THIẾU SINH QUÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA QUYẾT CHIẾN CUỐI CÙNG TẠI VŨNG TÀU 29/4/1975 – 30/4/1975.

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Trận Chiến Ðấu Bi Hùng của Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu

THIẾU SINH QUÂN VIỆT NAM CỘNG HOÀ CHIẾN ĐẤU .
Bài ca biệt ly của quân lực VNCH được diễn tả bằng những hành động, những trận đánh ngoạn mục của người lính VNCH trong trận thư hùng với các binh đoàn Cộng Sản lần cuối vào những giờ phút hấp hối của miền Nam. Đó là những trận đánh cực cùng dũng cảm, bi thương, hùng tráng và tuyệt vọng.
Đó là Thiên Anh Hùng Ca bất khuất của một quân lực trong suốt hơn hai mươi năm chống giữ và bảo vệ cái tiền đồn của thế giới tự do trước làn sóng xâm lăng cộng sản. Thiên anh hùng ca bất hủ đã được nhiều nhân chứng tôn vinh và ngưỡng phục. Sau cuộc tan hoang, miền Nam Viêt Nam bị mất về tay CS, nhiều người đã công khai nói lên lòng cảm phục cùng sự thương tiếc cho một quân lực hùng mạnh và quả cảm đã gánh chịu một kết thúc đau thương, ngập tràn uất hận.
Cuộc kháng cự dũng mãnh, hào hùng và bi thảm của những đơn vị quân đội ở lại chiến đấu cho đến người lính cuối cùng, đến giọt máu cuối cùng.
Lòng dũng cảm của quân lực VNCH ở Xuân Lộc, của một đơn vị Nhảy Dù ở Lăng Cha Cả, của anh em Biệt Kích 81 ở Bộ Tổng Tham Mưu và dành sẵn một đoạn dài mô tả cuộc chống trả hiên ngang của các Sinh Viên trường Võ Bị Đà Lạt trên các đường phố Sài Gòn.
Người ta đã nói rất nhiều đến những tấm gương tuẫn tiết của các vị Tướng anh hùng, những cuộc tự sát tập thể của những người lính vô danh VNCH không chịu đầu hàng kẻ thù, nói đến những kỳ tích chiến đấu của những đơn vị Quân Lực miền Nam.
Một trong những trận đánh anh hùng ấy đã làm mủi lòng biết bao nhiêu người, đã gây xúc động biết bao nhiêu con tim. Những giòng nước mắt đã dàn dụa đổ xuống khi chứng kiến cuộc chống trả tuyệt vời và ngoạn mục có thể nói trên thế giới, không một quân sử nước nào có thể có được.
Đó là cuộc chống trả của các THIẾU SINH QUÂN ở Vũng Tàu trong đêm 29 và gần trọn ngày 30-4-75, khi cộng quân xâm nhập và chiếm đóng các vị trí trọng yếu .
Thị xã Vũng Tàu coi như bỏ ngỏ và rơi vào tay cộng quân.
Tiểu Đoàn 1/ Lữ Đoàn I Nhảy Dù đã xuống tàu rời Bến Đá – Vũng Tàu và hành quân tới bến tàu Vàm Láng – Tiểu khu Gò Công .
Ngoại trừ một cứ điểm duy nhất còn chống cự do những thiếu niên tuổi 12, 13… đến 17 tự lập phòng tuyến quyết tâm tử thủ.
Cứ điểm đó là trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu và những chiến sỹ gan dạ anh hùng đó là những thiếu sinh măng trẻ của trường.
Cộng quân đã tung hai tiểu đoàn xung kích bao vây cứ điểm cuối cùng này nhưng chúng đã gặp phải một lực lượng vũ trang đáng kể hiên ngang đương đầu với chúng.
Cộng sản đã coi thường những chú lính sữa chưa bao giờ biết mùi trận mạc. Chúng bắt loa kêu gọi các em đầu hàng và buông lời hăm doạ…
Tiếng loa vừa dứt, Cộng quân nhận ngay một tràng đại liên thay cho câu trả lời, gọn gàng và cương quyết của gần 700 tay súng tí hon. Tiếp theo là hàng trăm mũi súng nhắm thẳng vào bọn CS bên ngoài, phẫn nộ lảy cò. Vài tên bộ đội CS bị đốn ngã ngay trong loạt đạn đầu tiên.
Bọn Cộng quân phải đứng khựng lại trước tinh thần quyết tử cuả 700 hậu duệ anh hùng Trần Quốc Toản. Chúng không dám tấn công ngay vì các em quá nhỏ và vì có sự hiện diện của đồng bào.
Cộng quân lui ra xa tránh đạn, bắc loa ra lệnh các em phải đầu hàng đúng 9:30 sáng hôm sau, ngày 30 tháng Tư.
