BẢN CHẤT DỐI TRÁ CỦA CỘNG SẢN – TỪ CHERNOBYL ĐẾN WUHAN (Bông Lau)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Image may contain: sky and outdoor

Thành phố Pripyat cách lò nguyên tử Chernobyl chỉ vài cây số.

Image may contain: sky and outdoor

Lò nguyên tử số 4 (unit 4) nổ và bị phá hủy.

Image may contain: sky and outdoor

Có khoảng 600 phi công Nga đã can đảm bay hàng ngàn phi vụ trực thăng thả khoảng 5500 tấn cát – chì – đất sét xuống lò nguyên tử số 4 ngăn không cho phóng xạ thoát ra nữa.

Image may contain: sky and outdoor

Trực thăng khổng lồ Mil Mi-26 trong một phi vụ dập tắt mây phóng xạ ở Chernobyl.

No photo description available.

No photo description available.

Image may contain: train, outdoor and water

Tiềm thuỷ đĩnh Kursk lúc sinh thời.

Image may contain: outdoor

Phần còn lại của Kursk, có 118 thuỷ thủ đoàn đã chết theo tàu ngầm.

Image may contain: ocean, sky, outdoor and water

Tàu ngầm bỏ túi AS-34 được tàu mẹ câu thả xuống và trục lên khỏi mặt nước.

Image may contain: outdoor

Tàu ngầm bỏ túi AS-34 của Nga dùng để tiếp cứu Kursk

Image may contain: one or more people

Dr. Li Wenliang đã can đảm gióng lên lời cảnh báo và đã bị người Cộng Sản trừng phạt

************

Vào lúc 01:23:40 khuya ngày 26 tháng 4 năm 1986 một tiếng nổ lớn phát ra ở khu vực nồi hơi nước (steam boiler). Sự nổ này phá hư hệ thống dẫn nước. Vài giây sau một tiếng nổ lớn hơn phát ra ở lò nguyên tử số 4 (reactor containment vessel). Nóc của tòa nhà chứa lò nguyên tử bị phá hủy. Các mảnh vụn và tàn lửa bắn tung tóe làm bốc cháy những tòa bên cạnh.

Tai nạn xảy ra vì ca buổi sáng tiến hành một cuộc thử nghiệm cấp cứu thường xuyên. Họ giảm công suất của lò nguyên tử để kích hoạt hệ thống phát điện chạy bằng dầu cặn. Ca buổi sáng chưa toàn tất cuộc thử nghiệm và ca đêm thay thế nhưng không được phối hợp. Nhân viên ca đêm cho rút các thanh điều chỉnh (control rods) trong lò nguyên tử lên quá mức ấn định làm năng suất và sức nóng của các thanh nhiên liệu nguyên tử uranium (fuel rods) tăng vọt quá sức chịu đựng làm nổ bung hệ thống áp suất hơi nước.

Một số tài liệu khác cho rằng nguyên nhân của tai nạn này là do trục trặc kỹ thuật. Tuy nhiên không ai biết chính xác tại sao vì những nhân chứng đó đã chết vì bị nhiễm phóng xạ.

Sau những tiếng nổ, nhân viên ca đêm làm việc kế cạnh lò nguyên tử chạy ra ngoài để coi cho rõ sự tàn phá. Họ thấy phần trên của tòa nhà chứa lò số 4 đã sụp đổ. Một nhân viên sống sót tên Alexander Yuvchenko kể rằng ông thấy từ tòa nhà đổ nát có những tia sáng xanh biếc như tia laser rọi lên nền trời đến vô tận. Hiện tượng này là do phản ứng điện từ (ionized-air glow) trong không khí khi tiếp xúc với năng lượng nguyên tử. Một đám mây phóng xạ bốc lên cao từ lò nguyên tử đã bị hủy diệt.

