NGƯỜI KHỈ (Peter Trần)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of animal

May be an image of 1 person and beard

May be an image of 2 people, beard and text that says 'CIVIL WAR LEADERS'

May be an image of 1 person and text that says 'Ulysses S. Grant'

May be an image of 1 person and text that says 'Douglas MacArthur'

May be an image of text

Thuyết tiến hoá của Darwin cho rằng con người từ khỉ biến thành. Ai tin kệ bà họ đi! Tui chỉ thắc mắc một điều là tại sao tới giớ này vẫn còn biết bao nhiêu loài khỉ trên trái đất này vẫn là khỉ, mà không chịu tiến hoá thành người? Câu hỏi thứ hai: Tại sao có những tộc người đã biến thành người rồi, mà óc của họ vẫn còn y như óc khỉ? Nhức đầu ghê!

Bên kia bờ Thái Bình Dương, cách nước Mỹ 8,568 miles (13,814 km) đường chim bay, vẫn còn một bầy khỉ chưa tiến hoá thành người. Chúng cũng bắt chước (bắt chước là đặc tính của loài khỉ) mang giày mỏ vịt, khoát áo vest, đeo cà vạt như người Mỹ (và người Tây), nhưng bên trong lớp vải màu mè kia vẫn còn y nguyên lông lá, và trong cái quần tây được nai nịt kia vẫn còn nguyên vẹn cái đuôi khỉ quấn tròn, cố giấu! Và quan trọng nhứt, óc của chúng vẫn 99.99% là óc khỉ!
Năm nào cũng vậy, cứ tháng Tư đen về là tui nghĩ đến loài khỉ chưa kịp tiến hoá thành người. Tui gọi chúng là NGƯỜI KHỈ. Nói văn hoa một chút, là những con dã nhân! Dã là hoang dã, hay dã man. Nhân là người.
Năm nào cũng vậy, cứ Tháng Tư đen về, người ta lại có dịp đọc lại những bài viết về cuộc đầu hàng của Tướng Lee, Tư Lệnh quân miền Nam, với tướng Grand, Tư Lệnh miền Bắc. Cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam-Bắc nước Mỹ, đã lấy đi sinh mạng của hàng triệu quân và dân Mỹ. Đó là cuộc chiến khốc liệt, đẫm máu nhất lịch sử Mỹ. Điều đáng nói nhất ở đây là, khi cuộc nội chiến Mỹ chấm dứt, không có chuyện “triệu người vui và triệu người buồn” như ở cái xứ sở hồng hoang, bên kia bờ đại dương nọ, nơi vẫn còn một loài khỉ chưa tiến hoá kịp thành người. Ngược lại, toàn quân và toàn dân Mỹ, tất cả đều mừng rơi lệ, hân hoan cho một kết cuộc đẹp như chuyện thần tiên, bởi vì “bên thắng cuộc” không kiêu, và kẻ bại trận không hề thấy nhục. Hoàn toàn không có hận thù truyền kiếp. Nước Mỹ đã “hoà hợp, hoà giải” ngay ngày tướng Lee đầu hàng, không cần thời gian, không cần bất cứ một lời kêu gọi “hoà giải” từ bên nào cả. Nói nó đẹp như chuyện thần tiên thiệt là không cường điệu một chút xíu nào cả!
Năm nào cũng vậy, cứ tháng Tư đen về, người ta lại được đọc những bài viết về tướng Douglas MacArthur, vị Tướng Mỹ “tiếp quản” nước Nhật khi họ đầu hàng đồng minh sau hai quả bom nguyên tử do Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Tại sao vậy? Bởi vì cách hành xử của kẻ chiến thắng rất cao thượng, đầy nhân đạo, chan chứa tình người đối với kẻ bại trận. Kẻ bại trận đã đầu hàng vô điều kiện, hà cớ gì quân Mỹ phải dùng xe tăng húc đổ cổng tường hoàng cung của Nhật Hoàng? Nhật Hoàng, một trong những kẻ chủ chiến của thế chiến thứ II, gây ra biết bao tang tóc, đau thương cho toàn thế giới, đáng lẽ phải bị xử voi giày, ngựa xé (ngũ mã phanh thây), hay tùng xẻo (lóc từng miếng thịt) cũng chưa vừa tội, vậy mà được tha. Thay vì đem xe, đem tàu, đem máy bay hốt của chở đi, nước Mỹ còn cấp tốc viện trợ nhân đạo để cứu dân Nhật. Sao bọn tư bản giãy chết có thể nhân từ, độ lượng, bao dung với kẻ thù như vậy được? Khác xa bọn thổ phỉ khi chiến thắng thì giết chồng, giựt vợ, hốt của cải, lưu đày đối phương đến thân tàn ma dại, sống không bằng chết! Cùng nòi cùng giống mà chúng còn ác như vậy. Nếu giao cho chúng “tiếp quản” nước Nhật, thì nước Nhật sẽ ra sao? “Thành không nhà trống”, 7000 đảo lớn nhỏ của Nhật trở nên hoang vu, máu chảy ngập sông, tràn núi, bởi vì cả chó mèo chúng cũng không tha, y như quân xâm lược Mông Cổ, thời Thành Cát Tư Hãn!
