HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT TỰ DO NGÔN LUẬN CỦA FACEBOOK- INDEPENDENT BOARD ON FREEDOM OF SPÊCH ON FACEBOOK (Brian Vũ)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May 07-2020

Image may contain: 2 people, people smiling, eyeglasses, closeup and indoor

Bà Helle Thorning-Schmidt (Cựu Thủ Tướng Đan Mạch) và ông Alan Rusbridger, cựu Chủ Bút tờ The Guardian (Anh Quốc)

 Facebook vừa thành lập một Hội Đồng Giám Sát độc lập, sẽ xem xét và phân xử các vấn đề về nội dung đăng tải trên Facebook.

Facebook đã công bố các thành viên của hội đồng giám sát mới của mình, một ủy ban quốc tế bao gồm các nhà thẩm phán, nhà báo và học giả quốc tế, những người sẽ giúp chỉ đạo chính sách của công ty về Quyền Tự Do Ngôn Luận.

Trong số 20 thành viên hội đồng đã đồng ý giúp thiết lập chính sách cho mạng xã hội có Helle Thorning-Schmidt, cựu Thủ Tướng Đan Mạch; người đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 2011 Tawakkol Karman; và Alan Rusbridger, cựu Chủ Bút của tờ The Guardian (Anh Quốc).

Bốn thành viên đầu tiên của hội đồng quản trị, tất cả đều giữ chức danh Đồng Chủ Tịch, đã được chính Facebook chọn trực tiếp. Thorning-Schmidt là một, và có sự tham gia của hai giáo sư Luật người Mỹ, Jamal Greene và Michael McConnell, và Catalina Botero Marino, một cựu Báo Cáo Viên Đặc Biệt về Tự Do Ngôn Luận tại Tổ Chức Các Quốc Gia Châu Mỹ.

Bốn người đó, kết hợp với Facebook, đã chọn 16 thành viên tiếp theo và sẽ tiếp tục bổ nhiệm các thành viên hội đồng cho đến khi hội đồng đạt được đủ số 40 thành viên. Đến thời điểm đó, Facebook cho biết họ sẽ bỏ những quy trình, và để Hội Đồng Giám Sát hoàn toàn quản lý những quy trình riêng của họ.

“Đội ngũ của chúng tôi bao gồm ba cựu thẩm phán, sáu nhà báo và các nhà lãnh đạo khác có nguồn gốc từ xã hội dân sự, học viện và dịch vụ công cộng”, ông Thomas Hughes, Giám Đốc Hội Đồng Giám Sát cho biết. “Họ đại diện cho một tập tập đa dạng về nguồn gốc và niềm tin, nhưng tất cả đều có cam kết sâu sắc để thúc đẩy Quyền Con Người và Quyền Tự Do Ngôn Luận.

Lần đầu tiên được đề xuất bởi Mark Zuckerberg vào tháng 11 năm 2018, Hội Đồng Giám Sát là nỗ lực của Facebook để tự thoát mình ra khỏi vai trò không thoải mái cho lắm khi phải đưa ra những phán quyết về các vấn đề Tự Do Ngôn Luận trên toàn thế giới. Nguyên do là trước đó có một bài báo trên tờ The New York Times nói về việc Facbook đã tìm cách tránh né và làm chệch hướng những cáo buộc của dư luận về việc Nga can thiệp vào kết quả bầu cử tại Hoa Kỳ năm 2016 và một số các hành vi lạm dụng mạnh xã hội khác.

Hội Đồng Giám Sát sẽ phân xử các quyết định khó khăn về kiểm duyệt nội dung, dựa trên cả những lời kêu gọi hoặc khiếu nại từ người dùng Facebook và từ chính Facebook. (Brian Vu)

Giám Đốc Quản Trị & Các Vấn Đề Toàn Cầu của Facebook, Brent Harris, đã cam kết thực hiện các quyết định của Hội Đồng Giám Sát, ngoại trừ các quyết định có thể vi phạm luật pháp. Kinh phí hoạt động của Hội Đồng Giám Sát (khoảng 130 triệu USD) sẽ do Facebook chi trả.

Thorning-Schmidt, người từng là Giám Đốc Điều Hành của Qũy “Save The Children” sau khi rời văn phòng và kết hôn với Nghị Sĩ Đảng Lao Động Stephen Kinnock, cho biết cô đã mong chờ thử thách mà công việc của Hội Đồng Giám Sát sẽ mang lại. Trong cuộc khủng hoảng đại dịch này, chúng ta đang thấy rằng phương tiện truyền thông xã hội giúp chúng ta kết nối với nhau.

