VIỆT NAM KHÔNG CÓ DÂN TỘC KINH (Brian Vu/SaiGonTrongToi)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be art of text that says '"Τα thà làm quy nước Nam Chukhông thèm làm vướng đất Bắc" Sài Gòn trongtôi Trần Bình Trọng'

Bài Học Cảnh Giác
Phần khai thành phần dân tộc càng khó hiểu. Người Việt, ai cũng phải khai là dân tộc Kinh một cách vô lý. “Kinh” nghĩa là gì? Tự tìm hiểu tôi mới nghiệm ra không có dân tộc nào là dân tộc Kinh cả. Chỉ có “người Kinh” trong khẩu ngữ.
Khái niệm này có nguồn gốc từ thời nhà Nguyễn. Khi Nguyễn Ánh, sau nhiều năm bôn tẩu gian khổ, đã đánh bại Tây Sơn và lên ngôi vào năm 1802, lấy hiệu là Gia Long.
Bài học xương máu Gia Long rút ra là mầm mống các cuộc nổi loạn luôn xuất phát từ đám nhà giàu, lợi dụng, xúi giục và tụ tập những người nghèo bất mãn để phản kháng theo ý đồ của mình. Những cuộc bạo loạn này sẽ nhanh chóng thành khởi nghĩa nếu được chính quyền địa phương hà hơi, tiếp sức. Phải dập tắt những bạo loạn từ trong trứng nước và nắm quyền kiểm soát chặt chẽ.
Sau khi lên ngôi, Vua Gia Long đã cho tuyển chọn và bổ nhiệm người thân thích, họ hàng tỏa đi khắp nới nắm giữ các chức vụ từ làng xã cho đến huyện, phủ… Hết bà con thì lấy người đồng hương Phú Xuân, kinh đô nhà Nguyễn, đất tổ của Nguyễn Hoàng, Nguyễn Kim. Người Kinh có nghĩa là người đất Kinh Đô. Dần dà, khái niệm “người Kinh” được mở rộng thành người miền xuôi, bao gồm cả người Hoa, người Chăm…
Ngược lại là “Người Thượng” nghĩa là người miền núi, người vùng cao. Nếu mình khai là dân tộc Kinh, chẳng lẽ các dân tộc thiểu số vùng cao sẽ khai chung là dân tộc “Thượng”? Khi đó người Việt chỉ có 2 dân tộc là “Kinh” và “Thượng”, chứ không phải 54 dân tộc như hiện nay.
Người Việt phải khai là “Dân Tộc Việt” trong cộng đồng “Người Việt Nam” gồm 54 dân tộc anh em mà dân tộc Việt là đông nhất. Hiện nay, chỉ có duy nhất sách “Non nước Việt Nam”, tài liệu tham khảo nghiệp vụ du lịch do Tổng Cục Du Lịch xuất bản ghi rõ mục thành phần dân tộc cả nước và các địa phương là “Việt” có chữ Kinh trong ngoặc đơn (Kinh) kế bên để chú thích thêm; bên cạnh các dân tộc khác như Thái, Hoa, Chăm, H’ Mông, Tày, Nùng, Ê Đê…
Có người nói “Chuyện nhỏ, gọi dân tộc gì cũng được, miễn là đất nước giàu mạnh. Xã hội còn bao nhiêu chuyện lớn ngổn ngang”. Đúng là đất nước còn bao chuyện bức bách nhưng chúng ta không nên coi chuyện gọi sai tên dân tộc là chuyện nhỏ, không cần sửa. Chuyện nhỏ mà có tác hại lớn về nhận thức và cả hành động. Chuyện nhỏ không làm được thì làm sao có thể làm được chuyện lớn?
***
Dân tộc Kinh là gì?
• Nước Việt Nam chỉ có Dân Tộc Việt thuần nhất về văn hóa, ngôn ngữ và phong tục tập quán, chiếm đa số (87%) trong 54 dân tộc. Nước Việt Nam không có dân tộc Kinh.
• Dân tộc Kinh là dân tộc thiểu số (khoảng 15 ngàn người) trong 56 dân tộc của Trung Quốc.
Đọc những tài liệu liên quan đền dân tộc Việt Nam phổ biến trên internet gần đây, chúng ta đều không khỏi ngạc nhiên về một nhóm từ mới dùng để chỉ dân tộc Việt: Dân tộc Kinh.
Vậy dân tộc Kinh là gì? Tại sao dân tộc Việt lại biến thành dân tộc Kinh?
Trước hết, chúng ta hãy nêu ra một vài dẫn chứng về sự đổi thay lạ lùng này:
1- . Bài của Quốc Việt – biên soạn theo tài liệu nước ngoài – (nguồn:http://www.temvn.
net/News/thegioitem/2005/06/225.aspx):
“DÂN TỘC KINH TẠI TRUNG QUỐC
– Dân tộc Kinh (the Kinhs – the Jings – The Gins) là dân tộc chiếm đa số trong cộng đồng 56 dân tộc Việt Nam (thực ra là 54 – tác giả viết lầm) với hơn 70 triệu người. Tại Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Trung Hoa, dân tộc Kinh chỉ là một dân tộc thiểu số trong cộng đồng 56 dân tộc. “
2- Bài của Thanh Trúc, phóng viên RFA:
“Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc anh em, trong đó lớn nhất là dân tộc Kinh ở các tỉnh thành khắp ba miền đất nước”.