“Chuyện tào lao” của Mười Lúa từ bài 1 đến bài thứ 68, về mọi đề tài, lúc nào cũng tưng tửng, nửa đùa nửa thiệt, viết thiệt như chơi, viết chơi mà thiệt, và nhất là không có “đằng đằng sát khí” hay chửi banh nhà lồng chợ như Trang Lê, Lisa Phạm,…. Bài nầy tui tự nhủ lòng: ráng đừng phá lệ. Tuy nhiên, nếu thấy Mười Lúa tui cay cú, nổi nóng muốn chửi thề, hay uất hận đến tận bản họng mà phát lời nguyền rủa, thì xin hiểu cho, vì năm nào cũng vậy, cứ tháng Tư đen là Mười Lúa rất dễ nổi cơn! Chỉ cần nghe ai nói, hay ai viết hai chữ “giải phóng”, cũng đủ cho mười Lúa lên tăng xông liền!
Rồi, ai thích chuyện tào lao thì xin mời bưng ly cà phê “cái nồi ngồi trên cái cốc” ra đi. Vừa nhâm nhi vừa đọc chơi. Mệt cứ nghỉ. Tui viết đến mệt hay đến lúc phát quạu, cũng sẽ tắt máy nghỉ.
1. Tướng Lee đầu hàng tướng Grant.
Thân phụ của Robert E. Lee là một danh tướng. Robert E. Lee nối gót cha, chọn binh nghiệp, và ông đã tốt nghiệp từ trường Đại Học quân sự danh giá nhất nước Mỹ, West Point, với thành tích Á Khoa. Trong cuộc nội chiến Nam-Bắc từ 1861 đến 1865, ông là Tư lệnh của quân miền Nam (Confederacy), với nhiều chiến công oanh liệt, từng làm cho quân đội của miền Bắc nhiều phen thất điên bát đảo! Thắng hay bại có khi cũng không do tài năng, mà còn tuỳ vào nhiều yếu tố khác nữa. Có lẽ ông và dân miền Nam cũng không ngờ có ngày phải thua trận, lâm vào đường cùng. Dân gian mình nói “người tính không bằng trời tính”, hay “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.
Vào ngày 9 tháng Tư, 1865 (cũng là tháng Tư), quân đội liên quân Miền Nam đầu hàng Tướng Ulysses S. Grant, Tư Lệnh Liên Quân miền Bắc (The Union, hay quân đội Liên Bang). Tướng Grant của Liên bang đã đưa ra những điều kiện rộng lượng nhất trong lịch sử chiến tranh. Những điều kiện đầy bao dung, chan chứa tình người, tình anh em một nhà, đã góp phần tái thống nhất một quốc gia đã bị cuộc nội chiến tang thương chia cắt thành hai. Miền Nam có Tổng Thống Jefferson Davis, có Quốc Hội, có Hiến Pháp của họ, trong đó họ cho phép sự tồn tại của chế độ nô lệ. Chánh quyền Liên Bang (miền Băc), có TT Abraham Lincoln, và dĩ nhiên có QH, có Hiến pháp từ thời lập quốc.
Tướng Grant bốn mươi hai tuổi, điềm tĩnh, lạnh lùng, nhưng rất nhân hậu, con của người thợ thuộc da, cuối cùng cũng đã đánh bại quân Miền Nam.
Đối thủ của ông, Tướng Lee, râu tóc bạc phơ, năm mươi bảy tuổi, là Tư Lệnh quân đội lỗi lạc nhất trong cuộc chiến, một con người về mọi phương diện đều xứng đáng với truyền thống kiêu hùng của tổ tiên. Miền Nam tôn thờ nhà lãnh đạo quý tộc này. Miền Bắc cũng sợ và kính trọng ông ta.
Quân của Lee tứ bề thọ địch, không đường thoát, và cạn lương thực. Ông không còn chọn lựa nào khác hơn. Ông gởi thư cho Grant, và sai thư ký quân đội, Đại tá Charles Marshall, chọn một nơi thích hợp cho cuộc hội nghị liên quan đến những điều kiện để đầu hàng.