Mặc cho Cộng sản kêu gọi và đe doạ, Thiếu Sinh Quân vẫn kiên trì tử thủ, khiêng chướng ngại vật làm lũy phòng ngự, tổ chức giao liên, tiếp tế đạn dược, nước uống và lương khô, cứu thương và cứu hoả… Anh lớn chỉ huy các em nhỏ, áp dụng tuyệt vời những bài học quân sự và kỹ thuật tác chiến đã được giảng dạy ở quân trường.
Đúng 9:30 sáng ngày 30-4. Cộng quân ra lệnh gọi đầu hàng lần chót nhưng các chiến sỹ tí hon vẫn kiên quyết kháng cự, trả lời chúng bằng những loạt đạn dữ dội hơn.
Cộng sản nổi cơn khát máu. Chúng khai hoả, mở cuộc tấn công ào ạt mong giải quyết chiến trường nhanh chóng.
Nhưng chúng phải lập tức dội ngược lại, không ngờ sức chống cự quá mãnh liệt và hoả lực từ bên trong bắn ra vô cùng chính xác vào những bia sống, những cái bia người “ Sinh Bắc Tử Nam ”. Các em chưa bao giờ được bắn, nay đã bắn với tất cả căm thù, mong dành lại những gì sắp bị cướp mất.
Thiếu Sinh Quân có đầy đủ vũ khí cá nhân và vũ khí cộng đồng. Ngoài ra còn có lợi điểm là các công sự trong trường, vừa đánh vừa di chuyển, ẩn núp, trong khi bộ đội CS lớ ngớ , ngố ngáo ngoài ánh sáng.
Lại có những thanh thiếu niên và quân nhân VNCH thất lạc đơn vị bên ngoài hào hứng tham gia , tìm cách lẻn vào tăng cường tay súng, nhập cuộc cùng các Thiếu Sinh Quân chiến đấu ngay trong sân trường, đột kích, đánh bọc hậu bọn bộ đội CS khiến chúng nao núng và hốt hoảng.
Cộng quân đã bắn sập một khoảng tường nhưng không thể nào vượt qua được lưới đạn của các chiến sỹ nhỏ tuổi nhưng can trường. Các em đã chiến đấu thật gan dạ, nhanh nhẹn, khôn ngoan, phối hợp nhịp nhàng và kỷ luật như những đơn vị tinh nhuệ, thiện chiến nhà nghề.
Đây là trận đánh thực sự đầu tiên và cũng là trận đánh cuối cùng của các em còn đang trong khoá học. Trận đánh quyết liệt đã đi vào lịch sử.
Các Thiếu Sinh Quân đã chiến đấu không nao núng dù có nhiều em ngã gục. Những đứa con bé bỏng của quê hương đã chết trong giờ phút cuối cùng của miền Nam, khi tóc còn xanh, mộng đời chưa trọn.
Đồng bào chứng kiến cảnh bi thương này đã oà lên khóc. Có những bà mẹ kêu gào, lăn xả vào cản ngăn họng súng bọn bộ đội CS để che chở cho những thiếu niên ở bên trong.
Tiếng nổ, tiếng hò hét, tiếng kêu khóc, tiếng loa uy hiếp của CS đã tạo nên một không khí chiến trường lạ lùng chưa từng thấy… Các Thiếu Sinh Quân chiến đấu với tất cả nhiệt tình và sinh lực của tuổi trẻ hăng say hào hứng như đang tham dự một trò chơi lớn.
Cuộc chống cự kéo dài đến 3:00 chiều. Cho đến khi kho đạn dược đã cạn và kho lương thực bị bốc cháy, các Thiếu Sinh Quân mới bằng lòng cho CS thương thảo.
Họ đòi hỏi Cộng quân chấp nhận một giờ ngưng bắn, sau đó sẽ buông súng và mở cổng…
Và các em đã dùng một giờ ngưng bắn để thu dọn chiến trường, săn sóc đồng đội bị thương, gói liệm thi hài những vị tiểu anh hùng đã gục ngã, và chuẩn bị làm lễ hạ kỳ. Họ không để cho Cộng sản làm nhục lá cờ Vàng Quốc Gia VNCH , lá cờ biểu tượng thiêng liêng gói ủ hồn dân tộc mà họ đã thề nguyền phải thương yêu và bảo vệ .
Có chừng hơn một Trung Đội Thiếu Sinh Quân đã tập họp trước sân cờ, đứng trang nghiêm và thành kính nhìn lên lá Quốc Kỳ còn nguyên vẹn màu tươi thắm bay phất phới trên nền mây ngọc bích.