“Nhưng có một nhược điểm: nó có thể lan truyền những lời nói đáng ghét, dối trá và có hại”, cô nói. “Cho đến bây giờ, một số quyết định khó khăn nhất về kiểm duyệt đã được đưa ra bởi Facebook và cuối cùng, bởi chính Mark Zuckerberg. Nhưng bây giờ chúng ta sẽ lần đầu tiên có một cơ quan độc lập sẽ đưa ra các quyết định cuối cùng và ràng buộc về nội dung nào được duy trì và nội dung nào bị xóa.”

Ông Rusbridger, người từng là Chủ Bút của tờ Guardian từ năm 1995 đến 2015, cho biết “Hội Đồng Giám Sát dường như là bước đầu tiên và táo bạo của một trong những mạng xã hội lớn nhất để tìm cách dung hòa nhu cầu bắt đầu áp đặt một số phán xét và tiêu chuẩn đối với những gì được đưa ra công khai trên mạng xã hội, trong khi vẫn duy trì những điều tuyệt vời về phương tiện truyền thông xã hội, và cần thiết cho Quyền Tự Do Ngôn Luận. Tôi thật sự rất ấn tượng với nhóm người đã được chọn (vào Hội Đồng Giám Sát) và các quy trình đã được đưa ra.

Hughes, khi được hỏi liệu tính độc lập của Hội Đồng Giám Sát có thể kéo dài để có thể giám sát các mạng xã hội khác nếu họ yêu cầu, đã xác nhận rằng có thể. “Nhưng tôi nghĩ tất cả các đồng chủ tịch sẽ đồng ý với tôi rằng trong ngắn hạn, đã là một thách thức rất lớn khi chỉ giải quyết các yêu cầu từ riêng Facebook và Instagram”, ông nói. (Brian Vu)

Các thành viện đầu tiên của Hội Đồng Giám Sát:

1- Cựu Thủ Tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt

2- Maina Kiai (Giám Đốc Chương Trình Quan Hệ Đối Tác & Liên Minh Toàn Cầu)

3- Tawakkol Karman (Nobel Hòa Bình năm 2011)

4- Alan C. Rusbridger (Cựu Chủ Bút tờ The Guardian (Anh Quốc)

5- Endy Baynui (Chủ Bút tờ Jakarta Post, Indonesia)

6- Jamal Greene (Đồng Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Facebook, Giáo Sư Luật Columbia),

7- Nicolas Suzor (Giáo Sư Luật, Queensland University of Technology),

8- Katherine Chen (Học Giả Truyền Thông Đại Học Quốc Gia Chengchi và Cơ Quan Quản Lý Truyền Thông Quốc Gia Đài Loan, NCCU, Đài Loan),

9- Sudhir Krishnaswamy (Phó Hiệu Trưởng Trường Luật Quốc Gia Đại Học Ấn Độ – National Law School of India University)

10- Andras Sajo (Cựu Thẩm Phán & Phó Chủ Tịch Tòa Án Nhân Quyền Châu Âu, Hungary),

11- Michael McConnell (Đồng Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Facebook, Giáo Sư Luật Đại Học Stanford, người trước đây từng là Thẩm Phán Liên Bang Mỹ),

12- Catalina Botero-Marino (Đồng Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Facebook, Trưởng Khoa Luật Đại Học de Los Andes, Columbia),

13- Emi Palmor (Cựu Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp, Israel),

14- Pamela Karlan (Giáo Sư Luật Đại Học Stanford và Trạng Sư Tòa Án Tối Cao Liên Bang Mỹ),

15- Evelyn Aswad (Giáo Sư Luật, Đại Học Oklahoma, Cựu Luật Sư Cấp Cao Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ),

16- Julie Owono (Tổ Chức Internet Sans Frontières – Internet Không Biên Giới),

17- Nighat Dad (Digital Rights Foundation).

18- Luật Sư Ronaldo Lemos (Luật Sư Công Nghệ, Sở Hữu Trí Tuệ và Truyền Thông; Giáo Sư Luật tại Đại Học Do Estado do Rio de Janeiro Brazil),

19- Afia Asantewaa Asare-Kyei (Nhà hoạt động nhân quyền tại Tổ Chức Sáng Kiến Xã Hội Mở Cho Tây Phi)

20- John Samples (Chuyên Gia về tư tưởng tự do trên phương tiện truyền thông xã hội và quyền tự do ngôn luận, CATO, Mỹ)

(Brian Vu)