HOA SÚNG NỞ TRÊN CỘT CỜ ĐÃ GÃY (Nguyễn Vĩnh Long Hồ)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail
                  Image result for HOA SÚNG NỞ TRÊN CỘT CỜ ĐÃ GÃY
MÙA MƯA NĂM 1972.
Tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, chiến trường miền Tây bỗng sôi động dữ dội. Trung tuần tháng 8, Hà Nội điều động sư đoàn 304 CSBV và 6 trung đoàn cơ động đặc biệt,  tập trung tại các căn cứ địa: 470 vùng Đồng Tháp Mười và 400 vùng núi Thất Sơn dọc theo biên giới Việt – Miên thuộc lãnh thổ tỉnh Kiến Phong, Kiến Tường và Châu Đốc. Ngoài ra, Quân Khu 9 CS tung 2 trung đoàn cơ động khác, tăng viện cho trung đoàn Đồng Tháp chủ lực miền, hoạt động tại vùng Mỹ An để hà hơi tiếp sức cho Công trường 7.
Một bộ phận của Công trường 1 là Trung đoàn 101 D và Trung đoàn Z 15 cũng đã có mặt tại vùng biên giới để làm lực lượng trừ bị, vừa bảo vệ an ninh các khu vực hậu cần to lớn và quan trọng, nơi phát xuất đường dây giao liên chiến lược “1A” và “1B” cung cấp vũ khí, quân trang, quân dụng…cho các lực lượng vũ trang chính quy CSBV và MTGPMN trực thuộc Quân Khu 8 CS, hoạt động tại vùng Tiền Giang. Hà Nội muốn giành quyền chủ động chiến trường tại vùng ĐBSCL để tạo áp lực tại Hội đàm Paris. Hàng loạt đồn bót của ta bị lực lượng vũ trang CSBV tập trung ưu thế hỏa lực, tấn công bức rút, bức hàng đều khắp lãnh thổ Quân Khu 4.
Riêng tại miền Tây Nam Phần, Nông trường 9 CSBV được Công trường 1 tăng viện bộ phận còn lại là Trung đoàn 88 và 95 A cũng có mặt tại căn cứ địa 482 U Minh Hạ (vùng Đầm Đơi) và căn cứ 483 U Minh Thượng nằm sâu trong trong khu rừng tràm ngút ngàn, kinh rạch chằng chịt giữa khu tứ giác: sông Trẹm, Cạnh Đền, sông Cái Lớn và kinh Cán Gáo.
Con kinh Cán Gáo dài khoảng 40 km, do thực dân Pháp khởi công đào vào năm 1925, nối liền sông Trèm Trẹm với sông Cái Lớn và cách vịnh Thái Lan từ 10 đến 15 km, nằm trên đường “giao liên chiến lược” quan trọng “1C”. Phần lớn đồ tiếp liệu nhận từ các tàu chuyển vận từ miền Bắc VN bí mật xâm nhập vào vịnh Thái Lan đều phải chuyển qua kinh Cán Gáo để đưa vào mật khu U Minh Thượng, để phân phối cho các đơn vị chánh quy CSBV và MTGPMN hoạt động trong vùng ĐBSCL qua mạng lưới “giao liên chiến thuật” chằng chịt qua vùng lãnh thổ trách nhiệm của Tiểu khu Bạc Liêu, Chương Thiện, Phong Dinh và Kiên Giang.
Bắt đầu mùa mưa năm 1972, Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn IV và Quân Khu 4, một kế hoạch truy lùng và tiêu diệt các đường dây giao liên chiến lược và chiến thuật của Việt Cộng được Tướng Trưởng nâng lên hàng “ưu tiên 1”. Và bằng mọi giá phải cắt đứt những mạch máu nầy để làm tê liệt các hoạt động của các lực lượng vũ trang CSBV và MTPMNN tại vùng ĐBSCL. Đích thân Tướng Ngô Quang Trưởng trực tiếp điều động Sư đoàn 7, 9 và 21 BB, Biệt khu 44 và 16 Tiểu khu thuộc Quân khu 4 liên tục đánh phá các đường dây giao liên nầy.
Riêng BCH/TK Kiên Giang cho thiết lập một đồn cấp đại đội trên bờ kinh Cán Gáo do một Đại đội ĐPQ/ Biệt Lập trú đóng nằm cách vàm sông Cái Lớn độ 6 km và bổ nhiệm Trung úy Nguyễn Trọng Đức tài trí và dũng cảm làm Đại đội trưởng kiêm Trưởng đồn để bám sát theo dõi và tiêu diệt các đường dây giao liên chiến lược và chiến thuật của Việt Cộng tại vùng U Minh Thượng.
                                                                        oOo
Tại căn cứ địa 483 thuộc vùng mật khu U Minh Thượng, Thượng tá Trần Minh, thủ trưởng căn cứ, hai tay chắp sau mông, đi đi, lại lại coi có vẻ sốt ruột, chốc chốc lại lên tiếng hỏi đồng chí truyền tin đang cắm cúi bên máy vô tuyến “Made in China” đặt bên chái hè:
-Công điện “tối khẩn” của căn cứ Bà Bái ở Phụng Hiệp gởi về, đã mở xong chưa? Sao lâu thế nhỉ, đồng chí?
-Báo cáo, mới vừa mở xong!” hắn cầm tờ công điện hối hả đi vào nói: Mật mã thay đổi, nên mất thời giờ một tí thôi.
Thượng tá Trần Minh cầm tờ công điện đọc vội vã: “Căn cứ 483 khẩn trương phân tán mỏng các lực lượng vũ trang về các căn cứ địa cách mạng theo như kế hoạch chờ lệnh của Quân Khu 9 – Quân Đoàn số 4 ngụy sắp mở cuộc hành quân qui mô càn quét khu tam giác An Biên – Đông Hòa – Đông Hưng -Hết-”
Đọc xong bức công điện, Trần Minh bảo tên cán binh vô tuyến lên máy, đánh điện “tối khẩn” chuyển  lệnh của QK 9 cho các đơn vị cách mạng đang hoạt động trong vùng mật khu U Minh Thượng: “Nông trường 9 di chuyển vào căn cứ địa B1 và B2 – Công trường 1 khẩn di chuyển vào căn cứ địa D1 và D2 – Cuộc hành quân phải hoàn tất nội nhật 26/9/1972 – Chờ lệnh của QK9 – Hết -”
Một buổi họp quan trọng được triệu tập khẩn trương tại hội trường căn cứ 483 U Minh Thượng. Hắn ra lệnh cho toàn bộ lực lượng vũ trang bảo vệ mật khu, chuẩn bị triệt thoái về căn cứ A1, miệt kinh Chắc Băng để tránh cuộc hành quân càn quét qui mô của Quân Đoàn số 4 ngụy tổ chức. Thượng tá Trần Minh vén tay áo, nhìn đồng hồ, nói:
-Các đồng chí chỉ còn 3 tiếng đồng hồ nữa để rời khỏi cứ điểm nầy. Bây giờ là 3 giờ chiều. Các đồng chí khẩn trương trở về lán lo thu xếp quân trang, chuẩn bị hành quân trong đêm để bảo mật!
Đồng chí Ba Lành, trưởng toán chị nuôi của căn cứ 483, hấp tấp đi gặp Trần Minh báo cáo: Đồng chí hộ lý Bưởi phải được chở ngay ra bệnh viện Rạch Sỏi ngay bây giờ; may ra, Bưởi còn cứu kịp! Nếu không, cô ta sẽ chết mất!
Hắn nhìn đồng chí Ba Lành như dò xét, hỏi:
-Đồng chí báo cáo tình hình cụ thể của đồng chí Bưởi để tôi xử lý!
Chị Ba Lành nói như muốn khóc:
-Đồng chí Bưởi bị trục trặc về thai sản, có thể thai nhi đã chết trong bụng mẹ rồi cũng không chừng! Nó chuyển bụng từ hai ngày rồi mà không sanh được, đang quằn quại rên rỉ vì đau đớn! Đồng chí y công cũng bó tay!
-Đồng chí nói như vậy, có nghĩa là phải đưa đồng chí Bưởi ra bệnh viện Rạch Sỏi để nhờ bác sĩ ngụy giúp đở à, mặt hắn đanh lại gằn từng tiếng, ngoài ra không còn cách gì khác chứ?
-Dạ, đúng vậy đó, thưa đồng chí! chị Ba Lành nói.
Tên Thượng tá Trần Minh nở một nụ cười lạnh lùng, nói:
-Đồng chí nói sai rồi! Tôi nghĩ phải còn cách chứ!
-Đồng chí định giải quyết cách nào đây?” Chị Ba Lanh hỏi.
Hắn buông một câu khô khan làm Ba Lành nỗi da gà:
-Sự cố nầy, phải hy sinh đồng chí Bưởi thôi!
Chị Ba Lành chết lặng cả người, hỏi:
-Hy sinh? Có nghĩa là đồng chí muốn bỏ mặc xác Bưởi chết dần mòn tại đây?
-Còn cách nào khác hơn chứ? Hắn giọng lạnh như tiền nói: Tôi không thể vì một đồng chí “hộ lý” bệnh hoạn mà làm hỏng kế hoạch hành quân của lực lượng vũ trang các mạng, đồng chí rõ chứ?
Chị Ba Lành nghẹn ngào, nói:
-Đồng chí đừng có quên rằng, đồng chí Bưởi đã nhiều lần “hộ lý” cho ông, đúng không? Biết đâu, đứa con trong bụng của cô ta là con của đồng chí?
Trần Minh cười đểu, nói:
-Cho dù đó là con của tôi thì sao? Đồng chí đừng quên rằng, Bác Hồ đã từng dạy chúng ra rằng: Nếu cần phải đấu tố tố cha mẹ, phản lại người ân để phục vụ Đảng cách mạng thì chúng phải làm một cách triệt để như đồng chí Trường Chinh giết cha, giết mẹ trong chiến dịch cải cách ruộng đất năm 1955 – 1956 tại miền Bắc XHCN, hắn nghiêm mặt nói, còn tôi chỉ hy sinh một người đàn bà hộ lý thôi mà để khỏi gây trở ngại cho bộ đội trên đường hành quân, có gì là quá đáng đâu, đúng không?
Ba Lành chỉ biết thở dài, nói:
-Đồng chí đã quyết định như vậy, tôi không còn gì để nói nữa.
Nói xong, chị bỏ chạy một mạch ra bệnh xá, nhìn thấy Bưởi đang quằn quại chuyển bụng, la khóc vì đau đớn, chị cũng mũi lòng không cầm được giọt lệ thương cảm. Chị lấy cái khăn rằn đi xuống bờ kinh Láng Mới, nhúng nước để lau mồ hôi cho Bưởi. Bỗng chị thấy một cái ghe tam bản của đồng chí nào đó, cắm sào dưới gốc cây bần, chị liền nghĩ đến kế hoạch đào thoát táo bạo, bằng mọi giá phải đưa Bưởi ra khỏi vùng mật khu hắc ám nầy; may ra, có thể cứu được Bưởi. Chị Ba lành tức tốc chạy trở lại bệnh xá, đở Bưởi ngồi dậy, nói:
-Chị Ba đưa em ra bệnh viện Rạch Sỏi ngay bây giờ, để người ta cứu em. Y công đã bó tay rồi, Ba Lành nâng đầu Bưởi lên, vừa lau mồ hôi vừa nói, căn cứ sắp di chuyển đi nơi khác. Tên Trần Minh muốn bỏ em chết mặc xác tại đây!
-Bao giờ chị Ba đưa em đi? Bưởi thều thào hỏi.
-Ngay bây giờ, có sẵn một chiếc ghe tam bản đang cắm sào ở dưới bờ kinh. Chị dìu em ra đó, ráng chịu đau một chút nghe!
Chị Ba Lành vắt cái rằn cho ráo nước, cuộn tròn lại đưa cho Bưởi cắn chặt giữa hai hàm răng, rồi xốc nách Bưởi lê từng bước một cách khó khăn ra bờ kinh, trong lúc cả căn cứ đang nhốn nháo chuẩn bị di chuyển. Lúc nầy, không còn ai để ý tới ai. Nhờ vậy, chị Ba dìu Bưởi ra đến bờ kinh mà không người nào phát hiện. Ra tới bờ kinh, chị Ba Lành nhảy xuống nước trước để cho nàng ngồi trên vai, rồi từ từ đi ra ghe. Ba Lành lấy hai bàn tay nâng Bưởi lên, giúp nàng trèo lên ghe trước, chị trèo lên ghe sau, rồi kéo Bưởi vào trong khoang, đẩy cánh cửa lại cho kín gió.
Thời may, một chiếc máy bay quan sát L19 xuất hiện, bay vần vũ trên không phận U Minh Thượng khoảng 15 phút. Và chừng đó thời gian cũng đủ cho họ thoát hiểm. Chị Ba Lành vung mái chèo lia lịa, chiếc ghe tam bản cất mũi lên, lướt ào ào trên mặt nước; hình như, viên phi công trên chiếc L19 phát hiện được chiếc ghe tam bản đang di chuyển trên dòng kinh giữa hai rặng cây xanh. Chiếc L19 hạ thấp vòng cao độ, bay lướt trên trên đầu chị Ba Lành. Chị buông tay chèo, vẫy tay chào thinh không. Chiếc L19 đảo thêm một vòng, bay lướt trên kinh Láng Mới một lần nữa, trước khi bay về hướng thị xã Cà Mau biến mất dạng.
Rừng tràm bạt ngàn che khuất ánh mặt trời. Mới hơn 4 giờ chiều, tưởng chừng hoàng hôn, chiếc ghe tam bản trôi dần vào trong bóng đêm mênh mông. Chị Ba Lành cắm cổ chèo riết tới quên cả cơn đói. Đến 7 giờ tối đã đến vàm kinh Cán Gáo, chị Ba mừng quá, cắm sào ngồi phệt xuống, dựa lưng vào cái cột chèo nghỉ mệt. Tiện tay, chị đẩy cánh cửa khoang, nói vọng vào trong:
-Bưởi à, thoát nạn rồi em ơi! Hy vọng, khi trời rạng đông là chị Ba đưa em tới bịnh viện Rạch Sỏi để người ta cứu em!
-Chị Ba ơi! Em đau quá…trời ơi! Bưởi rên rỉ giọng đứt quãng, chắc em…không còn sống tới…ngày mai đâu, chị Ba ơi!
Tội nghiệp, nghe Bưởi rên rỉ vì đau đớn, Ba Lành liền đứng phắt dậy nhổ sào, tiếp tục chèo ghe hướng ra chợ Rạch Sỏi, tới nửa đêm là chị mệt lả; dù sao, sức người cũng có hạn. Ba Lành vừa ngồi bẹp xuống ván ghe, dựa lưng vào cột chèo thở giốc một vài hơi, lại ghe Bưởi thét lên:
-Chị Ba ơi…vô giúp em!
Chị Ba Lành ngó vào trong khoang ghe tối thui, hỏi:
-Gì nữa đó hả, Bưởi?
-Hình như, em đẻ được rồi, chị Ba ơi! Bưởi thở hổn hển nói.
Chị Ba Lành mừng quá, nói:
-Nội mẹ ơi! Thiệt hả Bưởi? Chờ chút, chị Ba vô liền bây giờ!
Chị lấy trong túi áo bà ba, một diêm quẹt quấn kỹ trong bao nylon, rồi bò vào trong khoang ghe. Một diêm quẹt được bật lên một cách vội vã, ánh lửa vừa lóe lên là chị Ba Lành đảo đôi mắt thật nhanh, tìm cây đèn dầu hoặc một vật gì đó có thể thắp sáng lên. Nhìn thấy cây đèn bão móc trên vách lá, Ba Lành mừng quá, nói:
-Có cây đèn dầu rồi, may quá! Ba Lành bật thêm một que diêm nữa, thắp sáng ngọn đèn bão, móc trên nóc mui rồi nhìn Bưởi hỏi: Sao đó? Em đẻ được rồi hả, Bưởi?”
-Dạ, em đang chuyển bụng đây nè! Bưởi co ngươi lại, ôm bụng rên la thảm thiết, giọng đứt quãng: “Trời ơi…đau quá…”
-Ráng lên! Chị Ba sẽ giúp em! Vừa nói, vừa tháo sợi dây lưng quần của Bưởi, giục: Nằm duỗi thẳng người ra! Nín hơi, rặn mạnh lên!
-Em đuối quá…chị Ba ơi! Nàng nói.
Bưởi bấu chặt vách ghe, uốn cong người lên, rồi duỗi thẳng người ra bất động; hình như, nàng bất tỉnh vì kiệt sức. Chị Ba Lành thất kinh hồn vía, lật đật bò ra đằng sau lái, nhúng cái khăn rằn xuống nước, rồi bò trở vô trong khoang, lau mặt, mồ hôi cho Bưởi rồi lay bờ vai gầy guộc của nàng, gọi:
-Tỉnh dậy Bưởi ơi! Tỉnh dậy đi em…
Nàng nghe văng vẳng bên tai tiếng chị Ba gọi, nàng từ từ nhướng đôi mắt đờ đẫn nhìn chi Ba Lành thều thào, hỏi:
-Con em nó ra đời chưa chị Ba? Trai hay gái vậy?
-Có thấy gì đâu nà! Ba Lành nói.
Ba Lành vói tay lấy cây đèn bão móc trên mui ghe xuống, rọi sáng phần dưới bụng của Bưởi quan sát; bất ngờ, chị mừng rỡ kêu rú lên:
-Chị thấy mái tóc của nó rồi đây nè! Ráng rặn mạnh vài hơi nữa đi Bưởi ơi! Đừng để nó chết ngộp!” Ba Lành luýnh quýnh, đếm: Một! Hai! Ba…
Tội nghiệp cô Bưởi! Nàng như ngọn đèn dầu cháy đến giọt cuối cùng, cố cháy bùng lên lần cuối cùng trước khi lịm dần. Nàng dùng hết tàn lực hít một hơi dài, rồi nén hơi đưa xuống bụng dưới, rặn mạnh…nàng ghe loáng thoáng tiếng Ba Lành sung sướng, thét lên:
-Nội mẹ ơi! Con em sắp ra đời được rồi, Bưởi ơi!…
Chị Ba Lành mừng quá, lấy hai bàn tay nâng cái đầu còn đỏ hỏn, nhẹ nhàng đưa nó vào đời. Bưởi nghe tiếng con khóc ré lên và tiếng hét lớn sau cùng của chị Ba Lành: “Là con gái! Con gái, Bưởi ơi…”
Vừa lúc đó, bỗng có nhiều loạt đạn súng trường vang lên ròn rã phía trong rừng tràm, cách bờ kinh Cán Gáo không xa lắm và cả tiếng lựu đạn nổ dữ dội như xé rách màn đêm. Chị Ba Lành bẻ một cái nẹp tre trên vách ghe để cắt rún cho cháu, rồi lấy cái khăn rằn quấn tròn đứa cháu gái vừa mở mắt chào đời, đặt bên cạnh mẹ.