Hai Thiếu Sinh Quân lớp 12 là Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Văn Chung bước tới, đứng nghiêm trước kỳ đài theo lễ nghi quân cách, dơ tay chào. Họ từ từ nắm từng nấc giây, cho lá cờ hạ xuống thật chậm và từ tốn như cố kéo dài giây phút thiêng liêng cảm động này, nước mắt đầm đìa.
Tất cả Thiếu Sinh Quân từ trong các tầng lầu, từ các hố cá nhân, các giao thông hào, sau những gốc cây, bờ tường, sau những mái nhà…., không ai bảo ai, đồng loạt đứng bật dậy đồng thanh cất tiếng hát bài quốc ca.
Gần 700 giọng hát hùng tráng cát lên, vang khắp sân trường. Bọn bộ đội CS nghe, ngơ ngác không phản ứng.
Tiếng hát phủ tràn trên tuyến địch vang đến tận bến Dâu, bến Đình… Mọi người dân Vũng Tàu đã đều nghe và rung động. Tiếng hát bay ra biển khơi, bay lên trời cao, âm thanh lồng lộng theo gió chiều, đất trời cùng ngẩn ngơ rớm lệ theo tiếng hát.
Các Thiếu Sinh Quân đã làm lễ mai táng đất nước, đã TRANG NGHIÊM RỬA SẠCH tấm bia DANH DỰ của Quân Đội VNCH, đã vuốt mắt cho Mẹ Việt Nam yên nghỉ qua lễ hạ kỳ lần cuối chỉ một không hai này. Họ hát bằng tiếng nấc thê lương và phẫn uất từ sâu thẳm trái tim, với những nghẹn ngào cùng dàn dụa của nước mắt. Đồng bào cùng thổn thức thương tủi và thổn thức hát theo.
Thời gian như ngưng đọng lại trong giờ khắc thiêng liêng và bi thảm, xúc động cùng lẫm liệt đó.
Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn nghe văng vẳng trong sâu kín của buồng tim đã thắt nghẹn, tiếng bi thương hùng tráng của các Thiếu Sinh Quân hát bài Quốc Ca trên đất nước, trong ngày cuối cùng của Tháng Tư Đen, ngày oan khiên định mệnh cho dân tộc Việt.
Cũng xin trân trọng nhắc nhớ những Anh Hùng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã từng được học hành và huấn luyện Quân sự tại Thiếu Sinh Quân VNCH :
ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN – TỈNH TRƯỞNG CHƯƠNG THIỆN và TRUNG ÚY PHI CÔNG TRANG VĂN THÀNH – PHI ĐOÀN TINH LONG 821/ AC-119K HY SINH TRANH ĐẤU CHỐNG CS ĐẾN HƠI THỞ CUỐI CÙNG .
ANH HÙNG TỬ . KHÍ HÙNG BẤT TỬ.
Nhìn lại sự sụp đổ hai lần trên quê hương ta – lần thứ nhất vào năm 1954 dưới hình thức một thỏa hiệp ngưng bắn chia cắt đất nước làm hai – và lần thứ hai dưới hình thức cái chết của miền Nam Việt Nam năm 1975 .
Có nhiều người Việt ưa qui trách cho nhiều phía , nhiều nơi , nhưng lại rất ít muốn qui trách cái chết của quê hương cho chính người Việt .
Một cái nhìn bình tĩnh và thẳng thắn có lẽ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ thân phận của dân tộc Việt chúng ta sau Thế Chiến II .
TÀN PHAI CHINH CHIẾN – GIÃ TỪ VŨ KHÍ .
Điều đầu tiên là sự bành trướng của đế quốc Nga Sô Viết đã chọn Việt Nam làm mục tiêu chính yếu trong cái gọi là phong trào ” chiến tranh giải phóng ” của cộng sản quốc tế , nhắm vào các nước thuộc Thế Giới Đệ Tam , đó là các nước thuộc địa và nửa thuộc địa của các nước thực dân Âu Châu .
Sự việc Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên của nhân loại có khả năng sản xuất khí giới nguyên tử , và nhờ hai trái bom ném xuống đất Nhật năm 1945 đã giúp chấm dứt chiến tranh do quân phiệt Nhật gây ra tại Á Châu – Thái Bình Dương trong khuôn khổ Trục Berlin – Roma – Tokyo đã buộc đế quốc Nga Sô Viết dùng một hình thức xâm lược mới để tránh bị tiêu diệt vì vũ khí nguyên tử .