Khoảng 10 phút sau một toán cứu hỏa đóng ở gần nhà máy điện nguyên tử Chernobyl (nay thuộc về Ukraine) được điều động tới để dập tắt các đám cháy. Họ không được thông báo là lò nguyên tử số 4 đã bị phá hủy và họ cũng không biết phóng xạ đã bao trùm không gian.

Các nhân viên cứu hỏa đó đã thu dọn các tảng than chì (graphite) lá chắn lò nguyên tử bể nát nằm rãi rác khắp nơi. Có người dùng tay không để cầm lên và thấy vẫn còn nóng. Họ báo cáo có cảm giác như nhiều kim nhọn đâm vào da mặt và lưỡi nếm được chất kim loại trong miệng và cổ họng.

Xe cứu hỏa của họ đã hết nước và một vài nhân viên cứu hỏa tình nguyện dùng thang để lên hút nước ở một hồ nước trên cao. Và không ai thấy họ quay lại nữa.

Có khoảng 600 phi công Nga đã can đảm bay hàng ngàn phi vụ trực thăng thả khoảng 5500 tấn cát – chì – đất sét xuống lò nguyên tử số 4 ngăn không cho phóng xạ thoát ra nữa. Một trực thăng bay đụng một cần trục ở Chernobyl rớt làm hai phi công tử nạn. Một số phi công Nga tham dự công tác Chernobyl một thời gian sau chết vì bịnh ung thư. Họ là những anh hùng vô danh đi vào chỗ chết giống các nhân viên cứu hỏa Mỹ vẫn hiên ngang tiến lên các tầng cao của tháp đôi bị khủng bố đánh sập ở New York ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Thành phố Pripyat cách lò nguyên tử Chernobyl vài cây số (xem hình đính kèm) vẫn không biết tai nạn khủng khiếp vừa xảy ra và mọi người vẫn sinh hoạt bình thường. Sau vụ nổ vài tiếng đồng hồ nhiều người dân sống ở đây cảm thấy rất nhức đầu, ói mửa và ho. Họ cũng nếm được mùi vị kim loại trong cổ họng.

Phải đến 11 giờ sáng ngày 27 tháng 4 đảng Cộng Sản Liên Xô mới ra lịnh di tản dân chúng ở thành phố Pripyat ra khỏi vòng đai Chernobyl 10 cây số. Tức là sau 36 tiếng đồng hồ lò nguyên tử bị nổ.

Tội nghiệp những người dân Liên Xô khi ấy rất hiền lành kỷ luật và tin tưởng tuyệt đối vào đảng Cộng Sản. Họ không hốt hoảng và trật tự lên những chiếc xe buýt do chính quyền đem đến. Họ không đem gì theo ngoài quần áo mặc trên người và một ít dụng cụ cá nhân vì các viên chức nhà nước nói họ chỉ ra đi ba ngày rồi trở về. Những ngày sau đó vòng đai di tản được nới rộng ra 30 cây số.

Đối với thế giới bên ngoài, không ai biết tai nạn đã xảy ra ở Chernobyl vì đảng Cộng Sản Liên Xô cố tình giấu nhẹm.

Đến sáng ngày 27 tháng 4, nhà máy điện nguyên tử Forsmark của Thụy Điển cách Chernobyl 1000 cây số về phía tây báo động vì độ phóng xạ trong không khí gia tăng khác thường. Nhân viên ở đây lập tức báo cáo lên cơ quan An Toàn Phóng Xạ Thụy Điển (Swedish Radiation Safety Authority). Cơ quan này điều tra và xác định phóng xạ đó không phát xuất từ Thụy Điễn.

Chính quyền Thụy Điễn sau đó liên lạc với nhà cầm quyền Liên Xô để tìm hiểu có phải một tai nạn nguyên tử vừa xảy ra ở Liên Bang Xô Viết. Lúc đầu Liên Xô chối bai bải nhưng sau khi nghe Thụy Điễn cho biết sửa soạn làm đơn khiếu nại với Cơ quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (International Atomic Energy Agency). Khi ấy Liên Xô mới thú nhận lò nguyên tử Chernobyl của họ đã tan tành rồi.