Chị đẩy cánh cửa khoang, thò đầu ra ngoài quan sát và nghe mấy tiếng nổ lụp bụp khô khan, vang lên trên bầu trời thăm thẳm, hai đốm sáng hỏa châu treo lơ lửng, đong đưa dưới cánh dù màu trắng, trôi theo cơn gió dật dờ, tỏa ra một thứ ánh sáng xanh dờn, lạnh lẽo ma quái, tràn ngập khu rừng tràm làm chị Ba Lành bất giác rùn mình, sợ điếng hồn. Chị lật đật bò trở lui vào trong khoang ghe, nói:
-Họ đang đánh nhau trong khu rừng tràm, mình kẹt giữa hai lằn đạn rồi, Bưởi ơi!
Chị nắm lấy tay nàng lay gọi, đôi bàn tay nàng lạnh ngắt, con đôi mắt nàng mở trừng trừng. Chị áp tai sát vào ngực nàng; hình như, trái tim nàng đã ngừng đập. Đoán chừng Bưởi đã chết vì mất quá nhiều máu và vì chịu đựng quá nhiều đau đớn, giày vò thể xác. Ba Lành ứa hai hàng nước mắt, lấy tay vuốt mắt Bưởi, bồng cháu trên tay trở ra đằng sau lái, nhổ cây sào tre rồi nhảy xuống nước lội vô bờ. Ba Lành núp sau mấy gốc tràm, nghe tiếng đạn bay veo véo trên đầu. Nhìn chiếc ghe tam bản mang xác Bưởi, lặng lẽ trôi trên dòng kinh Cán Gáo dưới ánh hỏa châu soi đường mà hai hàng nước mắt chảy ròng ròng, khóc thương số phận người nữ hộ lý. Ba Lành lâm râm khấn vái vong hồn nàng:
-Em sống khôn thác thiêng! Hãy cho ghe trôi tấp vào đồn kinh Cán Gáo, ở đó có những người lính Việt Nam Cộng Hòa nhân hậu, họ sẽ chôn cất em tử tế. Chị Ba hứa sẽ thay em, nuôi cháu cho đến lúc nó trưởng thành; cho dầu, cuộc chiến nầy có kéo thêm 20 năm nữa, chị dứt khoát không cho nó đi theo Việt Cộng. Em đã lầm lỡ đi theo chúng nó mà tan nát cả cuộc đời son trẻ. Bè lũ Việt Cộng chẳng có đứa nào tử tế cả, một thứ thú dữ đội lốt con người.
Chiếc ghe tam bản theo dòng nước từ từ trôi xa, Ba Lành vẫy tay chào vĩnh biệt một lần cuối cùng, ánh sáng hỏa châu vừa tắt phụt, nhưng tiếng súng vẫn còn nổ ròn ác liệt. Khu rừng già chìm trong bóng tối hãi hùng. Chị bế cháu gái đứng dậy, lủi thủi đi vào khu rừng tràm ngập nước, phó mặc cho số phận…
                                                          oOo
Không biết ngất đi bao lâu, khi Bưởi tỉnh dậy, nàng mở mắt ngơ ngác nhìn chung quanh, cái bóng đèn điện treo lơ lững dưới cái trần bằng vải bạt bị gió thổi phập phồng, đang tỏa ánh sáng mù mờ trong một căn lều thì phải. Nàng cố cựa mình để tìm con, nhưng nàng cảm thấy toàn thân bại liệt, cả thân mình dính chặt trên cái ghế bố kiểu quân đội, cố cử động mấy ngón tay tê dại cũng là một động tác không phải dễ dàng.
Bưởi mấp máy đôi môi tái nhợt, thều thào hỏi bâng quơ, giọng đứt quãng:
-Đây là đâu? Con tôi đâu? Làm ơn… trả con lại cho tôi!…
Một người lính mặc quân phục tác chiến đang ngồi trên cái ghế đẩu bên cạnh cái bàn gỗ đóng sơ sài bằng ván thùng đạn, chăm chú đọc từng trang sách; thỉnh thoảng, anh ngước mắt nhìn về phía nàng để chờ đợi nàng hồi sinh. Nhìn thấy nàng mấp máy đôi môi, dù anh không hiểu nàng muốn nói điều gì. Anh nở một nụ cười hiền hòa, gấp sách lại, đi về phía nàng. Bưởi cảm thấy một bàn tay ấm áp đặt lên trán mình, văng vẳng bên tai mình, một giọng nói dịu dàng của một người đàn ông mà nàng  chưa đủ tỉnh táo nhận định được bạn hay thù, vì nàng mới từ cõi chết trở về. Nàng nhướng đôi mắt thất thần nhìn người đàn ông lạ mặt, thều thào, hỏi:
-Ông làm ơn…trả con lại cho tôi! Con của tôi… đâu rồi?
-May quá! Cô đã tỉnh lại rồi! Anh ta có vẻ mừng rỡ, bước ra sân gọi lớn: Thượng sĩ Ân ơi! Vào đây ngay, cô ta đã hồi tỉnh lại rồi!
Thượng sĩ Ân là hạ sĩ quan trợ y của đơn vị, đang ngồi uống nước trà với vợ bên cạnh lô cốt chờ sáng. Hoàng, vợ thượng sĩ Ân, cũng là nữ y tá phục vụ tại bệnh viện Rạch Giá, mới xuống đồn thăm chồng từ trưa hôm qua. Cả hai nghe Trung úy Đức gọi, vợ chồng xách túi đồ nghề chạy tới. Hoàng nói:
-Bệnh đàn bà, em rành hơn mấy ông, để em vào chăm sóc cho cô ta tiện hơn! Cảm phiền hai ông đứng ngoài nầy chờ, Hoàng nhìn chồng, nói: Anh đưa túi đồ nghề cho em.
Thượng sĩ Ân trao túi đồ nghề cho vợ, nói:
-Làm phiền em, giúp đở cô ta dùm anh!
-Cám ơn chị Ân nghe! Đức quay sang nhìn Ân, nói: Thôi, anh đứng ngoài nầy chờ, có thể chị sẽ nhờ anh giúp. Còn tôi, đi duyệt hệ thống phòng thủ một chút, coi có gì bất thường không?
                                                           oOo
Đồn kinh Cán Gáo là đồn cấp đại đội do một Đại đội Địa Phương Quân Biệt lập thuộc Tiểu khu Kiên Giang trú đóng, đồn nằm giữa vị trí hai xã Tây Yên và Đông Yên. Tuy là đồn cấp đại đội, nhưng được xây cất kiên cố như một chiến lũy. Đồn hình vuông, mỗi cạnh gần 200 thước, có bờ tường đất bao bọc chung quanh, dầy trên 1.50 thước, cao hơn 2 thước có cả lưới chống B40 và một hào sâu luôn ngập nước có cài chông và mìn, cửa đồn bằng gỗ rất chắc chắn quay mặït ra bờ kinh Cán Gáo. Ngoài ra, có hai cửa phụ được ngụy trang cẩn thận, để binh sĩ có thể thoát ra ngoài trong trường hợp khẩn cấp. Kho đạn và phòng truyền tin xây chìm dưới mặt đất và hệ thống giao thông hào nối liền với các lỗ châu mai.
Có vài cái lều bằng vải bạt dùng làm bệnh xá dã chiến, khu nhà ăn tập thể cho binh sĩ. Chỗ ngủ của binh sĩ cất rải rác dọc theo bên bờ tường đất, trần lợp bằng những tấm vĩ sắt và cọc sắt kết lại, chất 3 tầng bao cát có khả năng chịu đựng đạn pháo các loại của Việt Cộng. Chính giữa sân đồn là cột cờ cao trên 5 thước với lá đại kỳ màu vàng ba sọc đỏ, uy nghi và ngạo nghễ tung bay trong gió.
Cổng đồn làm bằng những thanh gỗ tròn kết lại rất chắc chắn, cách bờ kinh Cán gáo 50 thước, mặt sau dựa lưng vào bìa rừng với 3 lớp rào kẽm gai phòng thủ được tăng cường thêm mìn claymore và một bầy ngỗng lội rải rác xung quanh chiến hào luôn ngập nước để chống đặc công Việt Cộng xâm nhập.
Trung úy Đức, Đại đội trưởng kiêm Trưởng đồn và Thiếu úy Thịnh, Đại đội phó. Mỗi đêm, cả hai thay phiên nhau dẫn 1/2 quân số đồn trú bung ra ngoài hoạt động tuần tiểu, phục kích, đột kích tại các địa điểm nghi ngờ VC tiến sát và chỉ để lại 1/2 quân số trong đồn, túc trực thay phiên nhau canh gác bên các lỗ châu mai và 4 lô cốt chính tại bốn gốc đồn.
Với phương châm hoạt động “phòng thủ thụ động là tự sát” và bằng lối đánh du kích  con “nhà nghèo”, nhưng đầy sáng tạo, Trung úy Đức đã nhiều lần điều động đơn vị đánh thắng nhiều trận, gây tổn thất nặng nề cho địch và đẩy lui bốn cuộc công đồn của Việt Cộng bằng chiến thuật đặc công kết hợp với “tiền pháo hậu xung”, với ý đồ “công đồn đả viện”. VC vây kín đồn với quân số đông gắp 4 lần quân trú phòng, chờ chận đánh quân tiếp viện của TK/ Kiên Giang tăng viện giải tỏa áp lực địch. Nhưng, dưới sự chỉ huy cực kỳ gan dạ và dũng cảm của Trung úy Đức, đồn kinh Cán Gáo tự lực chiến đấu, đập tan ý đồ của địch mà không cần đến quân tiếp viện.
Và đây là trận đánh điển hình bắt đầu từ rạng sáng mùng 1 và chấm dứt vào trưa mùng 3 Tết Nguyên Đán năm Tân Hợi 1971, giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, những người vợ lính đến tiền thăm chồng, bất ngờ bị kẹt trong vòng binh lửa. Còn hình ảnh chiến đấu nào đẹp, hào hùng và đầy xúc động hơn những người vợ lính tình nguyện, xung phong, cầm súng chiến đấu sát cánh với chồng bên cạnh những lỗ châu mai? Họ là những người lính không có số quân, đang ghì chặt tay súng, bình tĩnh nhả từng loạt đạn chính xác vào quân thù. Như chị Trúc, đai thằng con trai đầu lòng mới vừa ăn thôi nôi trên lưng, cùng chồng trấn giữ lô cốt phía đông nam đã anh dũng đẩy lui 5 đợt xung phong quyết tử của địch.
Còn Trung sĩ truyền tin Phạm Trung Kiên vừa mới nhận lệnh Trung úy Đức đang lúc lên máy bị trúng miểng pháo bất tỉnh vào lúc sáng mùng 3. Chị Kiên đã lên máy thay chồng, trước khi giao ống liên hợp lại cho Trung úy Đức. Tiếng chị vang lên trong Trung tâm Hành quân của TK/ Kiên Giang: “Đại Bàng, đây Diều Hâu gọi! Đại Bàng, đây Diều Hâu gọi! Việt Cộng sắp vượt qua hàng rào phòng thủ cuối cùng! Diều Hâu yêu cầu nã pháo nổ chụp trên đầu chúng tôi đi…” Lời kêu gọi của chị được pháo binh của Sư Đoàn 21 / BB và pháo binh phòng thủ diện địa của TK/ Kiên Giang làm hỏa tập T.O.T, tất cả đầu đạn pháo pháo 105 và 155 ly được điều chỉnh ở vị thế vừa chạm nổ chụp lên trên mục tiêu. Cả trăm xác cán binh VC phơi thây chung quanh đồn, nhiều xác giặc bị miểng đạn cắt xé ra từng mảnh, văng tung tóe, vướng mắc trên hàng rào kẽm gai như hoa máu. Gần một tiếng đồng hồ sau đó, khi trận mưa pháo vừa chấm dứt, Trung úy Đức dẫn đầu đại đội, ào ạt bung ra khỏi đồn đánh cận chiến, đánh bật  từng chốt địch. Cuộc giao tranh đẫm máu kéo dài vài tiếng đồng hồ, VC mới tháo chạy về hướng miệt Gò Quao.
                                                           oOo
Trung úy Đức đi thả bộ một vòng quanh đồn, quan sát kỹ hàng rào kẽm gai, hệ thống phòng thủ cuối cùng của đơn vị, hỏi thăm và khích lệ các thuộc cấp. Tuy không thấy gì khả nghi, nhưng anh cũng gọi Thượng sĩ Lập, hạ sĩ quan thường vụ đại đội, người lính già nhất trong đơn vị để nhắc nhở:
-Bảo anh em phải luôn luôn đề cao cảnh giác, canh gác cẩn thận như thường lệ. Thấy gì khả nghi là phải báo cáo ngay cho tôi ngay! Còn nữa, anh cho lục soát kỹ chiếc ghe tam bản của thiếu phụ đó chưa?”
Thượng sĩ Lập nói:
-Dạ rồi, trên ghe chỉ có một ít thuốc men và lương khô; ngoài ra, chẳng có có thứ gì đáng khả nghi.
-Lúc nãy, cô ta vừa tỉnh dậy là hỏi con của cô ta đâu, Đức nhíu mày suy nghĩ, rồi nói: Có thể cô ta sanh rớt trên ghe mà là sanh khó. Bà mụ nào đó, thấy cô ta nằm bất động, tưởng cô ta đã chết nên bế con cô ta, bỏ ghe chạy lên bờ, anh Lập nghĩ sao?
Thượng sĩ Lập đưa ra nghi vấn:
-Tại sao bà mụ vườn phải bỏ chạy? Có thể họ là VC cũng không chừng?
-Anh đừng quên rằng; lúc đó, chúng ta đang đánh nhau với một toán giao liên VC đang chuyển đồ tiếp liệu trên vàm rạch Cái Nước. Theo tôi nghĩ, bà mụ nào đó sợ ghe trôi tấp vào vùng đang có giao tranh nên bồng con của cô ta chạy lên bờ để tránh lạc đạn. Đức nói.
-Trung úy nói cũng có lý! Trường hợp của cô ta, sếp định giải quyết như thế nào đây? Thượng sĩ Lập hỏi.
Đức suy nghĩ giây lát, rồi nói:
-Cứ để cho cô ta ở tạm trong bệnh xá một vài ngày, tôi nhờ chị Ân chăm sóc dùm, coi sức khỏe của cô ta ra sao rồi giải quyết cũng không muộn; dầu sao, một mạng người cần sự giúp đở của chúng ta, mình không thể nào bỏ mặc cô ta chết được. Anh nghĩ sao, anh Lập?
-Tôi hoàn toàn đồng ý với sếp! Cứu một mạng người còn hơn lập 10 kiểng chùa mà! Thượng sĩ Lập nói.
-Mà nầy, bao giờ có chuyến tiếp tế đạn dược và phát lương cho đơn vị vậy, anh Lập?
-Hôm nay, ngày 27 tháng 9 rồi. Còn đúng 7 ngày nữa mới có chuyến tiếp tế. Một công hai việc vừa tiếp tế đạn dược, vừa phát lương cho đơn vị.
-Có vậy mà tôi cũng quên! Thôi, anh lo công việc của anh đi. Tôi trở lại bệnh xá thăm cô ta, coi sức khỏe của cô ta như thế nào rồi. Đức nói.
                                                           oOo
Trung úy Đức trở lại chỗ cũ thì thấy vợ chồng thượng sĩ Ân đang đứng trước căn hầm vừa là phòng ngủ dã chiến của mình, vừa là BCH/ĐĐ. Thấy hai vợ chồng đang bàn bạc với nhau về tình trạng sức khỏe của cô Bưởi.
-Sao, sức khỏe của cô ta thế nào rồi, chị Ân? Đức hỏi.
-Sản phụ bị băng huyết trầm trọng! Nếu có trực thăng tản thương, đưa cô ta ra bệnh viện Rạch Giá ngay bây giờ, may ra còn cứu kịp. Tôi đã vô nước biển cho cô ta và chích vài mũi thuốc cầm máu. Cô ta đang kiệt sức vì chịu quá nhiều đau đớn về thể xác trong mấy ngày vừa qua và vì mất máu quá nhiều, Hoàng thở dài, nói: E rằng, cô ta chỉ còn sống trong vòng vài tiếng đồng hồ nữa mà thôi!
-Còn có cách nào cứu ta không, chị Ân? Đức hỏi.
-Theo kinh nghiệm của tôi, chỉ có cách duy nhứt là tiếp máu khẩn cấp cho cô ta thì may ra. Nhưng, đơn vị nhỏ làm gì có máu dự trữ để cứu cô ta đây? Hoàng nói.
-Chúng ta có thể truyền máu trực tiếp cho cô ta được không, chị Ân? Đức hỏi.
-Được, chớ sao không? Hoàng hỏi: Giọt máu đào hơn ao nước lã! Các anh chỉ có thể hy sinh máu của mình để cứu đồng đội, còn cô ta là người dưng, chưa nắm rõ lý lịch và thân phận. Nếu như, cô ta là cán bộ VC thì sao?
Vừa lúc đó, Thượng sĩ Lập hối hả chạy đến, nói:
-Tôi mới tìm thấy một số thuốc tây quan trọng, khoảng 3 kí lô, toàn là thuốc trụ sinh được gói kỹ trong bao nylon, neo dưới nước, đằng sau lái ghe. Cô nầy đúng là cán bộ giao liên VC! Uổng công chúng ta đã cứu cô ta!
