… Sự đoàn kết của người Việt Quốc Gia sẽ là điều mà VC rất ngại và chúng không bao giờ muốn nhìn thấy nên luôn tìm cách quậy phá, ly gián…
Không ít người than phiền rằng người Việt Nam không đoàn kết, nhưng đối với tôi, người Việt Nam hay người Việt Quốc Gia có đoàn kết. Chưa ai hài lòng về tình đoàn kết của người Việt tỵ nạn VC tại hải ngoại; điều này có thể hiểu được và thông cảm được, bởi chắc chắn sự đoàn kết của người Việt Quốc Gia sẽ là điều mà VC rất ngại và không bao giờ muốn nhìn thấy. Chính vì thế, VC luôn tìm cách quậy phá, ly gián để chúng ta mất tình đoàn kết. Tôi cũng chưa hài lòng về tình đoàn kết của người Việt tại hải ngoại, nhưng tôi không dành thì giờ mà ngồi một chỗ để ta thán sự thiếu sót đó.
Việt cộng và bọn tay sai luôn tạo ấn tượng là “người Quốc Gia không đoàn kết” để mọi người hoang mang và nản lòng. VC tạo ra những xáo trộn trong các sinh hoạt để mọi người nhìn đâu cũng thấy “VC”, nhìn đâu cũng có “kẻ gian”. Ngay cả những thành phần không bao giờ làm gì cả, ai chết mặc ai, họ không tốn một xu hay nhỏ một giọt mồ hôi cho sinh hoạt cộng đồng hay chống cộng; nếu ngoài cộng đồng ai có treo cờ Vàng họ cũng không để ý, hoặc cờ đỏ của VC có xuất hiện họ cũng không bận tâm hay cảm thấy bị xúc phạm. Vậy mà thành phần này cứ luôn miệng than phiền là “Người Việt không đoàn kết”. Nếu người Việt Quốc Gia chống cộng không ý thức điều này thì lập tức chúng ta đã trúng kế VC.
Thiết nghĩ, muốn đoàn kết để chống cộng, trước hết người Quốc Gia chân chính cần phải đâu lưng lại. Hai chữ “đâu lưng” mang hơn một ý nghĩa, vừa nghĩa bóng và nghĩa đen. Nghĩa đen là động từ cho việc làm có tính cách đoàn kết một lòng theo kiểu nói của người Việt là “chung lưng đấu cật”. Nghĩa bóng của hai chữ “đâu lưng” còn để ám chỉ sự quay lưng, xa cách dần về mặt tình cảm giữa hai vợ chồng. Tuy nhiên, cũng trong đời sống vợ chồng, khi họ gặp những khó khăn cần vượt qua thì sự “đâu lưng” lại, đã trở nên tích cực trong việc giải quyết những nan đề chung. Do đó, trong tình vợ chồng, muốn xây dựng hạnh phúc gia đình, luôn cần hai người, còn muốn đạp đổ hạnh phúc, chỉ cần một người. Trong sinh hoạt ngoài đời, kể cả những nơi được cho là thiêng liêng, nếu muốn xây dựng thì khó, bởi cần nhiều bàn tay khối óc, cần sự đoàn kết đích thực, nếu muốn đạp đổ hay quậy phá thì chỉ cần một đứa xấu hay vài đứa tệ là xong.
Trong mặt trận đấu tranh chống kẻ thù chung, ý nghĩ của hai chữ “đâu lưng” là biểu hiện “thế thủ” của tình đồng đội hay chiến hữu, trước kẻ thù. Khi nhắm đến hướng có đối phương, tức là ở “thế công”, và trước khi phản công hay tấn công kẻ thù, người chiến sĩ phải luôn “đâu lưng” lại để chiến đấu. Có “đâu lưng” thì mới nhìn rõ lực lượng của kẻ thù trên nhiều kía cạnh khác nhau. Trong đấu tranh, có đâu lưng lại, mới nhận dạng được kẻ thù chung một cách thấu đáo trên nhiều mặt trận. Trong mặt trận đấu tranh chính trị, có đâu lưng lại, mới có sự cảm thông và tránh được tình trạng “đâm sau lưng chiến sĩ”, hoặc “quân ta bắn quân mình”.