Có khoảng 30 người chết sau hai loạt nổ ở Chernobyl. Hai tháng sau số người chết tăng lên 60 vì bị nhiễm phóng xạ. LHQ ước tính có khoảng 4000 người bỏ mạng vì các chứng ung thư do phóng xạ gây nên nhiều năm sau đó. Các quốc gia có công dân bị nhiễm phóng xạ là Ukraine, Liên Bang Nga và Belarus.

Khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ ngày 26 tháng 12 năm 1991. Đảng Cộng Sản Liên Xô giải thể nhưng tư duy và thói quen của một hệ thống tuyên truyền bưng bít vẫn còn và tinh thần đó đã được tiếp nối trong cơ cấu cầm quyền của Cộng Hòa Liên Bang Nga cho đến bây giờ.

Ngoài những tai nạn nổ nguyên tử trên bờ được dấu nhẹm, Liên Xô sau trở thành Liên Bang Nga, còn có một quá trình bưng bít các tai nạn của tiềm thủy đĩnh. Những tai nạn thảm khốc đó được liệt kê như sau:

1. Tiềm thủy đĩnh Liên Xô S-80 — Tai nạn xảy ra ngày 27 tháng Giêng 1961 ở biển Barent, có 68 người chết.

2. Tiềm thủy đĩnh Liên Xô B-37 — Tai nạn xảy ra ngày 11 tháng Giêng 1962 ở căn cứ Hạm đội Phương Bắc thành phố Polyarny, có 122 người chết.

3. Tiềm thủy đĩnh Liên Xô K-129 — Tai nạn xảy ra ngày 08 tháng Ba 1968 ở phía bắc Hawaii, có 98 người chết.

4. Tiềm thủy đĩnh nguyên tử Liên Xô K-8 — Tai nạn xảy ra ngày 12 tháng Tư 1970 ở phía bắc Tây Ban Nha, có 52 người chết.

5. Tiềm thủy đĩnh nguyên tử Cộng Hòa Liên Bang Nga – Kursk — Tai nạn xảy ra ngày 12 tháng Tám 2000 cũng ở biển Barent, có 118 người chết.

Nhưng bi thảm nhứt phải nói là chiếc Kursk thuộc lớp Oscar II của Hạm Đội Phương Bắc Hải Quân Nga.

Trong một cuộc thực tập bắn ngư lôi giả có nhiều tiềm thủy đĩnh và chiến hạm Nga tham dự. Một ngư lôi trên chiếc Kursk bị hở mối hàn làm nhiên liệu high-test peroxide (HTP) là một loại thuốc nổ để đẩy ngư lôi, bị thoát ra ngoài và phát nổ.

Nhiên liệu ngư lôi HTP bùng nổ đã phá hủy ngăn 1 và 2 của chiếc Kursk và giết chết những thủy thủ làm việc ở các hai ngăn này. Kursk chìm xuống đáy biển sâu khoảng 100 mét (354 ft).

Hai phút 15 giây sau, đám cháy ở hai ngăn 1 và 2 làm khoảng 5 tới 7 ngư lôi nổ tung. Sức công phá khủng khiếp của các đầu đạn này mạnh hơn hai tấn TNT. Phần mũi của chiếc Kursk bị xé toạt ra một lỗ hổng lớn.

Hải Quân Nga ở khu vực đó có ghi nhận các tiếng nổ nhưng không nghĩ đó là của chiếc Kursk. Họ không còn nhận tín hiệu liên lạc của chiếc tiềm thủy đĩnh xấu số nữa và cứ tưởng hệ thống liên lạc của chiếc Kursk bị trục trặc kỹ thuật.