-Hãy tìm cách cứu cô ta kẻo muộn! Trung úy Đức nói.
-Tại sao phải cứu cô ta chớ? Mặc kệ cô ta đi! Bọn VC có khi nào đối xử nhân đạo với tù binh đâu?” Thượng sĩ Lập nói.
-Anh Lập nói rất đúng! Đức vẫn ôn tồn, nói: Đó chính là bản chất khác biệt của người chiến sĩ VNCH và bọn lính CSBV. Tôi nói điều nầy anh hiểu chớ?
Hoàng ngắt lời mọi người:
-Chúng ta không còn nhiều thì giờ đâu! Cô ta sắp chết đến nơi rồi đó, mấy ông à.
-Máu cô ta thuộc loại gì, bà xã? Thượng sĩ Ân hỏi.
-Em đâu có sẵn dụng cụ thử nghiệm, làm sao biết máu của cô ta thuộc loại gì? Hoàng nói.
-Máu của tôi loại “O”! Chị Ân có thể lấy máu của tôi cho cô ta được chớ? Đức hỏi.
-Được quá đi chớ! Ai cũng có thể tiếp nhận máu loại “O” mà! Hoàng hối Trung úy Đức: Chúng ta đi vào bệnh xá lẹ đi!
Hoàng vừa sắp đồ nghề lên bàn, vừa nói:
-Trung úy sẵn sàng chưa? Nằm xuống ghế bố bên cạnh, duỗi thẳng cánh tay thoải mái, chờ tôi.
Thấy chồng đứng sớ rớ bên cạnh đó, Hoàng nói:
-Ông làm ơn đi qua nhà ăn, nhờ chiên dùm mấy cái hột gà, pha một ly sửa và một ổ bánh mì mà em mua ở chợ Rạch Sỏi! Anh Đức sẽ mất nhiều máu, cần tẩm bổ để mau lấy lại sức đó!
-Cần làm thêm những món gì để tui nhậu nữa chớ, bà xã. Ân cười nói.
-Thôi, được rồi cha nội! Chiều mới tính đi, được không? Hoàng nói.
Hơn nửa giờ sau đó, thượng sĩ Lập đã chuẩn bị xong bữa điểm tâm đặc biệt dành cho Đức, dọn sẵn trong lều ăn tập thể của đơn vị, Trung úy Đức cũng vừa vào tới, ngồi xuống bàn ăn, dáng khá mệt mỏi và gương mặt hơi tái đi một chút; có lẽ, vì mất nhiều máu và thức gần trắng đêm trong cuộc chạm súng với toán giao liên VC tại vàm rạch Cái Nước đêm qua.
Người thượng sĩ già nhìn Đức lắc đầu, nói:
-Tôi thiệt không hiểu nỗi sếp! Dù gì đi nữa, cô ta cũng là cán binh VC mà! Tụi VC đối xử tù binh làm gì có cái tình người cao quý như sếp dành cho họ đâu!
-Tôi rất hiểu điều đó! Nhưng, cô ta cũng là người Việt Nam, máu đỏ da vàng như anh và tôi; vì vậy, cô ta phải được đối xử như một con người! Đức vừa ăn, vừa nói: Cái bản chất của bọn CSBV là bản chất của bọn lính đánh thuê. Họ là những tên lính xung kích của Cộng Sản Quốc Tế thì họ làm gì có tình dân tộc nghĩa đồng bào!
-Trung úy đánh giá nhân vật Hồ Chí Minh như thế nào đây? Thượng sĩ Lập hỏi.
-Sau Hiệp định Geneve 1954 chia đôi đất nước. Hồ Chí Minh xây dựng miền Bắc Việt Nam bằng chủ nghĩa “Marxism – Leninism” ngoại lai vong bản. Tên HCM là người “vô tổ quốc”, chối bỏ đức tin “tôn giáo” và phá bỏ nền tảng đạo đức “gia đình”. Cái chế độ cộng sản do Hồ dựng lên ở miền Bắc Việt Nam là một chế độ vong bản thì không thể nào đẻ ra một thứ quân đội yêu nước được. Thực chất, cái gọi là lực lượng vũ trang cách mạng, nó chỉ là công cụ đánh thuê cho cộng sản Nga – Tàu. Đó là lý do tại sao, chúng ta có mặt ở tiền đồn nầy.
-Liệu chúng ta có thể chiến thắng cuộc chiến nầy không? Thượng sĩ Lập hỏi.
Trung úy Đức cười, chua chát, nói:
-Chính Hà Nội chủ động cuộc chiến tranh xâm lược MNVN vì quyền lợi của bọn CSQT mà Tàu Cộng là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam. Dã tâm của tên Hồ Chí Minh là muốn sát nhập đất nước Việt Nam thành một quận, huyện của Trung Cộng. Vì thế đối với chúng ta, đây là một cuộc chiến tranh “VỆ QUỐC VĨ ĐẠI” chống âm mưu Hán hóa của Hồ Chí Minh và đồng bọn. Phương tiện chiến đấu để “tự vệ” của QLVNCH thì được đồng minh Hoa Kỳ yểm trợ nhỏ giọt. Ngược lại, quân đội CSBV xâm lược được cả khối CSQT chi viện vô giới hạn. Có thể nói rằng, người lính VNCH nhỏ bé đang chiến đấu chống cả khối Đệ Tam QTCS Liên Xô – Trung Cộng và khối CS Đông Âu, chớ không riêng gì bọn lính đánh thuê CSBV. Rồi đây, lịch sử sẽ phê phán tội bán nước của tên Hồ Chí Minh và Đảng CSVN đã nhân danh cách mạng gây nên cuộc chiến tranh “cốt nhục tương tàn” vì quyền lợi của Nga – Tàu.
Thượng sĩ Lập chỉ biết thở dài, nói:
-Từ cả năm nay, pháo binh Sư Đoàn 21 BB và pháo binh phòng thủ diện địa của TK/ Kiên Giang yểm trợ chúng ta rất nhỏ giọt; thậm chí cấp số khởi thủy đạn dược bồi hoàn cũng chậm chạp. Làm sao chúng ta có thể tiếp tục chiến đấu dài lâu?
Trung úy Đức giọng cương quyết, nói:
-Dù sao đi nữa, chúng ta sẽ chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Tôi thà chết trong danh dự, nhất định không buông súng đầu hàng bọn lính đánh thuê CSBV xâm lược!
Đôi mắt của người thượng sĩ già cũng long lên, giọng cương quyết:
-Tôi cũng vậy!
Vừa lúc đó, thượng sĩ Ân bước vào lều ăn tập thể, ngồi xuống bên cạnh Đức, nói:
-May quá! Cô ta vừa tỉnh lại, chắc qua khỏi thời kỳ nguy hiểm, nhưng còn yếu lắm! Sếp định giải quyết trường hợp của cô ta như thế nào đây?
-Vài ngày nữa, sẽ có giang đỉnh của TK/ Kiên Giang vào tiếp tế cho tiền đồn. Tôi sẽ gởi cô ta ra tỉnh; có lẽ, tôi sẽ nhờ chị Hoàng đưa cô tới bệnh viện Rạch Giá dưỡng bệnh. Khi nào cô ta bình phục sẽ giao cho Phòng 2/ TK thẩm vấn. Đức nói.
-Trung úy giải quyết như vầy rất hợp lý, Thượng sĩ Lập sốt sắng nói: Để tôi pha cho cô một ly sửa bò, nhờ thím Ân đưa cho cô ta dùm tôi!
-Được rồi, để chị Ân lo việc nầy đi! Đức quay sang thượng sĩ Ân nói: Anh vào bệnh xá với tôi. Giờ nầy, chắc thằng Dũng đã tỉnh ngủ rồi.”
-Mấy hôm trước, thằng Dũng bị trúng đạn ở bắp đùi; cũng may, viên đạn chỉ xuyên qua bắp thịt đùi, chớ không trúng xương, Thượng sĩ Ân nói: Vài ba ngày nữa, vết thương sẽ chóng lành.
-Chúng ta vào bệnh xá thăm thằng Dũng một chút! Đức nói.
                                                                         oOo
Dũng nằm trên ghế bố với bắp đùi chân phải bị trúng đạn, tuy được băng bó kỹ lưỡng, nhưng máu vẫn còn rịn ra ngoài vải băng. Dũng đang giết thời gian bằng cách đọc ngấu nghiến mấy tờ báo “Chiến Sĩ Cộng Hòa” và “Tiền Tuyến” một cách thích thú. Thấy trung úy Đức và thượng sĩ Ân bước vào, Dũng định chống tay ngồi dậy chào. Đức khoát tay, nói:
-Cứ nằm nghỉ tự nhiên đi em, bị thương mà! Sao, bị thương ở đùi, có đi phép được không, Dũng?
Dũng nghe nói đi phép, khoái chí cười híp đôi mắt, nói:
-Dạ, đi được chớ sao không! Sếp cho em đi mấy ngày phép?
-Em muốn đi mấy ngày? Đức hỏi.
-Dạ, mười ngày được không sếp? Dũng nói: Em về thăm ba má em ở Vĩnh Long và luôn tiện ghé thăm cô bạn gái ở Cần Thơ.
-Nhắm 10 ngày đủ không? Đức hỏi.
-Dạ, cũng tạm đủ! Dũng nói.
Đức cười thân mật, nói:
-Thôi được rồi, anh cho em 2 tuần lễ phép. Nhưng, phải trở về đúng thời hạn, không được trể, nghe chưa?
Dũng khoái chí, bật cười hô hố, nói:
-Xếp yên tâm, lính kỷ luật nghiêm mà! Em đi phép bây giờ được không, sếp?
-Chờ cuối tháng lãnh lương, rồi quá giang tàu của TK/ Kiên Giang ra ngoài tỉnh; vả lại, em bây giờ còn đang bị thương ở đùi mà đi đâu? Đức nói.
-Cám ơn sếp! Dũng nhìn thấy chị Hoàng đang săn sóc một bệnh nhân nằm đối diện, hỏi: Thằng nào vừa mới bị thương nữa vậy, sếp?
-Cô ấy là một cán bộ Việt Cộng! Đức nói: Thôi, em nằm nghỉ dưỡng sức nghe! Anh đi ra ngoài đây.
                                                            oOo
Trong căn lều bệnh xá dã chiến; thỉnh thoảng, Hoàng ngước nhìn cái bịt nước biển móc trên cọc giăng mùng đang cạn dần mà bệnh nhân chưa có dấu hiệu hồi tỉnh. Hoàng lấy bàn tay vuốt mái tóc của Bưởi, thấy đôi mắt nàng vẫn nhắm nghiền, càng thêm lo lắng, nói thầm: Tội nghiệp, em còn trẻ quá! Chẳng lẽ, em ra đi tức tưởi như vầy sao?
Hoàng nắm bàn tay lạnh ngắt của Bưởi. Hoàng giật mình, mấy ngón tay của Bưởi đang cử động một cách yếu ớt trong lòng bàn tay của mình. Hoàng mừng rỡ, lấy tay vuốt má nàng, khẻ gọi:
-Tỉnh dậy đi em! Mau tỉnh dậy đi em!…
Hình như, tiếng gọi chan chứa tình người như có phép lạ nhiệm mầu nào đó, Bưởi từ từ mở đôi mắt, ngó dáo dác rồi nhắm nghiền mắt lại. Đây là lần thứ hai nàng tỉnh lại, nhưng lần nầy, Hoàng thấy đôi môi nàng mấp máy, giọng nàng thều thào, chị nghe khá rõ:
-Ai đó làm ơn…cho xin miếng nước!
-Có ngay đây em! Hoàng vói tay lấy ly nước mưa và cái muỗng canh để sẵn trên bàn, múc từng muỗng nhỏ đưa vào môi nàng, nói:
-Nước đây, uống đi em gái!
Hoàng lấy cái khăn lông ướt, vắt lên cái ghế dựa để lau mặt, lau người của Bưởi. Nàng bây giờ đã hồi tỉnh hẵn sau cơn hôn mê khá lâu. Nàng cố gắng nhất bàn tay phải lên, nắm lấy bàn tay Hoàng kéo lên áp vào ngực mình, rồi từ từ mở đôi mắt nhìn Hoàng như biết ơn. Nàng nói như tiếng thì thầm:
-Cám ơn chị đã cứu em!
Hoàng sung sướng, nói:
-Người cứu em đâu phải chị! Thôi, gác lại chuyên ơn nghĩa qua một bên đi. Chị xuống nhà ăn, pha cho em một ly sửa nóng. Chờ chị chút nghe!
Hoàng quay lưng đi rồi, Bưởi ngước mắt nhìn ra căn lều vải bạt có nắng gió lùa vào. Nàng thấy cột cờ đứng sừng sững giữa sân và lá quốc kỳ màu vàng, ba sọc đỏ kiêu hùng, ngạo nghễ tung bay trong gió như sức sống của một dân tộc anh hùng cố vươn mình lên trong khói lửa chiến tranh. Và ở đây, trong một khung cảnh hoàn toàn xa lạ, nhưng nàng có một cảm giác an toàn và tâm hồn thật bình thản khi nhìn thấy lá quốc kỳ thiêng liêng nầy.
Bưởi tự hỏi hỏi lòng: Người đàn bà xa lạ kia là ai vậy? Sao chị ấy tận tình săn sóc mình bằng tình thương đầm ấm của một người mẹ hiền? Nàng hồi tưởng lại suốt thời gian ở mật khu U Minh Thượng như địa ngục trần gian. Bọn cán binh VC đối với nàng như một món đồ chơi dùng để giải quyết sinh lý không hơn, không kém và không một chút tình người. Nàng đang suy nghĩ vẫn vơ, Hoàng trở lại với một ly sửa nóng trên tay và một bộ quần áo.
-Có sửa nóng đây, uống xong ly sửa nầy, chị giúp em thay quần áo nghe! Hoàng nói.
Hoàng ngồi xuống bên cạnh, mớm cho nàng từng muỗng sửa, gương mặt của nàng hồng lên dần. Bưởi hỏi:
-Xin lổi, chị tên gì để em gọi.
-Gọi chị là Hoàng được rồi, còn em?
-Dạ, em tên Bưởi! Đây là đâu vậy, chị Hoàng?
-Đồn kinh Cán Gáo của bên Quốc Gia!”
-Nếu không có chị và những người lính Cộng Hòa nhân hậu đã cứu sống em, chắc em đã chết từ hồi khuya rồi! Nàng nhìn Hoàng cầu xin: Con em bây giờ ở đâu rồi? Chị bồng nó cho em thấy mặt một chút đi! Em van xin chị mà!
-Bưởi, em bình tĩnh nghe chị nói đây, Hoàng nói: Đêm qua, trên đường hành quân trở về đồn. Chính trung úy Đức bắt gặp chiếc ghe tam bản đang trôi trên dòng kinh Cán Gáo và phát hiện ra em đang nằm bất động một mình trong khoang. Ngoài em ra, chẳng thấy một ai hết!
Bưởi cố nhớ lại những gì đã xảy ra đêm qua, nàng nói:
-Trước khi ngất đi, bên tai em nghe văng vẳng tiếng chị Ba Lành nói: “Con em chào đời được rồi, con gái!” rồi sau đó, em không còn biết gì nữa, mà trung úy Đức, người đã cứu em là ai vậy, chị Hoàng?
-Trung úy Đức là Đại đội trưởng kiêm Trưởng đồn kinh Cán Gáo nầy! Chính ông Đức đã hai lần cứu em thoát khỏi tay tử thần, chớ không phải chị đâu, Hoàng nói: Nếu không có dòng máu của ông Đức truyền trực tiếp cho em, chị nghĩ chắc em đã chết rồi!
-Trung úy Đức! Em nhớ ra rồi: Trong mật khu U Minh Thượng, họ treo giá cái đầu ông Đức một triệu đồng đó!
-Bười là ai? Sao em biết rành chuyện trong mật khu U Minh của Việt Công quá vậy? Hoàng hỏi.
Bưởi nghe Hoàng hỏi, nàng ứa hai dòng nước mắt, nói:
-Em là con mồ côi cha mẹ, bị bọn du kích VC bắt cóc đem về mật khu U Minh năm em mới lên 15 tuổi. Chính thằng thượng tá Trần Minh cưỡng dâm em nhiều lần. Sau đó, nó đẩy em ra làm hộ lý cho bọn cán binh VC được 2 năm thì em có chửa; vì vậy, đứa con em mang trong bụng không biết cha của nó là ai nữa!
Hoàng vuốt mái tóc nàng, an ủi:
-Thôi, em hãy quên chuyện tủi nhục đó, để bắt đầu một cuộc sống mới. Bây giờ, chị thay quần áo sạch sẽ cho em, còn cả tuần nữa mới có chuyến tàu đưa chị em mình ra tỉnh Rạch Giá.
 Thay quần áo cho Bưởi xong, Hoàng vừa xoay người đi, nàng nắm tay Hoàng lại, nói:
-Chị Hoàng ơi! Nhờ chị nói lại với ông Đức là Bưởi xin gặp ông ấy!
-Được mà, chị sẽ nói lại với ông Đức dùm em. Hoàng nói: Bây giờ chị xuống nhà ăn, nấu cho em miếng cháo để ăn lấy sức nghen!
-Cám ơn chị Hoàng! Bưởi nói.
                                                         oOo
Khoảng một giờ sau, Đức bước vào, kéo ghế ngồi bên cạnh nàng, dịu dàng, nói:
-Bộ áo cô mặc màu hồng đẹp quá! Trông cô Bưởi đở xanh xao!
Gương mặt Bưởi chợt ửng hồng vì thẹn, ấp úng nói:
-Bộ đồ nầy của chị Hoàng đưa cho em mượn mặc tạm, Bưởi cám ơn ông đã hai lần cứu mạng sống của em!
Đưc khoát tay cười, nói:
-Chuyện nhỏ thôi mà! Nầy, cô đừng gọi tôi bằng ông. Cô đáng tuổi em gái của tôi thôi. Cứ gọi tôi bằng anh đi, dễ nghe hơn.
-Dạ, nếu anh Đức cho phép. Bưởi khép nép nói.
