GIỚI THIỆU SÁCH CỦA GEORGE J. VEITH

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Nhân kỷ niệm Tháng Tư đen 2021 , mời bạn tìm hiểu và tìm mua sách của George J. Veith

Tác giả 4 tác phẩm biên khảo về Chiến Tranh Việt Nam.

dưới tiêu đề  :    Hãy trả Sự Thật cho Miền Nam!

  1. Black April: The Fall of South Vietnam, 1973-75“  –

Tháng Tư Đen:

Những Ngày Tháng Cuối Cùng Của Miền Nam Việt Nam, 1973-1975

Sự thất trận của miền Nam Việt Nam có thể được coi là sự thảm hại lớn nhất trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong thế kỷ 20. Vậy mà cho đến nay nhiều người vẫn chưa hiểu tường tận những diễn tiến trong trận đọ sức cuối cùng đó-từ việc ký kết Hiệp Định Paris năm 1973 cho đến lúc miền Nam Việt Nam đầu hàng ngày 30 tháng tư năm 1975. “Tháng Tư Đen” bổ khuyết những thiếu sót đó.

Đây là kết quả của sự nghiên cứu toàn diện, và là một trong các dự án dịch thuật các tài liệu tiếng Việt lớn lao nhất từ trước tới nay.

Cuốn sách quan trọng này dựa trên các văn kiện chính thức của Hoa Kỳ, những cuộc phỏng vấn chưa bao giờ được công bố với những nhân vật quan trọng của miền Nam Việt Nam, và rất nhiều tài liệu trước đây được xếp vào loại tối mật của Bắc Việt, gồm công điện và các văn kiện, để trình bày một cách dứt khoát về sự thất bại rất ít người hiểu thấu đáo và đau đớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

„Tháng Tư Đen“ nghiên cứu sâu xa về hai năm cuối cùng của chiến tranh Việt Nam, làm sáng tỏ những yếu tố dẫn đến sự sụp đổ của Nam Việt Nam chỉ trong vòng 55 ngày. Sách trình bày những nguyên nhân chính, từ các tính toán độc ác của CS Bắc Việt cố tình phá hoại Hiệp Định Paris ngay sau lúc ký kết, đến việc Mỹ lạnh lùng cắt bớt viện trợ cho Miền Nam, cho đến các quyết định quân sự và chính trị sai lầm của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu…

„Tháng Tư Đen“ đưa ra những bằng chứng đi ngược lại các luận điểm của các học giả và giới truyền thông Mỹ và quốc tế từng rêu rao rằng „Đồng minh Miền Nam của Mỹ là một bọn độc tài tham nhũng chỉ biết dựa vào hỏa lực của quân đội Mỹ“.