3- Tài liệu của trang Web Chim Viet Canh Nam về 54 dân tộc Việt cũng gọi dân tộc Việt là dân tộc Kinh
Tìm hiều nguồn gốc danh từ “Kinh” và “Thượng”
Trước năm 1975, tại miền Nam chúng ta thường hay nói “Kinh Thượng một nhà” để chỉ tình đoàn kết giữa đồng bào sống ở miền xuôi (miền đồng bằng, kinh thành, kinh đô) với đồng bào sống ờ cao nguyên (thượng du, mạn ngược). Người Kinh mà người Thượng thường hay gọi để chỉ những người Việt (đa số), sống dưới đồng bằng, kinh thành, kinh đô… …Ngược lại, những người dưới đồng bằng gọi người dân sống ở cao nguyên là người Thượng, bao gồm nhiều sắc tộc thiểu số như Thổ, Mán, H’Mông, BaNa, Gia Rai, Ê Đê…
Nghĩa ngữ nhóm từ “người sinh sống tại một địa phương” trong tiếng Việt được hiểu là “người địa phương đó”. Thí dụ những người sinh sống tại Hà Nội, ta gọi là “người Hà Nội”. Nếu ai sinh sống tại Sài Gòn, ta gọi là “người Sài Gòn”…”
Như vậy, nhóm từ “người sinh sống tại một địa phương” không có nghĩa là một dân tộc của nước Việt Nam, nói cách khác, nước ta không hề có dân tộc Hà Nội, dân tộc Sài Gòn, dân tộc Kinh, dân tộc Thượng, mà chỉ có người Hà Nội, người Sài gòn, người Kinh (đa số thuộc về dân tộc Việt hay Lạc Việt), người Thượng (gồm nhiều dân tộc, còn gọi là dân tộc
Ngoài ra, ngày nay, người Việt di dân lên sinh sống ở cao nguyên rất đông. Thí dụ ở Tây Nguyên, số người thuộc dân tộc Việt đã chiếm đa số với khoảng 4 triệu người so với những sắc tộc thiểu số khác sinh sống tại đây (dưới 20% dân số Tây Nguyên – theo Nguyên Ngọc http://www.viet-studies.info/kinhte/NguyenNgoc_TayNguyen.pdf ). Vì tình
trạng chiến tranh trước đây, số người sinh trưởng tại cao nguyên mà ta gọi là người Thượng, nay đã di cư xuống ở miền đồng bằng khá đông.
Định nghĩa “Dân tộc là gì?”
Tham khảo nguồn tài liệu trên internet, ta tạm thời chấp nhận những định nghĩa sau đây:
Dân tộc là:
1. Cộng đồng người hình thành trong lịch sử có chung một lãnh thổ, các quan hệ kinh
tế, một ngôn ngữ văn học và một số đặc trưng văn hoá và tính cách.
Thí dụ: Dân tộc Việt, Dân tộc Nga.
2. Tên gọi chung những cộng đồng người cùng chung một ngôn ngữ, lãnh thổ, đời
sống kinh tế và văn hoá, hình thành trong lịch sử từ sau bộ lạc.
Thí dụ: Việt Nam là một nước có nhiều ‘dân tộc’.
Đoàn kết các ‘dân tộc’ để cứu nước.
(Hồ Ngọc Đức, Free Vietnamese Dictionary Project (chi tiết)
Nguồn gốc dân tộc Việt
Có nhiều giả thuyết. Ta tạm thời chấp nhận: “ Dân tộc Việt có nguồn gốc là dân tộc Lạc Việt, cùng chủng tộc với nhóm dân Bách Việt sinh sống tại Lĩnh Nam (phía nam dẫy núi Ngũ Lĩnh và Động Đình hồ) của nước Trung Hoa thời xưa.
Xin nhớ: trước thời nhà Tần xâm lăng Bách Việt, miền Lĩnh Nam không thuộc về nước Tàu.
Tất nhiên dân Bách Việt bao gồm nhiều tộc Việt cũng không phải là người Tàu và nước Nam Việt sau đó cũng không phải là nước Tàu . Nếu Nam Việt là nước Tàu hay thuộc về nước Tàu thì hà tất nhà Hán phải sai Lộ Bác Đức đem quân đi xâm lăng nước Nam Việt?”:
Dân tộc Kinh chỉ là dân tộc thiếu số của 56 dân tộc Trung Quốc
Nước Việt Nam chỉ có người Kinh (khác với người Thượng) sống dưới đồng bằng mà không có dân tộc Kinh. Nhưng nước Tàu có dân tộc Kinh là một dân tộc thiểu số với khoảng 15 ngàn người trong số 56 dân tộc Trung Hoa.
