MẶT TRẬN A SHAU_HÀNH QUÂN LAM SƠN 216 (Delaware)_THUNG LŨNG MÁU A SHAU

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Một Thời Binh Lửa

Image may contain: 9 people, outdoor

Những Chiến Sĩ Đại Đội 1, Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 3, Sư Đoàn 1 Bộ Binh VNCH

Image may contain: 1 person, outdoor

Những Chiến Sĩ Nhảy Dù QLVNCH trên chiến trường

Image may contain: outdoor

Những Thiên Thần Mũ Đỏ trên chiến trường

Image may contain: outdoor and nature

Sư Đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ đang được trực thăng vận vào chiến trường

Image may contain: mountain, sky, cloud, outdoor and nature, text that says 'Sài Gòn trong tôi A Shau Valley 1968 (Looking South)'

Thung lũng tử thần A Shau 1968

(19/4/1968 – 17/5/1968)
Thung lũng A-Shau: Thung lũng A-Shau (còn gọi là An Hậu) cách biên giới Việt-Lào khoảng 3km, cách thành phố Huế hơn 40km về phía Tây-Nam. Đây là một vị trí chiến lược quan trọng vì nằm cạnh con đường mòn hcm và là một tiền đồn phòng thủ về phía Tây của kinh thành Huế.
Từ những năm 1961 & 1962, để chận đứng cuộc xâm nhập người và vũ khí từ Bắc vào xâm lăng Nam VN, Quân Đoàn I đã chỉ thị Sư Đoàn 1 Bộ Binh của Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu cùng với 10 Đại Đội Bảo An của Tiểu Khu Thừa Thiên, tảo thanh vùng thung lũng A-Shau để thiết lập 3 trại Lực Lượng Đặc Biệt A-Shau, A-Lưới và Tà Bạt trấn ngự các địa điểm then chốt.
Địa thế tại vùng này rất hiểm trở, mây mù bao phủ quanh năm, hạn chế tầm quan sát của phi cơ khi muốn thám sát các trục lộ chuyển quân và vũ khí của cộng quân. Năm 1963 Trại LLĐB A-Shau được BTL quân sự Hoa Kỳ tăng cường Toán A-102 Hoa Kỳ gồm 10 quân nhân mũ xanh và khoảng 210 Dân Sự Chiến Đấu Việt Nam.
Cuối năm 1965, dưới áp lực nặng cùa quân cs xâm lược, hai trại Tà Bạt và A-Lưới được rút bỏ. Trại A-Shau từ đó trở thành căn cứ duy nhất để phát hiện sự xâm nhập của CSBV trên đường mòn hcm.
Năm 1966, bọn cộng sản Bắc Việt tấn chiếm thung lũng này sau khi tấn công tiền đồn biên phòng của Lực Lượng Đặc Biệt Việt-Mỹ tại đây. Do không đủ quân số để chiếm lại đồn này, nên Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ tại Vùng 1 và Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 1 Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã cho các đơn vị trú phòng triệt thoái. Sau đó, cộng quân đã khởi sự xây dựng căn cứ địa để tập trung các đơn vị cộng sản từ Bắc xâm nhập vào khu vực phía Tây tỉnh Thừa Thiên.
Ngày 11 tháng 4 năm 1968, Bộ Tư Lệnh Liên Quân Việt-Mỹ tại Vùng 1 Chiến Thuật khởi động một cuộc hành quân hỗn hợp mang tên Delaware (phía Hoa Kỳ) và Lam Sơn 216 (phía VNCH) vào ngày 19/4/1966 chỉ 4 ngày sau khi chấm dứt cuộc Hành quân Lam Sơn 207A giải tỏa căn cứ Khe Sanh, nhằm tảo thanh các đơn vị cộng sản Bắc Việt (CSBV) tại thung lũng này và để tái chiếm tiền đồn A-Shau, nơi mà bọn cộng quân dùng làm căn cứ tiếp vận quan trọng phát xuất các cuộc tấn công xâm lược vào Huế.
