Menu
Connect
Search
  • THƯ NGỎ
  • QLVNCH
    • HỒI-KÝ BÚT-KÝ
  • THỞI SỰ
  • BÌNH LUẬN
  • AUDIO
    • AUDIO HỒI KÝ BÚT KÝ
    • HỘI LUẬN
    • NHẠC & THƠ
      • Nhạc Đấu Tranh
      • Hùng Ca
      • Nhạc Lính
      • Thơ
  • VIDEO

CHÍNH NGHĨA VIỆT NAM CỘNG HÒA

Post navigation

← Previous Next →

PHẠM THIÊN THƯ (Trương Văn Khoa)

Posted on March 31, 2021 by TamAn
Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

image.png

Thi sĩ Phạm Thiên Thư xuất hiện vào đầu những năm 1970 liền gây xôn xao trong giới Văn học nghệ thuật miền Nam. 

     Ở lĩnh vực âm nhạc, những bài thơ của Phạm Thiên Thư qua tài phổ nhạc của Phạm Duy rất được yêu thích trong giới trẻ đó là các ca khúc Ngày Xưa Hoàng Thị, Em Lễ Chùa Này, và Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng  từ bài thơ Động Hoa Vàng.
   Vào thời điểm mà cuộc chiến Việt Nam đến hồi khốc liệt. Hầu hết những thanh niên trong lứa tuổi động viên đều phải lên đường nhập ngũ. Tin tức từ mặt trận cùng những tờ điện tín báo tin người lính ra đi không về ngày càng nhiều. Tâm trạng của thanh niên ở Hậu phương hoang mang, người dân thì lo sợ. Mọi người mong cho cuộc chiến  mau  tàn với giấc mơ Hòa bình.. đúng lúc bài thơ Ðộng Hoa Vàng của Phạm Thiên Thư xuất hiện có tác dụng như viên thuốc an thần cho người dân  mien nam  VNCH  .
       Đọc thơ ông, ta tìm thấy những điều phong phú và mới lạ về con người, tình yêu và thiên nhiên. Giữa lòng quê hương ngập tràn khói lửa chiến tranh ông bình thản lập cho mình một cõi thi ca riêng với lời thơ trau chuốt,lãng mạn và đậm chất Thiền…  Động hoa vàng là một câu chuyện tình yêu trong sáng, không nhuốm màu tục lụy. Như một viên ngọc lung linh huyền ảo, nó dẫn người đọc tìm về một thế giới tĩnh lặng, mộc mạc đắm mình trong cõi hương Thiền. Không khó khăn để nhận ra rằng mùi Thiền thấm  từng câu, từng chữ và tạo nên nét đẹp thâm trầm cho bài thơ.
     Câu chuyện “gã từ quan” coi thường danh lợi, gạt bỏ những thị phi  mà tìm về cội thông xanh, dòng suối tuôn chảy, nương náu chốn núi cao , nhà thơ đưa ta đến không gian bát ngát có hoa vàng, mây trắng,  không còn hận thù, chỉ có gió, trăng, hoa vàng…
  đó là không gian lý tưởng cho những người quá mệt mỏi muốn tìm về thiên nhiên để tĩnh dưỡng tâm hồn :
               Rằng xưa có gã từ quan
              Lên non tìm động hoa vàng ngủ say
              Thôi thì thôi để mặc mây trôi
              Ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
              Thôi thì thôi, chỉ là phù vân
              Thôi thì thôi nhé, có ngần ấy thôi
              Chim ơi chết dưới cội hoa
              Tiếng kêu rơi rụng giữa giang hà
              Mai ta chết dưới cội đào
              Khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu.
    Thật đáng trách thi sĩ Thiên Thư, đã biết đời là Vô thường, có đó rồi mất đó, 
 vậy mà lên non tìm động hoa vàng ngủ say..để rồi thức dậy lo xa :
              Mai ta chết dưới cội đào
              Khóc ta xin nhỏ lệ vào Thiên thu…
   Đoc 2 câu cuối bài thơ ta trách 
Thi sĩ Thiền sư thừa biết: Sinh, lão, bệnh ,tử không ai tránh khỏi vậy mà khi chết xin người còn sống khóc cho mình. Thật khổ,  Đại đức quên lời Phật dạy trong bài giảng “Tứ thánh đế “

