TƯỞNG NIỆM HÚY NHẬT THỨ 57 CỐ TT NGÔ ĐÌNH DIỆM, NGƯỜI CÓ CÔNG KHAI SÁNG NỀN CỘNG HÒA VIỆT NAM

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Nhà giáo nhà báo Trần Phong Vũ nguyên là Chủ bút nguyệt san Đường Sống (1980-1993) và nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân (2000-2012). Cùng với nhà văn Uyên Thao xây dựng Tủ sách Tiếng Quê Hương ở Hoa Kỳ.

Tác giả của 10 tác phẩm xuất bản ở hải ngoại.

NGUYỄN CHÍ THIỆN – TRÁI TIM HỒNG http://www.chinhnghiavietnamconghoa.c…

Bút Ký NGUYỄN CHÍ THIỆN,TRÁI TIM HỒNG- Tác giả TRẦN PHONG VŨ- Diễn đọc TÂM AN (Ph. 1/40) https://www.youtube.com/watch?v=NP3Kd…

Tủ Sách Tiếng Quê Hương https://tiengquehuong.wordpress.com/t…   

Đầu tháng 11 năm 2020, đánh dấu 57 năm Tổng Thống Ngô Đình Diệm vị quốc vong thân. Cuộc đảo chánh diễn ra ngày 1 tháng 11 năm 1963 đưa đến sự sát hại TT Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu, đã đưa đất nước VN vào một khúc quanh lịch sử, tác động lớn lao đến sự sụp đổ của miền Nam VN sau đó, và ảnh hưởng đen tối của nó kéo dài cho tới tận ngày nay. 

——————————

   Hàng năm, người Việt ở trong nước và hải ngoại vẫn tưởng niệm người đã có công khai sáng nền CHVN – một thể chế dù chỉ tồn tại 20 năm ngắn ngủi, nhưng di sản còn lại đến nay vẫn sáng chói dù trải qua bao tang thương dâu bể.

Học giả Geoffrey Shaw, một sử gia nổi tiếng người Canada, đã gọi TT Ngô Đình Diệm là người có sứ mệnh từ trời để giúp dân tộc VN thoát khỏi sự cai trị của chủ nghĩa CS, nhưng không may cho dân tộc VN, TT Diệm đã bị các tướng tá với sự ủng hộ của người Mỹ, phản bội và giết hại dã man. Học giả Shaw cho rằng nhân sinh quan của TT Diệm chịu sự ảnh hưởng lớn và kế thừa tinh thần quốc gia từ thân phụ là cụ Ngô Đình Khả, một quan đại thần triều Nguyễn. Trong thời Pháp thuộc, khi cố vấn cho các vị vua có tinh thần chống Pháp (Thành Thái, Duy Tân…) cụ Ngô Đình Khả nêu bật chủ trương không muốn đổ máu để tránh hao tổn xương máu đồng bào ruột thịt, cụ tin cách mạng phải thực hiện qua giáo dục thay vì sử dụng bạo lực

Một trong những công lao lớn của TT Diệm là đón nhận, phân bổ và ổn định 1 triệu người miền Bắc di cư vào Nam sau hiệp định Geneve 54. Trong buổi giao thời khi chiến tranh Việt-Pháp vừa kết thúc, đất nước chia đôi, ruộng vườn còn bỏ hoang, miền Nam lúc đó năm phe 7 phái: nào Bình Xuyên nổi loạn, phe thân Pháp, phe thân Cộng, chưa kể sự phá hoại ngấm ngầm của thực dân Pháp không muốn bỏ thuộc địa, người Mỹ cũng đang muốn nhảy vào. Trong tình thế khó khăn, nhiễu nhương lúc ấy, TT Diệm đã thu hồi chủ quyền từ tay người Pháp để thiết lập nền Đệ Nhất CH với một Quốc hội Lập hiến. Người Bắc di cư được giúp đỡ để an cư lạc nghiệp, người dân miền Nam thời đó cũng được hưởng cuộc sống tự do, an bình hơn đồng bào miền Bắc rất nhiều, có thể nói TT Diệm đã xây dựng nền tảng kinh tế, giáo dục nhân bản, văn hóa, xã hội cho miền Nam và là người  đưa miền Nam từ chiến tranh sang một thời kỳ vàng son nhất trong lịch sử cận đại. 

M một trong những dự án nổi bật là “ấp chiến lược” tức chương trình xây dựng nông thôn. Chính quyền TT Diệm thời đó hiểu rõ phe nào nắm nông thôn sẽ đạt thắng lợi trong cuộc chiến Quốc-Cộng và vì muốn cách ly thường dân ra khỏi lực lượng du kích quân Giải phóng miền Nam, chính phủ Diệm với sự hỗ trợ của các cố vấn Anh và Mỹ vào năm 1962 đã cho ra đời kế hoạch Ấp chiến lược. Nông dân tại các ấp chiến lược nhận được sự bảo vệ và hỗ trợ kinh tế của chính phủ với mục đích cô lập lực lượng du kích quân ra khỏi dân cư để dễ dàng tiêu diệt, chiến thuật “tát nước để bắt cá” đã khiến mặt trận du kích chiến của cộng sản bị ngưng trệ, thế nhưng rất tiếc sau khi nền DNCH sụp đổ vào cuối 1963, Ấp chiến lược cũng bị phá bỏ…

Nói đến sự  sụp đổ của DNCH, phải nhắc vấn đề khủng hoảng tôn giáo. Tuy nhiên, dưới thời chính phủ Ngô Đình Diệm, số Phật tử nắm giữ những chức vụ quan trọng chiếm phần lớn trong moị lãnh vực từ dân sự đến quân sự, từ chính phủ đến quốc hội và tư pháp. TT Diệm đã bổ nhiệm và gắn lon tướng, từ chuẩn tướng lên đại tướng cho hơn 20 tướng lãnh là Phật Tử, đều được TT bổ nhiệm vào những chức vụ quan trọng chính phủ và quân đội. Có ý kiến nói rằng TT NĐDiệm là người có công giúp các đạo giáo phục hưng và phát triển ở miền Nam, trong đó có đạo Phật. Trong cuốn “Phật Giáo tại Việt Nam” của cư sĩ Mai Thọ Truyền là Chủ Tịch Hội Phật Học Nam Việt, cho biết lúc ông Diệm lên cầm quyền, số chùa tại miền Nam là 2206. Khi TT Diệm bị lật đổ, số chùa lên đến 4776, tức đã gia tăng hơn gấp đôi. Thời gian 1954 đến 1963 là thời kỳ Phật Giáo phát triển huy hoàng, với việc chính phủ Ngô Đình Diệm đóng góp 9 triệu đồng (tiền VNCH) để trùng tu và xây cất chùa chiền. Nhiều tu viện, chùa và Phật Đường đã được xây dựng như Chùa Xá Lợi, một ngôi chùa lớn và nổi tiếng ở miền Nam từng là trụ sở chính của hội Phật học Nam Việt.  

   Mặc dù lịch sử đã sang trang, song những di hại khởi đi từ cái chết của TT Diệm là một trong những nguyên nhân đưa đến việc Miền Nam tự do mất vào tay CS, thực trạng tồi tệ ngày nay là CSVN ngày càng lộ rõ dã tâm bán nước cho TC, Việt Nam ngày nay đã trở thành một trong những quốc gia lạc hậu nghèo đói nhất khu vực, tài nguyên suy kiệt, môi trường ô nhiễm, văn hóa suy đồi tận gốc rễ, VN trên bờ vực trở thành một thuộc địa của TC.