Lực lượng bạn
Lực lượng tham chiến gồm Lữ Đoàn III Nhảy Dù VNCH với 3 Tiểu Đoàn 3, 6 & 8 ND và hai lữ đoàn thuộc Quân Ðoàn 24 Hoa Kỳ. Lực lượng này triển khai đội hình trên một khu vực 60km². Giao tranh diễn ra quyết liệt giữa các đơn vị Việt-Mỹ và các trung đoàn cộng sản thuộc sư đoàn 324B và sư đoàn 325 CS Bắc Việt.
1. Lữ Đoàn III/SĐ 1 KBKV Hoa Kỳ với Lữ Đoàn Trưởng là Đại Tá Hubert S. Campbell với 3 Tiểu Đoàn 1/7, 2/7 và 5/7 KBKV
2. Trung Đoàn 3/ SĐ 1 BB
3. Trung Đoàn 327 Bộ Binh Hoa Kỳ với 2 Tiểu Đoàn 1 & 2/ 327
4. Lữ Đoàn I/101 Nhảy Dù Hoa Kỳ.
5. Chiến Đoàn III Nhảy Dù VNCH do Trung Tá Nguyễn Khoa Nam làm Chiến Đoàn Trưởng với hai Tiểu Đoàn 3 & 6 ND.
Lực lượng địch
1. SĐ 324B CSBV
2. SĐ 325 CSBV
Diễn Tiến
Ngay trong giai đoạn cuối của cuộc hành quân Pegasus giải vây Khe Sanh đang tiếp diễn, một đơn vị Trinh Sát của Trung Đoàn 1/9 Thiết Kỵ (1St Squadron /9 Cavalry) của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Không Vận Hoa Kỳ đã không thám khu vực thung lũng A-Shau để thu thập những tin tức về các hoạt động của bọn địch quân tại đây.
Bắt đầu từ ngày 14 đến 19/4/1968 các pháo đài B-52 liên tục oanh tạc vào các vị trí phòng không của địch quân để chuẩn bị cho các bãi đổ quân trong cuộc hành quân Delaware.
Ngày 16/4/1968 Chiến Đoàn III Nhảy Dù Việt Nam được không vận từ Khe Sanh đến Huế, nghỉ ngơi 3 ngày chỉnh trang đơn vị và sau đó phối hợp với Lữ Đoàn I/SĐ101 Nhảy Dù Hoa Kỳ chuẩn bị tùng thiết để tấn công bằng đường bộ.
Hành quân Delaware Thung lũng A-Shau
Ngày 19/4/1968, sáng sớm, các pháo đài B-52 trải thảm trên các vị trí của bọn cộng phỉ và sau đó pháo binh tác xạ liên tục vào các vị trí phòng không của địch. Tiếp theo đó hàng đoàn trực thăng chuyển quân của hai phi đoàn 227 và 229 AHB khoảng 200 chiếc thả lực lượng hỗn hợp Lữ Đoàn III/ SĐ 1 KBKV và Trung Đoàn 3/SĐ 1 BB – VNCH dọc theo con đường 548 và Trung Đoàn 327 Bộ Binh Hoa Kỳ vào thung lũng A-Shau gần giao điểm của con đường 547 & 547A. Tuy nhiên, phòng không của địch vẫn còn dầy đặc bắn vào các trực thăng chuyển quân.
Từ hướng Đông, Lữ Đoàn I/SĐ101Nhảy Dù Hoa Kỳ bắt đầu tiến dọc theo Tỉnh lộ 547 tiến về hướng Tây thung lũng A-Shau tới ngã ba đường 547A giao tiếp với cánh quân của Tiểu đoàn 1/327.
Trong khi đó Tiểu Đoàn 1&2/327BB từ bãi đáp triển khai đội hình càn quét dọc theo con đường 547A và làm an ninh bãi đáp cho Chiến Đoàn III Nhảy Dù-VNCH.
Ngày 20/4/1968 LĐIIIKBKV được tiếp tục thả xuống vùng hành quân: Tiểu đoàn 5/7 càn quét về phía Bắc của thung lũng để chận đường lui quân của địch sang Lào trong khi Tiểu đoàn 1/7 tấn công dọc theo con đường 548 về phía Nam.
10.00 giờ sáng, hai TĐ 3&6/LĐIIIND-VN được thả xuống bãi đáp do TĐ1/327 giữ an ninh và sau khi đáp xuống đất, Chiến Đoàn Nhảy Dù khai triển đội hình tác chiến tiến về phía Bắc của thung lũng. Khi các cánh quân vừa di chuyển ra khỏi bãi đổ quân thì bắt đầu chạm địch.