Chàng đưa tay ra sau lưng, lấy một hoa súng vừa mới nở, nói:
-Hoa súng nầy vừa mới nở trên chiến hào sáng nay. Tôi cài nó trên mái tóc cho cô nghe! Không đợi nàng trả lời, Đức cài hoa vào mái tóc nàng, nói: Tôi nghe chị Hoàng nói, cô muốn biết tin tức về cháu, phải không?
-Dạ phải! Nàng nói.
-Rất tiếc, tôi không thấy cháu, chỉ thấy mỗi mình cô nằm bất tỉnh trong khoang ghe. Tôi phải làm hô hấp nhân tạo để cứu cô! Đức nói: Nơi tôi gặp cô cách đồn không xa lắm và cũng nhờ thuận con nước lớn, chúng tôi mới cô kịp về đồn, nhờ chị Hoàng cứu cô kịp lúc.
-Chắc chị Ba Lành tưởng Bưởi chết rồi, nên bồng cháu bỏ đi! Bưởi nói.
-Chị Ba Lành là người nào vậy? Đức hỏi.
-Chị ấy là trưởng toán anh nuôi của căn cứ 483 U Minh Thượng. Căn cứ chuyển quân đi chỗ khác. Tên Thượng tá Minh bỏ em lại trong lúc em sanh nở khó khăn. Chính chị Ba đưa em đi trốn ra bệnh viện Rạch Sỏi. Nhưng, không ngờ em sanh rớt trên ghe! Bưởi hỏi: Mà anh Đức bắt gặp chiếc ghe tam bản trôi ở khoảng nào vậy?
-Cách vàm rạch Cái Nước khoảng 3 cây số, trên đường chuyển quân về đồn! Đức nói.
-Vàm rạch Cái Nước? Nàng hỏi.
-Sao, cô biết rõ vùng nầy à? Đức hỏi.
-Dạ biết! Nàng cả quyết nói.
-Vậy sao, vùng nầy có gì đặc biệt không? Đức hỏi.
-“Dạ có, ở đó có một ngôi chùa cổ nằm giữa vàm rạch Cái Nước và xã Đông Yên, cách bờ rạch chừng 300 thước, Bưởi hỏi: Anh Đức có biết ngôi chùa cổ nầy không?
-Tôi biết ngôi chùa nầy rõ lắm! Trên đường hành quân; thỉnh thoảng, tôi có ghé vấn an sư Thích Thiện Tâm trụ trì, sư ông là bậc chân tu, đạo hạnh, Đức hỏi: Nghe nói, ngài đã viên tịch hồi năm ngoái rồi thì phải?
-Theo chỗ Bưởi biết, sư ông bị cán bộ VC giết chết, nàng nói: Ngôi chùa nầy do hai tên sư hổ mang VC nằm vùng, trụ trì chùa nầy. Đây là hậu cần tiếp liệu cho lực lượng vũ trang MTGPMN vùng U Minh Thượng!
-Sao cô biết rõ ràng việc nầy quá vậy? Đức hỏi.
-Hồi cuối năm ngoái, Bưởi bị tên thượng tá Trần Minh đưa em xuống chùa “hộ lý” cho hai sư hổ mang nầy, hồi tưởng lại hai bộ mặt ghê tởm, bệnh hoạn của hai tên nầy, nàng cảm thấy buồn nôn, nói như muốn khóc: Hai thằng nầy mang chứng bệnh bạo dâm, hành hạ thể xác em như con thú, hết cào cấu, rồi đánh đập em rất dã man để thỏa mãn thú tánh!
-Cô ở lại chùa nầy bao lâu và có thấy hiện tượng gì lạ tại nơi nầy không? Đức nói: Đêm qua, một đoàn ghe VC chở đồ tiếp liệu di chuyển trên vàm rạch Cái Nước, lọt vào ổ phục kích của tôi. Rất có thể, số hàng nầy chúng tập trung về chùa nầy để chờ phân phối đi nơi khác thì phải?
Bưởi bỗng nhớ điều gì khác thường, nói:
-Anh Đức đoán rất chính xác! Vào lúc nửa đêm, em vừa chợp mắt bỗng thức giấc vì nghe những tiếng nói lao xao ngoài bìa rừng, còn hai tên sư hổ mang biến đi đâu mất. Từ trong hậu liêu hắc ám, Bưởi ghé mắt nhìn qua khe hở của vách ván thì em thấy…
-Cô thấy những gì vậy? Đức có vẻ nóng ruột, hỏi cắt ngang.
-Dưới ánh trăng lờ mờ, một toán cán binh VC khoảng một trung đội đang chuyển những thùng gỗ nặng từ dưới rạch lên. Còn hai sư đực mở nấp hầm bí mật trong bụi tre tầm vông sầm uất để họ khiêng xuống đó; hình như, hầm ngầm ở dưới ngôi chùa, vì Bưởi nghe tiếng động từ dưới lòng đất dội lên hậu liêu.
-“Cám ơn cô Bười, đã cung cấp những tin tức quan trọng nầy cho chúng tôi! Thôi, cô an tâm nằm nghỉ tịnh dưỡng ở đây, chị Hoàng sẽ chăm sóc cho cô. Đức mừng rỡ nói.
                                                                     oOo
Rời khỏi bệnh xá, Đức hớn hở đi thẳng xuống lều ăn tập thể của đơn vị. Thượng sĩ Lập và toán “hỏa đầu vụ” đang chuẩn bị bữa cơm trưa cho đơn vị. Thấy Đức đi vào, thượng sĩ Lập hỏi đùa:
-Sao, đói bụng rồi hả, trung úy?
-Chưa hẳn đói lắm! Đức quay sang hạ sĩ Vui, hỏi: Thực đơn ngày hôm nay có món gì đặc biệt không?
Hạ sĩ Vui đưa cái thùng đầy ắp cá đồng ra khoe:
-Phần cá và lươn nầy tụi em cắm câu và đặt trúm chung quanh chiến hào đêm qua. Thực đơn bữa nay gồm có: cá lóc kho với thịt hộp “quân tiếp vụ” và canh chua lươn nấu với bông súng.
-Em nấu cho anh một nồi cháo cá lóc đặc biệt nghe! Đức quay sang thượng sĩ Lập nói: Anh Lập theo tôi vô BCH/ Đại Đội, có chuyện cần bàn với anh.
-Sao, tối nay có mối làm ăn lớn ở đâu vậy, sếp? Thượng sĩ già hỏi.
-Không, tối nay tụi mình đi viếng chùa. Đức nói đùa.
Vừa bước vào BCH/ Đại Đội, Đức vào đề ngay:
-Lúc nãy, Bưởi mới cung cấp một tin tức rất có giá trị, Đức trải tấm bản đồ hành quân trên bàn gỗ, rồi chỉ cho thượng sĩ Lập: Ngôi chùa cổ nầy giữa vàm rạch Cái Nước và xã Đông Yên, cách vàm khoảng 4,5 km. Chúng ta từng chuyển quân qua khu vực nầy nhiều lần. Sư ông Thích Thiện Tâm đã bị VC sát hại. Hiện chùa nầy do hai sư hổ mang nằm vùng và biến nơi nầy thành một hậu cần tiếp liệu quan trọng.
-Trung úy có kế hoạch đột kích hậu cần nầy chưa?” Thượng sĩ Lập hỏi.
-Có chớ! Đức nói: Ngay tối nay, chờ lúc nước ròng chảy xiết ra biển, chúng ta khởi hành, tới vàm rạch Cái Nước lúc nửa đêm, không quá sớm mà cũng không quá muộn. Từ đó, chúng ta sẽ đến ngôi chùa trước lúc 2  giờ sáng để hành động.
Thượng sĩ Lập hỏi:
-Sếp cần bao nhiêu quân và phương tiện di chuyển như thế nào để tôi chuẩn bị?
-Chỉ cần một bán tiểu đội, kể cả tôi là 6 người, Đức nói tiếp: Chúng ta dùng chiếc ghe tam bản của cô Bưởi đang cắm sào dưới bến để di chuyển. Nhưng, lúc trở về chúng sẽ băng qua khu rừng tràm và thiếu úy Thịnh đem 2 trung đội phục kích tại vàm rạch Cái Nước để chờ tiếp ứng chúng ta khi bị địch truy sát.”
-“Kế hoạch táo bạo nầy, theo tôi, khá mạo hiểm đó nghe, trung úy! Tôi cũng muốn tham gia cuộc đột kích trong đêm nay, sếp nghĩ sao?” Thượng sĩ Lập hỏi.
-Anh muốn tham gia cũng được! Nhưng, phải hướng dẫn thượng sĩ Ân kế hoạch phòng thủ nội vi thật chu đáo!
-Về việc nầy trung úy an tâm, thượng sĩ Lập hỏi: Còn vấn đề nhân sự, trung úy chọn ai tham gia trận đánh nầy chưa?
-Tôi chọn binh nhất Đoàn, hạ sĩ Hùng và trung sĩ Hiến là những chiến binh gan dạ. Rất tiếc, thằng Dũng bị thương mấy ngày hôm trước, Đức vỗ vai thượng sĩ già nói: Còn hai người nữa, tôi để anh chọn.
Thượng sĩ Lập nói:
-Tôi đề nghị Hạ sĩ Lủy và binh nhất Đực.
-Tôi đồng ý! Đức nói: Bây giờ, tôi đi gặp anh Thịnh, còn anh Lập báo anh em trong toán gặp tôi vào lúc 4 giờ chiều nay tại BCH/ ĐĐ, để lấy quyết định sau cùng.
                                                                     oOo
Sau bữa cơm trưa, như thường lệ, Đức giăng võng bên cạnh lô cốt phía Đông nghỉ trưa. Đức khoan khoái ngả mình trên võng, đốt một điếu thuốc lá đưa môi lên phì phà, đu đưa theo tiếng võng kẽo kẹt. Bắt được mùi thuốc lá, binh Mẹo đang canh gác trên lô cốt, ngó xuống thấy sếp đang thả hồn theo khối thuốc, nhịn thèm không nỗi, phải leo xuống, nói:
-Còn thuốc lá không, trung úy? Cho em xin điếu!
-Bộ đói thuốc hả, cậu? Đức hỏi.
-Em nhịn thèm từ sáng đến giờ rồi đó, sếp à! Binh Mẹo nói.
Đức lấy cả bao thuốc lá đưa binh Mẹo, nói:
-Em giữ cả bao mà hút! Nhớ khoảng 4 giờ chiều, đánh thức anh dậy nghe!
-Dạ, sếp yên chí! Binh Mẹo nói.
Xế trưa, trời đang nắng chang chang, bỗng gió ngoài vịnh Thái Lan thổi vào đất liền khá mạnh. Trên sân, một chú ngỗng già đi rong, đi rỗi; thỉnh thoảng, cất cái cổ cao nghệu, ngó quanh, ngó quẩn như tìm ai, rồi há mỏ kêu oang oác. Binh Mẹo định chạy ra sân xua đuổi nó đi. Nhưng, Đức ngăn lại, nói:
-Thôi, kệ nó đi em!
Một lát sau, con chó phèn của thượng sĩ Lập đi sục sạo đâu đó ở ngoài rừng chạy về, đứng giữa sân sủa gâu gâu mấy cái làm chú ngỗng bực mình. Nó rướn thân mình lên, dang đôi cánh quạt mạnh mấy cái làm một đám bụi mù bay lên. Chúng nó nói nhau những gì không biết, rồi cả hai lững thững đi về phía khu nhà ăn tập thể.
Trong đồn kinh Cán Gáo, ai cũng biết chúng nó là đôi bạn thân với nhau, phụ tá đắc lực cho người lính gác giặc. Vào ban đêm, chú ngỗng đực hoạt động rất năng nổ, nó hướng dẫn gia đình ngỗng lội tung tăng khắp nơi trên chiến hào. Mỗi lần nghe nó kêu oang oác giữa đêm khuya là con phèn cắm đầu chạy đến các chòi canh sũa rân trời là trong đồn sắp xảy ra chuyện; trước sau, nó đã phát hiện được 6 tên đặc công VC ôm bộc phá xâm nhập đồn bị bắn gục, xác chết nằm vắt ngang trên hàng rào kẽm gai.
Trung úy Đức hút chưa tàn điếu thuốc là anh ngủ thiếp đi lúc nào không hay và điếu thuốc hút dở dang rơi xuống đất. Mẹo lấy cái áo jacket cũ kỹ bạc màu sương gió, đấp lên người sếp, rồi lặng lẽ leo lên lô cốt làm nhiệm của người lính gác giặc tiền đồn.
Gân 4 giờ chiều, binh Mẹo đánh thức Đức thức giấc. Gió từ ngoài biển lồng lộng thổi vào đất liền làm bầy chim sẻ đang nô đùa, kêu ríu rít trên hàng rào kẽm gai chống B40 cũng hoảng sợ, bay sà xuống đất tránh gió. Đức vươn vai đứng dậy, nhìn ra phía chân trời, những cụm mây đen kịt lan tỏa, che khuất dần ánh mặt trời chiều.
Đức trả cái áo jacket lại cho Mẹo, đi về phía căn hầm BCH/ Đại Đội, mọi người đã có mặt đầy đủ chờ sếp bàn kế hoạch. Đức vào thẳng vấn đề, hỏi thượng sĩ Lập:
-Trừ Dũng bị thương và những người đi phép chưa về, quân số khiển dụng trong đồn còn bao nhiêu người?
-Báo cáo, quân số kiển dụng còn 92 người tất cả.
Trung úy Đức nói:
-Tôi và thượng sĩ Lập cùng với 5 anh anh em nữa sẽ lãnh trách nhiệm đột kích kho đạn của VC tại vàm rạch cái Nước. Anh Thịnh dẫn một trung đội phục kích tại vàm rạch Cái Nước làm lực lượng tiếp ứng cho toán chúng tôi, trong trường hợp bị địch truy sát. Tất cả số người ở lại trong đồn, đặt dưới quyền điều động của thượng sĩ Ân, đãm trách phòng thủ nội vi.
Thiếu úy Thịnh ngắt lời:
-Với một toán chỉ có 7 người, đi đột kích kho hậu cần quan trọng của địch, hành động rất mạo hiểm. Tôi đề nghị sếp lấy thêm người đi với sếp cho chắc ăn.
Thượng sĩ Ân cũng góp ý, nói:
-Thiếu Thịnh nói phải đó, sếp!
Đức đầy vẻ tự tin, nói:
-Chúng mình là lính nhà nghề. Tôi thấy 7 người quá đủ cho công tác phá hoại hậu cần của địch. Các anh đừng quên rằng, đặc công VC đi hoạt động phá hoại, cũng đi từng tổ vài ba người, anh em mình cũng phải đánh giặc theo lối đó! Thú thật, tôi chỉ lo cho các anh, tôi muốn thay đổi kế hoạch một chút.
-Anh Đức muốn thay đổi như thế nào? Thịnh hỏi.
-Nếu trong đêm nay, địch bất ngờ tấn công đồn. Anh Thịnh rút toàn bộ về bẽ gẫy cuộc tấn công của địch. Đừng lo, anh em chúng tôi sẽ tự lực chiến đấu để thoát hiểm, Đức nói: Theo tin tình báo của Phòng 2/ QĐIV, hai tiểu đoàn cơ động tỉnh Quyết Thắng 1 và 2 cùng một số đơn vị cấp huyện đội đang ra sa sức củng cố mở rộng “vùng giải phóng”: Phượng Vĩ, Kinh Chống Mỹ, Trà Huơn, Ngã bát, Xẻo Kè…tụi VC quyết làm cỏ đồn kinh Cán Gáo. Nếu như phá hủy được hậu cần tại rạch Cái Nước, thiếu tiếp liệu, mấy đơn vị VC sẽ co cụm lại. Quân lực VNCH sẽ dễ dàng làm chủ tình hình vùng U Minh Thượng và U Minh Hạ.
-Mặt sau đồn dựa lưng vào rừng tràm, muốn làm cỏ đồn kinh Cán Gáo, bọn VC phải mở “đột phá khẩu”, chọc thủng 3 hàng rào kẽm gai và phải vượt qua chiến hào ngập nước. Tôi muốn được xử dụng hết số mìn claymore, cài đặt dọc theo hàng rào kẽm gai, tuyến phòng thủ cuối cùng để chống chiến thuật “biển người” của địch. Mấy xếp biết, mìn Claymore là khắc tinh của chiến thật biển người! Thượng sĩ Ân nói.
-Ý kiến của thượng sĩ Ân khá lắm! Đức nhìn thượng sĩ Lập, nói: Trong kho đạn dược còn bao nhiêu mìn Claymore giao hết cho thượng sĩ Ân! À quên nữa, cho tất cả anh em ăn cơm sớm là vừa; vả lại, trời cũng sắp mưa to rồi đó! Thôi, tản hàng.
Rời căn hầm chỉ huy, Đức đi vào lều bệnh xá dã chiến thăm Bưởi. Đang nói chuyện với Hoàng, thấy Đức vào, nàng mừng lắm lễ phép chào:
-Dạ, chào anh Đức!
-Sao, cô có khỏe chút nào không? Đức hỏi.
-Dạ, chị Hoàng mới chích cho Bưởi vài mũi thuốc bổ máu. Bây gời em khỏe nhiều! Cám ơn mọi người đã hết lòng chăm sóc cho em.
Hoàng lấy tay vuốt mớ tóc bồng của Bười, thân mật nói:
-Giúp em là bổn phận chung của mọi người trong đồn Kinh Cán Gáo nầy mà, bận tâm làm gì chớ!
Bưởi nhìn Đức, hỏi:
-Tối nay, anh và các bạn đinh đi viếng chùa phải không?
-Đúng vậy! Đức gật đầu, nói.
-Anh có đi thì phải cẩn thận mới được! Nàng nói: Có nhiều cán binh VC bảo vệ nghiêm nhặt hậu cần tiếp liệu nầy!
-Cô ước lượng, có khoảng bao nhiêu người? Đức hỏi.
-Bưởi không biết chính xác bao nhiêu người, có thể vài ba chục người gì đó. Họ đóng chốt rải rác chung quanh khu rừng tràm, nàng chợt nhớ điều gì, dặn dò thêm: Trong chùa lúc nào cũng vang tiếng tụng kinh, gõ mõ; thật ra, đó tiếng tụng kinh phát ra từ máy “cát sét” để che mắt thiên hạ.
