NHỚ CHA VŨ KHỞI PHỤNG (t.t): MỘT LINH MỤC KHÔNG ĐAM MÊ TIỀN BẠC VÀ QUẢNG ĐẠI GIÚP ĐỠ NGƯỜI NGHÈO (Linh mục Phe6roNguye64n Văn Khải)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail
Cha Vũ Khởi Phụng là người không đam mê tiền bạc. Ngài có trí nhớ tốt. Ngài có thể nhớ nhiều thứ nhưng tiền thì không nhớ hoặc ít nhớ. Tâm ngài không dính vào tiền. Ai ở gần ngài thì thấy vậy.
Hồi năm 1991, đang khi đạp xe đến giảng tĩnh tâm cho Dòng MTG Gò Vấp thì ngài bị xe tải cán gẫy chân ở đoạn gần bệnh viện Cộng Hòa và đến lúc này ngài phải nhờ chúng tôi dọn phòng giúp.
Tôi thấy trong các cuốn sách ngài đọc thỉnh thoảng có kẹp tiền bên trong từ bao giờ mà ngài không nhớ. Tiền cộng hòa và tiền cộng sản. Khá nhiều. Tôi còn thấy cả một phong bao Đức TGM Nguyễn Văn Bình lì xì cho ngài từ thời VNCH.
Tôi nhớ hồi những năm trước 2008, biết ngài ra Hà Nội ăn tết với thân phụ và thân mẫu của ngài, thì cha Giám Tỉnh nhờ ngài mang tiền lì xì cho các anh em DCCT Hà Nội. Ấy vậy mà ngài cứ quên đi quên lại, có khi ngài đã nhớ mang ra tới Hà Nội, nhưng rồi quên trao cho các anh em và lại mang vào Sài Gòn. Cứ thế vào ra cuối cùng đến giữa năm tiền lì xì mới đến tay chúng tôi.
Nếu có tiền và nếu còn nhớ tới, thì ngài thường dùng để mua sách và thường xuyên hơn là giúp đỡ người nghèo. Tại tu viện Kỳ Đồng, tôi thấy những người ăn xin thường đến tìm ngài nhiều nhất. Có anh em sợ ngài có thể bị lợi dụng và mắc lừa thì ngài nói:
Thôi thì nếu người ta có thể lợi dụng được mình một tý thì cứ để cho người ta lợi dụng! Người ta chẳng biết chạy đến đâu nữa mới chạy đến mình. Trong tư cách là linh mục, thà để mình bị mắc lừa còn hơn để cho người ta thấy mình thiếu tình thương.
Ngài rất nhạy cảm với những nỗi đau khổ của người khác và mau mắn hết sức trong việc cứu giúp họ. Ở Thái Hà, thỉnh thoảng có những nhóm giáo dân nghèo khổ từ vùng xa xôi đến hành hương kính Đức Mẹ. Mỗi khi thấy họ, ngài thường ân cần trò chuyện, an ủi và tìm cách giúp đỡ họ.
Ngài thường giúp đỡ bằng tiền riêng của ngài. Một lần tôi phải tiếp một nhóm người nghèo. Thấy họ đáng thương tôi xin ngài nói với cha quản lý lấy tiền tu viện giúp họ thì ngài bảo: “Thôi, tớ có tiền đây, để tớ đi lấy đưa cho cậu giúp họ. Khỏi lấy tiền cộng đoàn!”
Tôi nhớ đầu năm 2010, khi công an Hà Nội phá Thánh Giá ở Núi Gò của giáo xứ Đồng Chiêm và đàn áp giáo dân trong đêm thì ngay lập tức ngài đón tiếp các nạn nhân bị cảnh sát đánh trọng thương về chữa trị ngay tại tu viện Thái Hà.
Trước đó đầu tháng 11 năm 2008, Miền Bắc có một trận lụt lớn khiến giáo dân ở vùng chiêm trũng thuộc Hà Nội và Phát Diệm gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí tại giáo xứ Đồng Chiêm còn có chị Hân bị chết vì lũ lụt.
Ngay lập tức ngài tổ chức lễ cầu nguyện cho chị Hân tại nhà thờ Thái Hà. Ngài mời anh Công chồng chị và các thân nhân của chị tới tham dự và ngài cũng mời một số cha xứ trong các vùng lũ lụt đến chia sẻ để truyền thông cho khắp nơi biết tình cảnh của các anh chị em đang gặp nạn mà liệu đường giúp đỡ.
