CUA SẮT VĂNG MẤT ĐẦU (Bông Lau)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail
May be an image of railroad
May be an image of 1 person and outdoors
May be an image of outdoors
May be an image of 1 person, outdoors and text that says 'SAVE UKRAINE'
May be an image of outdoors and text that says 'SAVE UKRAINE'
May be an image of 1 person, outdoors and text that says 'SAVE UKRAINE'
May be an image of outdoors and text that says 'SAVE UKRAINE'
May be an image of outdoors
May be an image of outdoors
May be an image of outdoors
May be an image of outdoors
May be an image of outdoors
May be an image of 1 person and outdoors
May be an image of 3 people and outdoors
May be an image of outdoors
May be an image of 1 person and outdoors
May be an image of outdoors
May be an image of outdoors
May be an image of outdoors
Cái pháo tháp của chiếc T-72 hay T-90 này văng lên tầng 2 của một ngôi nhà ở Ukraine.
No photo description available.
Đạn đại bác (số 4) xếp vòng tròn dưới pháp tháp của cua sắt T-72
May be an image of outdoors
Cua sắt M1 Abrams của Mỹ trúng đạn nhưng đạn đại bác đựng phía sau pháo tháp cháy và nổ thoát hơi lên trên chớ không bắn tung vào trong khoang xe.
No photo description available.
Ưu điểm của M1 Abrams là “hệ thống lá chắn thoát hơi” (blowout panels) cho ngăn chứa đạn đại bác nằm phía sau pháo tháp (mũi tên màu lục), được một tấm thép (mũi tên màu đỏ) làm lá chắn bảo vệ các binh sỹ thiết giáp ngồi phía trước.
Trong hàng ngàn chú cua sắt đủ loại của Nga bị làm thịt ở Ukraine, người ta thấy rất nhiều con cua thân mình chỗ này, cái đầu pháo tháp văng nơi khác. Có trường hợp pháo tháp bị bắn tung và rớt ở trên tầng hai của một ngôi nhà.
Các chuyên viên về cua sắt cho biết lý do xe tăng Nga bị bắn tung pháo tháo vì cách thiết kế thiếu thông minh của các loại cua sắt T-72, T-80 và T-90 v.v..
Xe tăng Nga có ưu điểm là thấp (T-72 thấp hơn M1 Abrams của Mỹ khoảng 30 cm) và tiết diện nhỏ nên địch khó nhắm bắn trúng với các loại súng cổ điển. Các loại xe này được trang bị hệ thống nạp đạn tự động “autoloader” để giảm quân số của một chiếc tăng từ 4 xuống 3 người và làm pháo tháp nhỏ lại.
Tuy nhiên khi pháo tháp và nội thất của cua sắt Nga nhỏ lại thì ngăn chứa đạn đại bác và hệ thống tiếp đạn dây chuyền tự động không có ngăn riêng, thậm chí đạn đại bác trong cua sắt T-72 được chứa bên dưới chung quanh pháo tháp.
Khi bị bắn trúng, đạn pháo binh trong xe bị kích nổ làm bắn tung pháo tháp lên trời và rớt xuống ở một khoảng cách gần đó. Dĩ nhiên những người lính thiết giáp xấu số ngồi bên trong con cua sắt biến thành tro bụi trong chớp mắt. Có nhiều tài liệu nói rất nhiều binh sỹ thiết giáp Nga đã bỏ xe vì hỏng muốn tan xác pháo.
Ngược lại xe tăng Mỹ như M1 Abrams to lớn hơn. Nạp đạn đại bác bằng tay nên không có hệ thống nạp đạn tự động vốn chiếm một khoảng trống lớn. Ưu điểm của M1 Abrams là “hệ thống lá chắn thoát hơi” (blowout panels) cho ngăn chứa đạn đại bác nằm phía sau pháo tháp (mũi tên màu lục), được một tấm thép (mũi tên màu đỏ) làm lá chắn bảo vệ các binh sỹ thiết giáp ngồi phía trước.
Khi ngăn đạn đại bác trong xe tăng M1 Abrams bị bắn trúng và phát nổ thì sức ép thoát lên trên pháo tháp chớ không thổi vào khoang và sẽ không giết chết những người bên trong xe.
Ngày hôm nay ưu điểm thấp nhỏ khó bị bắn trúng của mấy chú cua sắt Nga hỏng ứng dụng được nữa vì hỏa tiễn FGM-148 Javelin không trực xạ mà từ trên cao mổ xuống xuyên thủng nóc xe và nổ bên trong cùng với mấy chục viên đạn đại bác 125 mm. Lính thiết giáp Nga trong những con cua sắt sai lầm này sẽ không cảm thấy đau đớn khi về bên kia thế giới.