CẦM BÀN TAY (Bông Lau)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of 2 people and outdoors

Binh sỹ Mỹ cầm tay thương binh VNCH.

May be an image of 6 people and outdoors

Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ cầm tay đồng đội bị thương vì mìn ở chiến trường Afghanistan năm 2011

Tấm hình thoạt trông rất bình thường. Một tấm hình người viết trích ra từ một thước phim quay ở đâu đó trên chiến trường Việt Nam cách đây nửa thế kỷ. Môt quân nhân Mỹ cầm bàn tay của một thương binh VNCH.
Không biết người Việt có thói quen đó không, nhưng các nhân viên cứu thương “medic” trên trực thăng Mỹ thường hay cầm tay người thương binh.
Người bị thương khi giao tranh ở mặt trận, hoặc nạn nhân của các tai nạn, thường bị sốc sợ hãi bị bỏ rơi. Trừ dân lì đòn tỉnh khô thì hỏng nói.
Khi bị sốc hoảng loạn, nhịp tim gia tăng sẽ làm tình trạng người thương binh trầm trọng hơn. Ra máu nhiều hơn và áp suất máu sẽ tụt xuống rất nguy hiểm. Do đó cầm tay là cách để trấn an người bị thương. Là cách diễn đạt bằng cử chỉ “Anh sẽ OK”.
Tâm lý rất quan trọng. Người bịnh sẽ mau lành nếu lạc quan. Các bác sỹ luôn luôn trấn an và cho bịnh nhân thêm niềm hy vọng để mau bình phục. Ít có bác sỹ nói toẹt móng heo với bịnh nhân: “Ông sắp chết rồi, xin thành thật chia buồn”.
Người Việt vốn nói nhiều nhưng hỏng có thói quen đụng chạm vào cơ thể người khác. Nhưng người thì Mỹ thì khoái ôm chầm. Vui ôm chầm thì hỏng nói rồi. Nhưng khi bạn bè hay người tình buồn bực phẫn nộ, thì cầm lấy bàn tay, ôm người ấy vào lòng, hay vuốt tay lên mái tóc. Người ấy sẽ hạ hỏa và nhịp tim đập chậm lại. Hỏng bị “tăng xông” đứng tim bất tử. Tốt cho sức khỏe.
Ghi chú:
Trong y khoa về sanh đẻ rất nổi tiếng ở các quốc gia tiền tiến về phương cách “Kangaroo Care” (kỹ thuật săn sóc ôm con như con Kangaroo đeo con trước bụng), dành cho các em bé chào đời quá sớm nên lá phổi không hô hấp đủ dưỡng khí, do đó cha mẹ được yêu cầu ôm các em bé bị thiếu dưỡng khí ấy vào lòng. Mỗi khi ôm đứa bé vào lòng thì biểu đồ dưỡng khí trên màn ảnh gia tăng một cách kỳ diệu. Phương cách này thiệt ra là copy từ cách nuôi trẻ sơ sanh thiếu tháng ở những quốc gia thế giới thứ 3 nghèo. Cha mẹ ôm con vào lòng dù đứa bé chưa đủ trí khôn để cảm nhận, nhưng tự nhiên hơi ấm nhịp tim của cha mẹ sẽ làm đứa trẻ mạnh khoẻ hơn mà không cần thuốc men. Khi đứa trẻ khôn lớn đến tuổi teen thì cha mẹ nhớ ôm con vào lòng để những đứa trẻ cảm thấy tự tin và được che chở nhiều hơn.