ĐÊM NHỚ VỀ SÀI GÒN (Bs Trần Mộng Lâm)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Kính thưa quý vị trưởng thượng.

Kính thưa quý vị quan khách.

Trước hết, báo NVM xin chào mừng quý vị và xin cảm tạ sự hiện diện của quý vị đêm nay để chúng ta cùng tưởng niệm về thành phố thân yêu mang tên Sài Gòn.

Kính thưa quý vị.

Hồi tưởng lại thời gia vừa qua, tháng tư năm 2015, chúngtôi làm một cuộc phân tích và tìm ra được là trong tập thể các người Việt định cư tại các nước Tự Do, trong đó có Canada, hiện có 2 khuyng hướng :

1_ Khuynh hướng thứ nhất có thể nói là quan tâm đến đời sống hiện tại của họ nhiều hơn

2- khuynh hướng thứ hai thì không sao quên nổi quá khứ, và những người Việt Nam hiện còn đang bị sống kìm kẹp trong nước.

Dối với những người thuộc nhóm thứ nhất, họ vẫn không quên Việt Nam, nhưng  những gì xẩy ra chung quanh họ vẫn quan trọng hơn, một cuộc bầu cử của quê hương thứ hai, một thanh niên trẻ gốc Việt thuộc thế hệ thứ 2, thứ ba thành công, là một điều quan trọng, là một niềm hãnh diện tuy nhiều khi cá nhân ấy ở lại Mỹ và làm ciệc cho Google hay Apple, chẳng nhớ gì VN. Nhóm thứ hai thì trái lại, khóc cười với những gì tầm thường hơn, nhưng đang xẩy ra tại quê nhà, một con cá chết, hay một người bán hàng rong bị công an đánh cũng làm họ bứt rứt đứng ngồi không yên.

Kính thưa quý vị,

Hôm nay NVM mời quý vị trở về với dĩ vãng, vì có những điều không thể quên, cũng như không nên quên, nếu quên đi, thì sự ác có thể bị tái diễn, như những người Do Thái nói về Holocauste.

Nếu Do Thái không quên Holocaustet, thì người Việt Nam không thể nào quên ngày 30 tháng tư, không thể nào quên Miền Nam nước Việt, không thể nào quên nổi Sài Gòn. Sài gòn chính là một địa danh nằm giữa miền Dông Nam Việt và Miền Tây Nam Việt.

Thưa quý vị, vào thế kỷ thứ 13, khi Kha Luân Bố khám phá ra châu Mỹ, thì tại Ấ Châu, một người Việt Nam khám phá ra Nam Việt. Người đó là ông Châu Dạt Quan. Khi đi công vụ sang Cao Miên, đi ngang qua Châu Bồ, vùng biển Vũng Tầu ngày nay, ông Châu Dạt Quang hi lại :

Gần hết cả vùng là bụi rậm rừng thấp, những cửa sông lớn chạy dài hàng trăm dậm, bóng mát um tùm của những cây cổ thụ và cây mây dài tạo ra thành chỗ chú cho muôn thú, chim kêu vượn hú. Vào nửa đường trong sông, thấy những cánh đồng hoang không một bóng cây, x axa chỉ thấy toàn cỏ cây, hàng trăm, hàng ngàn trâu rừng đi lại từng bầy, những rặng tre chạy dài hàng trăm dặm trên các con đồi dốc….(Châu đạt Quan- Chân Lạp Phong Thổ Ký-Lê Hương).

Vùng đất này hoang vu, chưa được khai phá. Thổ dân là người Chân Lạp, giữ một vai trò tương tự như những người Da đỏ mà Kha Luân Bố gặp được ở châu Mỹ.

Ba Thế kỷ sau, nghĩa là thế kỷ thứ 17, những người Việt Nam nghèo khổ, bị áp bức, sưu cao thuế nặng, và chiến tranh Trịnh-Nguyễn,những tù nhân, không còn đất sống, mới liều mạng đi về miền đất hoang vu miền Nam để khai phá.

Tôi vẫn viết nhiều lần là những người Việt khai phá Miền Nam và những người Âu châu, phần lớn là Anh và Pháp khai phá Bắc Mỹ, hoàn cảnh tương tự giống nhau. Cuộc di dân, và những khó khăn tạo lập đời sống mới đã tạo nên một nền văn hóa mới của những người đi khai phóng. Điểm khác nhau là sau này, bên Bắc Mỹ những người đi khai phóng có can đảm ly khai chánh quốc để tạo ra những quốc Gia như Mỹ, Canada, Úc, thì tại Việt Nam, những người Khai Phá Dất Nam Việt  không có được những quyết tâm đó, có lẽ vì người ấ Dông vẫn bị trói buộc về Khổng, Mạnh : Trung với vua, không dám ly khai, tuy họ là nạn nhân của Dàng Ngoài.