Các chiến sĩ Nhảy Dù VNCH đồng loạt xung phong tấn công mãnh liệt làm địch quân hoảng hốt mất tinh thần. Giao tranh ác liệt diễn ra cho đến chiều tối thì địch quân đã bị thảm bại và phải tháo chạy, bỏ lại tại trận hằng trăm xác đồng bọn.
Ngày 21/4/1968 cuộc hành quân bước sang ngày thứ ba, các đơn vị tiếp tục tiến sâu hơn vào thung lũng A-Shau, các cuộc giao tranh vẫn tiếp tục nhưng đã giảm cường độ do các đơn vị chủ lực sư đoàn 325 của bọn giặc cướp cộng phỉ xâm lược đã phải kinh hoàng bỏ chạy vì sợ phi pháo. Đến buổi trưa, một đại đội của TĐ 1/7 KBKV đã khám phá một khu bảo trì các cơ giới của địch quân gồm cả xe ủi đất do Liên Xô chế tạo còn đang hoạt động.
Buổi chiều, Tiểu Đoàn 2/ 502 Bộ Binh Hoa Kỳ được gởi đến tăng viện cho khu vực giao tranh của CĐIIIND-VN và Tiểu Đoàn 1/327.
Ngày 22/4/1968 thời tiết ngày này tốt đẹp, các phi cơ tham chiến yểm trơ cho quân bạn. Các cánh quân bắt đầu tấn chiếm khu phi đạo của A-Lưới và khu trung tâm của thung lũng.
Ngày 24/4/1968 Tiểu Đoàn 2/8 KBKV tiến chiếm bãi đáp phía đầu phi đạo khoảng 2km và các đơn vị LĐIKBKV lục soát mở rộng vòng đai xung quanh. Ở phía Nam của phi đạo, lực lượng hành quân đã bắt gặp những hệ thống truyền tin và đài phát thanh gồm những trang thiết bị tân tiến đồng thời khám phá ra nhiều kho quân dụng, súng phòng không 37mm, xe Molotova… Cuộc hành quân này đã cày nát kho tiếp liệu của bọn cộng phỉ xâm lược trong khu vực thung lũng A-Shau.
Những ngày sau cùng của tháng 4/ 1968, LĐIIIND-VN giúp khai triển an ninh khu vực thung lũng sông Rao Nho, dọc con đường 547 và 547A để đơn vi bạn xây dựng lại những căn cứ như A-Lưới, A-Shau và Tà Bạt.
Trong thời gian này, các đơn vị chủ lực của bọn cộng phỉ xâm lược, sau những thất bại nhục nhã, đã rút chạy qua Lào gần hết, chỉ còn các đơn vị nhỏ ở lại chiếm giữ các ngọn đồi, quấy phá các đơn vị hành quân bằng hỏa tiễn 122ly và súng cối nên chỉ chạm địch lẻ tẻ. Cuộc hành quân Delaware chấm dứt ngày 17/5/1968.
Trong suốt 21 ngày của cuộc hành quân, pháo đài B-52 dội xuống thung lũng A-Shau hơn 1,000 tấn bom. Tổng kết sau 3 tuần giao tranh, phía cộng phỉ Bắc Việt xâm lược có 850 tên cán binh tử thương, 2 tên bị bắt, 598 vũ khí cá nhân, 37 súng cộng đồng và 5 xe molotova còn tốt bị tịch thu, 2 chiếc thiết giáp xa PT-76 bị phá hủy cùng nhiều tấn quân dụng, thực phẩm, thuốc men.
Phía liên quân Việt-Mỹ có 82 tử thương, 442 bị thương, 20 trực thăng bị bắn rớt hoặc trúng đạn hư hại. Sau đó Lữ Đoàn III Nhảy Dù VNCH được không vận về Sài Gòn để tham dự hành quân giải tỏa Thủ Đô Sài Gòn khi bọn khủng bố cộng phỉ tấn công xâm lược Sài Gòn đợt hai 1968.
(Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Phúc An Sơn t/h)
Tài liệu tham khảo:
– Trận chiến Tết Mậu Thân 1968 của Phạm Văn Sơn trên trang nhà History of the Viet Nam War
