp với kinh tế thị trường vàan ninh quốc phòng.     

Chính sách ngoại giao. Trong bang giao quốc tế không có vấn đề tình cảm, mà nền tảng bang giao trên căn bản bảo vệ quyền lợi quốc gia. (1) Bang giao với các quốc gia kể cả vùng lãnh thổ thích hợp với bối cảnh một thế giới hợp tác và phát triển bền vững. (2)Chính sách ngoại giao dung hòa một cách thích đáng giữa văn hoá Việt Nam với văn hóa và khoa học kỹ thuật thế giới. (3) Tận dụng mọi cơ hội thuận lợi, vận động các chánh phủ bản xứ hỗ trợ Việt Nam xây dựng và phát triển quốc gia toàn diện. (4)Khuyến khích, theo dõi, hướng dẫn, bảo vệ, và hỗ trợ các sinh viên Việt Nam du học phục vụ các lãnh vực phát triền quốc gia.

Chính sách giáo dục. Con người là yếu tố quan trọng bậc nhất trong xây dựng và phát triển đất nước. (1) Nền tảng giáo dục nhắm đào tạo những thế hệ công dân phục vụ quốc gia dân tộc. (2) Phối hợp các ngành nhất là kinh tế, đào tạo con người có kiến thức chuyên môn thích ứng với nhu cầu phát triển trung hạn và dài hạn của các ngành sinh hoạt quốc gia. (3) Những thế hệ được đào tạo có kiến thức, có căn bản về tổ chức & quản trị xã hội, có tinh thần trách nhiệm cộng đồng trong mọi sinh hoạt xã hội. (4)  Bản thân ngành giáo dục, xây dựng một đội ngũ Thầy Cô có kiến thức, phương thức giảng dạy, và uy tín. (5) Duy trì và phát triển giáo dục Việt Nam thích nghi với sức phát triển khoa học kỹ thuật thế giới hòa vào nét tinh hoa văn hoá Việt Nam. (6) Sách giáo khoa vừa dựng lại lịch sử, vừa góp phần phát triển các lãnh vực sinh hoạt xã hội trong hiện tại, và vừa thể hiện ước vọng tương lai của dân tộc. (7) Khuyến khích và hỗ trợ học sinh Việt Nam du học thích hợp với nhu cầu chuyên gia của các ngành sinh hoạt quốc gia. (8)   Cưỡng bách giáo dục hết bậc trung học. (9) Từng bước, tiến đến đại học tự trị”. ̣̣̣̣

Chính sách kinh tế. Kinh tế thị trường. (1) Chuyển đổi toàn bộ kinh tế xã hội chủ nghĩa sang kinh tế thị trường. (2) Kỹ nghệ khai thác, sản xuất, chế biến, nông nghiệp, thương mãi, dịch vụ, và xuất nhập cảng, trên căn bản cạnh tranh phát triển, và tất cả tác động qua lại thúc đẩy sức phát triển chung của xã hội. (3) Xây dựng nhóm mặt hàng xuất cảng trên căn bản nhu cầu dài hạn của khách hàng ngoại quốc, thích hợp với khả năng và tiềm năng quốc gia, cộng với vận động ngoại quốc đầu tư những kỹ nghệ mà Việt Nam chưa có khả năng. (4) Kỹ nghệ dầu hỏa, nông nghiệp, điện năng, hạ tầng cơ sở, dịch vụ, ..v..v.. là những lãnh vực cần phát triển song hành. (5)Thăm dò tìm kiếm các nguồn tài nguyên trong nội địa cũng như trong phạm vi lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tề mà công ước quốc tế công nhận. (6) Đến giai đoạn thích hợp, sức phát triển sẽ tạo dựng cơ sở kinh tế, thương mãi, dịch vụ, tại các quốc gia thích hợp.          