Hình thức chiến tranh xâm lược mới của cộng sản quốc tế được che phủ bởi ngôn từ mờ ảo , ma mị :” chiến tranh giải phóng , như chiến tranh Việt Nam , là thứ chiến tranh thiêng liêng .” điều này cho phép đế quốc Nga Sô Viết cung cấp không giới hạn về vũ khí , súng đạn và lương thực cho lực lượng cộng sản HCM …
Và cộng sản HCM sẽ âm thầm xâm nhập người và khí giới từ miền bắc vào miền nam , rồi làm ung thối tình hình tại miền Nam Việt Nam .
Để sau chót , chúng kích động tạo một cuộc nổi dậy nơi quần chúng miền nam .
Hình thức xâm lăng mới này sẽ làm cho thế giới tự do không có lý do bề ngoài để can thiệp cứu lấy miền Nam Việt Nam nữa .
Trong khi đó Tây Phương và Hoa Kỳ vẫn cứ quen định nghĩa chỉ có chiến tranh khi nào có những đạo quân vượt qua biên giới quốc gia để công khai giao chiến .
Điều thứ hai được suy xét tới là những bất hạnh của miền Nam Việt Nam khi được cường quốc Hoa Kỳ giúp đỡ , và nỗi khổ khi ở vào thế đồng minh với đại cường quốc tư bản ấy .
Hoa Kỳ với mục đích cao cả là giúp miền Nam Việt Nam không bị cộng sản quốc tế chiếm đóng . Nhưng lại thiếu vắng một chiến lược hữu hiệu và càng không thể biện minh khi chung cuộc , chiến lược ấy không bảo vệ được miền Nam Việt Nam .
Tưởng cũng nên đọc qua cốt lõi của Huấn Thị An Ninh Quốc Gia số 68 với 4 nguyên tắc chỉ đạo chính sách đối ngoại của chính phủ Hoa Kỳ thảo ra và cho thi hành từ năm 1945 , ngay sau khi chấm dứt Thế Chiến II.
Nguyên tắc Một là Hoa Kỳ phải tránh một cuộc chiến tranh nguyên tử với Nga Sô Viết , tránh đến mức có thể chấp nhận để người Nga tấn công trước .
Nguyên tắc Hai , dầu cho có bị tấn công trước thì Hoa Kỳ cũng chỉ phản ứng quân sự tự vệ một cách hạn chế .
Nguyên tắc Ba , Hoa Kỳ phải mưu tìm sự chung sống với đế quốc Nga Sô Viết với hy vọng là rồi ra sau đó , người Nga sẽ bớt hiếu chiến .
Nguyên tắc Bốn , huấn thị này sẽ đưa tới chính sách của Hoa Kỳ là chỉ ” ngăn chặn ” nhưng sẽ không bao giờ ” trực tiếp thách đố uy tín của đế quốc Nga Sô Viết .”
Tư Lệnh TQLC Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 1965 đến 1967 là Lewis Walt đã viết : ” Công khai thì chúng ta – Hoa Kỳ tự vệ và giúp các dân tộc khác chống lại sự xâm lăng của cộng sản .
Thầm kín , chúng ta – USA o bế cộng sản …
Công khai , chúng ta – nước Mỹ cam kết giữ gìn tự do cho Đông Dương , và cũng như Cao Ly – Korea , chúng ta đã chiến đấu cho vùng ấy , và phải hy sinh hơn 50.000 binh sĩ , nhưng rồi cũng lại giống như Cao Ly , chúng ta – Quân lực Hoa Kỳ đã bị cấm không được thủ thắng – Chiến không thủ thắng .
Cao Miên , Laos và miền Nam Việt Nam bây giờ là những trại tù nô lệ của cộng sản quốc tế .”…
Điều thứ ba và vô cùng quan trọng đó là những nhược điểm sinh tử của quân lực VNCH .
Những nhược điểm này hiện ra rõ nhất khi có lệnh rút khỏi một phần lãnh thổ nào đó của miền Nam Việt Nam .
Cựu tướng lãnh Pháp Vanuxem đã nhận xét rằng : ” khi có những người chỉ huy xứng đáng ở bên họ thì người lính VNCH không thua sút bất cứ một người lính của bất cứ cường quốc nào trên thế giới .”
Câu nói này đã được chứng tỏ biết bao lần quân lực VNCH giành được chiến thắng trên phần lãnh thổ đẫm máu tại miền Nam Việt Nam .
Nhưng trong giai đoạn từ cuối năm 1974 trở về sau , người lính của quân lực VNCH đã thiếu vắng những người chỉ huy cao cấp xứng đáng .
Trong lúc mặt trận Ban Mê Thuột đẫm máu nhất , Thiếu Tướng Phạm Văn Phú vội vàng cho trực thăng di chuyển cấp tốc Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân tới thị trấn Buôn Hồ , ở phía nam các nút chận của Cộng quân đã dựng lên trên Quốc lộ 14 .