 

 

———————————

 

Phạm Thiên Thư thi sĩ lãng mạng
Sài Gòn có một quán café “Hoa vàng“, trước kia còn gọi là “Động hoa vàng”. Quán nằm ở Ngã Tư Bảy Hiền, trang nhã, tĩnh mịch và rất nên thơ. Khách thường là những người đứng tuổi. Ai vào, nếu dể ý một tí sẽ thấy một “lão nông” ngồi lặng lẽ ở góc nhà. Đó chính là thi sĩ Phạm Thiên Thư, tác giả của những bài thơ nổi tiếng được Phạm Duy phổ thành những tình khúc bất hủ.

NGÀY XƯA HOÀNG THỊ – THÁI THANH (PHẠM DUY)

Mỗi khi căn phòng vang lên giai điệu mượt mà “Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ, anh theo Ngọ về…”, ông lại nhắm mắt, ngồi bất động như một vị thiền sư, thả hồn về những dĩ vãng xa xưa…Ngày ấy, trên con đường trải nắng vàng, cậu học trò lặng lẽ theo sau cô gái tên Ngọ đi học về, nàng mặc áo dài trắng, tay ôm cặp, mái tóc xoã ngang vai… Chàng si tình, để lại những vần thơ xót xa và lung linh mãi đến sau này…

“…Em tan trường về

 Cuối đường mây đỏ

 Anh tìm theo Ngọ

 Dấu lau lách buồn…

 …Em tan trường về

 Đường mưa nho nhỏ

 Trao vội chùm hoa

 Ép vào cuối vở…”

 Có thể nói rằng, vào những năm của thập kỷ 70, bài thơ “Ngày xưa Hoàng Thị..” là một tuyệt tác. Sau khi Phạm Duy phổ nhạc, tác phẩm đã trở thành một hiện tượng tại miền Nam. Thanh Thúy là ca sĩ đầu tiên thể hiện thành công bài hát này. Lúc bấy giờ, trên các báo phát hành ở Sài Gòn, người ta thường nghi vấn và đặt dấu hỏi, nhân vật chính trong “Ngày xưa Hoàng Thị” là ai? Một vài người tự nhận là mình, số khác lại bình thơ rồi cho rằng nhân vật chính trong thơ là cô A hoặc cô B nào đó… Đến khi các phóng viên gặp Phạm Thiên Thư hỏi chuyện, ông nói rằng, người đẹp trong ca khúc là cô Hoàng Thị Ngọ, nhưng không hiểu tại sao nhiều người thời bấy giờ vẫn không tin?

 Quê ông ở Kiến Xương, Thái Bình nhưng lại sinh ra ở Lạc Viên, Hải Phòng. Năm 1954, khi mới 14 tuổi, ông theo cha mẹ di cư vào miền Nam, cư ngụ tại khu Tân Định, Sài Gòn. Đó là một căn nhà nhỏ nằm đằng sau chợ Tân Định cách trường Trung học Văn Lang, nơi ông học, gần một cây số. Học xong Tú tài, Phạm Thiên Thư theo học trường Phật học Vạn Hạnh, chọn cửa Phật làm chốn dừng chân và gửi hồn vào cõi Thiền.

 Nhà thơ Phạm Thiên Thư, người đã thi hóa Kinh Phật, ông xuất hiện trong làng thơ như một người tu sĩ, rao giảng Phật Pháp bằng thi ca như Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ, Chiêu Hồn Ca, Đoạn Trường Vô Thanh,..Thơ Phạm Thiên Thư nửa đời, nửa đạo, tâm linh khác thường, làm cho độc giả lãng đãng và ngẩn ngơ:

 “…Em làm trang tôn kinh

 Anh làm nhà sư buồn

 Đêm đêm buồn tụng đọc

 Lòng chợt nhớ vương vương

 Đợi nhau từ mấy thuở

 Tìm nhau cõi vô thường

 Anh hóa thân làm mực

 Cho vừa giấy yêu đương…”

 (Pháp Thân)

 Thế giới thi ca Phạm Thiên Thư giúp chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên. Bài thơ “Ngày xưa Hoàng Thị…” ra đời trong lúc ông mới chập chững bước vào làng thơ nên nhiều người nghĩ đó là bài thơ đầu tay. Thật ra, bài thơ đầu tiên chính là bài “Vết chim bay”, lúc ông mới 24 tuổi, còn nương náu ở cửa chùa.

