MỸ-TRUNG ĐỒNG Ý NỐI LẠI THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI THÌ ẢNH HƯỞNG TÌNH HÌNH VIỆT NAM RA SAO ? (Lê Thành Nhân/Việt Quốc)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Hình minh họa

Trước hết thấy trên mặt nổi qua những tuyên bố cà qua các cơ quan truyền thông, báo chí quốc tế rằng: Quan hệ giữa ngoại giao, an ninh, quân sự giữa  Mỹ và Trung Cộng (TC) hiện trong tình trạng rất xấu từ khi Hoa Kỳ trở thành nạn nhân nặng nề của đại dịch “Virus Vũ Hán”. Washington đổ lỗi cho TC lừa dối thế giới tạo nên nguy cơ của đại dịch này, và thậm chí còn đe dọa nhiều loại thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu TC, đòi TC bồi thường thiệt hại như là hình phạt.

Ngày 8/5/2020, theo hãng tin Bloomberg cho biết:  Các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của TC và Mỹ cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thỏa thuận thương mại song phương và hợp tác về kinh tế và sức khỏe cộng đồng. Phó Thủ Tướng TC Lưu Hạc (Lui He) đã nói chuyện với Đại Diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Bộ Trưởng Tài Chính Steven Mnuchin qua điện thoại vào thứ Sáu ngày 8/05 theo giờ Bắc Kinh. Trong buổi nói chuyện này cả hai bên  đồng ý duy trì liên lạc.

Ngày 9/05 thì VOA đưa tin Mỹ-Trung đồng ý mở các cuộc đàm phán cấp cao vào đầu tháng sau tại Washington DC.

Trong khi đó TT Trump nói với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc vào thứ Tư rằng ông có thể cho biết trong một hoặc hai tuần tới nếu ông hài lòng với tiến trình thỏa thuận thương mại đang diễn ra.

Chúng ta nên tìm hiểu về chiến lược ngắn hạn và dài hạn của Mỹ:

Về ngắn hạn:

– Vỉ cuộc chạy đua chiếc ghế TT vào tháng 11 năm nay, TT Trump rất muốn lấy lòng các cử tri người Mỹ gốc “nông trại” (nông dân và chăn nuôi), đó là những cử tri trung thành đã giúp TT Trump thắng cử vào tháng 11/2016 – Việc bán nông phẩm và thịt là ưu tiên hàng đầu để đem quyền lợi cho thành phần nông trại tại Mỹ,  tức là TT Trump muốn nắm chắc lá phiếu của giới cử tri này. Do đó có nối lại đàm phán thì Mỹ buộc TC mua nông phẩm đậu nành, ngũ cốc, thịt heo, thịt bò, thịt gà nhiều hơn theo lời hứa của TC trước đây.

– Cả hai TC và Mỹ đều giảm mất độ xuất khẩu hàng chục tỷ đô-la nên cần phải đàm phán để điều chỉnh. Vì cả hai đều bị thiệt hại – TC thiệt nhiều nhưng Mỹ cũng giảm hàng xuất qua TC đáng kể.

– Hiện nay, cả hai đều có nhu cầu ngắn hạn để đạt được mục đích riêng của Trump và Tập Cận Bình. TT Trump cần có lợi bầu cử tháng 11/2020 và Tập Cận Bình cũng dựa vào háng xuất khẩu sang Mỹ để hồi phục kinh tế phá sản vì đại dịch “Virus Vũ Hán” nhằm lấy lại uy thế lãnh đạo đối với dân Tàu.

Về dài hạn:

– Chúng ta nhìn rộng hơn trong chiến dịch đối đầu Trung-Mỹ về dài hạn trong bối cảnh chồng chéo khá phức tạp. Hoa Kỳ đang chuẩn bị ngoại giao cô lập TC trên chính trường và thương trường quốc tế, đồng thời hướng dư luận người dân Mỹ chống Tàu Cộng… tất cả đó đều nhằm mục tiêu dài hạn triệt hạ TC với những hướng như sau:

Một là: Bằng mọi biện pháp buộc TC phải gia nhập vào quy luật vận hành và phát triển của cộng đồng quốc tế,

Và hai là: nếu không được thì phá vỡ hệ thống chính trị và làm kiệt quệ kinh tế như đã thực hiện với Đức, Nhật như thời Đệ II thế chiến (có nghĩa là chiến tranh toàn diện sẽ nổ ra để giải quyết tận gốc rễ vấn đề).

Như vậy việc Mỹ-Trung đồng ý nối lại thỏa thuận thương mại (nếu có) thì  tình hình chính trị VN ảnh hưởng ra sao? 

– Trong chiến lược ngắn hạn như đã nói ở trên thì nền kinh tế TC được buôn bán với Mỹ nên chưa đến nỗi phải “khánh kiệt”. Như thế TC còn có khả năng hà hơi tiếp sức cho Việt Nam, nên CSVN vẫn bám Tàu Cộng và không chịu thoát Trung – điều này bất lợi cho sự tồn sinh của Việt Nam.

– CSVN thì đang như người kẻ chết ngộp về kinh tế sau đại dịch “virus Vũ Hán”, nên họ thấy phao nào chụp được để cứu chế độ CSVN tồn tại thì họ sẽ bám. Đầu óc của lãnh đạo CSVN kém cõi thì họ không có khả năng nghĩ chuyện đường dài cho nên rất dễ sa vào bẩy ngắn hạn.

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)