Lee và Marshall đến điểm hẹn trước Grant. Grant đi vào một cách vội vả với bộ đồ trận còn lấm lem bùn chưa kịp thay, vì ông không muốn để Lee phải chờ lâu. Ông đối xử với Lee như một quí khách chớ không phải kiểu “kèo trên” của “bên thắng cuộc”.
Hai người đã gặp nhau lần cuối cách đó mười bảy năm khi cả hai còn là sĩ quan trong cuộc chiến tranh với Mexico. Cuộc trò chuyện hôm nay cứ miên man về những kỷ niệm thời ấy. Grant mải mê chuyện trò đến nỗi Lee phải nhắc Grant rằng họ gặp nhau để bàn về việc Quân đội miền Nam đầu hàng.
Grant ngay lập thức đề nghị rằng những sĩ quan và binh lính nào hứa danh dự không cầm vũ khí chống lại Hoa Kỳ, sẽ được phép trở về nhà. Chỉ cần cam kết vậy là đủ! “Điều này sẽ khiến cho quân đội tôi rất vui,” Lee nói, vì ông thấy lính của ông sẽ không bị áp giải đến nhà tù.
Rồi Grant hỏi Lee có đề nghị gì không. Lee hỏi Grant: “Những kỵ binh và pháo binh của quân miền Nam, tất cả họ đều là chủ nhân của những con ngựa họ dùng trong chiến tranh, vậy họ có được phép đưa ngựa của họ về lại nhà họ để cày cho vụ xuân tới không?” Tổng tư lệnh quân đội Liên bang đồng ý ngay không cần suy nghĩ. Lee lại bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc.
Trong khi những điều kiện đầu hàng được ghi ra giấy và sự chấp nhận những điều kiện đầu hàng được thảo ra Grant giới thiệu với Lee những vị tướng Liên bang đứng phía sau mình. Rồi Lee nói với Grant rằng, ông có 1,000 tù binh Liên bang nhưng ông không có lương thực cho họ, vì ngay cả lính ông cũng chẳng còn lương thực. Tướng tư lệnh miền Bắc, nghĩ rằng tướng địch quân miền Nam vẫn còn chỉ huy đến 25,000 quân (con số này cao hơn thực tế nhiều), liền hứa cung cấp 25,000 phần ăn cho quân miền Nam. Lee chấp nhận sự giúp đỡ này với lòng biết ơn chân thành.
Khi Lee đi ra mái hiên, vài sĩ quan Liên bang đứng bật dậy chào. Tướng tư lệnh quân miền Nam chào lại. Khi Lee đã lên con ngựa Traveler, một chút sau, Grant cũng lên ngựa của ông, và ông bất ngờ đứng lại và giở mũ ra để tỏ lòng kính trọng tướng Lee. Những sĩ quan Liên bang khác cùng làm theo. Lee nhắc mũ lên đáp lại, rồi phi ngựa quay về để báo cho binh lính của ông rằng chiến tranh đã kết thúc.
Một cuộc hội đàm đầu hàng giữa hai Đại Tướng của hai phe, diễn ra một cách nhanh chóng, đơn giản, khó ai tin nổi! Không kì kèo, không mặc cả, không ai khó dễ ai! Hoà bình, hoà giải dân tộc, cùng xây dựng một đất nước, là điều quan trọng hơn hết đối với họ. Sĩ diện không có chỗ đứng ở đây dù là thứ sĩ diện của kẻ thắng hay của người thua. Chỉ có tình người, tình yêu quê hương.
Khi Lee về đến lều, các sĩ quan và lính chen nhau đến gặp ông để nói lời chia tay. Giọng run run, ông dặn dò họ nhiều lần là hãy đi về nhà, gieo trồng cho vụ mùa, và tuân thủ luật pháp.
Lee và Grant sau đó có cuộc hội đàm khác trên một ngọn đồi nằm ở giữa hai chiến tuyến. Tại đây họ trò chuyện thân thiết trong hơn nửa giờ và thảo luận về việc ân xá cho binh lính miền Nam và tương lai của miền Nam.
Trên đường quay về tổng hành dinh Lee bất ngờ gặp Tướng George G. Meade, tư lệnh Quân đội Potomac của miền Bắc, đang phi ngựa đến thăm ông. “Ông làm gì mà râu tóc bạc nhiều vậy?” Lee hỏi tướng miền Bắc. “Chính ông đã làm cho râu tóc tôi bạc nhanh đến thế,” Meade cười đáp.