 Ngày ấy, có một nữ sinh thường vào sân chùa tìm nơi tĩnh lặng để học bài. Cô đẹp và thánh thiện như ánh sáng của Quan Thế Âm Bồ Tát, Phạm Thiên Thư đem lòng thương mến…. Hai người quen nhau độ mươi ngày, một buổi chiều như bao buổi chiều khác, ông ngồi ở hiên chùa đợi mãi nhưng chẳng thấy bóng dáng cô. Nàng ra đi chẳng một lời từ biệt để lại sự đơn côi và nuối tiếc cho chàng trai mới lớn. Mười năm sau, khi trở lại chùa xưa, tình cờ nhìn thấy nét phấn trắng ghi tên hai đứa vẫn còn trên gác chuông, lòng bâng khuâng chuyện cũ, Phạm Thiên Thư đã viết nên bài thơ này:

 “Ngày xưa anh đón em.

 Nơi gác chuông chùa nọ.

 Con chim nào qua đó.

 Còn để dấu chân in…

 Anh một mình gọi nhỏ.

 Chim ơi biết đâu tìm…”

 Tình yêu trong thơ Phạm Thiên Thư thánh thiện, nhẹ nhàng và kín đáo. Chút bẽn lẽn, khẽ chạm mà không dám “tay trong tay” vì sợ tình sẽ tan biến thành khói sương. Đạo Phật ảnh hưởng và tạo nên một không gian ái tình riêng trong thơ Phạm Thiên Thư. Nó làm cho người đời ngỡ ngàng, đắm say trong thế giới thi ca huyền diệu của thi sĩ.

 Theo ông, Hoàng Thị Ngọ trong bài thơ “Ngày xưa Hoàng Thị” chỉ là kỷ niệm, một mối tình thoảng nhẹ vu vơ thời trai trẻ. Trong những năm Tú tài , ông đã để ý một cô bạn học cùng lớp tên là Hoàng Thị Ngọ, cô gái đó quê gốc Hải Dương và ở gần nhà ông. Sau này, Phạm Thiên Thư tìm lại cố nhân nhưng người hàng xóm cho biết, bà Ngọ đã bán nhà và dọn đi nơi khác từ lâu.

 Ngày ấy, mỗi khi xếp hàng vào lớp, cô gái đứng ở đầu hàng bên nữ, nổi bật, mái tóc dài xoã trên bờ vai mảnh dẻ. Ông chỉ im lặng ngắm nhìn. Khi tan trường, cô gái một mình trên đường về nhà, ông lại là kẻ lẽo đẽo theo sau: “Cô ấy ôm cặp đi trước, tôi đi theo nhưng không dám lên tiếng. Trong bóng chiều tà, ánh nắng hắt qua hàng cây, cô ấy lặng lẽ bước, gây cho tôi những cảm xúc bâng khuâng khó tả. Cứ thế, tôi chỉ biết lặng lẽ đi theo sau cô ấy hàng ngày, giấu kín những cảm xúc của mình không cho bất cứ ai biết”. Và một lần đắm chìm trong cảm xúc ấy, ông đã cầm bút viết lên bài thơ “Ngày xưa Hoàng Thị”.

 Những năm sau này, mỗi khi đi ngang lại con đường của một thuở yêu đương, hình ảnh cô gái với mái tóc xoã ngang vai lại hiện về trong ông:

 “Em tan trường về.

 Đường mưa nho nhỏ.

 Chim non giấu mỏ.

 Dưới cội hoa vàng..”

 Giờ đây, Hoàng Thị Ngọ đã định cư ở Mỹ. Hơn 50 năm, nơi phương trời xa xôi ấy, cô nữ sinh có còn nhớ…

 “…Tìm xưa quẩn quanh

 Ai mang bụi đỏ

 Dáng em nho nhỏ

 Trong cõi xa vời

 Tình ơi ! Tình ơi !”