Tháng Tư đen –  bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Ngọc Anh

2) Drawn Swords in a Distant Land: South Vietnam’s Shattered Dreams

Đấu Kiếm Nơi Vùng Đất Xa

Những Giấc Mơ Tan Vỡ Của Nam Việt Nam

Về tác giả: George J. Veith, cựu đại úy Bộ binh, là tác giả của: – Sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam, 1973-1975 (2012) (The Fall of South Vietnam, 1973- 1975 (2012); – Mật danh Bright Light: Câu chuyện chưa kể về Nỗ lực Giải cứu tù binh Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam (1998)(Code-Name Bright Light: The Untold Story of U.S. POW Rescue Efforts during the Vietnam War (1998); – và Không để lại ai phía sau: Bill Bell và Cuộc tìm kiếm tù binh Mỹ/MIA từ Chiến tranh Việt Nam (2004) (Leave No Man Behind: Bill Bell and the Search for American POW/MIAs from the Vietnam War (2004.
Ông đã viết nhiều về Chiến tranh Việt Nam, phát biểu tại nhiều hội nghị, và làm chứng về vấn đề POW/MIA trước Quốc hội. Cuốn sách thứ tư của ông là lịch sử chính trị, xã hội và kinh tế về sự thăng trầm của miền Nam Việt Nam. Anh ấy hiện đang làm việc với PHD của mình và sống ở Delaware.
Đối với George J. Veith, sau tác phẩm „Black April: The Fall of South Vietnam, 1973-75“ („Tháng Tư Đen: Những Ngày Tháng Cuối Cùng Của Miền Nam Việt Nam, 1973-1975“), con đường vẫn còn phía trước!
Ông thấy rất nhiều điều về Việt Nam Cộng Hòa cần được làm sáng tỏ. Những điều về kinh tế, chính trị, xã hội… của Miền Nam chưa từng được nhắc tới. Nỗ lực „Tay Súng-Tay Cày“ hay tinh thần quốc gia của người Miền Nam cũng chưa từng được nhắc tới.
Tám năm tiếp nối, Jay lại miệt mài tìm hiểu. Có một thời gian, ông phải bỏ việc làm chính để toàn tâm nghiên cứu. Kết quả, năm 2020, ông hoàn tất một tác phẩm mới, một nỗ lực „Trả lại Sự Thật cho Miền Nam“, tác phẩm có tên:
Drawn Swords in a Distant Land: South Vietnam’s Shattered Dreams
(Tạm dịch: Đấu Kiếm Nơi Vùng Đất Xa: Những Ước Mơ Tan Vỡ Của Miền Nam Việt Nam)
Drawn Swords in a Distant Lands trình bày câu chuyện hấp dẫn, chưa kể về sự thăng trầm của Việt Nam Cộng hòa. Tạm gác những tranh luận về ý thức hệ lỗi thời sang một bên, nó cung cấp một đánh giá sâu sắc đầu tiên về những thành công và thất bại của miền Nam Việt Nam trong việc xây dựng và bảo vệ nhà nước của họ.
Một quan điểm thâm căn cố đế: „Hà Nội được ban cho chủ nghĩa dân tộc, còn Sài Gòn được định là phải thua.“ Và sự sụp đổ thảm hại của Miền Nam tháng Tư 1975 dường như chứng minh quan điểm trên là đúng và, do đó, chẳng có gì cần bàn cãi thêm.
Thế nhưng, Miền Nam Việt Nam có riêng câu chuyện của họ nhưng lại bị bỏ qua. Đó là câu chuyện của Những Ước Mơ, như tâm sự của một người Miền Nam: „Chúng tôi có rất nhiều ước mơ: ước mơ tự do, ước mơ độc lập, và ước mơ ấm no cho toàn dân. Còn Cộng Sản thì chỉ có độc nhất một mong muốn, đó là dành lấy chiến thắng bằng mọi giá.“
Và ông đã tiết lộ những tin tức cuối cùng trước ngày 30/4/1975 như sau:” Một âm mưu của Pháp trong những ngày cuối cùng, kết hợp với một trong những đồng minh của Hà Nội, nhằm ngăn chặn Bắc Việt Nam đánh chiếm Sài Gòn. Kế hoạch trước đây chưa được biết đến này, cùng với nhiều hiểu biết mới hấp dẫn khác, làm sáng tỏ cuộc đấu tranh hỗn loạn mang tên Chiến tranh Việt Nam.”
Kết quả, mặc dù chiến đấu kiên cường bất khuất, Việt Nam Cộng Hòa đã thua trận trước khi quốc gia non trẻ này hoàn thành việc phát triển nền tự do-dân chủ mà họ mong muốn.
Giờ đây, lịch sử phải xem xét lại những con người ấy với một cách nhìn công chính hơn.
Mai Thanh Truyết.