Họ chẳng còn nhớ gì những ngày “sống mái” với nhau ngoài chiến trường. Họ như những bẳng hữu thân quen.
Ngày 11 tháng Tư hai bên đã thảo ra kế hoạch chi tiết cho việc ân xá và đầu hàng. Ngày hôm sau tàn quân của quân đội miền Nam kiêu hùng, với Tướng Gordon dẫn đầu, họ đi dọc theo đồi về hướng Tòa án Appomattox. Ngay trước khi họ đến, họ thấy hai lữ đoàn quân Liên bang đứng thành hàng dọc theo hai bên đường dưới sự chỉ huy của Tướng Joshua L.Chamberlain, người được trao Huân chương Danh dự của Quốc hội vì đã chiến đấu anh dũng ở Gettysburg.
Khi quân miền Nam đi ngang qua, những người lính Liên bang bồng súng chào và những người lính miền Nam chào lại. Hết sư đoàn này đến sư đoàn khác bỏ vũ khí xuống thành từng đống và cũng bỏ xuống những lá cờ trận bị đạn bắn rách tả tơi.
“Về phần chúng tôi,” Tướng Chamberlain về sau kể, “thì không một tiếng kèn cũng chẳng một hồi trống, không một lời mừng vui, cũng chẳng một lời thầm thì về hư vinh của chiến thắng… mà đúng hơn là sự im lặng thành kính, và nín thở, như thể trước mắt mình là người đang chết.”
Tướng Lee vẫn ở trong trại cho đến khi nghi lễ đầu hàng xong. Trong lúc những người lính của ông trông ngóng về hướng quê nhà thì ông bắt đầu lên đường về Richmond. Tư lệnh Liên bang nhứt định cho một đoàn hai mươi lăm kỵ binh đi theo tiễn đưa ông mấy dặm đường.
Grant đã rời Appomattox trước khi những người lính miền Nam giao nộp vũ khí và cờ. Ông không muốn chứng kiến kết cục bi thương của quân đội kiêu hùng mà ông đã đánh bại.
Thủ Tướng Anh, Winston Churchill, gọi đây là “cuộc chiến tranh cuối cùng giữa những người quân tử”!
Mười Lúa nói rằng: Đây là cuộc chiến huynh đệ tương tàn, nhưng kết thúc không phải là một thảm kịch, mà nó kết thúc đẹp như chuyện thần thoại!
2. MacArthur, “một công thần lập quốc” của Nhật.
Tháng 8/1945, MacArthur, vị Thống Tướng 65 tuổi của Mỹ, được cử làm Tư lệnh Tối cao Quân đội Đồng minh (Supreme Commander for the Allied Powers, SCAP). Ngày 30/8, ông đến Tokyo. Ngày 2/9, ông ký văn kiện chấp nhận Nhật đầu hàng trên tàu chiến Missouri của Mỹ, neo trong vịnh Tokyo. Phát biểu tại nghi lễ ấy, ông nói về việc sẽ tạo ra một “thế giới tốt đẹp hơn” cho nước Nhật. Không hề lên giọng kẻ cả hay hù doạ kẻ bại trận.
McArthur đại diện cho “bên thắng cuộc”, đáng lẽ với quyền bính “hô mưa gọi gió” của một “Toàn Quyền”, ông ta phải hành hạ “bên thua cuộc” cho nhừ tử mới phải! MacArthur là chúa tể nước này trong khoảng 6 năm sau Thế chiến II, quyền lực cao hơn cả vua nước Nhật, nhưng ông hiền khô, với tâm địa của một thánh nhân.
Sự đóng góp của MacArthur đối với nước Nhật lớn tới mức: ông là người ngoại quốc duy nhất, được xếp vào danh sách “Mười hai người tạo dựng nước Nhật” (The Twelve Men Who Made Japan). Nói kiểu cải lương, thì ông là một trong mười hai vị “công thần lập quốc”, đưa nước Nhật lên hàng cường quốc. Ông đã đem lại cho người Nhật những thứ họ chưa từng biết đến: chế độ chính trị dân chủ, bình đẳng nam nữ, tự do ngôn luận, nền kinh tế không có các đại tập đoàn gia tộc, v.v…
Người Nhật gọi đức vua của họ là Thiên Hoàng, vì họ tin rằng gia tộc nhà vua là dòng dõi của Thiên Chiếu Đại Thần, tức Thần Mặt Trời Amaterasu, là thần, không phải người phàm, vì thế được quyền cha truyền con nối cai trị nước Nhật suốt lịch sử, chưa hề bị thay bằng người khác gia tộc.