-Cám ơn cô Bưởi nghe! Đức nói.
-Em sẽ cầu nguyện Phật Trời phò hộ anh Đức đi đến đó làm nhiệm và cùng các bạn trở về đây được bình yên!
                                                          oOo
Đức rời lều bệnh xá, đi thẳng xuống khu nhà ăn tập thể. Vào giờ ăn chiều, không khí khá nhộn nhịp. Cả đơn vị đang xếp hàng dọc, nối đuôi nhau chờ đến phiên mình lãnh thức ăn. Tiếng cười nói ồn ào lẫn tiếng muỗng gõ vào cái gà mèn, kèm theo tiếng càu nhàu của anh lính trẻ:
-Cho cơm gì ít vậy mấy cha, ăn làm sao no?
Một người lính trẻ khác, gương mặt còn non choẹt, nói:
-Cá kho với thịt hộp, bỏ muối mặn quá, ai ăn cho nổi, mấy cha nội?
Một người lính đứng trong hàng, chọc quê:
-Muốn ăn ngon về kêu chị Hai mầy nấu cho mầy ăn. Ở đây là tiền đồn chiến đấu chớ không nhà mầy đâu mà có người hầu, nghe nhóc.
Đức liếc sơ hàng quân, không thấy toán công tác tối nay, hỏi:
-Toán công tác tối nay ăn cơm nước gì chưa, anh Lập?
-Tụi nó vừa ăn cơm xong, đi ngủ lấy sức rồi, sếp! Thượng sĩ Lập nói: Còn thiếu úy Thịnh đang kiểm tra vũ khí, đạn dược ở dưới kho!
-Anh Lập cho tôi một phần ăn như mọi người! Tôi cũng chưa đói lắm đâu! Đức nói.
                                                         oOo
Sau bữa cơm chiều, Đức cầm ca nước trà thả bộ ra chòi canh phía Tây, hướng ra vịnh Thái Lan. Người lính trẻ đang chăm chú quan sát động tĩnh xóm nhà lá xa xa bên kia bờ kinh; thỉnh thoảng, anh cầm cái ống dòm đeo trước ngực, đưa lên mắt quan sát thật lâu. Đức bước đến bên cạnh người lính trẻ, hỏi:
-Sao rồi, tình hình có gì lạ không?
-Xóm làng bên kia không có gì khả nghi. Nhưng, hồi xế chiều, có một xuồng câu lai vãng trên con kinh. Thượng sĩ Lập có bảo toán nằm tiền đồn cẩn thận theo dõi; có lẽ, người nầy biết bị động nên bơi xuồng đi nơi khác. Anh nói.
Đức nhìn đồng hồ, nói:
-Bây giờ gần 6 giờ rồi, em đi ăn cơm đi! Anh canh gác thế cho!
Đức đứng một mình trên chòi canh vừa uống trà, vừa nhìn về phía chân trời. Ngoài biển, những đám mây đen ùn ùn kéo đến, cuồn cuộn đùn vào nhau ngày càng dầy đặc, rồi lan rộng ra như một tấm thảm khổng lồ trôi nhanh vào đất liền. Bầu trời tối sầm lại, một tia chớp ngoằn ngoèo lóe lên từ trong đám mây đen như rễ cây vươn dài xuống mặt biển động, tiếp theo tia chớp là tiếng sấm động vang rền như tiếng súng đại bác. Những ngọn cau già bao quanh xóm làng bị gió quật nghiêng ngả, đám mạ xanh mơn mởn ngả rạp mình xuống làm đôi cò trắng đang sục sạo kiếm mồi dưới ruộng lúa bỗng giật mình, ngẫng đầu lên, mắt ngó dáo dác, rồi vỗ cánh hối hả bay về khu rừng tràm.
Bầu trời mù mịt mây đen phủ giăng, những giọt mưa bắt đầu lác đác rơi, gieo những tiếng lộp độp trên mái tôn. Con kinh Cán Gáo sóng cuồn cuộn, mặt nước lấm tấm những giọt mưa sa. Trong chớp mắt, một trận mưa to ào ào kéo đến, mưa như trút nước từ trên trời xuống. Trời tối sầm hẳn lại, chung quanh chòi canh, một màn nước trắng đục giăng kín bị gió thổi tạt nghiêng nghiêng.
Một cơn gió lốc thổi ào ào vào chòi canh. Đức cảm thấy hơi lành lạnh thì thượng sĩ Lập đội poncho lên tới, nói:
-Trung úy đoán đúng quá! Liệu cơn mưa nầy kéo dài đến nửa đêm không?
-Hy vọng là như vậy! Mình chỉ cần chừng đó thời gian, cũng đủ để hành động! Đức nói: Đêm nay, chúng ta cải trang thành du kích VC, nếu chạm trán với VC thứ thiệt thì phải bình tĩnh mới được; vì vậy, anh chèo đằng lái, tôi ngồi đằng mũi ghe quan sát, tùy cơ ứng biến. Còn 5 anh em cứ ngồi trong khoang ghe chờ, chỉ hành động khi cần thiết.
-Tôi đồng ý với trung úy! Họ chiến đấu gan dạ có thừa, nhưng còn thiếu kinh nghiệm chiến đấu.
                                                        oOo
Đến 7 giờ tối, dưới cơn mưa tầm tã, thiếu úy Thịnh cho trung đội tập hợp, khoát poncho đứng trước sân cờ. Đích thân Đức và thiếu úy Thịnh đích thân kiểm tra lại vũ khí, đạn dược, mìn, cuốc xẻng, đèn pin…xong rồi Thịnh bắt tay Đức, nói:
-Anh còn dặn dò điều gì nữa không? Nếu không, tôi dẫn anh em lên đường ngay.
Đức ôm vai Thịnh, nói:
-Chúc bạn và mọi người lên đường may mắn! Hy vọng, chúng ta sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp!
-Anh cũng vậy, đừng quên mật khẩu và ám hiệu để nhận diện nhau trong đêm nay. Thịnh nói.
Đức và thượng sĩ Lập đưa mọi người đến một lối đi riêng, được ngụy trang kín đáo. Toán quân âm thầm, từng người thoát ra đồn bằng cây cầu ván bắt qua chiến hào. Họ lặng lẽ băng mình vào đêm mưa bão để đến địa điểm chờ địch.
Trách nhiệm phòng thủ nội vi đồn chỉ còn khoảng hai trung đội. Chợt thấy Dũng đang trùm poncho, chống đôi nạn gỗ đi khập khễnh ra lô cốt. Đức chận lại hỏi:
-Dũng à, đang bị thương mà ra đây làm gì!?
-Sếp à, em bị đạn ở chưn, cái bàn tay nầy còn cầm súng bóp cò được mà! Sếp cho em tiếp tay với thượng sĩ Ân lo giữ đồn đêm nay! Dũng nói.
-Ờ, vậy cũng được! Đức nói.
Đến 8 giờ tối, cơn mưa vẫn còn nặng hạt rơi như trút nước, trời tối đen như mực. Thần kinh mọi người căng ra, họ đang chờ giặc đến. Người lính gác giặc đang thu mình trong cái poncho cho đở lạnh mà tay vẫn không rời khẩu súng trường M16, đạn đã lên nòng sẵn sàng nhả đạn. Cứ mỗi lần tia chớp lóe lên như xé rách màn đêm là họ không bỏ lỡ cơ hội, giương to cặp mắt lướt nhanh qua các địa thế nghi ngờ VC có thể lợi dụng luồn sâu, tiến sát công đồn. Tiếng ngỗng gọi bầy cũng làm họ giật mình, phản ứng nhanh chóng…
Trong nhà ăn tập thể, cái ấm nước lúc nào cũng sôi lên sùng sục, cứ cách một tiếng là chị Hoàng pha một ấm trà tiếp tế cho họ uống để ấm lòng chiến sĩ.
                                                       oOo
Trong căn hầm BCH/ Đại Đội, 7 chiến binh đang cải trang thành những tên du kích VC và trạng bị súng AK47 và mấy băng đạn, chỉ có thượng sĩ già Lập mang thêm theo cây mã tấu được mài giũa bén như lưỡi phảng, chiến lợi phẩm của ông lấy được của địch trong trận đánh Ấp Bắc năm xưa. Xong rồi, mọi người nhìn nhau cười xòa. Đức nói:
-Mình còn thiếu một thứ nữa, chưa hoàn toàn giống hẳn du kích VC lắm!
-Còn thiếu thứ gì, trung úy? Hạ sĩ Hùng hỏi.
-Cái khăn rằn! Đức nói.
-Tôi chuẩn bị khăn rằng đầy đủ cho mọi người đây! Thượng sĩ Lập nói: Còn đây là một miếng vải trắng buộc vào cổ để dễ nhận diện nhau trong đêm tối.
-Thôi, chúng ta qua nhà ăn, kiếm cái gì ăn qua loa, rồi còn lên đường cho kịp con nước ròng. Đức nói.
Trong lúc Hoàng đang mở nắp hộp trà, nghe tiếng chân lội bì bõm trên mặt đất ngập nước mưa. Chị quay đầu lại nhìn ra ngoài sân, chợt thấy 7 cái bóng đen thui, đội nón tai bèo, Hoàng phản ứng nhanh chóng, chụp khẩu colt 45 để trên bàn thì nghe thượng sĩ Lập lên tiếng:
-Tụi tui đây mà, thím Ân!
Hoàng tay còn cầm khẩu colt 45, áp lên ngực mình, nói:
-Mấy cha nội làm tui hết hồn! Tưởng đâu bọn đặc công VC mò vô tới đây rồi chứ!
Cả 7 người kéo ghế ngồi trên cái bàn ăn, Đức vói tay vặn cái tim đèn dầu cho sáng lên một chút, thấy Hoàng đang mặc bộ quân phục tác chiến của chồng rộng thùng thình, nói đùa:
-Thấy chị Hoàng, tôi lại nhớ hình ảnh chị Trúc, đai thằng con đầu lòng trên lưng,  chiến đấu bên cạnh chồng suốt mấy ngày đêm tử thủ.
-Mấy anh định ăn uống cái gì cho no trước khi lên đường? Hoàng hỏi.
Thượng sĩ Lập đưa cái bi đong cho Hoàng, nói:
-Chị Ân cho chúng tôi mỗi người một ly trà nóng uống tại chỗ, còn cái bi đong nước trà nầy để mang theo.
Hoàng vừa lo pha trà, vừa nói:
-Mấy ông đi vào hang ổ VC mà vỏn vẹn có 7 người, kể ra cũng liều mạng thiệt đó!
-À, còn cô Bưởi ra sao rồi, chị Hoàng? Đức hỏi.
-Hồi chiều nầy, tôi cho Bưởi uống một liều thuốc an thần; có lẽ, đến sáng mai mới tỉnh dậy. Hoàng nói.
-Tôi muốn nhờ chị Hoàng việc nầy… Đức ngập ngừng nói.
Hoàng thấy vậy, hỏi:
-Anh Đức muốn nhờ tôi việc gì, cứ nói thẳng.
-Nếu như tôi có mệnh hệ gì, chị lo thủ tục hồi chánh cho cô ta, Đức nói: Nếu được, chị giúp cho cô ta một việc làm ở bệnh viện Rạch Giá, để cô ta làm lại cuộc đời.
-Hoàn cảnh cô Bưởi rất đáng thương! Anh không nhờ, tôi cũng lo cho Bưởi được mà!
Thượng sĩ Lập vén tay áo, coi đồng hồ, nói:
-Còn 15 phút nữa là đúng 9 giờ, chúng ta lên đường được chưa, trung úy?
-Uống xong ly trà nầy, rồi chúng ta lên đường là vừa!”
Ngoài trời cơn mưa vẫn còn rơi nặng hột. Tất cả mọi người đứng dậy, vai mang súng trường AK47 đi vào trong cơn mưa gió như những bóng ma. Theo đúng kế hoạch, thượng sĩ Lập lo chèo lái, Đức ngồi đằng mũi, năm người còn ngồi chen chúc nhau trong khoang ghe. Thượng sĩ Lập nhổ cây sào, chiếc ghe tam bản xuôi theo con nước, trôi nhanh trên dòng kinh Cán Gáo hướng ra biển. Trung úy Đức ôm khẩu AK47 ngồi trước mũi ghe, nước mưa tạt vào mặt, vuốt không kịp để thở.
Đến 11 giờ đêm, cơn mưa bắt đầu dịu dần. Những giọt mưa khuya thưa thớt đan nhau thành một màn nước mong manh, sấm chớp vang động từng hồi. Những thân cây tràm trụi lá, trơ cành dọc hai bên bờ kinh, hiện ra lờ mờ trước mắt anh. Nửa giờ sau là đến vàm rạch Cái Nước sớm hơn thời gian Đức dự tính. Thượng sĩ Lập cho ghe rẽ vào con rạch. Khi tới địa điểm đoàn ghe tiếp liệu của VC bị phục kích đêm qua. Bỗng một ánh đèn pin từ trong một lùm cây trên bờ rạch lóe lên, rồi chớp tắt 3 lần. Một tên du kích VC lên tiếng, hỏi:
-Đồng chí nào đó! Sao không trả lời ám hiệu đi!
Đức nhanh trí, nói:
-Đèn pin đứt bóng đèn rồi! Tụi tui đi tiếp tế thuốc tây cho các đồng chí hậu cần mà!
-Có thuốc trị sốt rét không, đồng chí? Một tên khác hỏi.
-Có chớ! Muốn loại nào? Đức hỏi.
-Loại nào cũng được! Hắn nói: Chèo ghe vô đây, cho tôi xin vài viên, đang lên cơn sốt đây mấy đồng chí!
Đức nói với thượng sĩ Lập, giọng vừa đủ cho mấy người nằm trong khoang nghe:
-Chèo ghe tấp vô bờ đi, anh lấy bọc thuốc tây lên bờ với tôi cho họ kiểm tra, Đức nói: Chỉ một mình anh đi với tôi thôi!
Ghe vừa tấp vô bờ, Đức và thượng sĩ Lập đeo súng AK47 lên vai, nhảy xuống nước, lội sình leo lên bờ. Thêm hai tên du kích nữa xuất hiện, một tên cầm đèn pin rọi từ đầu đến chân từng người, quan sát thật kỹ. Hắn hỏi:
-Thuốc tây đâu? Đồng chí đưa cho tôi coi!
-Thuốc tây đây, đồng chí! Cần thuốc gì cứ lấy! Thượng sĩ Lập nói.
Hắn cầm gói thuốc tây lên coi, rồi cười vui vẻ, nói:
-Bàn chưn của mấy đồng chí bùn sình dơ quá! Đưa súng đây cho tớ giữ, rồi đi theo đồng chí Quít xuống cây cầu dừa dưới mương rửa chân đi!
Cả hai tháo cây AK47 trên vai đưa cho hắn giữ. Thượng sĩ Lập nhìn thấy Đức tháo cái nón tai bèo xuống cầm trên tay. Thượng sĩ Lập gật đầu hiểu ý, rồi bình tĩnh đi xuống cây cầu dừa rửa chân. Tên Quít cầm súng đứng trên bờ canh chừng. Vừa lúc đó, một tia chớp lóe lên, tiếng sấm vang rền làm rung chuyển khu rừng tràm. Đức nhanh như ánh chớp, rút khẩu K54 giắt ở sau lưng, nổ hai phát vào hai tên VC vô cùng chính xác. Tiếng sấm nổ át hẳn tiếng súng, chỉ thấy hai ánh lửa lóe lên từ nòng súng, hai thây người ngã xuống.
Đứng trên cây cầu dừa dưới mương rửa chân, thượng sĩ Lập rút cây lưỡi lê giắt ở bên hông, phóng về phía tên Quít. Ngọn lưỡi lê lao vút tới, cắm phập vào cổ tên Quít. Thượng sĩ Lập chạy nhanh lên bờ, phóng người tới, quét một đòn chân, hắn ngã xuống mương. Ông lao theo, đè đầu hắn xuống nước, đâm bồi thêm vào nhát nữa cho chắc ăn. Cả hai nhanh chóng thu dọn chiến trường, vất xác hai tên kia xuống mương, rồi chuồn êm xuống ghe. Thượng sĩ Lập vung mái chèo, chiếc ghe cất mũi lướt về phía ngôi chùa cổ, hậu cần của VC.
Thượng sĩ Lập đẩy cánh cửa khoang, nói vào trong:
-Bàn chân của người lính VNCH mang giày “bốt” nên cổ chân người nào cũng bị chai. Tụi VC mà nhìn thấy cục chai như hột bắp ở cổ chân là mình lộ chân tướng ngay; vì thế, sếp và tao phải ra tay trước, “tiên hạ thủ vi cường”. Đây là một kinh ghiệm, mấy chú phải nhớ kỹ đó!
-Dạ rõ! Một người trả lời.
Quá 12 giờ đêm, cơn mưa đã tạnh hẳn. Khoảng cách đến mục tiêu rút ngắn dần. Khi còn cách ngôi chùa chừng 500 thước, Đức ra dấu cho thượng sĩ Lập tấp ghe vào bờ, bỏ ghe lên bờ. Cả 7 người len lỏi trong khu rừng tràm, âm thầm tiếng về phía ngôi chùa cổ. Mọi người ẩn núp và che dấu thật kỹ đằng sau mấy bụi tầm vông quan sát mục tiêu. Đã hơn một giờ sáng, trong chùa vẫn còn nghe mấy tên sư hổ mang đọc kinh gõ mõ nghe rang rảng. Trung sĩ Hiến nằm bên cạnh Đức, nóng ruột, hỏi:
-“Giờ nầy mà chúng còn đọc kinh, biết tới bao giờ mới ra tay được đây, sếp?”
Đức nói khẻ:
-“Yên tâm đi! Tiếng đọc kinh nầy là do máy “cát sét” phát ra đó!” vừa lúc đó, tiếng đọc kinh cũng ngưng bặt,” Đức chỉ về hướng bụi tre tầm vông sầm uất, um tùm, đúng như Bưởi nói, nằm cách chùa khoảng 200 thước về hướng 2 giờ, nói: Nhìn xem, vài ba ngọn đèn pin quét qua, quét lại trên mặt đất, soi đường cho một toán người vác mấy cái thùng gỗ nặng nề. Tất cả lần lượt biến mất trong lùm tre tầm vông đó.