 Một lần, có người hỏi ông “Thế khi nào mọi người mới biết tới những bài thơ của bác?” Phạm Thiên Thư trả lời: “Ấy là khi chúng tôi nhờ nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc 10 bài Đạo ca do tôi viết lời, Phạm Duy gặp và tình cờ đọc được tập thơ của tôi. Tôi cũng không nghĩ Phạm Duy lại thích bài thơ Ngày xưa Hoàng thị đến thế, ông đề nghị phổ nhạc bài thơ đó.

 Dĩ nhiên được một nhạc sỹ nổi tiếng như Phạm Duy để ý đến bài thơ của mình thì có gì hạnh phúc bằng. Và tôi cũng bất ngờ nghe lại bài thơ của mình khi đã phổ nhạc. Nhạc sỹ đã tôn bài thơ lên rất nhiều qua những giai điệu nhạc bay bổng”.

 Cha Phạm Thiên Thư tuy làm nghề bốc thuốc Bắc nhưng thỉnh thoảng vẫn làm thơ. Ông còn nhớ, cha ông đã từng đạt giải Nhì về thơ do một tờ báo ở Hà Nội tổ chức. Phạm Thiên Thư làm thơ để trải lòng mình chứ không làm thơ chuyên nghiệp. Vì vậy mãi đến năm 1968, ông mới tự xuất bản tập thơ đầu tiên, chủ yếu để tự đọc, tặng một số bạn bè thân. Thật ra, trong cuộc đời sáng tác, Phạm Thiên Thư chẳng muốn ai biết về mình..

 THOÁNG HƯƠNG QUA

 Năm 1964, nhà thơ Phạm Thiên Thư xuống tóc, đi tu ở một ngôi chùa với Pháp danh là Thích Tuệ Không. Trong 9 năm tu hành (1964 -1973), ông đã chứng kiến một cuộc tình giữa chú tiểu và một cô bé Phật tử. Chàng 16 tuổi và nàng cũng ngần tuổi đấy. Tình yêu vừa chớm như những bông hoa vừa mới nở. Cứ mỗi lần, chú tiểu đánh chuông, cô bé đứng bên nhìn và tụng niệm. Trong những lời khấn nhỏ ấy, cô nguyện cầu cho 2 đứa được bên nhau mãi mãi…

 Ðầu xuân em lễ chùa này

 Có búp lan vàng khép nép

 Vườn trong thoáng làn hương bay

 Bãi sông lạc con bướm đẹp

 Mùa xuân quen nhau, mùa hạ cùng em đi lễ… Rồi mùa thu, mùa đông, hai người vẫn yêu thương tha thiết, bốn mùa hẹn nhau trong ngôi chùa cổ, có lò hương với làn trầm nghi ngút:

 Vào hạ em lễ chùa này

 Trên đồi trái mơ ửng chín

 Lò hương có làn trầm bay

 Vờn trên bờ tóc bịn rịn

 Chiến tranh loạn lạc, cuối mùa đông năm ấy, cô bé chết vì bom đạn của chiến tranh. Trong mưa bay và gió lạnh, chú tiểu gạt nước mắt đưa tiễn người yêu trong chiếc áo quan đơn sơ và mộc mạc như chính tình yêu của họ:

 Sang đông em lễ chùa này

 Ngoài sân có mưa bụi bay

 Hắt hiu trong cành gió bấc

 Vườn chùa rụng cánh lan gầy

 Cuối đông đưa em tới đây

 Trong lòng áo quan gỗ trắng

 Tóc em tợ óng làn mây

 Cội hoa tưởng ai trầm lặng

 Gia đình đưa xác cô an táng sau chùa, nơi những bông hoa vẫn còn nở. Mỗi buổi chiều, chú tiểu đến bên mộ, thắp hương và ngồi mãi cho đến khi hoàng hôn buông xuống…