MacArthur hiệu lịnh cả đương kim Thiên Hoàng Hirohito (bên thắng cuộc mà), nên người Nhật gọi ông là Thái Thượng Hoàng, tức hoàng đế đã truyền ngôi cho con nhưng vẫn nắm thực quyền.
MacArthur chủ trương tạo dựng một nước Nhật dân chủ, phi quân sự, phi tập trung quyền, hạn chế chủ quyền quốc gia vào 4 đảo chính (Honshu, Hokkaido, Shikoku, Kyushu) và một số đảo nhỏ. Chế độ chiếm đóng kéo dài 6 năm 8 tháng kết thúc ngày 8/9/1951, khi 51 quốc gia ký với Nhật Hòa ước San Francisco. Sau khi Hòa ước có hiệu lực (28/4/1952), Nhật trở thành quốc gia độc lập có chủ quyền, và năm 1956 gia nhập Liên Hợp Quốc. Mỹ không hề chiếm biển đảo hay một tấc đất nào của Nhật.
Mỹ đã huy động 350,000 quân để giải giới và chiếm đóng nước Nhật, nhằm bảo đảm sự tuân thủ các điều kiện đầu hàng. Mỹ đã tiến hành giải thoát tù binh, sa thải toàn bộ viên chức chính quyền quân phiệt, tước vũ khí và giải tán quân đội Nhật, buộc toàn bộ hơn 7 triệu lính Nhật trở về gia đình. Hai Bộ Lục quân và Hải quân Nhật bị giải tán. Tất cả đạn dược và vũ khí, thiết bị quân sự bị phá hủy. Công nghiệp quân sự chuyển sang sản xuất hàng dân dụng.
MacArthur đã không hành xử theo thói thường của phe thắng cuộc để xử tử hay truất phế Thiên Hoàng Hirohito. Hirohito cũng đã hân hoan chấp nhận tất cả các chủ trương của MacArthur về quản trị nước Nhật. Ngày 1/1/1946, Hirohito đọc bản Tuyên ngôn Nhân gian (Ningen-sengen) trên đài truyền thanh: lần đầu tiên trong lịch sử tuyên bố rằng Thiên Hoàng chỉ là người thường, không phải thần thánh, nghĩa là chấp nhận từ bỏ địa vị nắm quyền tối cao của quốc gia. Như vậy MacArthur là người lãnh đạo cao nhất nước Nhật.
MacArthur cũng ra lệnh cấm quân đội Đồng minh tấn công người Nhât và cướp lương thực, thực phẩm của Nhật. Ông yêu cầu Chính phủ Mỹ viện trợ khẩn cấp lương thực thực phẩm cho Nhật để ngăn ngừa nạn đói và rối loạn chính trị. Sau chiến tranh, nước này chỉ còn là đống tro tàn. 9 triệu người không có nhà ở, 13 triệu người thất nghiệp. Bộ Tài chính Nhật báo cáo có 10 triệu dân bị đói. Đường phố đầy người ăn xin, phần lớn là lính giải ngũ và người tàn tật. Khẩu phần ăn của mỗi viên chức chỉ bằng một nửa so với tiêu chuẩn 2,200 calorie/ngày. Đã vậy, mùa màng năm 1945 lại tệ hại nhất trong 30 năm. Giá lương thực đắt gấp 7.5 lần. MacArthur lập tức tìm mọi cách cứu đói. Ngay từ cuối năm 1945 ông sửa lại kế hoạch đưa quân đội Mỹ đến chiếm đóng Nhật, giảm bớt 200,000 người, lấy số lương thực dư ra để giúp dân Nhật. Năm 1946, ông đề nghị Chính phủ Mỹ viện trợ không hoàn lại cho Nhật 330 triệu USD. Năm 1947, thêm 297 triệu USD. Quốc hội Mỹ đáp ứng mọi yêu cầu cứu đói dân Nhật do MacArthur nêu ra. Nhờ đó tới năm 1948, công chức Nhật đã được hưởng khẩu phần 2,000 calorie/ngày. Năm 1949, dự trữ lương thực từ số không lên tới 3 triệu tấn. Sản lượng gạo năm 1950 đạt 9.5 triệu tấn. Dân Nhật không phải ăn bo bo, khoai mì, khoai lang đến trẹo bản họng dưới sự cai trị của “quân thù”, bởi vì “quân thù” chỉ cho thêm chớ không cướp đi!