-Đồ tiếp liệu nầy, chúng nó vớt từ con rạch Cái Nước bị chúng ta đánh chìm đêm qua, thượng sĩ Lập nói: Đúng như cô Bưởi nói, kho hậu cần đào ngầm dưới mặt đất, ăn thông với ngôi chùa nầy!
Đức quyết đột nhập vào bên trong chùa, nói:
-Trung sĩ Hiến dẫn bốn anh em canh chừng mặt tiền sân chùa. Tôi và anh Lập tìm cách đột nhập vào trong chùa.
Họ chia nhau hai toán, âm thầm tiến đến mục tiêu. Trung sĩ Hiến và bốn anh em rời vị trí trước, thận trọng bám từng gốc cây chung quanh chùa, thận trọng quan sát trước sau. Hiến thấy mấy ánh lửa lập lòe dưới mấy cây cau trồng trước sân chùa; thì ra, hai tên du kích đang mồi thuốc cho nhau. Hiến nói:
-Tao đi ra nói chuyện với tụi nó! Tụi mầy đi men theo hành lang chùa, rồi đi vòng ra phía sau, dùng dây dù xiết họng chúng nó để tao ra tay. Đừng để cho tên nào chạy thoát.
Nói xong, Hiến lách mình sau mấy hàng cây đi ra ngoài bờ kinh, rồi kéo cái nón tai bèo xuống che nửa gương mặt, bình tĩnh đi trở vô. Hai tên du kích thấy Hiến, một trong hai tên, hỏi:
-Sao, đi tuần có thấy gì lạ không, đồng chí?
Không đợi Hiến trả lời, tên kia nói:
-Vùng U Minh nầy là an toàn khu của lực lượng vũ trang cách mạng, có thể nói là bất khả xâm phạm, mầy khéo hỏi thì thôi!
-Thủ trưởng hậu cần lo xa vậy thôi mà! Trời mưa lạnh thấy mẹ! Còn điếu nào cho xin một điếu coi, mấy đồng chí? Hiến hỏi.
-Hết mẹ nó rồi, đang chờ tiếp liệu! Hắn đưa điếu thuốc đang hút dở cho Hiến nói: Nè, rít đở vài hơi đi! Một tên nói.
Hiến gợi chuyện câu giờ, nói:
-Cái đồn kinh Cán Gáo nầy! Đéo mẹ nó! Tụi nó chơi mình nhiều cú đau điếng làm mấy đồng chí ta phơi xác bên bờ rạch Cái Nước đêm qua!
Một tên hậm hực nói:
-Đồng chí phấn khởi, hồ hởi đi! Nghe nói, Quân khu 9 đang điều động hai tiểu đoàn Quyết Thắng 1 và Quyết Thắng 2 tới đây vào tối ngày mai sẽ mở cuộc tấn công ngay, xóa sổ đồn kinh Cán Gáo, không cho một tên nào chạy thoát, giết sạch, diệt gọn. Hậu cần đang mổ mấy con heo chờ khao quân. Lát nữa, sẽ độ nhậu cháo lòng heo, bồi dưỡng cho các đồng chí  hậu cần.
-Thiệt vậy sao, mấy đồng chí? Hiến hỏi.
-“Ê, đồng chí! Mới bổ sung đến hậu cần nầy hả? Giọng nói của đồng chí, nghe hơi là lạ đó nghe!” Có một tên bất ngờ hỏi.
-“Dạ, em mới từ đồn kinh Cán Gáo tới!” Hiến nói.
Hắn giật mình, ngồi bật dậy như cái lò xo, nói:
-Con mẹ mầy! Lính ngụy hả?
Hắn vói tay chụp khẩu AK47 dựng ở gốc cây cau. Nhưng, đã quá muộn! Hai sợi dây thòng lọng đã tròng vào cổ cả hai. xiết lại. Nhanh như cắc, Hiến rút cây lưỡi lê đeo bên hông, nhào tới đưa hai tên nầy về địa ngục.
-Thằng Đoàn, Hùng và Lủy kéo xác chúng nó dấu trong bụi rậm, ngồi đây canh chừng, đừng có đi đâu nghe, Hiến nói: Thằng Đực đi theo tao tới mấy mấy bụi tre tầm vông đằng kia, tìm lối xuống hầm hậu cần, tiếp ứng trung úy Đức.
                                                             oOo
Sau khi toán của Trung sĩ Hiến rời vị trí, Đức và Lập chạy băng qua sân sau chùa, áp tai sát cánh cửa, nghe ngóng động tĩnh. Đức nhìn qua khe hở của vách ván, thấy nhà bếp lạnh tanh. Trên bàn ăn, một ngọn đèn dầu cháy leo lét và chén dĩa ngổn ngang. Thượng sĩ già lấy cây mã tấu, đút vào khe hở nâng nhẹ cái then cửa lên, đẩy nhẹ cánh cửa mở ra, cả hai lách mình vào bên trong.
Thượng sĩ Lập nằm xuống, áp tai xuống mặt đất nghe ngóng, có tiếng chất hàng từ dưới lòng đất dội ngược lên. Lập nói:
-Kể ra, kho hậu cần nầy không phải nhỏ đâu, sếp! Chờ cho tụi nó chất hàng xong, chúng ta đi tìm mấy tên sư hổ mang.
-Phải tìm ra hai tên sư hổ mang nầy trước đã, rồi tìm cửa xuống hầm tiếp liệu sau. Đức nói.
-Chắc chúng nó đang ngủ ở hậu liêu, thượng sĩ Lập nói: Sếp đi theo tôi!
Hậu liêu của hai tên sư hổ mang nằm hai bên hành lang nhỏ hẹp. Đức áp tai vào cánh cửa hậu liêu bên phải, nghe tiếng ngáy đều đều vang lên bên trong bèn ra dấu cho thượng sĩ Lập đẩy cửa, rón rén đi vào.
Trên cái tủ thờ sát vách, một cái đèn dầu tỏa ánh sáng lờ mờ cũng đủ nhìn thấy tấm ảnh bán thân của già Hồ và lá cờ máu, nền đỏ sao vàng treo trên vách. Trên bộ ván gõ mun, ba cái thân thể trần truộng như nhọng, cái đầu trọc lóc, hai đực, một cái; có lẽ, vừa sau một cuộc truy hoan tập thể, tên sư cái gối đầu lên ngực một tên sư đực như bầy chó ôm nhau ngủ say như chết.
Thượng sĩ già nổi máu xung thiên, hỏi:
-Tính sao bây giờ đây, trung úy?
Trung úy Đức cũng nỗi nóng, chữi thề:
-Con mẹ nó! Cho hai thằng sư đực đi xuống địa ngục trước, để chúng nó sống làm ô uế cửa thiền.
-Còn con sư cái thì sao? Thượng sĩ già hỏi.
-Để nó sống, bắt nó khai lối đi xuống hầm. Đức nói.
Thượng sĩ Lập cầm cây mã tấu, bước tới bên cạnh bộ ván gõ. Ông vung cây mã tấu lên, ánh thép lóe lên như một ánh chớp. Hai tiếng “phụp, phụp” khô vang lên, hai cái đầu trọc của hai tên “sư đực thúi” lìa khỏi cổ, rơi lăn lóc trên cái nền gạch. Tên sư cái giật mình, ngồi bật dậy, chưa kịp la cầu cứu thì bị thượng sĩ Lập lấy tay bịt miệng, kê cây mã tấu còn dấy máu vào cổ, thượng sĩ Lập hỏi:
-Lối nào đi xuống kho tiếp liệu hậu cần dưới mặt đất? Nói mau!
-Anh bịt miệng nó, làm sao nó trả lời được hả, cha nội? Đức nói.
Thượng sĩ Lập buông tay ra, hỏi gằn từng tiếng:
-Lối nào đi xuống hầm bí mật? Nói mau! Nếu không, tao cho một đao là mầy đi theo hai sư đực đó bây giờ!
Nhìn hai cái xác không đầu nằm bên cạnh, mụ sợ run lập cập, nói:
-Cửa xuống hầm bí mật dưới bệ thờ Phật ở khu tiền đường!
-Mình tính sao với con chó cái nầy đây, trung úy? Thượng sĩ Lập hỏi.
Nghe thượng sĩ già hỏi, mụ sợ quá, lạy như tế sao, nói:
-Sinh mạng của bọn sư chúng tôi làm dơ bẩn thiền môn, không đáng bằng một con chó! Xin tha cho tôi làm phước đi mấy ông ơi!
-Giết hai tên sư đực đủ rồi! Tha cho nó đi! Giết nó chỉ bẩn đao. Trung úy Đức nói.
Thượng sĩ Lập lấy giẻ nhét vào mồm mụ, rồi trói ngô lại. Đức lấy mềm quăng lên người mụ cho đở trơ trẽn rồi thổi tắt ngọn đèn dầu, hậu liêu chìm trong bóng tối, cả hai đi ra khu tiền đường, nơi đây rất sạch sẻ và thoáng mát. Một tượng Phật Thích Ca Mầu Ni cao gần 2 thước, ngồi xếp bằng trong tư thế tham thiền trên cái bệ thờ trải gấm đỏ phủ xuống nền gạch bông. Cái bàn thờ bằng gỗ quý, chạm trổ tinh vi, đặt trước bệ thờ, đèn thắp sáng choang, mấy mâm hoa quả đầy ấp trái cây đủ loại. Thượng sĩ Lập lắc đầu, nói:
-Mấy thằng sư hổ mang phá giới, dâm ô biết che mắt thiên hạ thiệt đó, trung úy!
Trung úy Đức đốt một nén nhang quỳ xuống lạy Phật Tổ trước khi thi hành nhiệm. Lạy Phật xong, thượng sĩ Lập giúp một tay di chuyển cái bàn thờ sang một bên. Đức vén tấm vải gấm phủ bệ thờ, cầm cây đèn pin rọi vào bên trong. Thượng sĩ Lập thủ cây AK47 để Đức tìm miệng nấp hầm. Bỗng Đức nghe tiếng chân bước lên câu thang gỗ, Đức tắt cây đèn pin chờ đợi, thấy cái nắp hầm từ từ bị đẩy lên. Đức chờ cho tên nầy vừa lên khỏi miệng hầm, liền lao tới vật ngã hắn xuống, định thọc lưỡi lê vào yết hầu, nghe tên nầy la lên:
-Hiến đây! Không phải VC đâu, mấy cha!
Thượng sĩ Lập bật đèn pin lên, thấy mặt trung sĩ Hiến, Đức nỗi cáu hỏi:
-Mầy đi ngả nào lên được vậy, Hiến? Còn mấy thằng kia đâu?
-Thằng Đực còn ở dưới cầu thang, còn mấy thằng kia canh chừng phía bên ngoài, kho hậu cần nầy rất vĩ đại, tồn trữ đủ loại vũ khí đó, trung úy! Hiến nói: Em đoán có khoảng 2 trung đội bảo vệ hậu cần nầy. Chúng nó đang gầy độ nhậu cách đây chừng 3, 4 trăm thước, gần mấy bụi tre gai.
-Thôi được, mầy với thằng Đực ngồi trên đây canh chừng! Tao và trung úy Đức xuống dưới hầm tùy cơ ứng biến. Thượng sĩ Lập nói.
Chờ cho binh nhì  Đực lên trên rồi, cả hai theo cầu thang đi xuống dưới hầm. Thượng sĩ Lập bật cây đèn pin lên quan sát, ánh sáng ngọn đèn pin không đủ soi sáng hết bề dài căn hầm nầy, những thùng gỗ chất lên nhau hàng hàng lớp lớp không biết bao nhiêu mà kể. Đức lấy lưỡi lê cạy vài thùng gỗ bật nắp lên, thấy những khẩu AK47 còn bọc giấy dầu và vô số đạn dược đủ loại, những khẩu đại bác không giật, sơn pháo, súng cối, thượng liên…nằm phơi trên mấy thùng gỗ. Lập tìm cách cài chặt cửa hầm lối đi xuống, đề phòng toán VC tải hàng xuống hầm; bất ngờ, phát hiện thêm một công binh xưởng bèn kêu sếp tới coi.
Đức không khỏi giật mình, thấy hàng trăm quả bom, đạn đại bác 105 cho đến 155 ly, súng cối… của QLVNCH, được biến chế thành mìn bẫy để cài đặt đánh lại quân bạn. Trên một cái bàn gỗ dài cả chục thước đặt la liệt những máy khoan, máy tiện, máy hàn…thượng sĩ Lập hỏi:
-Mình phá hủy kho hậu nầy bằng cách nào đây, trung úy?
-Tôi có cách rồi, anh làm theo tôi! Đức nói.
Đức lấy xà beng cạy nắp mấy mươi thùng lựu đạn, thuốc nổ, mìn… đổ dồn đống bên cạnh khối bom, đạn đại bác. Cả hai rải thuốc đạn chạy dài từ đó đến chân cầu thang, gấp rút hoàn thành công tác phá hoại. Sau đó, cả hai theo cầu thang trở lên miệng hầm. Đức ra lệnh cho trung sĩ Hiến bảo tất cả anh em chạy ra phía bờ rạch chờ.
Trung sĩ Hiến vừa mới đi ra khỏi cửa, đã chạy trở vô báo động:
-Tụi nó đốt đuốc sáng rực trời, đang trên đường đi tới đây! Vọt lẹ lên mấy xếp!
-Anh Lập hãy dẫn tất cả anh em chạy ra bờ rạch chờ tôi! Vọt lẹ lên đi! Đức ra lệnh.
Đức bình tĩnh thắp ba nén nhang thơm, cắm trên lư hương, quỳ xuống trước tượng Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni lạy ba lạy, rồi đứng lên với khí thế của dũng sĩ, xem cái chết tựa lông hồng. Đức cầm lấy cây đèn dầu trên bàn thờ Phật, vén tấm vải gấm đỏ phủ bệ thờ lên, ném xuống miệng hầm. Thuốc đạn dẫn lửa cháy bùng lên dưới kho hậu cần. Đức ôm khẩu AK47 phóng ra cửa, chạy đua với tử thần. Bọn du kích VC từ đằng xa cứ tà tà đi tới chùa, có lẽ để hội họp thì phải. Khoảng cách rút ngắn dần 300 thước, 100 thước, 60 thước rồi 20 thước cuối cùng cách bờ rạch Cái Nước, một tiếng nổ long trời lở đất, mặt đất bị chấn động thật dữ dội, một luồn gió nóng như lửa thổi tới, nhấc bổng thân người của Đức lên, ném xuống con rạch; hình như, Đức mất cảm giác một vài giây ngắn ngủi trước khi rơi xuống nước. Thượng sĩ Lập đang nằm áp sát bờ rạch, liền nhoài người tới ôm eo ếch của Đức, lôi vào ẩn núp sau rặng cây mù u. Mọi người phải bưng tai lặn xuống nước, tránh âm thanh chấn động màn nhĩ.
Tiếp theo đó, một  loạt nổ dây chuyền như pháo đài bay B52 rải thảm làm rung chuyển mặt đất như cơn địa chấn. Một gốc trời bừng bừng lửa dậy sáng rực, những cụm khói hình nấm bốc lên trời cao hằng trăm thước, che khuất con trăng trung tuần vừa mới tỏa sáng le lói sau cơn mưa… và tất cả trở thành bình địa, có thể không còn một tên du kích nào sống sót sau trận bão lửa.
Có lẽ, nhờ vậy trên mà đường rút lui về tới vàm rạch Cái Nước, giặc không truy đuổi. Bỗng Đức phát hiện một toán quân, thấp thoáng ẩn hiện trong đám sương mù bèn ra dấu cho mọi người chạy vào rừng bên ven đường, nằm ẩn núp dưới mấy gốc cây tràm, đạn lên nòng hướng thẳng tới mục tiêu, sẵn sàng nhã đạn, thần kinh mọi người căng ra chờ đợi…
Bỗng hạ sĩ Hùng nói cho vừa đủ mọi người nghe:
-Ai như là thiếu úy Thịnh đang dẫn đầu toán quân đi tới thì phải đó!
Đức nhìn kỹ một chập, rồi thở dài, nhẹ hẫng, nói:
-Đúng là thiếu úy Thịnh, chớ còn ai vô đây nữa.
Chờ cho toán quân đến thật gần, Đức gác cây súng AK47 bên gốc cây tràm, rồi chậm rãi bước ra, nói:
-Anh Thịnh! Tôi đây!
Nghe tiếng ai bất ngờ gọi, Thịnh giật mình, ngó dáo dác, nhìn thấy Đức trong bộ đồ du kích VC, Thịnh mừng rỡ thét lên:
-Trung úy Đức về tới đây rồi, anh em ơi! Thịnh chạy ào tới bắt tay Đức, hỏi: Tất cả anh em bình yên cả chớ, anh Đức?
Đức chưa kịp trả lời, thượng sĩ già cùng 5 anh em từ trong bìa rừng chạy ra, ôm chầm lấy chiến hữu của mình. Đức nhìn mọi người, nói:
-Anh em chúng tôi đều bình yên vô sự, Đức nhìn Thịnh, hỏi: Toán quân của anh đống quân tại vàm Rạch Cái nước thì sao?
-Có chạm súng với địch đâu! Thịnh nói: Khi nghe một loạt tiếng nổ kinh hồn từ hướng ngôi chùa cổ, kéo dài liên tục như pháo đài bay  B52 rải thảm, sau đó một cột khói hình nấm bốc lên cao cả trăm thước. Tôi đoán toán của anh Đức hoàn thành công tác phá hoại hậu cần tiếp vận của VC. Tôi liền điều động đơn vị về hướng ngôi chùa cổ để chận đứng du kích VC đuổi theo truy sát mấy anh. May quá, gặp anh và mấy chiến hữu tại đây, tất cả đều bình yên vô sự.
-Kho hậu cần tiếp liệu vĩ đại của VC tại ngôi chùa cổ đủ trang bị cho vài Sư đoàn Tân lập, đã bị tiêu hủy hoàn toàn, Đức nói: Thôi, chúng ta kéo quân về đồn.