 Em vừa nằm xuống đất này

 Vườn trong có bông đào nở

 Con bướm chập chờn hương bay

 Quơ sợi râu vàng bỡ ngỡ

 Nắm đất nào vừa lấp mộ

 Có con chim hót đầu cành

 Tiếng tan trên giòng suối xanh

 Nước ơi sao buồn nức nở

 Mỗi cuộc tình đều có những kết thúc khác nhau. Có người đến đỉnh cao của hạnh phúc, tràn ngập niềm hân hoan vô bờ bến. Có kẻ rơi xuống vực sâu của bất hạnh, ôm lấy đơn côi trong im lặng và nước mắt. Cho dù âm dương cách biệt ngàn trùng, tình yêu ấy vẫn tươi đẹp, sáng lung linh và huyền diệu. Cõi người vẫn tin rằng, họ vẫn yêu thương nhau, con tim vẫn thổn thức một lời hò hẹn từ kiếp trước.Và như thế, trong ánh sáng huyền diệu của Phật Pháp, họ không còn bên nhau nữa nhưng tình yêu vẫn lóng lánh như những giọt sương còn đọng lại trên những bông hoa nở sớm sau sân chùa.

 Câu chuyện hoàn toàn có thật, Phạm Thiên Thư xúc động và sáng tác bài thơ nổi tiếng: “Thoáng hương qua“. Sau này, Phạm Duy phổ thành nhạc phẩm “Em lễ chùa này” và ca khúc đã đi vào lòng người cho mãi đến giờ. Sau này, Phạm Duy còn phổ nhạc thêm một số bài thơ tình khác của ông như: Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đoá tình sầu,…Tất cả những ca khúc này đều nổi tiếng và được mọi người biết đến.

 Sau 1975, Phạm Thiên Thư lui về ở ẩn. Từ năm 1976 đến 1981, để mưu sinh, Phạm thi sĩ mở quán hớt tóc ở Lăng Cha Cả… Giai đoạn (1981 – 1983), ông bán tạp hoá, rượu thuốc, trà đá… ở đường Lý Chính Thắng. Sau 1983, Phạm Thiên Thư nghiên cứu, sáng lập và truyền bá môn dưỡng sinh PHATHATA (Pháp – Thân – Tâm).

 Trương Văn Khoa

This entry was posted in VĂN HÓA, KHOA HỌC, NGHỆ THUẬT by TamAn. Bookmark the permalink.

Tâm An Nguyễn YOUTUBE

DÂN CHỦ CA NGUYỄN VĂN THÀNH

Vietnam Films Club

Người Lính làm thơ TRẠCH GẦM

Vietnamese Museum

Đọc Báo Vẹm

DAVID NGỤY, BONSAI CĂN BẢN

Trau Giồi Anh Ngữ Trên Đất Mỹ

Trau Giồi Dịch Thuật Trên Đất Mỹ

Parenting Trên Đất Mỹ

RSS RFA

  • Tại sao báo chí Việt Nam run sợ trước xe Vinfast của Phạm Nhật Vượng? July 10, 2025
  • Bình luận - Vụ Liễu Quý Ngân: Xã hội bị nhấn chìm trong bạo ngược July 9, 2025
  • Thấy gì qua những canh bạc triệu đô của quan chức Việt Nam July 8, 2025
  • Cơ hội và thách thức nào cho Việt Nam trước mức thuế ông Trump đưa ra? July 8, 2025
  • Bị công an điều tra vì tố cáo công ty C.P Việt Nam bán thịt heo bệnh July 7, 2025

