CỰU THIẾU TƯỚNG CẢNH SÁT QUỐC GIA VNCH NGUYỄN NGỌC LOAN (Brian Vũ)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Cựu Thiếu Tướng Cảnh Sát Quốc Gia VNCH Nguyễn Ngọc Loan chụp cùng vợ tại nhà hàng bán hamburgers và pizza của gia đình ông tại Burke, ngoại ô Washington DC ngày 28 tháng 4, 1976, đúng 1 năm sau ngày bọn cộng phỉ cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam.

Ông sinh ngày 11 tháng 12 năm 1930 tại Huế, Thừa Thiên, miền Trung Việt Nam, trong một gia đình khá giả.

Khi quân khủng bố cộng phỉ vi phạm lệnh ngưng bắn, tấn công khủng bố phá hoại Sài Gòn dịp Tết Mậu Thân 1968, TQLC VNCH có bắt được tên khủng bố khát máu cộng phỉ là Bảy Lém (Nguyễn Văn Lém), tên sát nhân máu lạnh Bảy Lém này trước đó đã man rợ sát hại viên sĩ quan trại huấn luyện và trung tâm chỉ huy miền Nam là Đại Tá Nguyễn Tuấn cùng gia quyến của ông sau khi trại huấn luyện bị bọn khủng bố Việt cộng tấn công. Viên chỉ huy đã bị lũ cộng phỉ ác ôn này chặt đầu, còn vợ và sáu người con của ông đã bị chúng bắn chết..

Ngay sau đó, tên khủng bố Nguyễn Văn Lém bị bắt cạnh một cái hố có xác chết của 34 người bị trói gô và hành quyết một cách man rợ; trong số nạn nhân có 8 người thuộc gia đình viên sĩ quan thuộc cấp của tướng Loan.

Tướng Nguyễn Ngọc Loan sau đó đã xử tên khủng bố man rợ Bảy Lém tại Thị Nghè (có tài liệu nói là trên đường Lý Thái Tổ, Ngã Bảy, Sài Gòn). Vụ việc được ký giả Eddie Adams nhanh tay chụp được.

Cựu Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan cùng gia đình di tản khỏi Việt Nam ngày 30/ 04/ 1975. Sau đó sang định cư ở Springfield, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ. Tại đây, gia đình ông mở một quán ăn nhỏ.

Ngày 14 tháng 7 năm 1998, ông từ trần vì bệnh ung thư vòm họng tại Burke, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 68 tuổi.

Sau khi tướng Loan chết, nhà báo Eddie Adams đã gửi thư tới viếng và bày tỏ sự ân hận vì những tác động của bức ảnh lên cuộc sống của tướng Loan sau này. Eddie Adams thông cảm cho nỗi dằn vặt mà tướng Loan phải chịu đến khi chết. Eddie Adams nói: “Ông ấy chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta (người Mỹ), không phải cuộc chiến của họ (người Việt). Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này. Nước Mỹ đáng lẽ phải tiếc thương ông ta. Tôi rất tiếc là đã để cho ông ta ra đi như thế này, trong khi người ta không hề biết một chút gì về ông ta cả. Bức ảnh này đã thực sự làm đảo lộn cuộc sống của ông ta. Ông không bao giờ đổ lỗi cho tôi. Ông nói với tôi nếu tôi không chụp bức ảnh này, thì người khác cũng sẽ chụp thôi, nhưng tôi đã cảm thấy áy náy trước ông và gia đình ông trong một thời gian dài. Tôi đã giữ liên lạc với ông ta. Lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện với nhau là cách đây khoảng sáu tháng, khi bệnh tình của ông ấy đã rất nặng rồi. Khi hay tin ông mất, tôi đã gửi hoa chia buồn”.

Trong các vòng hoa phúng điếu, có vòng hoa của ông Eddie Adams, trên đó có đính kèm danh thiếp ghi dòng chữ bằng tiếng Anh: “General: I’m so…sorry. Tears in my eyes” (Thưa Thiếu tướng, tôi rất ân hận. Lệ đã tràn đầy mắt tôi).

Bản điếu văn chia buồn của ông Eddie Adams sau đó được tuần báo Time đăng tải vào ngày 27 tháng 7 năm 1998.

Sáu năm sau đó, vào ngày 12 tháng 9 năm 2004, ông Eddie Adams cũng từ trần, hưởng thọ 71 tuổi. 

See Less
BRIAN VŨ 
http://content.time.com/time/magazine/article/0,9171,139659,00.html
.