                                                          oOo
Vào khoảng 9 giờ sáng, mọi người trở về tới đồn kinh Cán Gáo. Đức vội vàng lên máy báo cáo thành quả công tác với BCH/TK/Kiên Giang, rồi lật đật vào bệnh xá thăm Bưởi mới vừa tỉnh ngủ. Vừa thấy Đức bước vào lều, nàng mừng quá hét lên: Anh Đức! nàng quên cả ý tứ, làm Dũng nằm đối diện, trố mắt nhìn ngạc nhiên.
Đức nhìn nàng biểu dương:
-Tôi xin thay mặt cho tất cả anh em trong đồn kinh Cán Gáo, cám ơn cô Bưởi đã cung cấp cho chúng tôi những tin tức tình báo vô cùng chính xác về hậu cần tiếp liệu quan trọng của VC tại ngôi chùa cổ. San bằng kho hậu cần tiếp liệu vĩ đại nầy sẽ giải tỏa áp lực địch tại vùng U Minh. Thiếu nguồn tiếp liệu các đơn vị CSBV và MTGPMNVN sẽ co cụm.
Chàng đưa tay ra sau lưng, lấy một hoa súng, nói:
-Hoa súng nầy vừa mới nở trên chiến hào tối qua! Tôi cài lên mái tóc cho Bưởi nghe! Không đợi nàng trả lời, Đức cài hoa súng lên mái tóc của nàng, rồi hỏi: Sao, Bưởi có thích hoa súng không?
-Dạ,ï Bưởi thích lắm! Nàng e thẹn nói nhỏ, rồi ngước nhìn Đức, hỏi: Trên cõi đời nầy, thiếu gì loài hoa đẹp lộng lẫy kiêu sa như những cô tiểu thư đài các như: hoa hồng, hoa lan, dạ lý…nhưng vì sao, anh Đức lại thích loài hoa mộc mạc nầy vừa đơn sơ, vừa quê mùa như một cô gái quê?
Đức nhìn nàng, nói:
-Một bông hoa được gọi là đẹp, không phải vì màu sắc lộng lẫy của nó. Đối với tôi, hoa được gọi là đẹp ở chỗ, nó khơi lại trong lòng mình một nỗi nhớ hoặc một kỹ niệm êm đềm nào đó, đã đi qua cuộc đời mình. Có lẽ, bây giờ Bưởi chưa hiểu những gì tôi nói. Nhưng, sau nầy Bưởi sẽ hiểu những lời tôi nói hôm nay!
-Chắc hoa súng này làm anh Đức nhớ đến người yêu, phải không? Nàng nhìn thấy đôi mắt của Đức phảng phất một nét u buồn thầm kín, xa xôi nên hỏi: Hình như, anh Đức không được vui, thì phải?
Đức gật đầu, giọng buồn nói:
-Em có nhiều nét giống Oanh lúc độ tuổi Bưởi bây giờ.
-Oanh là ai vậy, cô ấy làm gì, ở đâu? Nàng tò mò hỏi.
-Oanh là em gái duy nhứt của tôi đã chết rồi! Đức nói: Năm 1967, Oanh nối nghiệp má, tốt nghiệp một trường Sư phạm ở Sài Gòn, được bổ nhiệm về dạy học ở quận lỵ Cai lậy. Cách đây hai năm, VC pháo kích bừa bãi vô trường tiểu học. Oanh và một số trẻ thơ vô tội chết thê thảm. Oanh tắt thở trên đường chở đến bệnh viện Mỹ Tho cứu cấp. Má tôi buồn lắm, mỗi lần nhắc đến Oanh là má lại khóc!
-Bây giờ má đang sống với ai vậy, anh Đức? Nàng hỏi.
-Má tôi hiện đang sống một mình trong một ngôi nhà nhỏ, gần cây cầu sắt Cái Vồn, cách bến phà Cần Thơ 6 cây số. Tôi nhờ cô em họ trong xóm chăm sóc dùm. Đức nói.
-Bưởi mồ côi cha mẹ từ thửa bé, lớn lên trong viện mồ côi! Khi nào em khỏe mạnh, nếu anh cho phép, em sẽ về Cái Vồn thăm mẹ. Bưởi hứa sẽ xem bà như mẹ đẻ của em. Nàng  nói.
-Cám ơn cô Bưởi! Đức vui mừng, nói: Tùy theo duyên phận thôi! Biết đâu, má của tôi sẽ yêu mến Bưởi như Oanh thì sao?
Ngay sau khi nhận được công điện “tối khẩn” của Trung úy Đức báo cáo về công tác phá hủy hậu cần tiếp vận quan trọng của VC tại ngôi chùa cổ. Rạng ngày 28/9/1972. BCH/TK/ Kiên Giang điều động ngay một Đại đội Trinh Sát được trực thăng đổ xuống vùng nầy, tiếp tục lục soát và khám được thêm một kho hậu cần tiếp vận khác của VC, tịch thu được vô số vũ khí.
Trưa ngày 2 tháng 10 năm 1972, chiếc giang đỉnh do BCH/TK/Kiên Giang điều động đến đồn kinh Cán Gáo để phát lương tháng 9 cho đơn vị, đồng thời tiếp tế lương thực, nhu yếu phẩm, đạn dược. Trưa hôm sau, Đức và mọi người đưa tiễn Hoàng, Dũng và Bưởi ra tận bờ kinh. Họ ngậm ngùi chia tay nhau. Đức cài một hoa súng mới nở lên mái tóc Bưởi, rồi trấn an:
-Bưởi hãy an tâm! Mọi việc ở ngoài tỉnh, tôi đã nhờ chị Hoàng giúp đở cho Bưởi!
Bưởi cũng rưng rưng nước mắt, nói:
-Anh Đức cũng phải bảo trọng nghe!
Khi chiếc giang đỉnh nổ máy rời bến, Hoàng bịn rịn vẫy tay chào từ giã chồng. Bưởi đứng trên boong tàu, lưu luyến nhìn lại đồn Kinh Cán Gáo cho đến khi chỉ còn thấy lá quốc kỳ VNCH phất phới bay trên nền trời xanh thẳm. Sau khi chiếc giang đỉnh an toàn ra đến vàm sông Cái Lớn, Bưởi vẫn còn nâng niu đóa hoa súng trong lòng bàn tay và nàng cảm thấy nhớ Đức chi lạ.
Thấy cô Bưởi thẩn thờ nhìn dòng sông, Dũng tiến đến bên cạnh nàng, gợi chuyện:
-Thấy hoa lại nhờ người rồi phải không, chị Bưởi?
Bưởi cười, nói:
-Không hẳn như vậy đâu, Dũng à! Bưởi nhớ tất cả mọi người chiến sĩ VNCH ở đó, đã ban cho Bưởi cuộc sống trở lại kiếp con người!
                                                       oOo
Ba tháng sau, Đức nhận được một lá thư của Bưởi gởi về, trong thư Bưởi viết:
Thị xã Rạch Giá ngày 15 tháng 1 năm 1973
Anh Đức kính mến,
Trước hết, Bưởi xin chúc mừng anh Đức được vinh thăng Đại úy, sau cám ơn anh và tất cả các anh đã hết lòng lo cho Bưởi. Bây giờ, Bưởi đã hoàn toàn khỏe mạnh. Ngay sau khi Bưởi được đưa vô bệnh viện Rạch Giá, một phái đoàn của chánh quyền địa phương đến ủy lạo và tưởng thưởng cho một số tiền 20.000 đồng và chấp thuận nguyện vọng của Bưởi muốn trở thành y tá điều dưỡng tại bệnh viện Rạch Giá. Hiện Bưởi đang tập sự dưới sự hướng dẫn của chị Hoàng.
Em rất yêu nghề và chưa bao giờ thấy cuộc đời đẹp và đầy ý nghĩa như ngày hôm nay. Bây giờ, em cho anh Đức một tin vui. Tết Nguyên Đán Quý Sửu nầy, em được ông Bác sỹ Giám Đốc Bệnh Viện cho nghỉ 10 ngày phép. Em sẽ lợi dụng cơ hội nầy về thăm mẹ thay anh. Hy vọng má sẽ thương em như chị Oanh.
Anh Đức cho Bưởi gởi lời kính thăm bác Lập, anh Ân, Dũng và tất cả mọi người.
                                                                    Kính thơ
                                                                  Lê thị Bưởi
Đức trao thơ của Bưởi cho mọi người đọc và người sung sướng nhứt có lẽ là Đức. Sau những ngày chiến đấu vào sanh ra tử có nhau. Đức tâm sự với thượng sĩ I Lập và thượng sĩ Ân: “Cái chết của Oanh, em gái tôi, là một sự mất mát lớn lao nhất của má tôi. Còn tôi là con  trai duy nhứt còn lại trong gia đình mà lại là người lính giữ tiền đồn. Giai nhân và lính chiến như anh em mình có mấy ai dám hứa sống đến bạc đầu đâu! Còn Bưởi, con gái mồ côi cha mẹ rất cần tình mẫu tử đầm ấm thiêng liêng. Xuân nầy, cũng như bao mùa xuân rồi, chắc tôi không về đoàn tụ với mẹ. Hy vọng, Bưởi sẽ về quê nhà thăm mẹ thay tôi.”
Thế rồi, sau Tết Nguyên Đán, Đức nhận thư mẹ gởi ra tiền đồn heo hút. Nhìn nét chữ run  run của mẹ già, anh vô cùng xúc động:
Cái vồn, ngày 26 tháng 2 năm 1973.
Đức con,
Má biết rằng, xuân nầy con trai của má lại không về. Nhà trống trước, trống sau. Trong ngoài chỉ có một mình mẹ sống thui thủi đón xuân. Nhưng, má thông cảm nỗi khổ tâm của con: một bên nợ nước, một bên tình nhà, con phải chọn một. Má rất hãnh diện sự lựa chọn đúng đắn của con vì đất nước rất cần đến những đứa con can trường và dũng cảm như con trai của má.
Mùa xuân năm nay, má nhận được món quà tinh thần vô giá của con chọn cho má. Lần đầu tiên, Bưởi bước vào nhà gặp má, cô ấy bỏ cái giỏ mây xuống đất rồi chạy sà vào ôm má. Bưởi chỉ gọi được một tiếng “Má ơi!” rồi khóc ngất. Ôi, hai tiếng má ơi! Ngọt ngào và đáng thương làm sao! Bưởi làm má nhớ đến Oanh. Hai má con ôm nhau khóc một hồi lâu.
Kể từ khi con đem thân đi làm lính chiến miền xa và Oanh chết vì đạn pháo của VC. Mỗi đêm nhìn thấy Bưởi giăng mùng, đập muỗi. Mỗi bữa cơm giẽ cá, lừa xương cho má, việc nhà chăm sóc trong ngoài chu đáo. Mọi người trong xóm đến chúc mừng má có cô dâu hiền, nết na, hiếu thảo. Má nói thiệt nghe ! Mai nầy, đất nước im tiếng súng, chấm dứt chiến tranh. Má ước ao, Bưởi trở thành con dâu thảo của mẹ.
Đức con, Bưởi đã tâm sự hết với má tất cả quãng đời đau buồn và tủi nhục trước khi gặp được con. Tội nghiệp! Bưởi lúc nào cũng mang mặc cảm xấu hổ, không còn xứng đáng với tình yêu thương của ai cả.
Má muốn nhắc nhở với con: “một cô gái đẹp lộng lẫy ví như đóa hoa hồng rực rỡ trên cành, nhưng chỉ biết chạy dục vọng thấp hèn, nó sẽ bôi bẩn sắc đẹp đó! Chính điều nầy, còn tệ hơn những con gái phải bán thân hoặc bị dùi dập trong bùn nhơ vì nghịch cảnh mà tâm hồn vẫn luôn trong trắng. Đóa hoa hồng dù là đóa hoa còn nụ, vẫn còn khoe hương sắc trên cành nhưng bị sò mó, dày vò, có khi còn hư hỏng và tệ hại hơn những đóa hoa tàn úa lìa cành, nhưng vẫn còn phảng phất hương thơm.” má nói điều nầy, mong con hiểu.
Nếu chọn vợ cho con, má sẽ chọn con dâu như Bưởi, nàng là một đóa hoa sen bị  đời vùi dập trong vũng bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Ý của con như thế nào nói cho má biết để má tính việc trăm năm cho con sau nầy
                                                                               Mẹ của con.
Đức đọc xong lá thư của mẹ, chàng xếp lại cẩn thận. Anh mộng mơ một ngày nào đó, chiến tranh chấm dứt và hòa bình vãn hồi trên khắp nẽo đường quê hương. Anh sẽ rửa tay gác súng trở về quê cũ, sẽ cưới Bưởi làm vợ cho đẹp lòng mẹ già. Và chàng ôm giấc mộng thật bình thường, miệt mài chinh chiến dài lâu để mong một ngày đất nước sớm thanh bình.
Nhưng, anh đâu có ngờ rằng, cái ngày chấm dứt chiến tranh là ngày đại thảm họa đổ xuống đầu dân tộc làm tổ quốc điêu linh, tình thâm cốt nhục chia lìa, gia đình ly tán, cha xa con, vợ phải xa chồng, luân thường đảo ngược…một ngày không thể nào quên, đó là ngày 30 tháng 4 năm 1975.
                                                         oOo
SÁNG NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975.
Vào lúc 10 giờ sáng, Bưởi đang chăm sóc cho một thương binh trẻ thuộc SĐ21/BB bị cụt mất hai chân trong trận đánh giải tỏa áp lực địch tại quận Kiên An, tỉnh Kiên Giang, cách đây 4 hôm thì Hoàng hớt ha, hớt hải chạy đến báo hung tin:
-Bưởi ơi! Tổng thống Dương văn Minh vừa lên đài phát thanh, tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước quân CSBV xâm lược và ra lệnh cho tất cả Quân lực VNCH buông súng đầu hàng, chờ bàn giao cho lực lượng vũ trang Cách mạng.
Người thương binh trẻ nghe Hoàng nói, anh quay mặt vô tường khóc tức tưởi. Còn Bưởi hoảng hốt, nói:
-Chị Hoàng chăm sóc người thương binh nầy dùm em. Em phải tìm cách vô đồn kinh Cán Gáo liền bây giờ, may ra còn kịp! Anh Đức sẽ không chịu nỗi sự kích động nầy đâu!
Không đợi chị Hoàng trả lời, nàng quơ vội cái nón lá đội trên đầu, chạy băng ra cổng bệnh viện. Thị xã Rạch Giá bắt đầu hỗn loạn, bọn cách mạng 30 trương cờ giải phóng chạy ngờ ngờ ngoài đường phố. Chính quyền địa phương không còn kiểm soát nỗi tình hình an ninh xáo trộn lúc bấy giờ, thị xã Rạch Giá gần như bỏ ngõ. Phải mất gần 30 phút, anh tài xế xe ôm mới đưa nàng ra tới bến đò Rạch Giá; thời may, một chiếc “tắc rán” vừa cập bến. Chờ cho hành khách lên bờ hết, nàng chạy xuống cây cầu ván, hối hả nói với chú tài công:
-Tôi có việc cần xuống kinh Cán Gáo. Tôi bao luôn chuyến đò nầy, bận đi và cả bận về!
-Chị cho 4.000 đồng nghe! Người tài công ra giá.
-Được, tôi đồng ý! Bưởi nói.
-“Mời chị xuống tàu, tôi chạy ngay bây giờ!” anh ta nhét 4.000 đồng vào trong túi áo, rồi quay mũi chiếc tắc rán, hướng về kinh Cán Gáo, xả hết tốc lực…
                                                           oOo
Đúng 12 giờ trưa, Đại úy Đức rời hầm truyền tin đồn kinh Cán Gáo, ra lệnh cho đơn vị tập họp trước sân cờ để nói vài lời sau cùng với các chiến hữu. Nhìn gương mặt ưu tư của người đơn vị trưởng, mọi người có linh cảm một điều gì bất thường sắp xảy ra trong đơn vị.
Đức cố gắng giữ giọng bình tĩnh, nói:
-Cách đây 2 tiếng đồng hồ, mọi người đã nghe Tổng thống Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước quân xâm lược CSBV. Nhưng, tôi còn giữ tất cả các em ở lại đây để chờ quyết định sau cùng của Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn IV và Quân Khu 4. Nếu tử thủ, chúng ta sẽ ở lại chiến đấu đến người lính cuối cùng và viên đạn cuối cùng, nhất định không làm mất danh dự của người chiến sĩ VNCH, nhưng, giọng của Đức bỗng nghẹn ngào, uất hận, nói: BCH/TK/ Kiên Giang đã thông báo cho chúng ta biết, đã nhận được lệnh của Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam là phải thi lệnh của chánh phủ. Chúng ta hãy thông cảm nỗi khổ tâm của Tướng Nguyễn Khoa Nam. Ông Dương văn Minh đã hèn nhát kêu gọi đầu hàng, lòng quân đã bể còn tinh thần đâu để tiếp tục chiến đấu? Còn tôi, Đại úy Nguyễn Trọng Đức được thượng cấp giao trọng trách trấn giữ đồn kinh Cán Gáo. Chúng ta đã làm đầy đủ bổn phận của một người chiến sĩ VNCH. Tôi rất hãnh diện về tinh thần chiến đấu dũng cảm và kiên cường của các bạn đã giữ vững lá cờ vàng ba sọc đỏ ngạo nghễ tung bay trên đồn kinh Cán Gáo cho tới ngày hôm nay. Đồn nầy còn, tôi còn. Đồn nầy mất tôi phải mất. Còn các bạn hãy buông súng, cởi bỏ quân phục trở về với gia đình. Chúc các bạn may mắn!
Mọi người đang bàng hoàng, Đức hô lớn khẩu lệnh sau cùng: “Tan hàng!”
Rồi không dằn nỗi cơn xúc động trong giây phút ngỡ ngàng phải buông súng. Đức ôm cột cờ, tự đập đầu mình vào đó đến máu chảy thành dòng. Trung úy Thịnh và thượng sĩ I Lập nhảy tới ngăn cản. Đức quay lại nhìn đồng đội đang vất súng và cởi bỏ quân phục, vất trên sân cờ, anh vô cùng đau đớn, nói: Phải đành vậy thôi!