TIẾT MỤC MỚI

  • “KỶ NIỆM LẦN 60 NGÀY QL/VNCH 19 THÁNG 6 -2025 VỚI NGƯỜI LÍNH LÀM THƠ TRẠCH GẦM” June 21, 2025
  • CON BẤT HIẾU, NHƯNG TÌNH MẸ VẪN BAO LA NHƯ BIỂN THÁI BÌNH June 4, 2025
  • ĐỪNG CHIẾN THẮNG BẰNG TRANH CÃI – HÃY ĐÁNH BẠI HỌ BẰNG NỤ CƯỜI June 4, 2025
  • SUY NGẪM ! June 4, 2025
  • 25 PHÉP LỊCH SỰ TỐI THIỂU BỐ MẸ NÊN DẠY CON June 4, 2025
  • CHỦ TỊCH KIÊM TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CS TÀU, TẬP BỊ HẠ BỆ June 3, 2025
  • CẬP NHẬT CUỘC CHIẾN NGA-UKRAINE June 3, 2025
  • TƯƠNG LAI CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM (Lê Thành Nhân/VietQuoc) June 3, 2025
  • 50 NĂM QUỐC HẬN: NHÌN LẠI LỊCH SỬ VIỆT NAM (VietLife TV_ May. 25th.2025) June 2, 2025
  • 50 NĂM QUỐC HẬN, NHÌN LẠI LỊCH SỬ VIỆT NAM (Kiều My_NVNT & TTG) June 2, 2025
  • HỘI THẢO CHÍNH TRỊ “50 NĂM QUỐC HẬN_ NHÌN LẠI LỊCH SỬ VIỆT NAM” (Huy Anh) May 30, 2025
  • “VỢ GIÀ CHỒNG TRẺ”, TỔNG THỐNG PHÁP VÀ ĐỆ NHẤT PHU NHÂN (Vương Trùng Dương) May 30, 2025
  • THÁNG TƯ ĐEN – TƯỞNG NIỆM ANH HÙNG VỊ QUỐC VONG THÂN May 26, 2025
  • STEPHEN B. YOUNG: SỰ PHẢN BỘI CỦA HENRY KISSINGER LÀ NGUYÊN NHÂN CHÍNH KHIẾN VNCH SỤP ĐỔ (Huyền Trân) May 26, 2025
  • NGHĨA TRANG BIÊN HOÀ, HUYỀN THOẠI VỀ TƯỢNG THƯƠNG TIẾC (Trần Công Nhung). May 26, 2025
  • EM BÉ GÁI TRÊN ĐẠI LỘ KINH HOÀNG CỦA MÙA HÈ ĐỎ LỬA 1972 May 26, 2025
  • CHIẾC GƯƠNG TRONG GIẾNG: BÀI HỌC UYÊN THÂM (An Hậu) May 26, 2025
  • NƯỚC TRÔI MỒ MẸ của HOÀNG PHONG LINH (VÕ ĐẠI TÔN) May 25, 2025
  • TOÀN PHONG NGUYỄN XUÂN VINH (Nguyễn Mạnh Trinh) May 25, 2025
  • TOÀN PHONG NGUYỄN XUÂN VINH TRONG GÓC NHÌN VĂN HỌC (Trần Việt Hải) May 25, 2025

Tâm An Nguyễn Youtube

Links: QLVNCH

  • Biệt Hải
  • Biệt Động Quân
  • Cánh Thép
  • Dấu Binh Lửa
  • DIễn Đàn Cựu SV Quân Y
  • Gia Đình 81 Biệt Cách Dù
  • Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
  • Gia Đình Sư Đòan 18 BB
  • Nguyệt San KBC
  • Nha Kỹ Thuật
  • Nhảy Dù
  • Quân sử VN
  • Sư Đoàn 18 BB
  • Sư Đoàn 9 BB
  • Tổng Hội Thủy Quân Lục Chiến
  • Vietnam Library Network_Overseas_Nguoi Viet Hai Ngoai
  • Vũ Hữu San Và Biển Đông

Links: QUÂN TRƯỜNG

  • Học viện CSQG
  • Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức – Nam Định – Đồng Đế
  • Pháo Binh
  • Thiết Giáp Binh
  • Thiếu Sinh Quân Việt Nam Cộng Hòa
  • Tổng Hội Ái Hữu CSVSQ / Trường DHCTCT Đà Lạt
  • Tổng Hội CSVSQ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
  • Tổng Hội Hải Quân
  • Trường HSQ Đồng Đế