***
Drawn Swords in a Distant Land: South Vietnam’s Shattered Dreams
Sách tiếng Anh, bìa cứng, 660 trang.
Được bán trên trang Amazon.com bắt đầu vào ngày 21/3/2021.
https://www.amazon.com/Drawn-Swords-Distant-Land-Shattered/dp/1641771720


Tông Thống Nguyễn Văn Thiệu-1972

George Veith cho rằng ông Thiệu không phải là nhà độc tài “tham ô, xấu xa như phe Tả phản chiến miêu tả, cũng không phải là con rối của Mỹ”.
Tác giả khẳng định ông Nguyễn Văn Thiệu có hai mục tiêu chính.
Một là chiến thắng các đối thủ bằng mọi giá.
Hai là muốn xây dựng miền Nam thành nhà nước hiện đại, thoát nghèo và rồi sẽ tiến gần tới nền dân chủ.
Tác giả so sánh ông Thiệu có nhiều điểm gần gũi với Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan và Park Chung-hee ở Hàn Quốc.
Ông nhận định chế độ Việt Nam Cộng Hòa muốn cùng lúc đạt hai mục tiêu: đánh bại Cộng sản và xây dựng nhà nước hiện đại.
Nhưng trong 20 năm tồn tại, Sài Gòn đã thất bại trong cả hai mục tiêu vì hai mục tiêu này gắn chặt với nhau, thua cái này thì cũng mất cái còn lại.
Điều quan trọng nhất là sau khi Mỹ rút năm 1973, Việt Nam Cộng Hòa không còn đủ sức mạnh quân sự và kinh tế. Mặc dù không còn tồn tại, chế độ Việt Nam Cộng Hòa vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của các sử gia.
Cuốn sách của George J. Veith là ví dụ mới nhất muốn xem xét lại lịch sử đẫm máu của miền Nam Việt Nam.
***

3) LEAVE NO MAN BEHIND
Bill Bell and the Search for American POW/MIAs from the Vietnam War

„Không Bỏ Bất Kỳ Ai“ là câu chuyện có thật của sĩ quan Bill Bell trong cuộc đấu trí tuệ kiên trì suốt 25 năm với kẻ thù hung hiểm nhằm tìm kiếm hài cốt binh sĩ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Sách tiếng Anh,490 trang. Tìm mua tại:
https://www.amazon.com/Leave-No-Man-Behind-American/dp/0964766345

4) Code-Name Bright Light – The Untold Story of U.S. POW Rescue Efforts during the Vietnam War

Trong các chủ đề về Chiến Tranh Việt Nam, chủ đề gây đau đớn và tranh cãi nhiều nhất cho người Mỹ là vấn đề POW / MIA (Prisoner of War / Missing in Action).
– “Mật Mã Ánh Sáng: Chuyện Chưa Kể Về Những Nỗ Lực Giải Cứu Tù Binh Trong Chiến Tranh Việt Nam” kể lại những cố gắng giải cứu đồng đội giữa những hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm tại Lào, Campuchia & Việt Nam, đó là những câu chuyện bi thảm nhưng đầy tình người. Bắt đầu từ các nhóm Tìm Kiếm & Cứu Nạn (SAR – Search And Rescue) rồi các nhóm Nghiên Cứu & Quan Sát (SOG – Studies And Observations), hợp lại năm 1966 để thành Trung Tâm Giải Cứu Nhân Viên Hỗn Hợp (JPRC – Joint Personnel Recovery Center) dấu dưới vỏ bọc một cơ quan an ninh quốc gia, và thường được gọi với cái tên bí mật là “Bright Light “.
Thế nhưng, những hành động dũng cảm – thậm chí liều lĩnh – đã không đem lại “ánh sáng” cho tất cả các tù binh: đã có khoảng 500 người lính Việt Nam Cộng Hòa được giải thoát, 110 thi thể lính Mỹ được đưa về, nhưng đau đớn thay, không một chiến binh Hoa Kỳ nào được giải cứu !
Sách tiếng Anh,432 trang.
Mời xem giới thiệu chi tiết 4 tác phẩm biên khảo của George J. Veith về Chiến Tranh Việt Nam. Và đặt mua sách trên trang điện tử: http://www.thangtuden.info