– The War in The Northern Provinces 1966-1968 by Lieutenant General Willard Pearson Dept of The Army Washington, D.C., 1975
– A-Shau valley của Thomas Pilsch trên trang Web: cc.gatech.edu/fac/Thomas.Pilsch/airops/A-Shau.html
– The Battle of A-Shau Valley trên trang Web: army.mil/cmh-pg/books/Vietnam/ northern/nprovinces-ch6.htm#A-Shau.
(19/4/1968 – 17/5/1968)
Thung lũng A-Shau: Thung lũng A-Shau (còn gọi là An Hậu) cách biên giới Việt-Lào khoảng 3km, cách thành phố Huế hơn 40km về phía Tây-Nam. Đây là một vị trí chiến lược quan trọng vì nằm cạnh con đường mòn hcm và là một tiền đồn phòng thủ về phía Tây của kinh thành Huế.
Từ những năm 1961 & 1962, để chận đứng cuộc xâm nhập người và vũ khí từ Bắc vào xâm lăng Nam VN, Quân Đoàn I đã chỉ thị Sư Đoàn 1 Bộ Binh của Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu cùng với 10 Đại Đội Bảo An của Tiểu Khu Thừa Thiên, tảo thanh vùng thung lũng A-Shau để thiết lập 3 trại Lực Lượng Đặc Biệt A-Shau, A-Lưới và Tà Bạt trấn ngự các địa điểm then chốt.
Địa thế tại vùng này rất hiểm trở, mây mù bao phủ quanh năm, hạn chế tầm quan sát của phi cơ khi muốn thám sát các trục lộ chuyển quân và vũ khí của cộng quân. Năm 1963 Trại LLĐB A-Shau được BTL quân sự Hoa Kỳ tăng cường Toán A-102 Hoa Kỳ gồm 10 quân nhân mũ xanh và khoảng 210 Dân Sự Chiến Đấu Việt Nam.
Cuối năm 1965, dưới áp lực nặng cùa quân cs xâm lược, hai trại Tà Bạt và A-Lưới được rút bỏ. Trại A-Shau từ đó trở thành căn cứ duy nhất để phát hiện sự xâm nhập của CSBV trên đường mòn hcm.
Năm 1966, bọn cộng sản Bắc Việt tấn chiếm thung lũng này sau khi tấn công tiền đồn biên phòng của Lực Lượng Đặc Biệt Việt-Mỹ tại đây. Do không đủ quân số để chiếm lại đồn này, nên Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ tại Vùng 1 và Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 1 Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã cho các đơn vị trú phòng triệt thoái. Sau đó, cộng quân đã khởi sự xây dựng căn cứ địa để tập trung các đơn vị cộng sản từ Bắc xâm nhập vào khu vực phía Tây tỉnh Thừa Thiên.
Ngày 11 tháng 4 năm 1968, Bộ Tư Lệnh Liên Quân Việt-Mỹ tại Vùng 1 Chiến Thuật khởi động một cuộc hành quân hỗn hợp mang tên Delaware (phía Hoa Kỳ) và Lam Sơn 216 (phía VNCH) vào ngày 19/4/1966 chỉ 4 ngày sau khi chấm dứt cuộc Hành quân Lam Sơn 207A giải tỏa căn cứ Khe Sanh, nhằm tảo thanh các đơn vị cộng sản Bắc Việt (CSBV) tại thung lũng này và để tái chiếm tiền đồn A-Shau, nơi mà bọn cộng quân dùng làm căn cứ tiếp vận quan trọng phát xuất các cuộc tấn công xâm lược vào Huế.
Lực lượng bạn
Lực lượng tham chiến gồm Lữ Đoàn III Nhảy Dù VNCH với 3 Tiểu Đoàn 3, 6 & 8 ND và hai lữ đoàn thuộc Quân Ðoàn 24 Hoa Kỳ. Lực lượng này triển khai đội hình trên một khu vực 60km². Giao tranh diễn ra quyết liệt giữa các đơn vị Việt-Mỹ và các trung đoàn cộng sản thuộc sư đoàn 324B và sư đoàn 325 CS Bắc Việt.