Nhiệm vụ của Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân là tăng cường tiếp ứng Trung Đoàn 53/Sư Đoàn 23 BB và các đơn vị Địa Phương Quân , Nghĩa Quân của Tiểu khu DakLak chống trả Cộng quân đang tiến đến trung tâm thị xã Ban Mê Thuột .
Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân được đổ xuống Buôn Hồ , một quận cách thị xã Ban Mê Thuột 35 km về hướng Bắc lúc 4 giờ 30 chiều ngày 10 tháng 3/1975. Đến 9 giờ tối cùng ngày đã tiến sát vào vòng đai thị xã, nhưng chưa chọc thủng được vòng vây của Cộng quân.
10 giờ 15 sáng ngày 10 tháng 3/1975, đơn vị tiền sát của liên đoàn đã đột nhập thị xã, nhưng lại không được lệnh ở lại làm điểm tựa cho Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân đến giải cứu thị xã sau này.
Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân không đạt được mục tiêu là tiến chiếm lại Tiểu khu Ban Mê Thuột là do sự điều quân vị kỷ , sự ích kỷ , vô trách nhiệm với đồng đội và đồng bào thị xã Ban Mê Thuột của Chuẩn tướng Lê Trung Tường , Tư lệnh Sư Đoàn 23 BB . Nhiều tài liệu và nhân chứng cho thấy ông ta điều động Liên Đoàn 21 đưa gia đình , vợ con ông ấy về trung tâm huấn luyện cách thị xã Ban Mê Thuột vài cây số để ông đưa trực thăng xuống bốc đi .
Trong gần suốt 14 giờ đồng hồ, các đơn vị quân đội, Cảnh Sát, Nghĩa Quân, Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn Tỉnh và Nhân Dân Tự Vệ toàn thị xã đã tận hết sức mình để chống trả với lực lượng biển người, chiến xa và đại bác của cộng quân mà không có được một đơn vị bạn nào tiếp cứu. Và giữa những giờ phút quyết liệt này, người ta nhận được tin sáng ngày 10 tháng 3/1975, một đơn vị Biệt Động quân từ cửa Bắc thị xã (bến xe Cây Số 3) đã xâm nhập trung tâm thành phố.
Tin tức này được loan truyền đến hầu hết các đơn vị đang chiến đấu trên khắp các cửa ngõ thị xã, và mỗi người lính, từ cấp chỉ huy cho đến binh sĩ đều vui mừng hy vọng chiến trường sẽ xoay hướng.
Nhưng cho đến một giờ chiều, tin tức về Liên đoàn 21 Biệt Động Quân vẫn im hơi lặng tiếng, mà chiến trường mỗi lúc càng quyết liệt hơn, cho đến khi người ta biết rằng đơn vị Biệt Động Quân tiến vào thị xã sáng nay là chỉ để giải cứu gia đình vợ con của Chuẩn tướng Lê Trung Tường, vị Tư Lệnh Sư đoàn 23 Bộ Binh ra khỏi thị xã.
Tin này quả thật là một tác động tâm lý nản lòng binh sĩ đang cố thủ , không những làm cho các đơn vị tham chiến mà cả toàn thị xã có cảm nghĩ Ban Mê Thuột đã bị bỏ rơi…
Trong khi đó Tướng Cao Văn Viên ra lệnh cho máy bay thả tướng Lê Trung Tường xuống sân bay Phước An để chỉ huy các đơn vị còn lại của sư đoàn 23 BB , để điều khiển nỗ lực ” tái chiếm Ban Mê Thuột “
Chiều ngày 14 tháng 3, một mảnh kim loại nhỏ vô ý cắt ông , Chuẩn tướng Lê Trung Tường bị thương nhẹ tại cầu 31, thuộc quận Phước An, tỉnh Đak Lak trong khi đang điều động các Trung đoàn trực thuộc tập trung tái chiếm Ban Ma Thuột.
Nhưng đây không phải là một cuộc chạm súng với Cộng quân .
Ông ta vội vàng báo cáo ” đã bị thương ” rồi di tản ra khỏi mặt trận, né tránh giao chiến tái chiếm Ban Mê Thuột .
Sự hèn nhát của ông Lê Trung Tường thật là một vết cắt đau rỉ máu … nhói trong tim của những binh sĩ anh hùng QLVNCH .
Một sĩ quan cấp Đại Tá khác cũng có hành động tương tự .
Đại Tá Lý Bá Phẩm – Tỉnh Trưởng Khánh Hòa .
Khi được Thiếu Tướng Phú chỉ định làm tân tư lệnh sư đoàn 23 BB , sau khi Đại Tá Vũ Thế Quang – Tư lệnh phó Sư Đoàn 23 BB đã bị bắt ở Ban Mê Thuột và Chuẩn tướng Lê Trung Tường – Tư lệnh Sư Đoàn 23 BB đã bỏ trốn khỏi mặt trận cao nguyên .