Mãi hơn sáu tiếng đồng hồ vắng bóng và im lặng vô tuyến, Hải Quân Nga mới bắt đầu cho tàu chiến và máy bay đi tìm chiếc Kursk.

Tại hậu cứ của chiếc Kursk là Vidyayevo, Murmansk Oblast. Gia đình của binh sỹ phục vụ trên chiếc tiềm thủy đĩnh Kursk nghi ngờ tai nạn đã xảy ra nên chất vấn các cấp chỉ huy ở đây. Các sỹ quan Nga ở Vidyayevo đã nói láo với báo chí, mẹ và vợ của những người xấu số là chiếc Kursk “đã hoàn tất cuộc thực tập tốt đẹp”. Họ cũng đã không báo cáo tình trạng của Kursk lên cấp trên ở Moscow.

Đúng 11:29:34 giờ máy dò địa chấn của Na Uy (Norwegian seismic array (NORSAR)) ghi nhận được tiếng nổ đầu tiên chính xác ở tọa độ 69°38′N 37°19′E. Đúng 2 phút 14 giây sau, các máy dò địa chấn ở khắp Bắc Âu nhận được tín hiệu của tiếng nổ thứ hai mạnh hơn 250 lần (4.2 Richter scale) so với tiếng nổ thứ nhứt ở tọa độ 69°36′N 37°34′E, cách tiếng nổ đầu tiên 400 mét.

Máy dò địa chấn của Mỹ ở Alaska cũng nhận được tín hiệu của tiếng nổ thứ hai.

Ngay chiều thứ Bẩy hôm ấy Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Sandy Berger và Bộ Trưởng Quốc Phòng William Cohen của TT Bill Clinton ở Washington được báo cáo là chiếc Kursk đã bị chìm. Trong khi đó báo chí Nga có đăng đoạn phim ông trùm Vladimir Putin mặc áo sơ mi đang ăn thịt nướng BBQ ở một ngôi biệt thự nghỉ mát của ngài ở vùng biển Đen phía nam Liên Bang Xô Viết và hoàn toàn hổng biết gì về tai nạn vừa xảy ra.

Các quốc gia trong khối NATO như Anh Quốc, Pháp, Đức, Ý và Na Uy báo động và đề nghị hợp tác trong công cuộc cấp cứu. Đặc biệt Hoa Kỳ muốn dùng hai tàu lặn độ sâu tối tân (deep submergence rescue vehicles) của mình để giúp HảI Quân Nga cấp cứu chiếc Kursk.

Tuy nhiên Cộng Hòa Liên Bang Nga đã phản ứng co rúm lại giống hệt Trung Cộng trong biến cố coronavirus vừa qua. Có lẽ vì sĩ diện hão nên quốc gia khổng lồ này đã từ chối đề nghị giúp đỡ của phe đồng minh NATO.

Không những không cho khối NATO tham dự công tác cấp cứu. Nhà cầm quyền Liên Bang Nga thoạt đầu phịa tàu ngầm của mình đụng phải thủy lôi còn sót lại từ Đệ Nhị Thế Chiến. Sau đó Nga đổ thừa chiếc Kursk đã đụng phải tàu ngầm của Hoa Kỳ. Họ còn tung hình ảnh vu khống một tiềm thủy đĩnh của Mỹ bị hư hại sau khi đụng phải chiếc Kursk và đang được sửa chữa, ở một hải cảng Bắc Âu.

Dưới đáy biển Barent buốt giá cực bắc của Liên Bang Sô Viết gần thành phố Murmansk, tiềm thủy đĩnh Kursk một sản phẩm tuyệt hảo của Hải Quân Nga vốn có uy tín không thể bị chìm và có thể chịu đựng được sự công phá của ngư lôi địch bắn trúng. Kursk nằm im lìm, phần đầu của nó tan nát.