Lúc ngài làm Bề trên-Chánh xứ Thái Hà, ngài cổ vũ giáo dân đi làm việc bác ái giúp những người khốn khổ ở các nơi khác nhau, nhất là các bản làng vùng sâu, vùng xa. Ngài cho làm một kho vải vóc, quần áo, sách vở và đồ dùng các loại ở Đền Giêrađô.
Ngài kêu gọi giáo dân xa gần có gì thì cứ mang đến kho bác ái kia của nhà thờ Thái Hà. Đồng thời ngài cũng khuyến khích các nhóm sinh viên, các ca đoàn và các hội đạo đức đi làm việc từ thiện ở các vùng sâu vùng xa. Các nhóm cứ đến kho bác ái lấy đồ cứu trợ và lấy bao nhiêu tùy sức. Hết thì liệu cách khác.
MỘT NHÀ RAO GIẢNG BẰNG NGÒI BÚT
Cha Vũ Khởi Phụng là một linh mục dấn thân, chứ không phải một quan chức văn phòng, cho nên ngài gắn bó với cuộc sống thường ngày của người dân, của Giáo Hội và Đất Nước.
Nhiều lần ngài nói với chúng tôi rằng linh mục thời nay một tay phải mang sách Phúc âm và tay kia là tờ báo. Có nghĩa rằng Tin mừng phải gắn liền với cuộc sống hiện tại ở đây và lúc này.
Ngài không chỉ thích đọc báo, mà hơn thế còn thích làm báo. Bởi thế, từ hơn 50 năm trước, cho đến trước khi qua đời vài tháng, ngài thường xuyên viết bài cho các báo Công Giáo trong ngoài nước.
Ngài là người có sức viết dồi dào hiếm thấy. Ngài viết về những con người, những sự kiện và những vấn đề khác nhau tùy theo tình hình Giáo Hội và xã hội ở từng thời điểm. Ngài viết rất hay, rất thời sự, văn chương rất mượt mà, súc tích.
Vốn có một tấm lòng nhân hậu, một trí óc sắc xảo, một sự hiểu biết uyên bác, ngài chỉ ra những khía cạnh thú vị và đọc ra được những ý nghĩa sâu xa của sự việc, hiện tượng mà người khác không thấy hoặc thấy một cách phiến diện.
Ngoài ra ngài cũng tham gia trả lời phỏng vấn của các hãng thông tấn, các đài báo quốc tế. Nhiều bài viết và bài phỏng vấn liên quan đến tình hình Việt Nam còn được còn được các báo tây đăng lại và còn thấy trong danh mục của các tuyển tập kê khai tư liệu nổi tiếng trong Giáo Hội.
Ngài không thờ ơ với con người và ngài quan niệm rằng báo chí là một phương thế rao giảng Tin mừng. Tòa giảng và hay tòa báo đều là nơi thi hành sứ vụ. Viết báo là một cách đưa đạo vào đời, một cách ngài đối thoại với môi trường mình rao giảng. Việc đối thoại ấy diễn ra liên lỉ ở mọi nơi ngài có mặt trong mọi thời điểm.
Các đấng bề trên trong Dòng cũng biết ngài có năng lực báo chí và có quan niệm đúng đắn về truyền thông, cho nên ngay khi ngài vừa thụ phong linh mục, ngài đã được bổ nhiệm làm Thư ký Tòa soạn và Chủ bút của Báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Rồi hồi 15 năm trước, gắn liền với các sự kiện ở Thái Hà và Kỳ Đồng, cũng là thời gian ngài được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Truyền thông của Tỉnh Dòng. Dưới sự hướng dẫn của ngài, website của DCCT VN khi ấy trở thành một trong những trang được tìm kiếm nhất và có nhiều độc giả nhất; dù internet khi ấy chưa phổ biến nhưng mỗi ngày có ít cũng hơn 100 nghìn lượt ghé thăm.
(Còn tiếp)
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
PS. Dưới đây là một vài hình ảnh về buổi truyền thông-cầu nguyện và giúp đỡ các nạn nhân lũ lụt tại nhà thờ Thái Hà do cha Vũ Khởi Phụng tổ chức ngày 14.11.2008, tức là sau khi Miền Bắc bị lụt lột khoảng 10 ngày. Hình NVK.
May be an image of 6 people, people standing, flower and indoor
May be an image of 2 people, people standing and people sitting
May be an image of 4 people, people sitting, people standing and indoor
May be an image of 7 people, people sitting, people standing and indoor
May be an image of 6 people, people standing and indoor
May be an image of 1 person, standing and indoor
May be an image of one or more people, people standing and indoor
May be an image of 1 person, standing and indoor
May be an image of 4 people, people standing and indoor
May be an image of 5 people, child, people standing and indoor
May be an image of 6 people, people standing and indoor