Đại Tá Lý Bá Phẩm đã từ chối .
Sau đó ông ta lại được Thiếu Tướng Phạm Văn Phú ra lệnh ” chịu trách nhiệm về an ninh quốc lộ 21 từ Khánh Dương về Nha Trang và tổ chức tuyến phòng thủ thứ 3 tại Dục Mỹ phía dưới chân đèo Phượng Hoàng , nơi có Trung tâm Huấn Luyện Lam Sơn – Khánh Hòa
Trong khi các binh sĩ VNCH từ Ban Mê Thuột rút về sát cánh với lực lượng chính là Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù ,giao tranh cảm tử để giữ từng tấc đất trên phòng tuyến M’Drak Khánh Dương và các binh sĩ Biệt Động Quân VNCH đang chiến đấu dũng cảm ở Dục Mỹ .
Đại Tá Lý Bá Phẩm – Tỉnh Trưởng Khánh Hòa kêu điện thoại về Bộ Tổng Tham Mưu ở Sài Gòn và chỉ thông báo cộc lốc cho viên sĩ quan trực tại văn phòng biết với thái độ hốt hoảng và hèn mạt :” Tình thế ở đây tuyệt vọng rồi . Tôi phải rút đây ! ” . Thế là ông ta bỏ nhiệm sở , cắm đầu chạy mở màn cho sự hỗn loạn của Nha Trang – Cam Ranh .
Nhưng điều quan trọng nhất và hậu quả tàn khốc nhất cho sự sụp đổ miền Nam Việt Nam về phương diện chiến lược đó là quân lệnh của Tổng Thống và Hội đồng Tướng lãnh …
Trưa ngày 14 tháng 3, 1975, trong khi Sư đoàn 23BB đang khai triển các cánh quân để tiến về giải cứu Buôn Mê Thuột, thì tại Cam Ranh, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang, phụ tá An ninh Quân sự của Tổng thống, đã họp mật với Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2-Quân khu 2. Tại cuộc họp kéo dài gần 2 giờ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Thiếu tướng Phạm Văn Phú triệt thoái toàn bộ lực lượng của Quân đoàn 2/Quân khu 2 khỏi Cao nguyên, di chuyển về các tỉnh duyên hải miền Trung thuộc lãnh thổ Quân khu 2.
Sự sai lầm của Thiếu Tướng Phú chỉ là phương diện chiến thuật, Ban Mê Thuột mất vì tại Quân khu 2 không đủ lực lượng để đương đầu lại áp lực của địch quân CS gồm 5 Sư đoàn chủ lực cộng với 15 Trung đoàn biệt lập và cơ giới, lại thêm những lệnh lạt bất thường ” lúc rút lui – lúc tử thủ ” thiếu nghiên cứu do cấp lãnh đạo Quốc Gia của TT Thiệu và Hội đồng Tướng lãnh đã sai lầm về chỉ đạo chiến lược…
Ngày 21/4/1975 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức ,sau khi Sư Đoàn 18 BB và các đơn vị tham chiến VNCH rút khỏi phòng tuyến Xuân Lộc – Long Khánh .
Nhưng bốn ngày sau ,cựu TT Nguyễn Văn Thiệu dẫn cả gia đình rời bỏ đất nước ra đi qua Đài Loan .
Mặc dù , được che đậy dưới hình thức là một cuộc phúng điếu ngoại giao cấp đặc sứ đại diện VNCH .
Nhưng ai cũng biết đây là một cuộc bỏ chạy thoát thân .
Vị trí cao cấp lãnh đạo Quốc Gia của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nên có được một hành xử cuối cùng để trở thành anh hùng mãi mãi – hoặc rút lui xuống Quân Đoàn 4 VNCH tiếp tục chiến đấu như một vị Trung Tướng hoặc- như cách của Năm Vị Tướng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã can đảm hành động : Nguyễn Khoa Nam , Phạm Văn Phú , Lê Văn Hưng , Lê Nguyên Vỹ , Trần Văn Hai … Đó là hành động xứng đáng nhất đối với TT Nguyễn Văn Thiệu .
Tình hình trên mặt trận lúc này QLVNCH đang nguy ngập hàng ngày .
Trên tuyến phòng thủ vòng đai Sài Gòn chỉ có 30.000 quân nhân QLVNCH với đạn dược thiếu thốn và vũ khí quân cụ hư hỏng .
Phải trực tiếp đối đầu với trên 130.000 bộ đội chính qui của Cộng quân , chưa kể tới các nhóm du kích địa phương và nằm vùng phá hoại .