Theo tài liệu tối mật của Hải Quân Nga công bố cho báo chí vào tháng 8 năm 2002 thì có 23 thủy thủ Nga làm việc ở ngăn 6 cho đến ngăn 9 ở phần đuôi tàu ngầm sống sót sau khi chiếc Kursk chìm. Họ rút lui về ngăn cuối rất nhỏ hẹp và chờ đợi. Nơi đây vẫn còn một ít ánh sáng từ những bình điện độc lập chỉ hoạt động một thời gian ngắn và có một cửa thoát hiểm ra bên ngoài.

Có hai mảnh giấy được bọc trong bao nylon để không thấm nước được tìm thấy trong túi quần, ghi lại những dòng chữ nguệch ngoạc của Trung Úy Dmitri Kolesnikov chỉ huy toán quân này:

“Bây giờ là 13:15. Tất cả nhân viên ở ngăn 6, 7, 8 đã di chuyển vào ngăn 9 này, có 23 người ở đây. Chúng tôi cảm thấy tình trạng xấu và bị suy nhược vì thán khí carbon dioxide…. áp suất trong ngăn đang gia tăng. Nếu chúng tôi thoát ra để trồi lên mặt nước chúng tôi sẽ không sống sót. Chúng tôi sẽ không sống quá một ngày. Tất cả nhân viên quyết định đến ngăn 9 này. Chúng tôi quyết định như vậy vì biết sẽ không có ai thoát hiểm được…”

Trung Úy Kolesnikov viết thêm lên một mảnh giấy thứ hai vào lúc 15:15. Dòng chữ rất khó đọc vì nơi ấy đã chìm vào bóng tối:

“Ở đây tối để có thể viết, nhưng tôi sẽ cố gắng viết bằng cảm giác. Có vẻ như không còn cơ hội nữa, 10–20%. Hãy hy vọng ít ra sẽ có người đọc được những dòng chữ này. Đây là danh sách những người ở những khu vực khác, bây giờ họ đang ở khu 9 này và tìm cách thoát ra ngoài. Trân trọng gởi đến tất cả mọi người, không có gì phải tuyệt vọng. Kolesnikov”.

Đó là những dòng chữ bình thản của một sỹ quan Nga đang đối diện với cái chết đến từ từ.

Trong khi đó trên mặt nước, qua ngày hôm sau Chủ Nhật chiến hạm Hải Quân Nga mới xác định được khu vực chiếc Kursk đã chìm. Họ thả xuống một tàu ngầm bỏ túi AS-34 do 5 thủy thủ điều khiển và có thể chở được 20 hành khách.

Trong khi tàu lớn thả neo để chuẩn bị câu tàu ngầm bỏ túi AS-34 xuống nước. Người ta nhận được tín hiệu SOS phát ra từ khu vực chiếc Kursk chìm. Nhưng các viên chức Nga cho rằng đó là tiếng va chạm của sợi dây xích có gắn mỏ neo chạm vào thành tàu nên đã không có phản ứng gì.

Chiếc AS-34 lặn xuống tìm kiếm rồi bỗng va chạm mạnh vào đuôi lái của chiếc Kursk nên hư hại và phải được câu lên để sửa chữa. Khi đưa chiếc AS-34 xuống nước lại, hoạt động không bao lâu thì phải trồi lên vì hết điện. Các nhân viên trên tàu mẹ mới khám phá ra là họ không có những bình điện ắc quy dự phòng cho chiếc AS-34 nên phải cắm điện sạc theo phương pháp cổ điển.

Thời tiết bỗng xấu đi gây khó khăn cho công tác tiếp cứu. Chiếc AS-34 lại được câu lên tàu mẹ vì không thể hoạt động hữu hiệu trong điều kiện biển động. Trong khi AS-34 loay hoay tìm cách cứu chiếc Kursk thì người ta nghe những tiếng gõ mạnh tín hiệu SOS phát ra từ vách của chiếc tàu ngầm bất hạnh.

