“Cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 đã đưa đất nước Việt Nam vào một khúc quanh lịch sử. Cái chết của hai anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông là Ngô Đình Nhu, những tướng lãnh tham gia cuộc đảo chánh không ai biết người ra lệnh thủ tiêu hai ông là ai nhưng sau khi tro bụi của cuộc cách mạng lắng xuống những gương mặt đứng phía sau giật dây cho cuộc tàn sát ấy bắt đầu được điểm danh và lịch sử luôn công bằng cho từng người một”
Tại sao phải giết Tổng thống Ngô Đình Diệm?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Mặc Lâm phỏng vấn ông Bùi Kiến Thành, một nhân chứng lịch sử, một người bạn, người cố vấn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm từ những ngày đầu tiên khi từ Mỹ trở về Việt Nam chấp chính cho tới khi biến cố xảy ra.
Cái tốt và chưa tốt của chế độ Đệ nhất Cộng hòa
Mặc Lâm: Thưa ông Bùi Kiến Thành, xin cảm ơn ông cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Ngày 1 tháng 11 hàng năm có lẽ ai theo dõi tình hình Việt Nam trong lịch sử đương đại đều nhớ là ngày mà cuộc đảo chính không những lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm mà còn giết cả hai anh em ông ấy tại Sài gòn vào năm 1963. Ông có nhận đình gì về ngày lịch sử này thưa ông?
Bùi Kiến Thành: Có lẽ cũng là một ngày chúng ta nên ôn lại cái được và cái chưa được cái tốt và cái chưa tốt của chế độ Đệ nhất Cộng hòa để chúng ta rút bài học.
Mặc Lâm: Vâng, trước khi đi sâu hơn vào chi tiết xin ông vui lòng cho biết về mối quan hệ của ông với Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Bùi Kiến Thành: Trong khi tôi học ở Columbia vào những năm 1952 cho tới năm 1954 lúc đó thì chí sĩ Ngô Đình Diệm đang ở New Jersey. Cứ mỗi cuối tuần thì ông qua New York thăm chơi với tôi cùng một anh bạn nữa là anh Bùi Công Văn, ảnh là phóng viên của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Cứ tối thứ Bảy thì ông qua ngồi nói chuyện suốt đêm cho tới sáng Chủ Nhật thì ông đi lễ, đi lễ về rồi lại nói chuyện suốt ngày, tới chiều Chúa Nhật thì ông trở lại tu viện Maryknoll.
Chúng tôi sống với nhau trong cảnh bạn cố tri trao đổi như thế trong suốt gần hai năm tại New York trước khi ông Diệm về bên Pháp và sau đó về làm Thủ tướng chánh phủ.
Sau khi ông Diệm về làm Thủ tướng chính phủ chấp chánh vào ngày mùng 7 tháng 7 thì ông Diệm gửi điện qua New York và Washington yêu cầu tôi trở về để giúp đỡ. Ngày 23 tháng 8 năm 1954 sáu anh em chúng tôi là cựu sinh viên của các đại học Mỹ về giúp cho ông Diệm trong thời kỳ rất là khó khăn. Làm Thủ tướng mà không có cảnh sát không có quân đội chỉ vỏn vẹn có 27 sĩ quan đi theo mà thôi.
Lý do lật đổ TT Ngô Đình Diệm
Phương Thanh (Vietnam America TV) trình bày
*
* *
* *
Dư âm buồn của một gia đình .
Cụ Ngô Đình Khả ( 1857-1923 ) là Hiệu Trưởng đầu tiên của trường Quốc Học Huế .
Hình gia đình cụ Ngô Đình Khả (chụp khoảng năm 1905 ) từ trái qua phải :
Ngô Đình Thị Giao , Phạm Thị Thân (Bà Ngô Đình khả) , Ngô Đình Thị Hiệp , Ngô Đình khả , Ngô Đình Thục , Ngô Đình Diệm ,Ngô Đình Khôi.
* Ngô Đình Khôi , Ông và con trai lớn là:
* Ngô Đình Huân bị Việt Minh xử tử cùng với Phạm Quỳnh cuối tháng 8 /1945 .
* Ngô Đình Diệm và em là :
* Ngô Đình Nhu bị sát hại ngày 2 / 11/ 1963 .
* Ngô Đình Cẩn em ông Nhu , bị xử bắn ngày 9 /5 / 1964 .
* Ngô Đình Lệ Thủy con gái ông bà Ngô Đình Nhu mất vì tai nạn giao thông ngày 12 / 04 / 1967 khi mới 22 tuổi .
* Ngô Đình Lệ Quyên con gái ông bà Ngô Đình Nhu mất ngày 16 / 04 / 2012 vì tai nạn giao thông .
* Nguyễn Văn Thuận con Bà Ngô Đình Thị Hiệp (người đang còn được bế trên tay ) , Tổng Giám Mục Phó Sài Gòn , bị bắt ngày 15 / 8 / 1975 . sau 13 năm bị cầm tù mà không có án (trong đó có 9 năm biệt giam ) , được trả tự do ngày 21/ 11/ 1988 nhưng vẫn bị quản chế tại Hà Nội . Khi được phép chữa bệnh ở nước ngoài , ngày 21/ 9 / 1991, nhà cầm quyền Hà Nội thông báo Ông không được phép trở lại Việt Nam bao giờ nữa !
Vu Ngo Vinh
https://phailentieng.blogspot.com/2015/10/tai-sao-phai-giet-tong-thong-ngo-inh.html?fbclid=IwAR1E8dnYdt96HZK8sWNYvo-dOO9ron4rQBfQOvFBS2NCP8IAM0VUYwspwFc