” Thượng bất chánh . Hạ tất loạn “
Điều này đã dẫn đến một loạt tướng lãnh cao cấp lãnh đạo bỏ chạy tháo thân ra nước ngoài …
Tướng Nguyễn Văn Toàn – Tư Lệnh Quân Đoàn 3 VNCH ; Tướng Cao Văn Viên – Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH ; Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm ra đi cùng lúc với cựu TT Thiệu ; Tướng Đặng Văn Quang ; Tướng Vĩnh Lộc; Tướng Đồng Văn Khuyên; Tướng Nguyễn Cao Kỳ… và hàng chục tướng lãnh cao cấp khác của QLVNCH thoát thân với gia đình vượt thoát ra khỏi miền Nam Việt Nam .
Đây là sự đau buồn và cay đắng nhất của đất Mẹ Việt Nam trước cơn nguy biến …
Tuy nhiên một số tướng lãnh chỉ huy cao cấp trên vùng đồng bằng Quân Đoàn 4 VNCH đã quyết liệt từ chối ra đi : Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam , Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng , Chuẩn Tướng Trần Văn Hai , Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ , Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi …
Xin trích dẫn câu nói của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo – Tư Lệnh Sư Đoàn 18 BB , người đã bảo vệ mặt trận Xuân Lộc – Long Khánh , một lòng can đảm và tình nghĩa : ” Binh sĩ của tôi chiến đấu anh dũng quá , tôi không thể bỏ họ lúc họ rất cần có tôi .”
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bền bỉ và can đảm chiến đấu chống lại cuộc xâm lăng tàn bạo của Cộng sản quốc tế, núp dưới mặt nạ giải phóng dân tộc của CSHCM , chiến tranh kéo dài suốt hơn 20 năm đẫm máu đồng bào Việt Nam .
Nhưng họ bị thất thủ do có sự lãnh đạo bất xứng đáng và vị kỷ cá nhân …
Việt Nam trào phúng có câu ” Đầu Óc Ngu Si . Nên Tứ Chi Phát Triển .” Điều này chính xác với lão hèn tướng Dương Văn Minh .
Hai lần cờ cầm trong tay mà chẳng phất được , cuối cùng lại trao cờ lại cho người khác . Còn hèn tướng ” Minh Cồ ” lại bị đá văng lông lóc – đi chỗ khác chơi – lần sau lại nhục nhã hơn lần trước, tùy theo tuổi tác khi trẻ hay già .
Dương Văn Minh sinh quán Mỹ Tho – Nam Kỳ thuộc Pháp , do đó có quốc tịch Pháp và đi lính Tây .
Do có thân hình to lớn bẩm sinh , cho nên ông ta thích chơi thể thao theo lối ” lấy thịt đè người ” . Nên bạn bè đặt tên phụ Nick Name là ” Minh Cồ ” là dế cồ lửa , dế cồ than theo lối dân dã .
Ngày 9 tháng 3 năm 1945 , quân đội Nhật Hoàng tấn công và loại bỏ quyền lực Pháp trên toàn cõi Đông Dương .
Minh Cồ lúc ấy đang trú đóng tại Cape – Vũng Tàu , và bỏ trốn hàng ngũ quân đội Pháp nhảy qua theo Việt Minh .
Quân đội Nhật Hoàng ở Đông Dương hành quân tảo thanh đã bắt được Minh Cồ ,đánh gẫy hai cái răng và nhốt vào bót Catinat .
Dương Văn Minh có quan hệ với cộng sản HCM từ lúc đó …
Ngày 15/8/1945 , quân đội Nhật Hoàng bị trúng hai quả bom nguyên tử của Hoa Kỳ nên phải rút quân ở Đông Dương và quân đội Pháp tái lập quyền kiểm soát tại Việt Nam .
Dương Văn Minh trở lại phục vụ cho quân đội Liên Hiệp Pháp và thăng cấp bắt đầu .
Với lối đánh đấm dựa vào bản chất tướng tá to lớn , sát phạt cho nên Minh Cồ được triều anh em ông Diệm tin dùng , giao phó cho chỉ huy các chiến dịch lớn : như tảo thanh lực lượng bộ đội Bình Xuyên – Bảy Viễn , chiến dịch Nguyễn Huệ tấn công khu vực Rừng Sát , chiến dịch Đinh Tiên Hoàng và Thoại Ngọc Hầu tấn công các lực lượng giáo phái Hòa Hảo – Ba Cụt , dưới vùng 4 đồng bằng miền Tây . Cho nên Minh Cồ được phong lên đến Trung tướng .
Sau khi , chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH được chuyển sang cho tướng Trần Văn Đôn thay thế Thống Tướng Lê Văn Tỵ đi ra ngoại quốc chữa bệnh . Thì âm mưu phản loạn của Dương Văn Minh đã bắt đầu móc nối với các tướng khác được hình thành .