Links: THÔNG TIN

  • Audio Freeviet
  • Chính Luận Trần Trung Đạo
  • Chương Trình TRAU GIỒI DỊCH THUẬT TRÊN ĐẤT MỸ do Thầy TRẦN NGỌC DỤNG phụ trách
  • Chương trình TỪ CÁNH ĐỒNG MÂY của nghệ sĩ PHAN ĐÌNH MINH & Đài SaiGon Radio Dallas 1600AM, bắt đầu vào 7:00 sáng thứ Bảy California hàng tuần
  • DÂN CHỦ CA_ NGUYỄN VĂN THÀNH
  • GS Chu Chỉ Nam
  • Hồn Việt radio
  • KHO SÁCH XƯA_QUÁN VEN ĐƯỜNG (Huỳnh Chiếu Đẳng)
  • Khối 8406
  • LỊCH SỬ QUA CHUYỆN KỂ : Vietnamese Museum (VHM)
  • Linh mục NGUYỄN HỮU LỄ
  • Mạn Đàm Thời Sự của Nhà Văn Phạm Gia Đại và Nhà Báo Ngô Đình Vận
  • Mang Lưới Nhân Quyền
  • manhhai
  • NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA
  • Người Phương Nam Blogs
  • Nguyệt san Đoàn Kết
  • Nhà văn PHẠM TÍN AN NINH
  • NHẠC XƯA BLOG
  • Nhạc xưa Blog
  • PARIS TRÀ ĐÀM
  • PHẢI LÊN TIẾNG BLOG (# VongNgayXanh)
  • Phạm Tín An Ninh
  • TÂM SỰ NƯỚC NON
  • TAPA GROUP
  • THE AMERICAN REPORT
  • THEO DẤU GIÀY SÔ
  • Thông Tin Berlin
  • Thư Viện Nguyễn Ngọc Huy
  • TIẾNG DÂN VIỆT (mục sĩ HUỲNG QUỐC BÌNH)
  • TRẦN HUY BÍCH (Từ Mai) Blogs
  • TRẦN MỘNG TÚ BLOG
  • Trang Thơ TRẠCH GẦM
  • Trang Web HƯỚNG DƯƠNG
  • TỪ MAI – TRẦN HUY BÍCH
  • TỦ SÁCH "TIẾNG QUÊ HƯƠNG"
  • Tủ sách TIẾNG QUÊ HƯƠNG
  • VẬN HỘI MỚI
  • Video của tiến sĩ NGUYỄN ANH TUẤN
  • VIỆN BẢO TÀNG DI SẢN NGƯỜI VIỆT
  • VIẾT CHO TUỔI 30 (Nguyễn Tường Tuấn)
  • Việt Nam Quốc Dân Đảng
  • Vietnam Evolution
  • Vietnam Evolution (VIETNAM EVOLUTION, REPORTS VIETNAM HUMAN RIGHTS VIOLATIONS)
  • VN Thư quán
  • VUI BUỒN THỜI CHINH CHIẾN (Đoàn Trọng Hiếu # BĐQ Hiếu Đoàn)
  • Youtube của Anh Vọng Ngày Xanh (# Bloger VongNgayXanh)
  • ĐÀI Á CHÂU TỰ DO
  • ĐÀI RFI Tiếng Việt
  • ĐÀI VOA

Links: ĐÀI PHÁT THANH QUÂN ĐỘI - NHẠC CHIÊU HỒI

  • Đài Phát Thanh Quân Đội-Chương Trình Nhạc Chiêu Hồi

ĐẶC SAN

  • Chương Trình TRAU GIỒI DỊCH THUẬT TRÊN ĐẤT MỸ do Thầy TRẦN NGỌC DỤNG phụ trách
  • Tập San Biệt Động Quân
  • TẬP SAN ĐA HIỆU
  • Đặc San NHÂN TRÍ DŨNG
  • Đặc San SÓNG THẦN
Copyright © 2025 CHÍNH NGHĨA VIỆT NAM CỘNG HÒA All Rights Reserved.
Theme: Catch Flames by Catch Themes
  • THƯ NGỎ
  • QLVNCH
    • HỒI-KÝ BÚT-KÝ
  • THỞI SỰ
  • BÌNH LUẬN
  • AUDIO
    • AUDIO HỒI KÝ BÚT KÝ
    • HỘI LUẬN
    • NHẠC & THƠ
      • Nhạc Đấu Tranh
      • Hùng Ca
      • Nhạc Lính
      • Thơ
  • VIDEO