Hiến pháp mới với quyền tự do dân chủ, và nguyên tắc tam quyền phân lập. Thiên Hoàng bị tước bỏ địa vị nắm quyền tối cao của quốc gia, chỉ còn là “Tượng trưng của quốc gia Nhật, của khối thống nhất quốc dân Nhật”. Việc cải cách triệt để chế độ Thiên Hoàng đã quét sạch chủ nghĩa độc tài chuyên chế phong kiến và đánh sập trụ cột tinh thần của chủ nghĩa phát xít Nhật.
Thường tình, dân nước bại trận rất sợ quân đội nước thắng trận sẽ có những hành động trả thù. Khi chuẩn bị đón lính Mỹ tới chiếm đóng, chính quyền Nhật đã lập nhiều nhà thổ, tập trung gái điếm để “phục vụ” lính Mỹ, nhằm tránh xảy ra nạn lính Mỹ cưỡng bức phụ nữ Nhật. Nhiều cô gái Nhật cắt tóc ngắn giả làm con trai, có nhiều cô còn mang theo thuốc độc để tự tử nếu bị cưỡng bức… Nhưng phụ nữ Nhật đã không phải lo sợ. MacArthur chỉ thị lính Mỹ phải tôn trọng dân bản xứ, ví dụ phải bỏ giày khi vào nhà, giúp đỡ các trẻ em thiếu ăn, nhường đường cho họ v.v… Vì thế người Nhật từ chỗ e sợ trở nên quý mến quân Mỹ. Chỉ sau 6 tháng đổ bộ lên đất Nhật, lính Mỹ ra đường không cần mang vũ khí tự vệ nữa. Và khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra, MacArthur đã có thể yên tâm rút phần lớn quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật sang mặt trận Triều Tiên chiến đấu trong lực lượng Liên Hiệp Quốc do ông chỉ huy chống lại Bắc Triều Tiên. Hoàn toàn không giống xứ sở của loài khỉ, lúc nào cũng nhìn thấy “thế lực phản động” quanh mình! Không tạo ra kẻ thù, thì làm gì có kẻ thù?
MacArthur không phải là kẻ mị dân, lúc nào cũng quần áo bảnh bao xuất hiện trước ông chúng, với những lời lẽ gian trá, nói ba tô gom lại không còn một chén. Ông rất ít gặp người Nhật, chỉ tiếp xúc với một số quan chức Nhật cấp cao, nhưng tuyệt đại đa số dân Nhật có thiện cảm với ông tới mức say mê, tôn kính ông như tôn kính Thiên Hoàng, coi ông là cứu tinh của nước Nhật. Họ gửi tặng ông vô số quà biếu và lời mời. Cách thể hiện tình cảm thú vị nhất là họ viết thư cho ông. Tổng cộng MacArthur đã nhận được khoảng nửa triệu bức thư từ dân chúng Nhật. Nhiều người cảm ơn chính sách rộng lượng của MacArthur và nước Mỹ. Có cả thư tố cáo những tên phát xít còn ẩn náu trong dân. Nhà văn Nhật Sodei Rinjiro từng viết cuốn sách có tên “Tướng MacArthur thân mến: Những bức thư gửi từ người Nhật trong thời gian Mỹ chiếm đóng” (xuất bản 2001). Sodei đã đọc hơn 10 nghìn thư, và trích đăng vào cuốn sách của mình 120 bức thư thú vị và quan trọng.
Người Nhật yêu thương và tôn kính MacArthur vì ông đã giải thoát họ khỏi chiến tranh, đói nghèo, khỏi ách áp bức của chế độ chính trị chuyên chế Nhật, cũng như khỏi tâm trạng chán chường thất vọng. Dưới sự cai trị của MacArthur, đội quân chiếm đóng Nhật trở thành đội quân “giải phóng” nhân dân Nhật. Trước và trong chiến tranh, người Nhật sống dưới ách cùm kẹp của bọn quân phiệt. Hệ thống cảnh sát quân sự Kampeitai theo dõi thái độ chính trị của từng người. Chúng không cho dân được nói ý kiến của mình. Chúng bỏ tù hoặc giết bất cứ ai dám có ý kiến khác với chính quyền hoặc không ủng hộ các nỗ lực chiến tranh. Vì thế khi SCAP ban hành các sắc lệnh thủ tiêu mọi sự hạn chế quyền lợi của dân chúng, người Nhật vô cùng cảm động, phấn khởi và biết ơn người Mỹ. Ngay từ tháng 10/1945, chỉ hai tháng sau ngày “tiếp quản”, MacArthur đã tuyên bố toàn dân Nhật có quyền tự do phát ngôn và hội họp. Ông ra lệnh cho Thủ tướng Nhật mở rộng quyền của các công đoàn, trao cho phụ nữ quyền tự do ngôn luận và bầu cử.