Chính sách tài chánh. Một phần trong sức mạnh của quốc gia. (1) Tìm biện pháp thích hợp thu hồi khối tài chánh của các cấp lãnh đạo cộng sản Việt Nam mà họ trực tiếp ký thác, hoặc ngang qua các con của họ, đã ký thác trong các ngân hàng tại Việt Nam và tại ngoại quốc.Chánh phủ sử dụng khối tài chánh này vào những công trình xây dựng nhà ở cho đồng bào không có nhà, đồng thời nâng cao mức sống đồng bào nghèo. (2) Thuế vụ phù hợp với mức sinh hoạt xã hội, và thay đổi theo từng bước phát triển. (3) Phục vụ kinh tế phát triển. (4) Nâng đỡ ngành tiểu thương “xương sống” của nền kinh tế tổng thể. (5) Bảo đảm mức sống tối thiểu của đồng bào. (6) Hỗ trợ mọi thành phần xã hội -nhất là tuổi trẻ- thăng tiến trong lãnh vực giáo dục trong nước, lẫn du học ngoại quốc, theo nhu cầu phát triển dài hạn của quốc gia. (7) Đổi tiền mới, thay thế tiền đồng của chế độ sụp đổ.

Chính sách luật pháp. Nghiêm minh bình đẳng. (1) Mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, bất luận người đó là vị lãnh đạo cao nhất nước hay người dân bình thường. (2) Dân chủ pháp trị, là nền tảng cư xử giữa người dân với hành chánh công quyền. (3)Luật pháp góp phần bảo tồn và phát triển những tinh hoa văn hoá dân tộc. (4) Luật pháp đặt nặng hướng dẫn hơn là trừng trị. (5)Người Việt Nam định cư ở ngoại quốc, đương nhiên là công dân Việt Nam, được quyền có thêm một quốc tịch tại quốc gia cư trú. (6) Luật tịch thu toàn bộ cơ sở vật chất và tài chánh trong các ngân hàng Việt Nam và ngoại quốc của các cấp lãnh đạo cộng sản Việt Nam.

Chính sách du lịch. Du lịch, ngành kỹ nghệ không khói. (1) Mở rộng cửa đón du khách thưởng ngoạn thắng cảnh thiên nhiên, thắng cảnh nhân tạo, những sinh hoạt trong đời sống văn hoá dân tộc, những di tích trận địa, những hành vi tội ác của chế độ độc tài trong chiến tranh và sau chiến tranh, gồm cả cơ sở bảo tàng  những vật chứng trong cuộc vượt biên vượt biển tìm tự do vĩ đại nhất và bi thảm nhất trong lịch sử nhân loại 1975-1995, cùng những thành công của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại trong nhiều lãnh vực tại các quốc gia định cư. Đây không phải nuôi dưỡng thù hận chế độ sụp đổ, mà là để lưu lại cho những thế hệ về sau nhận ra tính chất tàn bạo của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới, từ đó không phạm phải sai lầm”. (2) Thể hiện ước vọng tương lai của dân tộc Việt Nam. Ước vọng này cần có sự phối hợp của các ngành sinh hoạt quốc gia, nhất là văn hoá giáo dục, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật.

Chính sách xã hội.Là công dân Việt Nam, tất cả đều bình đẳng. (1) Khả năng của chánh phủ, cộng với sự vận động cá nhân cũng như các tổ chức trong nước, và vận động các tổ chức quốc tế và các chánh phủ, trợ giúp cho tất cả thương phế binh không phân biệt nguồn gốc, cai nghiện xì ke ma túy, và dạy nghề cho những thành phần mà đạo lý xã hội không chấp nhận. (2) Nuôi dưỡng người già và người tàn phế không nơi nương tựa. (3) Nuôi dưỡng trẻ mồ côi, được giáo dục hết bậc trung học phổ thông hay chuyên nghiệp. (4) Nghiên cứu một kế hoạch hoàn chỉnh và thực hiện công tác hoàn trả tất cả động sản và bất động sản còn kiểm soát được cho các sở hữu chủ hợp pháp, đã bị cộng sản Việt Nam tịch thu từ năm 1975 đến lúc bấy giờ dù còn nắm quyền quản trị, hay đã chuyển quyền quản trị cho cá nhân hay tổ chức bất cứ hình thức nào.

Thứ tư.  BộTham Mưu.

Để biến quan niệm chiến lược trong Những Chính Sách trên đây thành những kế hoạch thực hiện, tôi nghĩ, phải có một Bộ Tham Mưu, qui tụ nhân sựthật sự cókiến thức và kinh nghiệm chính trị, có kiến thức và kinh nghiệm tham mưu quân sự, tham mưu hành chánh, ..v..v.. tại hải ngoại và trong nước.