Thượng sĩ I Lập đứng thế nghiêm chào người chỉ huy của mình, nói:
-Yêu cầu Đại úy cho tôi giữ vũng lời hứa nhất định không đầu hàng quân CSBV. Đồn kinh Cán Gáo nầy còn, Thượng sĩ I Lập nầy còn. Đồn nầy mất, thượng sĩ già nầy cũng phải mất theo đồn! Được sống và chết bên người đơn vị trưởng anh hùng như Đại úy Đức, tôi không ân hận điều gì cả!
Đức bắt tay người thượng sĩ già, nói:
-Tôi chấp nhận một mình anh Lập theo tôi mà thôi! Còn tất cả anh em phải rời khỏi đồn ngay bây giờ! Đây là lệnh!
Thế rồi mọi người tự động xếp thành hàng dọc, lần lượt đến bắt tay và ôm lấy người anh cả của đơn vị và thượng sĩ I Lập một lần cuối cùng. Đức đưa một bì trong đó có tượng Đức Phật, bức thư của mẹ và bức thư của anh viết ít dòng cho Bưởi, nhờ Thượng sĩ Ân trao lại cho nàng.
Còn thượng sĩ I Lập ôm con chó phèn vào lòng, hôn lên đầu nó như một đứa con trước giờ sinh ly tử biệt, hai dòng nước mắt trào ra khóe mắt, nói:
-Tía sắp đi xa rồi! Con đi theo anh Vui nghe phèn!
Hình như, con phèn cũng linh cảm được điều gì, nó tru lên một hồi dài, triếng tru của nghe buồn thê thảm, kéo dài lê thê làm buốt tim mọi người. Con phèn le lưỡi liếm những giọt nước mắt của thượng sĩ I Lập, người chủ đã nuôi dưỡng nó, rồi nó gục đầu vào ngực ông, mồm rên ư ư như chẳng muốn xa rời chủ.
Đại úy Đức phải vỗ vai người chiến hữu thân thương, nhắc nhở:
-Sắp tới giờ chúng ta phải từ giã anh em rồi đó, anh Lập!
Người lính già bế con phèn đứng dậy, đưa cho hạ sĩ Vui, nói:
-Tôi giao con phèn lại cho cậu, nhớ nuôi nó tử tế, nghe Vui!
Thế rồi, cả hai người đưa tiễn các chiến hữu ra tận cổng đồn. Mọi người đi chầm chậm dọc theo bờ kinh Cán Gáo; thỉnh thoảng, họ quay đầu nhìn lại, vẫy tay chào vĩnh biệt hai người ở lại sống chết theo đồn kinh Cán Gáo.
Chờ cho mọi người đi khuất tầm nhìn, đại úy Đức và thượng sĩ I Lập mới trở vô đồn chuẩn bị làm lễ hạ quốc kỳ lần cuối cùng. Đức lấy một khúc vải trắng buộc vào đầu để tang trước cho mẹ già. Sau đó, cả hai tiến ra sân cờ, đứng thế nghiêm, đưa tay chào lá cờ chính nghĩa Quốc Gia lần cuối cùng.
Lập bước lên đứng cạnh cột cờ trong tư thế chờ đợi. Đức lấy cây kèn đồng đưa lên môi, nhắm nghiền đôi mắt lại để hai dòng nước mắt trào ra, hòa lẫn với những giọt máu chưa khô từ từ lăn trên má. Anh đặt hết nỗi lòng u uất của một người lính chiến mà đời bỗng dưng gẫy súng vào tiếng kèn thay thế cho lời truy điệu. Tiếng kèn đồng vang lên thống thiết bi hùng như chiêu hồn tử sĩ, khơi động hồn thiêng sông núi từ bốn ngàn năm dồn lại một ngày hôm nay.
Tiếng kèn đồng nương theo cánh gió, mang theo những tiếng thở dài xót xa, đau đớn và tràn đầy uất hận của người lính thua trận bay vào rừng tràm bao la, tỏa rộng trên ruộng đồng bát ngát, trải dài trên những thôn xóm dọc theo bờ kinh…người thượng sĩ già từ từ kéo từ nấc dây, lá cờ vàng ba sọc đỏ chầm chậm hạ xuống. Đứng từ xa xa, hướng về đồn kinh Cán Gáo thân thương, trung úy Thịnh và tất cả đồng đội một thời vào sanh ra tử có nhau, họ đứng nghiêm chỉnh đưa tay chào lá Quốc kỳ VNCH từ từ hạ xuống.
Buổi lễ hạ Quốc kỳ chấm dứt. Khoảng 10 phút, một tiếng nổ long trời lở đất vang lên dữ dội làm cả một gốc trời bừng bừng lửa dậy, mặt đất rung chuyển. Tất cả công sự chiến đấu, hầm hố, kho đạn…bên trong đồn kinh Cán Gáo nổ bung ra. Từng mảnh vụn kim loại, ván gỗ…văng bắn ra đi khắp nơi và trong đám khói lửa cuồn cuộn bốc lên trời xanh, cây cột cờ từ từ ngã xuống như cáo chung chế độ Tự Do – Dân Chủ của Miền Nam Việt Nam vừa bị bức tử.
Cũng như Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú đã chọn cái chết vinh hơn sống nhục để bảo vệ danh dự của QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA. Cũng như Đại tá Phạm Hữu Thông một mình trở lại những ngọn đồi vô danh trên cao điểm chiến lược 82 và 174 phía tây nam Hoài Nhơn để cùng nằm xuống với những chiến hữu của mình đã anh dũng ngã xuống tại nơi nầy. Như Hải quân Trung tá Hà Ngọc Lương gôm cả gia đình: vợ và ba con tự sát tại Trung Tâm Huấn Luyện. Như Trung tá Đặng Sĩ Lương đã tự sát cùng vợ và ba con  bằng khẩu súng colt 45. Như Thiếu tá Mã Thành Nghĩa thuộc TK/ Bạc Liêu đã dùng khẩu súng colt bắn vào đầu tự sát ngay sau khi Dương văn Minh vừa đọc lệnh đầu hàng vô điều kiện quân CSBV xâm lược trên đài phát thanh và hàng ngàn chiến sĩ vô danh tự sát, dứt khoát không hàng giặc cộng…. Đại úy Nguyễn Trọng Đức và Thượng sĩ I Triệu Hoàng Lập cũng chọn cái chết hiên ngang đi vào trang sử hào hùng của cuộc chiến tranh VỆ QUỐC VĨ ĐẠI của QLVNCH. Hình hài của họ không trở về lòng đất mẹ để trở thành cát bụi vô tri mà tan biến trong không gian bao la. Ấp ủ bởi hồn thiêng sông núi và họ đã đi vào cõi bất tử.
Sau đó, mọi người lần lượt chia tay nhau tại đây. Những người lính của đồn kinh Cán Gáo cũng như những người lính VNCH thuộc mọi quân binh chủng trên khắp 4 vùng chiến thuật, họ âm thầm tản mác vào lòng dân tộc để chờ ngày quang phục quê hương, xây dựng lại cơ đồ Việt Nam.
                                                            oOo
Trên bờ kinh Cán Gáo chỉ còn lại ba người: Ân, Dũng và Vui chờ phương tiện ra bến đò Rạch Sỏi thì chiếc tắc rán đang chạy ngược dòng trờ tới. Bưởi đang ngồi trước mũi tàu, thấy anh Ân đang đứng trên bờ đón tàu. Nàng mừng quá, gọi lớn:
-Anh Ân ơi! Còn anh Đức đâu?
Ân không trả lời mà lấy tay ngoắc tài công cho chiếc tắc rán cập vào bờ để cho mọi người bước xuống. Anh nhìn Bưởi, nói:
-Cô hãy bình tĩnh nghe tôi nói đây, anh Đức và Lập đã tuẫn tiết theo đồn kinh Cán Gáo rồi! Tin Đức tuẫn tiết như một tiếng sét nổ ngang tai làm nàng choáng váng, ngẩn ngơ như một kẻ mất hồn, nàng gieo mình trên băng ghế rồi ôm mặt khóc ngất.
Con chó phèn đang đứng trên tàu; bất ngờ, nó phóng mình xuống dòng kinh, lội vô bờ, rồi cắm đầu chạy trở lại đồn kinh Cán Gáo. Mười ngày sau, trong cảnh điêu tàn đổ nát, đồng bào địa phương thấy con ngỗng già đứng canh xác con phèn chết rũ bên cột cờ đã gẫy. Chờ cho người ta chôn xác con vật có nghĩa bên cạnh cột cờ xong, con ngỗng già lững thững vào khu rừng tràm biến mất dạng…
Chờ Bưởi lấy lại bình tĩnh, Ân cầm phong bì, kỷ vật của Đức trao vào tay nàng, nói:
-Đây là kỷ vật của anh Đức nhờ tôi trao lại cho cô.
Nàng đưa tay áo quẹt nước mắt, rồi lấy kỷ vật của Đức gởi lại, mở ra xem: một bức tượng Phật, vật bất ly thân của Đức, một lá thơ của mẹ già gởi cho anh và một mảnh giấy nhỏ với dòng chữ viết vội vàng gởi cho nàng:
Đồn kinh Cán Gáo ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Em Bưởi yêu mến.
Đã quá muộn cho một lời cầu hôn. Anh gởi gấm mẹ già lại cho em. Xin ơn trên phò hộ tất cả mọi người!”
                                                                          Anh của em
                                                                   Nguyễn Trọng Đức
Đọc xong lá thơ vĩnh biệt của Đức để lại, nàng đeo bức tượng Đức Phật vào cổ, rồi hướng về đồn kinh Cán Gáo khấn: “Em hứa sẽ chu toàn lời ủy thác của anh!”
Khi chiếc tắc rán xuôi dòng ra đến dòng sông Cái Lớn. Ân đứng khoanh tay trước mũi tàu, nhìn dòng sông đang dậy sóng. Ân cảm khái đọc bài thơ trong “Tây Giang Nguyệt” mà Đức rất thích ngâm khi còn sống:
Cổn cổn trường giang đông lệ thủy,
Lãng hoa đào tận anh hùng.
Thị phi, thành bại chuyển đầu không.
Thanh sơn y cựu tại
Kỷ độ tịch dương hồng…
Tạm dịch:
Sông dài, dòng nước cuồn cuộn tuôn biển Đông,
Sóng xô, cát dùi dập anh hùng tận.
Đúng sai, thành bại thành vô nghĩa
Núi xanh vẫn trơ ra đó
Bao nhiêu buổi chiều hồng…
Vào lúc 3 gời chiều cùng ngày, chiếc tắc rán vừa cập bến đò Rạch Sỏi, Ân đưa Dũng và Vui về nhà mình trước để sáng mai đón xe đò về quê. Còn Bưởi đón xe ôm trở vào bệnh viện Rạch Giá. Vừa lúc đó, một chiếc xe molotova chở một bộ phận tiếp thu của bọn CSBV đổ ập tới. Chúng nhân danh cách mạng ra lệnh cho toàn bộ nhân viên đang phục vụ bệnh viện từ bác sỹ, y tá, lao công…giao ngay cho cái gọi là “cách mạng” quản lý.
Nhưng, đối với người thương binh VNCH đang nằm tại bệnh viện là một ngày dài đầy đớn đau, uất hận và hãi hùng. Nhưng, những thương binh vừa mới tản thương từ mặt trận về trong ngày hôm qua, kẻ mới vừa bị cưa chân, người bị đạn thủng ngực, kẻ mù mắt, người đổ ruột mà những vết khâu chưa lành còn mê man trên giường bệnh, nửa tỉnh, nửa mê trong phòng hồi sinh đều bị bọn lính đánh thuê CSBV dùng súng lục kết liễu đời họ, lấy chỗ cho bộ đội VC xử dụng. Những thương binh nào còn lê lết được, phải bò lê ra khỏi bệnh viện như những con thú tật nguyền…
Và có lẽ, trong suốt cuộc đời Bưởi, nàng không bao giờ quên được hình ảnh của người thương binh trẻ của SĐ 21/BB bị cụt hai chân mà nàng vừa thay băng hồi sáng nay, bị hai tên bộ đội VC nắm hai tay lôi xuống giường, kéo lê trên mặt đất ra tới cổng bệnh viện, để cho hai tên khác, giương lưỡi lê đâm chéo vào lồng ngực của anh. Tiếng lưỡi lê cọ xác trong lòng ngực nạn nhân phát ra những âm thanh rùng rợn, máu đỏ từ lòng ngực tuôn ra trên nền xi măng. Chúng mài giũa lưỡi lê trong thân thể người lính VNCH cho đến chán chê trò chơi man rợ của kẻ chiến thắng.
Tối đêm đó, tại nhà của vợ chồng Ân trong một ngõ hẹp trên đường Mạc Cữu, tỉnh  Rạch Giá, Hoàng nói với Bưởi:
-Cách gì thì em cũng phải rời Rạch Giá ngay, nếu để bọn VC nhận diện ra em thì nguy hiểm cho bản thân của em lắm!
-Chị nói đúng! Nàng nói: Em cũng có ý định về Cái Vồn phụng dưỡng mẹ thay cho anh Đức.
-Còn mai em cũng về Cần Thơ. Tiện đường, em sẽ đưa chị Bưởi về Cái Vồn luôn. Dũng nói.
-Như vậy thì hay quá! Ân nói: Có em đi cùng với Bưởi, vợ chồng tôi cũng an tâm!
Xế chiều hôm sau, Bưởi về tới cầu sắt Cái Vồn, vừa bước vô nhà, nàng vô cùng sửng sốt thấy tấm ảnh bán thân của Đức đặt trên bàn thờ, bên cạnh hình bán thân cha. Nàng ngạc nhiên, hỏi mẹ:
-Má ơi! Ai báo tin cho má biết là anh Đức đã hy sinh vậy, má?
-Cha nó là chiến sĩ Dân Xã Hòa Hảo, lúc đánh nhau với giặc Pháp trong trận Tầm Vu bị trọng thương. Giặc Pháp kêu gọi đầu hàng, còn viên đạn cuối cùng, ông bắt vào đầu tự sát nhứt định không hàng giặc! Thà chết không hàng giặc là truyền thống của gia đình ta! Bà rưng rưng nước mắt, hỏi: Thằng Đức con trai của má, nó đã tuẫn tiết theo đồn kinh Cán Gáo rồi, phải không con, Bưởi?
Bưởi không trả lời mà ôm má của Đức vào lòng khóc, nàng nói:
-Kể từ ngày đau buồn hôm nay, con sẽ là dâu của nhà họ Nguyễn. Xin má cho phép con ở lại đây hầu hạ má thay cho anh Đức!
Bưởi nhờ vào số tiền dành dụm, mở một sạp cơm tấm trong nhà lòng chợ Cái Vồn nằm bên dòng sông Hậu Giang để lo cho mẹ già của Đức lúc nào cũng no cơm ấm áo. Còn Dũng, bây giờ làm chủ một chiếc Lam ba bánh chạy đưa khách trên tuyến đường Vĩnh Long – Cái Vồn. Cách vài ba ngày là Dũng ghé nhà vấn an bà cho vẹn tình nghĩa thầy trò với Đức.
Thời gian thắm thoát thoi đưa. Thế rồi 15 năm sau, mẹ Đức qua đời vì tuổi già sức yếu. Nàng làm theo lời trăn trối của mẹ già là đem tro tàn hài cốt của bà rải tro theo gió trên đồn kinh Cán Gáo năm xưa, để gặp lại con trai bà ở một nơi nào đó trong cõi hư vô…
                                                            oOo
NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1990.
Nàng âm thầm trở lại đồn kinh Cán Gáo với chiếc bình sứ đựng tro tàn hài cốt của mẹ trên tay. Về thăm lại chốn xưa, đứng giữa cảnh tiêu điều hoang sơ trong một buổi sáng mờ sương, ánh mặt trời yếu ớt xuyên qua đám sương mù vẩn đục, huyền ảo lung linh làm tăng vẻ điêu tàn hoang vắng. Cỏ dại mọc tràn lan khắp nơi, dây leo chằng chịt, đan kín bờ tường đất sạt lở vì thời gian và mưa gió xoáy mòn. Một con chim cô đơn nào đó, đậu trên cành gòn khẳng khiu bên dòng kinh, uể oải buông tiếng hót buồn bã, âm thanh mệt mỏi rã rời của nó như gọi hồn tử sĩ.
Bưởi đứng trên bờ thành đã sụp đổ một phần, nàng nghiêng cái bình sứ, một con gió lốc lạnh lùng lướt qua, cuốn tro cốt của bà bay tỏa đi khắp nơi. Ở một cõi hư vô nào đó, bà đã đoàn tụ cùng con trai yêu quý của bà…
Nàng thơ thẩn đi về phía chiến hào, mặt nước trên chiến hào gợn sóng lăn tăn, giữa đám lau sậy lao xao trong gió, bông phi lau rụng trắng, trôi dật dờ trên mặt nước trong xanh. Bưởi bỗng thấy một đóa hoa súng còn nụ, lẻ loi nhô lên mặt nước. Thấy hoa lại tha thiết nhớ đến người, nàng ngồi xuống, vói tay ngắt nụ hoa súng, nâng niu trong lòng bàn tay như bắt được một linh hồn.
Bưởi đặt đóa hoa súng còn nụ trên cột cờ đã gãy khóc nức nở. Những giọt nước mắt tinh khiết của nàng vô tình rơi trên nụ hoa súng…kỳ lạ thay, nụ hoa từ từ nở ra trên cột cờ đã gãy, những cánh hoa thon thả phơn phớt hồng, rung rinh trong cơn gió sớm. Bưởi có cảm giác mơ hồ anh linh người đã khuất, còn phảng phất đâu đây. Nàng nâng đóa hoa súng lên môi hôn, rồi thì thầm với người mình thương: Anh Đức ơi, đã quá muộn cho một lời nói: Bưởi mãi mãi yêu anh…
           Nguyễn Vĩnh Long Hồ.
https://www.youtube.com/watch?v=choBwo8Hg-c