Nhiều sử gia cho rằng việc đưa nước Nhật đi từ chế độ quân phiệt phong kiến lên chế độ dân chủ hiện đại là công trạng lớn nhất của MacArthur, lớn hơn bất cứ chiến công nào ông từng lập được trên các chiến trường Thế chiến I, II và chiến tranh Triều Tiên.
Hết lòng giúp đỡ nhân dân nước thù địch bại trận, là một nghĩa cử cao cả, là một chính sách sáng suốt, đã đem lại cho nước Mỹ thiện cảm của nhiều người. Phát xít Nhật là kẻ thù tàn bạo nhất, gây ra nhiều thiệt hại nhất cho nước Mỹ trong Thế chiến II. Nhật không tuyên chiến với Mỹ, mà hèn hạ đánh lén Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), làm hơn 3,000 người Mỹ thương vong, gây ra cuộc chiến tranh Thái Bình Dương tàn khốc. Lính Nhật đã tra tấn, hành hạ đến chết nhiều tù binh Đồng minh. Tội ác của chúng khiến dân Mỹ kinh tởm…. Vì thế tướng MacArthur đã phải chịu sức ép lớn từ trong nước khi ông yêu cầu nước mình viện trợ lương thực cứu đói nước Nhật. Nhờ MacArthur có uy tín rất cao trong dân Mỹ, nên các yêu cầu của ông đều được chấp nhận. Sự viện trợ to lớn, hào hiệp của nước Mỹ đã giúp người Nhật thoát khỏi tình cảnh vô cùng khó khăn, nhanh chóng phục hồi nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. Ngay từ ngày mới đến Nhật, MacArthur từng chân thành thổ lộ ý muốn biến nước Nhật thành một Thụy Sĩ phương Đông. Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) là thời cơ có một không hai giúp kinh tế Nhật cất cánh. Sản xuất công nghiệp tăng vọt do nhận được những đơn đặt hàng khổng lồ của quân đội Mỹ. Rốt cuộc nước Nhật thù địch trở thành siêu cường kinh tế thứ hai thế giới và đồng minh trung thành của Mỹ.
MacArthur một mình cai trị toàn diện nước Nhật bại trận trong gần 6 năm, bỏ ngoài tai mọi ý kiến bất đồng của các nghị sĩ và quan chức Mỹ. Người ta gọi ông là “nhà độc tài thần thánh” (Godlike dictator). Nhưng nhà độc tài ấy được đông đảo dân Nhật thực sự tôn kính với lòng biết ơn sâu sắc. Có phụ nữ Nhật viết thư xin được sinh con với ông. Ngày ông trở về Mỹ, hàng trăm nghìn người Nhật kéo nhau ra đường đưa tiễn, hô vang “Đại nguyên soái”, nhiều người nước mắt ròng ròng. Khóc thiệt, chớ không phải khóc kiểu “thương tiếc lãnh tụ vô vàn kính yêu” của tộc khỉ!
Hồi ký của Kiichi Miyazawa (Thủ tướng Nhật nhiệm kỳ 1991-1993) viết:
Ngày 11/4/1951, báo đài đưa tin MacArthur bị miễn chức. Tin này làm người Nhật vô cùng sửng sốt, họ không thể nghĩ tới chuyện Thống tướng MacArthur lại có thể bị bãi miễn dễ dàng bởi một mệnh lệnh của Tổng thống.
Ngày 16/4, MacArthur rời Tokyo về Mỹ. Hôm ấy dân chúng Nhật đứng chật kín suốt hai bên đường từ trụ sở SCAP tới sân bay Haneda. Thủ tướng Nhật cùng toàn thể thành viên Chính phủ ra sân bay tiễn đưa. Tôi đứng sau Bộ trưởng Tài chính, đối diện với chiếc chuyên cơ. MacArthur cùng vợ và con trai lần lượt bắt tay từng quan chức. Khi MacArthur bước lên thang máy bay, một quan chức Nhật bỗng hô to “MacArthur muôn năm !” Thế là tất cả mọi người đều giơ tay hô theo “Muôn năm”….
Douglas MacArthur qua đời ngày 5/4/1964 tại Washington, D.C, thọ 84 tuổi. Ông đã ra người thiên cổ, nhưng tên ông vẫn mãi mãi trong trái tim người dân Nhật, và tiếng tăm của ông vang lừng khắp thế giới. Ngược lại, ở một xứ nào đó, bên kia bờ Thái Bình Dương, khi có một “lãnh đạo” chuyển từ sống sang từ trần, thì bàng dân thiên hạ đua nhau mua bia, ăn mừng với không biết bao nhiêu lời phỉ nhổ, xách mé! Một bậc vĩ nhân từ biệt cõi đời, khác một trời một vực với một con khỉ “đi bán muối” là vậy đó!