Đây là những người Việt đã di cư từ vùng Đồ Sơn thuộc Việt Nam sang 3 đảo nhỏ Vạn Vĩ, Vu Đầu và Sơn Tâm thuộc tỉnh Quảng Tây, gần biên giới Hoa Việt vì “chẳng may” 3 đảo này lại thuộc về Trung Quốc: “Giáo-Sư Nguyễn Văn Canh nói về việc “Trung-Hoa đòi nhượng đất” và “Pháp cắt dất” như sau: Ðiều 3 Hiệp Ứớc Thiên Tân có nói rằng ” ở nơi nào nếu cần, có thể điều chỉnh lại chi tiết cho đúng để đưa đến một biên giới thực sự cho Bắc Kỳ”.
Phía Trung Hoa vin vào đó, giải thích dấu hiệu này như là giúp đưa đến những sắp xếp sâu rộng, coi như bồi thuờng về đất đai đối với những nhượng bộ chính trị mà Trung Hoa đã ưng thuận ở nơi khác.
Lý Hồng Chương giải thích cho Đô Đốc Rieuner :”Nước Pháp đã được quá nhiều khi chiếm được Bắc Kỳ, một xứ chư hầu của Trung Hoa từ 600 năm nay… Điều này làm tôi rất đỗi ưu tư; cần có một đền bù dưới hình thức nhường một ít đất ở vùng biên giới của Annam đối với tôi như thế là đủ”
“Công ước phân định biên giới trong tình trạng này đã chấp thuận nhượng một phần lãnh thổ Việt nam cho Trung Hoa ở nơi có tranh chấp giữa hai Ủy Ban. Có 2 địa điểm tranh chấp chính được nhượng choTrung Hoa: (1) trên biên giới Vân Nam, là Tổng Tụ Long, hòan toàn thuộc về đất của Vương Quốc Annam và chừng 3/4 đất đai của tổng này bằng 750 cây số vuông được nhượng cho Trung Hoa và (2) thuộc tỉnh Quảng Đông là mũi Packlung và “khu vực người Việt nằm trong lãnh thổ Trung Hoa (Vũ Hữu San – Hải Giới Việt Hoa –
Phải chăng đây là âm mưu của Tàu trong tinh thần “Đại Hán”?
Là người Việt, chúng ta ai cũng biết các triều đại vua Tàu trong tinh thần “Đại Hán”, luôn luôn cho rằng: “nước Việt Nam chỉ là một quận huyện của Tàu và người Việt Nam cũng xuất phát từ người Tàu mà ra.
Họ rất ghét Triệu Đà và nước Nam Việt vì ông vua có nguồn gốc phương bắc này dám chống lại Thiên Triều (thực ra xưa kia Triệu Đà là người nước Triệu, bị Tần Thủy Hoàng tiêu diệt để sát nhập vào nước Tàu), nhất là thừa tướng Lữ Gia người Nam Việt đã dám công khai chống lại quân tướng nhà Tây Hán.
Từ khi nhà Hán sai Lộ Bác Đức tiêu diệt xong nước Nam Việt vào năm 111 trước Công Nguyên, các triều đại Trung Hoa tiếp theo không bao giờ gọi dân tộc ta là người Việt cả, và không hề chấp nhận những tên gọi nước ta như “Đại Cồ Việt”, “Đại Việt”, Việt Nam”…do vua nước ta đặt ra. Họ chỉ gọi dân tộc Việt là “Giao Chỉ” sau đó đổi thành “An Nam” và phong cho những vị vua nước ta là “Giao Chỉ Quận Vương” hoặc “An Nam Quốc Vương”.
Thực dân Pháp cũng vậy, chúng toa rập với Tàu gọi người Việt là An Nam (Anamite). Cũng bởi vì dân tộc Việt lúc bấy giờ phải cong lưng cúi đầu làm nô lệ trong gần một ngàn năm Bắc thuộc và gần một trăm năm Pháp thuộc!
Chỉ có thời tự chú, chúng ta mới có thể đứng thẳng người nhận mình là người Việt và luôn tự hào dân tộc Việt là một dân tộc oai hùng.
Thay đổi “dân tộc Việt” thành “dân tộc Kinh” – một dân tộc thiểu số trong 56 dân tộc Trung Hoa, phải chăng những người làm văn hóa trong nước đã vô tình hay cố ý tiếp tay với bọn Tàu “Đại Hán” biến dân tộc Việt thành dân tộc thiểu số của Tàu?
Chúng ta cùng suy nghĩ và tìm hiểu vấn đề thật cặn kẽ.
Hơn bao giờ hết, câu nói khẳng khái bất khuất của danh tướng Trần Bình Trọng lúc này mới thật là thấm thía:
“Thà làm Quỷ nước Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc”
Vương Sinh
Brian Vu/ Sài Gòn trong tôi