Bộ tham mưu này, tôi nghĩ, cần tổ chức như sau:       Tham Mưu Trưởng.- Tham Mưu Phó, với các Nhóm: (1) Nhóm Chính Trị Ngoại Giao. (2) Nhóm Văn Hoá Giáo Dục. (3) Nhóm Quốc Phòng. (4) Nhóm Kinh Tế Tài Chánh. (5) Nhóm Xã Hội. (6) Nhóm Tư Pháp. (7) Nhóm Du Lịch.

VàBộ Tham Mưu có trách nhiệm: “Nghiên cứu từng chính sách, soạn thảo những kế hoạch liên quan, và trình lên vị lãnh đạo. Sau khi duyệt xong, vẫn phải theo dõi tình hình liên quan đểhoàn chỉnh dự thảo. Trước khi phổ biến, phảihoànchỉnh lần chót đểchánh thức là kế hoạch thực hiện”.

Mỗi chính sách sẽcó nhiều kế hoạch, ngay chính sách xã hội trên đây, tôi hình dung ít nhất phải có từ6 kế hoạch trở lên.

Chắc rằng, cho dù Chánh Phủ lâm thời có chuẩn bị chu đáo đến mấy đi nữa, vẫn còn khiếm khuyết khi nhìn từ nhiều phía, và sự đóng góp quan điểm từ nhiều tổ chức và từ những cá nhân, sẽ giúp rất nhiều cho thời kỳ tiếp sau trong công tác tham mưu. Nhớ lại cuối tháng 4/1975, khi cộng sản chiếm Việt Nam Cộng Hòa chúng ta, họ có sẳn bộ máy cai trị theo khuôn mẫu độc tài toàn trị trên lãnh thổ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, họ chỉ nong rộng ra và đưa vào Nam điều hành. Trường hợp Chánh Phủ lâm thời tới đây, cho dù những vị lãnh đạo thuộc thành phần nào đi nữa, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trở ngại, vì xã hội đang điều hành bởi bộ máy độc tài với nền kinh tế mà họ gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, bỗng chốc chuyển sang bộ máy dân chủ tự do với nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Nhưng nếu công tác tham mưu cung ứng được những chuẩn bị, Chánh Phủ lâm thời có thể giảm bớt được những khó khăn đáng kể. Cũng cần nhớ đến xứ Afghanistan và Iraq, vì không chuẩn bị trước nên rơi vào tình trạng các quốc gia viện trợ chọn sẳn mọi chính sách cho họ, kể cả chọn giùm nhân vật lãnh đạo.    

Kết luận.

Tôi thông cảm với Các Anh, là những người sinh ra, lớn lên, học hành, và trở thành Người Lính trong quân đội nhân dân. Tất cả những gì Các Anh học tập chính trị trường cũng như tại các đơn vị, cộng với những chính sách về các lãnh vực sinh hoạt xã hội, mà Các Anh theo dõi hằng ngày. Trôi dần theo thời gian, chính sách độc tài của cộng sản lan tỏa đến mọi ngóc ngách trong sinh hoạt xã hội, rồi biến thành một nếp trong đời sống thường ngày đối với người dân nói chung, với Các Anh nói riêng từ lúc nào không ai biết. 

Nhưng với phương tiện truyền thông trên thế giới ngày nay, trong một chừng mực nào đó, Các Anh có cơ hội tiếp xúc với thế giới tự do ngang qua hệ thống internet -mà Các Anh gọi là trang mạng- như Các Anh đang đọc lá Thư này. Tôi tin là trong những lúc mà Các Anh sống thật với trái tim và khối óc của chính mình, nhất thiết Các Anh đã và đang có những suy nghĩ … để nhận ra bản chất cộng sản là độc tài và dối trá. Khi đã là bản chất, thì không bao giờ thay đổi, và cách duy nhất là phải triệt tiêu nó. Từ đó, Các Anh hãy chọn cho mình một hướng đi, cùng 94 triệu đồng bào hòa nhập vào Cộng Đồng thế giới tự do, để được ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh lịch sự, được hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới.

Các Anh hãy đọc kỹlời của vị cao tăng của Tây Tạng là Đức Đạt Lại Lạt Ma rằng:  “ Người cộng sản làm cách mạng không phải đem lại hạnh phúc cho người dân, mà họ làm cách mạng đbuộc người dân đem  hạnh phúc đến cho họ”.

Và Các Anh đừng bao giờ quên rằng: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.

                                                            Houston, tháng 4 năm 2017