Kết luận:
* Cái kết của cuộc chiến huynh đệ tương tàn ở Mỹ, tính đến năm 2022, đúng 157 năm. Thời đó còn nô lệ, còn chút dã man, mà họ đã hành xử đẹp đến như vậy, quả là một kỳ tích đáng muôn đời ghi vào sử xanh. Cuộc chiến huynh đệ tương tàn ở xứ Vệ, kết thúc cách đây chỉ 47 năm, nhưng người ta tưởng nó kết thúc cách đây cả hàng ngàn năm, cái thời kỳ người còn ăn thịt người, người còn uống máu người!
* Nếu tướng Grant, đại diện cho “bên thắng cuộc” không hành xử một cách cao thượng với bên thua cuộc, thì câu hỏi đặt ra là liệu nước Mỹ có “hoà hợp hoà giải dân tộc”, có thể thật sự thống nhất vĩnh viễn để trở thành một cường quốc như hôm nay hay không? Hỏi là trả lời.
* Nếu Tướng Grant “cắc bùm” hết phe bại trận, tịch thu tài sản, bắt họ làm nô dịch, xếp họ vào loại công dân hạng thứ n, thì thử hỏi mầm móng chiến tranh có bùng phát lần nữa hay không? Hỏi là trả lời! Còn vô số câu hỏi và những câu trả lời tương tự. Người đọc cứ hỏi và tự trả lời cho Mười Lúa khỏi tốn công viết!
* TT Abraham Linlcon và quân đội miền bắc mới thật sự là “quân giải phóng”. Họ giải phóng người da đen khỏi chế độ nô lệ. Mấy triệu người Mỹ ngã xuống để hoàn tất công cuộc “giải phóng” này. Người da đen nói chung, và người da màu trên đất Mỹ có được cuộc sống tự do, bình đẵng như ngày hôm nay, là nhờ xương máu của họ đã nhuộm thấm mảnh đất này.
* Người Nhật yêu thương và tôn kính MacArthur vì ông đã giải thoát họ khỏi chiến tranh, đói nghèo, khỏi ách áp bức của chế độ chính trị chuyên chế Nhật. Dưới sự chỉ huy của MacArthur, đội quân chiếm đóng Nhật trở thành “đội quân giải phóng” nhân dân Nhật thật sự. Ý nghĩa của hai chữ “giải phóng” là đây! Hành động đem bom đạn, mang quân đi đánh chiếm một quốc gia Tự Do, Độc Lập, có Chủ Quyền, người dân đang sống ấm no, hạnh phúc, rồi áp đặt gông cùm lên đầu dân, là hành động xâm lược! Chỉ có bọn khỉ chưa tiến hoá thành người mới gọi hành động man rợ đó là “giải phóng”! Bốn mươi bảy năm sau, bọn khỉ vẫn nhầm lẫn (hay trâng tráo) về ý nghĩa của hai chữ “giải phóng”. Coi bọn chúng đang ủng hộ tên quỉ chúa Putin đem quân “giải phóng” dân lành vô tội đang sống yên bình của xứ Ukraine thì biết! Làm sao Mười lúa không nổi máu sung thiên khi nghe chúng dùng hai chữ “giải phóng” cho được! Đúng là một lũ khỉ không chịu tiến hoá! Chúng mang hình người nhưng tâm vẫn rọi rợ!
* Hãy dẹp đi cờ xí chiêng trống ăn mừng ngày chiến thắng phi nhân phi nghĩa. Đó chỉ là trò khỉ của những con khỉ chưa chịu tiến hoá thành người! Hãy học lại định nghĩa của hai chữ “giải phóng” thiêng liêng cao đẹp. Hãy học làm người văn minh, tiến bộ rồi hãy hô hào “hoà hợp hoà giải”.
* Nhà văn Dương Thu Hương: “Tôi khóc ngày 30 tháng Tư 75 vì thấy nền văn minh đã thua chế độ man rợ.” Một người sinh ra và lớn lên trong chế độ CS đã thẳng thắn phát biểu như vậy. Không hàm hồ chút nào khi nói rằng: “Những kẻ ăn mừng ngày tang thương này, phải là những kẻ man rợ!”
Đã đổ quạu rồi! Tắt máy nghỉ thôi.
Peter Tran
Tháng Tư đen 2022