1. Lữ Đoàn III/SĐ 1 KBKV Hoa Kỳ với Lữ Đoàn Trưởng là Đại Tá Hubert S. Campbell với 3 Tiểu Đoàn 1/7, 2/7 và 5/7 KBKV
2. Trung Đoàn 3/ SĐ 1 BB
3. Trung Đoàn 327 Bộ Binh Hoa Kỳ với 2 Tiểu Đoàn 1 & 2/ 327
4. Lữ Đoàn I/101 Nhảy Dù Hoa Kỳ.
5. Chiến Đoàn III Nhảy Dù VNCH do Trung Tá Nguyễn Khoa Nam làm Chiến Đoàn Trưởng với hai Tiểu Đoàn 3 & 6 ND.
Lực lượng địch
1. SĐ 324B CSBV
2. SĐ 325 CSBV
Diễn Tiến
Ngay trong giai đoạn cuối của cuộc hành quân Pegasus giải vây Khe Sanh đang tiếp diễn, một đơn vị Trinh Sát của Trung Đoàn 1/9 Thiết Kỵ (1St Squadron /9 Cavalry) của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Không Vận Hoa Kỳ đã không thám khu vực thung lũng A-Shau để thu thập những tin tức về các hoạt động của bọn địch quân tại đây.
Bắt đầu từ ngày 14 đến 19/4/1968 các pháo đài B-52 liên tục oanh tạc vào các vị trí phòng không của địch quân để chuẩn bị cho các bãi đổ quân trong cuộc hành quân Delaware.
Ngày 16/4/1968 Chiến Đoàn III Nhảy Dù Việt Nam được không vận từ Khe Sanh đến Huế, nghỉ ngơi 3 ngày chỉnh trang đơn vị và sau đó phối hợp với Lữ Đoàn I/SĐ101 Nhảy Dù Hoa Kỳ chuẩn bị tùng thiết để tấn công bằng đường bộ.
Hành quân Delaware Thung lũng A-Shau
Ngày 19/4/1968, sáng sớm, các pháo đài B-52 trải thảm trên các vị trí của bọn cộng phỉ và sau đó pháo binh tác xạ liên tục vào các vị trí phòng không của địch. Tiếp theo đó hàng đoàn trực thăng chuyển quân của hai phi đoàn 227 và 229 AHB khoảng 200 chiếc thả lực lượng hỗn hợp Lữ Đoàn III/ SĐ 1 KBKV và Trung Đoàn 3/SĐ 1 BB – VNCH dọc theo con đường 548 và Trung Đoàn 327 Bộ Binh Hoa Kỳ vào thung lũng A-Shau gần giao điểm của con đường 547 & 547A. Tuy nhiên, phòng không của địch vẫn còn dầy đặc bắn vào các trực thăng chuyển quân.
Từ hướng Đông, Lữ Đoàn I/SĐ101Nhảy Dù Hoa Kỳ bắt đầu tiến dọc theo Tỉnh lộ 547 tiến về hướng Tây thung lũng A-Shau tới ngã ba đường 547A giao tiếp với cánh quân của Tiểu đoàn 1/327.
Trong khi đó Tiểu Đoàn 1&2/327BB từ bãi đáp triển khai đội hình càn quét dọc theo con đường 547A và làm an ninh bãi đáp cho Chiến Đoàn III Nhảy Dù-VNCH.
Ngày 20/4/1968 LĐIIIKBKV được tiếp tục thả xuống vùng hành quân: Tiểu đoàn 5/7 càn quét về phía Bắc của thung lũng để chận đường lui quân của địch sang Lào trong khi Tiểu đoàn 1/7 tấn công dọc theo con đường 548 về phía Nam.
10.00 giờ sáng, hai TĐ 3&6/LĐIIIND-VN được thả xuống bãi đáp do TĐ1/327 giữ an ninh và sau khi đáp xuống đất, Chiến Đoàn Nhảy Dù khai triển đội hình tác chiến tiến về phía Bắc của thung lũng. Khi các cánh quân vừa di chuyển ra khỏi bãi đổ quân thì bắt đầu chạm địch.
Các chiến sĩ Nhảy Dù VNCH đồng loạt xung phong tấn công mãnh liệt làm địch quân hoảng hốt mất tinh thần. Giao tranh ác liệt diễn ra cho đến chiều tối thì địch quân đã bị thảm bại và phải tháo chạy, bỏ lại tại trận hằng trăm xác đồng bọn.