Nếu Người Quốc Gia tại hải ngoại không đoàn kết thì cờ đỏ của VC đã lấn áp cờ Vàng từ lâu. Nếu ai cho rằng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại không đoàn kết thì tại sao bọn VC ra hải ngoại, xuất hiện tại các hội trường bằng cửa hong, mà rút lui bằng cửa hậu? Nếu người Việt hải ngoại không đoàn kết và thiếu trách nhiệm thì tại sao từ tháng tư đen, 30-4-75 đến giờ, chúng ta vẫn không quên đồng bào bên quê nhà?
Nhiều người đã thành công trong cuộc sống, hoặc hài lòng với những gì mình có, nhưng tại sao họ không chỉ lo hưởng thụ mà lại tham gia tranh đấu? Nếu không đoàn kết và trách nhiệm thì làm sao có được những buổi tổ chức tưởng niệm Quốc Hận 30-4 tại nhiều nơi người Việt cư ngụ? Chúng ta không thể đòi hỏi, mong đợi cả cộng đồng đến đó tham dự thì mới gọi là đoàn kết. Điều này cũng có thể thí dụ về một ông Thầy giáo vì thiếu bản lĩnh cho nên cứ để cho những học trò ngoan ngồi trong lớp phải nghe mãi những lời trách mắng của ông dành cho những học trò thường vô cớ bỏ học hay những đứa chuyên nhảy cửa sổ trốn đi chơi trong giờ học.
Nếu chúng ta ý thức rằng, mọi người cần đoàn kết trong mục tiêu tích cực, thì cũng cần phải mạnh dạn “chia rẽ” trong những hành động tiêu cực, hoặc những âm mưu phá hoại tình đoàn kết trong cộng đồng và đấu tranh. Mục Sư A. W. Tozer, một nhà truyền giáo trứ danh của Hoa Kỳ đã từng tuyên bố: “Thiên Đàng và địa ngục không thể có cuộc hôn phối.”.
VC là bọn cướp, là đám côn đồ, chúng chuyên cướp của giết người, chúng hành hạ người sống và đào mồ, cuốc mả người chết. Chúng không phải chính quyền mà là tà quyền hay ngụy quyền, là bọn thổ phỉ, là quân bán nước cầu vinh… Vậy thì, con dân Chúa, hoặc Phật tử, hay người có đạo, người tử tế, không thể ngồi chung bàn, ăn chung mâm với bọn ma quỷ hay kẻ cướp hay phường vô đạo để chứng minh sự hài hòa hay đoàn kết của mình. Nếu có ai trong chúng ta từng thề “chống cộng đến giọt máu cuối cùng” hay “hơi thở cuối cùng”, thì cũng nên đổ vài giọt mồ hôi cho công việc chung, trước khi thề “sẵn sàng đổ máu”.
Để tố cáo tội ác VC, để nhớ ơn đồng bào, chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ mình vì lý tưởng bảo vệ Tổ Quốc, giải phóng đất nước Việt Nam ra khỏi ách cai trị độc tài, tàn bạo của VC. Tổ chức và tham dự ngày Quốc Hận 30-4 là việc làm của những người tự trọng và có liêm sỉ, chứ không phải là làm chính trị.
Lời kêu gọi “hòa hợp hòa giải dân tộc” là chiêu bài của đảng cướp VC. Có kẻ cho rằng: “Kẻ thù của dân tộc Việt Nam là nghèo đói và lạc hậu”. Không, đảng cướp VC mới là kẻ thù của dân tộc Việt Nam, vì chúng tạo ra nạn nghèo đói và lạc hậu tại Việt Nam.
Dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, chính quyền cũng có những khuyết điểm, nhưng những tên vô liêm sỉ đã đồng hoá những khuyết điểm này với tội ác tày trời của đảng cướp VC để lấy điểm, để được yên thân.