Nó vậy không có nghĩa là không có sự chống đối giữa người Đàng Ngoài và người Đàng Trong- Lê Văn Khôi, Nguyễn Văn Thinh là những sự kiện lịch sử ghi lại rằng đã có nhiều lần, nhiều người chủ trương : đất Nam Kỳ thuộc về người Nam Kỳ.

1-    Dất Nam Việt không thuộc về Việt Nam từ thuở ban sơ.

2-    Có một tập thể các người đi khai phóng tại Miền Nam,người Nam Kỳ, họ đủ các nguồn gốc, kể cả Mã Lai (Xin đọc Bình Nguyên Lộc), còn sự kiện ông Mạc Cửu thì ai cũng biết. Người đầu tiên cư ngụ tại Dất Nam Việt là người Chân Lạp. Việc họ nói tiếng Việt không có nghĩa là họ là người Việt theo di truyền, thí dụ như các ông Chế Linh, Từ Công Phụng cũng nói tiếng Việt và nói rất giỏi. Đây là ý kiến cá nhân khi đọc Lịch Sử chứ không phải cố tình đánh phá sự đoàn kết giữa các người cùng chung nòi giống Giao Chỉ.

Đoi voi Dat Nam Viet va người Nam Việt, thì Sài Gòn mang một ý nghĩa rất quan trọng. Hai chữ Sài Gòn có từ 200 năm trước thời vua Tự Dức, theo sử nhà Nguyễn. Về hai tiếng Sài Gòn này, không ai cắt nghĩa được từ đâu mà có. Sau khi người Pháp xâm chiếm Việt Nam, có một nhà học giả Pháo cắt nghĩa là 2 tiếng Sài Gòn xuất phát từ chữ Prạy Knor, có nghĩa là rừng của Quốc Gia, vì prây là rừng, còn Knor là Quốc Gia, giống như ta gọi Quốc Gia Lâm Viên hay parc National ở đây. Một nhà học giả khác nói rằng Sài Gòn là Pray Kor hoặc prây Ko. Ko có nghĩa là bò, nhưng cũng có nghĩa là cây gòn. Cả hai sự cắt nghĩa này khó chấp nhận vì sự phát âm quá xa. Ông Vương Hồng Sển thì đưa ra chữ Thầy Ngồi, tiếng các người gốc Quảng Dông gọi Chợ Lớn. Thuyết này cũng không có bằng cớ gì. Chỉ đến sau này ông Bình Nguyên Lộc sang tới Mỹ, ông mới tìm được một cuốn sách nhỏ có tên là Cantonnese Speaking Student của California States Department of education. Cuốn sách đó ghi lại là tỉnh Quảng Dông có một vùng đất kia tên Sài Gòng ( có chữ g ở cuối). Ong Bình Nguyên Lộc cho rằng những người Quảng Dông là những người đầu tiên khai phá vùng này, và vì nhớ nguyên quán, họ gọi là Sài Gòn, như người Việt gọi Orange county là Little Sai Gon bên Mỹ.

Không biết tin ai, chỉ biết rằng Sài Gòn là trung tâm đất Nam Việt, giữa Miền Dông và Miền Tây. Nhưng cho đến đó, chưa có thành phố Sài Gòn.

Thành phố Sài Gòn do Người Pháp xây. Quyết định là do một ông Phó Dề Dốc tên là Page, sau là Charner, Người thi hành là Trung Tá Công Binh Pháp Florent Lucien Coffey.Thành phố Sài Gòn được tạo thành theo kiểu mẫu Paris, nên ta thấy nhiều dinh thư mang dáng dấp Paris, như Vương Cung Thánh D9ường giống hệt Notre Dame de Paris, Bến Bạch Dang, xưa gọi là Quai de Napoleon, nhìn không khác Vieux Quebec hay Port de Montreal cũng vì lý do đó. Tên các đường phố là tên các danh nhân Pháp hay mang âm hưởng Pháp như Colonel Grimaud, Gallieni, Testar, Charner, Catinat….Nhưng người Pháp, dù ngang ngược đến đâu, vẫn tôn trọng hai chữ Sài Gòn. Vì vậy, họ gọi Le Petit Paris de L’extrême Orient hay mỹ miều hơn : La Perle de l’extrême Orient, nhưng Ville de Sai Gon- Sài Gòn chỉ bị mất tên sau này, do chứng cuồng điên Folie des grandeurs của HCM và các người CS đàn em họ Hồ.