Mục đích của Minh Cồ lật đổ triều anh em ông Diệm là để bàn giao miền Nam Việt Nam cho Cộng sản nhanh chóng, theo sự quan hệ qua trung gian người em của Minh Cồ là Dương Văn Nhựt đang hoạt động theo Cộng sản , dưới sự lãnh đạo của CS mười cúc Nguyễn Văn Linh .
Dương Văn Minh loại bỏ được triều của anh em ông Diệm , và nắm giữ chủ tịch hội đồng quân nhân cách mạng . Nhưng các tướng tá trẻ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà có nhiều mưu trí khôn ngoan , đã liên kết nhau và vô hiệu hóa Minh Cồ ngay sau đó . Và Trung Tướng Nguyễn Khánh đã loại bỏ Minh Cồ ra khỏi chức vụ rồi đẩy Dương Văn Minh ra khỏi Việt Nam làm đại sứ lưu động đi vòng vòng thế giới , để khỏi gây hậu họa phản loạn kế tiếp …
Đến năm 1971, sau khi ngồi ổn định chắc chắn vị thế chính trị của Việt Nam Cộng Hòa .
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho phép Minh Cồ trở về lại miền Nam Việt Nam .
Từ đó Dương Văn Minh tập hợp toàn những thành phần bất mãn , bất hảo , thân cộng xung quanh để làm một lực lượng thứ ba như một cái bung xung , con rối của Cộng sản HCM .
Và trong tình hình nguy cấp của miền Nam Việt Nam … Minh Cồ ra sức áp lực Quyền Tổng Thống Trần Văn Hương trao quyền cho hắn ta ngày 28/4/1975 để hắn ta thương lượng hòa bình với CS và sau đó hai ngày , Minh Cồ đã làm thêm một điều vô cùng ở nhục nhã đó là đầu hàng Cộng quân 11 giờ 30 sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 .
Hai ngày cuối cùng Minh Cồ chửi Mỹ , đuổi Mỹ phải ra khỏi Việt Nam trong vòng 24 giờ , nhưng cuối đời hắn ta – Minh Cồ lại lò mò từ Tây chạy sang Mỹ và sống cuối đời tại Mỹ – Nam California – Orange County – nằm bịnh viện Huntington Beach đến no more Minh Cồ ở Chúa chiên lành góc Beach và Talbert .
Thật nhục nhã cho người nào có tên Dương Văn Minh tức Minh Cồ và đám tay sai CS Vũ Văn Mẫu , Nguyễn Văn Huyền , Nguyễn Hữu Có , Nguyễn Hữu Hạnh , Nguyễn Thành Trung , Trịnh Công Sơn , Phạm Xuân Ẩn … là những phản tặc nhơ nhớp phân bắc .
Cộng sản nổi tiếng về cách hành xử ” Vắt chanh bỏ vỏ ” ngay trong chính hàng ngũ của CS .
Những tên phản tặc bưng bô như đã nêu tên trong đám dinh Hoa Lan của Dương Văn Minh , sẽ đến lúc nào đó nằm trong đống rác xú uế của Cộng sản .
Đúng như là Việt Nam trào phúng có câu ” Đầu Óc Ngu Si . Nên Tứ Chi Phát Triển .” Điều này chính xác với lão hèn tướng Dương Văn Minh .
Nhưng ! Toàn thể thành phần quân nhân QLVNCH còn lại đang còn vũ khí trong tay , nên bỏ qua lời tuyên bố đầu hàng của hắn ta – Minh Cồ .
QLVNCH nên tiếp tục chiến đấu bằng mọi phương tiện và bằng mọi giá để bảo vệ quê hương Việt Nam . Tinh thần quyết chiến tử thủ Quân Lực VNCH có thể cầm cự suốt cả một tuần lễ nữa và rút lui xuống Vùng 4 Chiến Thuật đang sẵn sàng ứng chiến .
Không nên vì quân lệnh mà nghe theo Dương Văn Minh, Nguyễn Hữu Hạnh … đám thông dâm chính trị này đâu có lá phiếu tín nhiệm nào bầu chúng lên ?
Chúng nó không hợp pháp , tại sao phải nghe chúng nó ?
Ngày xưa Quản Cơ Trương Công Định đã bất chấp lệnh vua Tự Đức đầu hàng thực dân Pháp dâng 3 tỉnh miền Tây Nam Phần.
Quản Cơ Trương Công Định tiếp tục vì dân , vì nước chiến đấu chống giặc Pháp và đã nêu danh thơm Anh Hùng Dân Tộc trong lịch sử Việt Nam mãi mãi ./.