Sau năm ngày cố gắng tìm cách mở các cửa cấp cứu của Kursk, Hải Quân Nga đã bỏ cuộc. Ngày 17 tháng 8, Tổng Thống Putin chính thức chấp thuận để Anh Quốc và Na Uy đảm trách công việc tiếp cứu tiềm thủy đỉnh Kursk. Sau ba ngày các người nhái Na Uy đã vào được bên trong chiếc Kursk. Họ thấy nhiều xác chết lơ lửng trong một khung cảnh hoang tàn thảm khốc. Tất cả đã chết.

Trận dịch coronavirus phát ra từ thành phố Wuhan Hoa Lục tương tự như tai nạn nổ nguyên tử ở Chernobyl, tiềm thủy đĩnh Kursk, và hàng ngàn tai nạn thảm khốc khác đã xảy ra nơi các thiên đường Cộng Sản.

Trung Cộng và tất cả nhà cầm quyền chuyên chính Cộng Sản đều có cùng một phản ứng thứ tự lớp lang khi tai nạn xảy ra như: Phủ nhận – vu khống – rồi tự sướng về sự ưu việt của mình.

Trung Cộng đã tìm cách ém nhẹm các dữ kiện về trận dịch coronavirus với thế giới bên ngoài, từ chối sự giúp đỡ của phuơng Tây và đã để khoảng bốn triệu người trốn thoát khỏi thành phố Wuhan như một đàn ong vỡ tổ. Trong đó có rất nhiều người đã bị nhiễm siêu vi khuẩn corona. Đó là hệ lụy mà cả thế giới phải gánh chịu hiện nay.

Đã không biết xin lỗi mà còn tổ chức liên hoan ăn mừng mình đã có công chận đứng cơn đại dịch ở Hoa Lục trong khi cả thế giới đang quằn quại. Tại sao người Cộng Sản có những hành động kệch cỡm vô trách nhiệm như vậy?

Sự thiếu vắng của một hệ thống tam quyền phân lập và đa nguyên đa đảng để kiểm soát lẫn nhau và tranh đua làm những điều tốt lành, khiến cơ chế độc đảng chuyên chính trở nên thối nát và vô đạo. Họ sẵn sàng lừa bịp dư luận và tự tô vẽ cho chính mình một hình ảnh hoàn mỹ, một giai cấp lãnh đạo xuất chúng phi thuờng. Tập Cận Bình và Vladimir Putin không thể xin lỗi và thú nhận mình đã sai lầm vì cái tôi quá vỹ đại.

Các lãnh tụ Cộng Sản còn mắc căn bịnh tự ti mặc cảm truớc các quốc gia tiền tiến dân chủ pháp quyền như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản v.v. nên họ không thể chấp nhận các quốc gia này vào cứu giúp để thấy rõ một hệ thống yếu kém lạc hậu. Không những đóng cửa giấu kín, họ còn phản ứng theo thói quen tự nhiên là tất cả thảm kịch đều do người Mỹ gây ra. Tàu ngầm Mỹ đã đụng chiếc Kursk, Lục Quân Hoa Kỳ đã cấy siêu vi khuẩn corona lên Hoa Lục.

Nhưng tất cả các chiến tuyến đẫm máu và phía bên kia các ý thức hệ, đều có những anh hùng hào kiệt coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Họ là những nhân viên cứu hỏa Liên Xô lừng lững đi vào đám mây phóng xạ ở Chernobyl và những phi công trực thăng Nga không được trang bị dụng cụ chống phóng xạ tối tân như phuơng Tây nhưng miệt mài bình thản hoàn tất các phi vụ được giao phó. Những y tá bác sỹ ở Wuhan, như Dr. Li Wenliang, đã can đảm gióng lên lời cảnh báo và đã bị người Cộng Sản trừng phạt. Họ đã oai hùng nằm xuống để người khác được sống.

https://en.wikipedia.org/wiki/Chernobyl_disaster

https://en.wikipedia.org/wiki/Kursk_submarine_disaster