Sau khi Pháp xây thành phố Sài Gòn, thì có điện, có nước. Bởi vậy mới có mấy câu thơ :

Dèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ.

Dèn Mỹ Tho khi tỏ, khi lu.

Anh về học lấy chữ nhu.

Chín trăng, em đợi, mười thu, em chờ.

Thưa quý vị, muốn làm bạn với các cô gái Sài Gòn, nói riêng, và Nam Kỳ, nói chung, phải học lấy chữ Nhu trước đã.

Viết đến đây, tôi nhớ đến các cô gái Miền Bắc và lời các cô nhắn nhủ các đấng lang quân :

Em hằng khuyên sớm khuyên trưa.

Anh chưa thi đỗ thì em chưa về nhà.

Quả thật đòi hỏi của các cô gái 2 miền có khác nhau. Cô trong Nam chỉ đòi môt chữ Nhu trong khi cô ngoài Bắc đòi hỏi phải là sỹ, là sư trước đã.

Tôi vào Sài Gòn sau 1954. Cùng vào dịp đó, nhớ lại, nhà thơ Trần Mộng Tú có viết về cảm giác hết hồn của bà khi đi mua một chiếc bắp nướng. Người bán hàng xé đôi tờ giấy bạc vì giá một trái băp chỉ là 50 xu.

Chỉ có người Sài Gòn mới có cách giải quyết chóng vánh và giản dị như vậy khi thiếu bạc cắc. Mới đây, tại vùng Nord Québec,Gaspésie, người ta cũng có phong trào xé đồng đô la ra làm hai, nhưng những nửa tờ giấy bạc chỉ được thừa nhận bởi giới thương mại trong vùng, chủ đích là để nhắc nhở các bà nột trợ tiết kiệm. Bản thân tôi, thì Sài Gòn những ngày đầu tiên làm tôi nhạc nhiên về sự tiện lợi của chiếc ghế bố, nhà hẹp, đông người, anh em tôi được phát mỗi người một ghế bố, ban đêm dùng làm giuờng nằm, ban ngày xếp lại, tiện lợi vô cùng.

Nói về các thành phố, với tôi, không thể nào quên Sài Gòn và Montréal. Với cả hai thành phố này, tôi chỉ là người nhập cư, không phải là nơi tôi sanh đẻ.

Dời sống thoải mái cũa tôi tại 2 thành phố này không thể có được nếu không có các người mở nước đi trước. Hãy tưởng tương Sài Gòn Thế Kỷ thứ 13 hay Montréal hồi những năm 1700, 1800. Với cái lạnh ghê hồn, và những cơn bão tuyết, làm sao ở được như ngày nay.

Còn Sài Gòn, ngày xưa có khác gì : Xuống sông sợ đỉa, lên rừng cọp tha.

Tôi xin biết ơn các người xưa đã tốn công khai phá.

Hai tiếng Sài Gòn dính liền với Lịch Sử người Dàng Trong. Xóa hai tiếng Sài Gòn là muốnxóa lịch sử dân tộc này, đất nước nay, nghĩa là Dàng Trong Việt Nam, Việt Nam Cộng Hòa.. Chúng tôi, công dân VNCHb không bao giờ chấp nhận. Sẽ phải có ngày Sài Gòn lấy lại tên của nó. Ngày ấy,anh Trần Kỵ Sỹ đã hứa với tôi : Chúng mình sẽ trở lại Chez Albert ăn cơm tây.

Ngày Quốc Hận, ngày tang chế, tôi xin đọc một bài thơ của Hàn Thiên Lương :

Sài Gòn ơi, đau thương mùa tang chế.

Ta xa người nhưng chẳng mất nhau.

Trong trái tim sáng trưng mầu hải thệ.

Lòng trung trinh đậm nét mãi ngàn sau.

Tôi cũng xin chép ra đây một câu viết của một nhà văn Nam Kỳ, ông Nguyễn Phương,viết trong tác phẩm Chiều Chiều Ra Đứng Ngõ Sau của ông khi nói về cái gọi là Giải Phóng Sài Gòn của người CS : đời nọ qua đời kia, ông cha chúng tôi cầy cuốc, lấy nước mắt đổi miếng ăn, có cướp giựt của ai đâu. Đất Nam Việt của người Nam Việt. Giải phóng cái con khỉ gì.

Vâng, chính vậy, ai cần các ông Giải Phóng. Giải phóng cái mả đá, giải phóng cái con khỉ mốc.Nhưng nẫy giờ nói cũng nhiều rồi,tôi xin chấm dứt ở đây để các bạn nói và hát cho Sài Gòn của chúng ta. Xin cảm ơn quý vị đã lắng nghe.

Trần Mộng Lâm.