Người Quốc Gia chân chính cần nhận dạng và lên án, cô lập đám người vô liêm sỉ làm lợi cho VC thay vì xa lánh những người chống cộng quyết liệt.
Trước 30-4-75, không ít người khoa bảng chống cộng thì ít mà chống chính quyền Quốc Gia thì nhiều. Ngày nay ra hải ngoại, cũng có những kẻ nhân danh là người chống cộng, nhưng chống VC thì ít, mà tấn công người Việt Quốc Gia thì nhiều. Tôi không tin rằng người Quốc Gia chân chính lại có thể làm việc đó. Người tử tế cho dù có bất đồng nhưng không bất hòa, và cho dù có bất hòa thì họ cũng tìm cách để có sự cảm thông hầu có thể cùng nhau chống cộng. Hiện tượng có những kẻ nhân danh chống cộng để chửi rủa người chống cộng một cách tàn độc thì đó không phải là người Quốc Gia chân chính hay tử tế.
Có người đã than thở rằng, “Điều đáng buồn là người ta thấy không ít kẻ đã tự đâm đui hai mắt của mình, để không còn nhận ra những hiện tượng quá đáng do kẻ gian bày ra trong các sinh hoạt tại hải ngoại và những nghịch lý do đảng CSVN tạo ra tại Việt Nam ngày nay”. Lời nói này tuy chua chát thật, nhưng rất chính xác. Nhiều người từng hưởng bổng lộc của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nhưng nay đã quay mặt với đất nước và dân tộc của mình. Đám người đó, cần phải bị vạch mặt, chỉ tên, để người khác không bị lầm.
Kết luận: Người Quốc Gia chân chính cần phải đâu lưng lại để chống cộng. Người Quốc Gia chân chính không thể hòa hợp hòa giải với bọn côn đồ VC. Không thể ngồi chung bàn, ăn chung mâm với đảng cướp VC. Không thể đoàn kết với kẻ chửi rủa những người thật sự chống cộng một cách tàn độc. Chúng ta cần phải biết chia rẽ trước những âm mưu làm lu mờ ngày Quốc Hận 30-4, hoặc cố tình tìm cách phá đám những nỗ lực chống cộng hay những buổi tổ chức có tính cách đấu tranh cho chính nghĩa. Mọi người cần phải xa lánh những kẻ nói và làm lợi cho VC.
Chúng ta cần phải cô lập, tẩy chay những kẻ gian đội lốt các tu sĩ các tôn giáo, để phá hoại các tôn giáo. Chúng ta cần xa lánh những kẻ nhân danh chống cộng nhưng thực chất chuyên tạo mâu thuẩn giữa người này và kẻ khác, tạo hình ảnh xấu về những người chống cộng hay những ai có lòng với công cuộc đấu tranh.
Đừng vội nghe những kẻ thích nói chuyện đạo đức nhưng không bao giờ quan tâm đến hành động đạo đức. Đừng tin những loại “tu sĩ” của tôn giáo đang tỵ nạn VC tại hải ngoại, nhưng nay cứ ra vào Việt Nam như người ta đi chợ qua các vỏ bọc từ thiện hay tôn giáo. “Đừng nghe những gì chúng nói, mà hãy nhìn kỹ những gì chúng đã và đang làm”.
Nhà truyền giáo trứ danh của Hoa Kỳ, A.W. Tozer đã nói về “tình đoàn kết” như sau: “Khi một đàn cừu đang bối rối đi đến bờ vực thẳm, thì một con cừu chỉ có thể bảo tồn sự sống của nó bằng cách tách ra khỏi bầy. Sự đoàn kết trong thời điểm đó, đồng nghĩa với sự hủy diệt hoàn toàn…”. Chúng ta cần đoàn kết đúng chỗ, đúng nơi, và cũng cần biết chia rẽ đúng lúc, để không mắc mưu kẻ thù VC gian ác và bọn tay sai hiểm độc của chúng, đang trà trộn trong các sinh hoạt của người Việt tại hải ngoại.
Huỳnh Quốc Bình
Email: huynhquocbinh@yahoo.com