Ngày 21/4/1968 cuộc hành quân bước sang ngày thứ ba, các đơn vị tiếp tục tiến sâu hơn vào thung lũng A-Shau, các cuộc giao tranh vẫn tiếp tục nhưng đã giảm cường độ do các đơn vị chủ lực sư đoàn 325 của bọn giặc cướp cộng phỉ xâm lược đã phải kinh hoàng bỏ chạy vì sợ phi pháo. Đến buổi trưa, một đại đội của TĐ 1/7 KBKV đã khám phá một khu bảo trì các cơ giới của địch quân gồm cả xe ủi đất do Liên Xô chế tạo còn đang hoạt động.
Buổi chiều, Tiểu Đoàn 2/ 502 Bộ Binh Hoa Kỳ được gởi đến tăng viện cho khu vực giao tranh của CĐIIIND-VN và Tiểu Đoàn 1/327.
Ngày 22/4/1968 thời tiết ngày này tốt đẹp, các phi cơ tham chiến yểm trơ cho quân bạn. Các cánh quân bắt đầu tấn chiếm khu phi đạo của A-Lưới và khu trung tâm của thung lũng.
Ngày 24/4/1968 Tiểu Đoàn 2/8 KBKV tiến chiếm bãi đáp phía đầu phi đạo khoảng 2km và các đơn vị LĐIKBKV lục soát mở rộng vòng đai xung quanh. Ở phía Nam của phi đạo, lực lượng hành quân đã bắt gặp những hệ thống truyền tin và đài phát thanh gồm những trang thiết bị tân tiến đồng thời khám phá ra nhiều kho quân dụng, súng phòng không 37mm, xe Molotova… Cuộc hành quân này đã cày nát kho tiếp liệu của bọn cộng phỉ xâm lược trong khu vực thung lũng A-Shau.
Những ngày sau cùng của tháng 4/ 1968, LĐIIIND-VN giúp khai triển an ninh khu vực thung lũng sông Rao Nho, dọc con đường 547 và 547A để đơn vi bạn xây dựng lại những căn cứ như A-Lưới, A-Shau và Tà Bạt.
Trong thời gian này, các đơn vị chủ lực của bọn cộng phỉ xâm lược, sau những thất bại nhục nhã, đã rút chạy qua Lào gần hết, chỉ còn các đơn vị nhỏ ở lại chiếm giữ các ngọn đồi, quấy phá các đơn vị hành quân bằng hỏa tiễn 122ly và súng cối nên chỉ chạm địch lẻ tẻ. Cuộc hành quân Delaware chấm dứt ngày 17/5/1968.
Trong suốt 21 ngày của cuộc hành quân, pháo đài B-52 dội xuống thung lũng A-Shau hơn 1,000 tấn bom. Tổng kết sau 3 tuần giao tranh, phía cộng phỉ Bắc Việt xâm lược có 850 tên cán binh tử thương, 2 tên bị bắt, 598 vũ khí cá nhân, 37 súng cộng đồng và 5 xe molotova còn tốt bị tịch thu, 2 chiếc thiết giáp xa PT-76 bị phá hủy cùng nhiều tấn quân dụng, thực phẩm, thuốc men.
Phía liên quân Việt-Mỹ có 82 tử thương, 442 bị thương, 20 trực thăng bị bắn rớt hoặc trúng đạn hư hại. Sau đó Lữ Đoàn III Nhảy Dù VNCH được không vận về Sài Gòn để tham dự hành quân giải tỏa Thủ Đô Sài Gòn khi bọn khủng bố cộng phỉ tấn công xâm lược Sài Gòn đợt hai 1968.
(Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Phúc An Sơn t/h)
Tài liệu tham khảo:
– Trận chiến Tết Mậu Thân 1968 của Phạm Văn Sơn trên trang nhà History of the Viet Nam War
– The War in The Northern Provinces 1966-1968 by Lieutenant General Willard Pearson Dept of The Army Washington, D.C., 1975
– A-Shau valley của Thomas Pilsch trên trang Web: cc.gatech.edu/fac/Thomas.Pilsch/airops/A-Shau.html
The Battle of A-Shau Valley trên trang Web: army.mil/cmh-pg/books/Vietnam/ northern/nprovinces-ch6.htm#A-Shau.
Nguồn: Fb Brian Vũ