NGUỒN GỐC TÊN GỌI BÀ CHIỂU ” (Brian Vũ)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of outdoors and text that says 'Sài Gòn trong tôi Lang Ong 1964 1'

May be an image of outdoors and text that says '×ா Sài Gòn trong tôi'

May be an image of one or more people, outdoors and text that says 'T Sài Gòn trong tôi ội Cho Ba Chieu 1971 Richard RichardH.MacKinnon H.'

May be an image of one or more people, road, street and text that says 'Sài Gòn trong tôi Cho Ba Chieu.196'

May be an image of outdoors and text that says 'ทค Sài Gòn trong tôi Cho Bà Chiêu 1967'

Vùng đất Bà Chiểu, cũng giống như Lái Thiêu hay Trảng Bàng, đều là những vùng dân cư xưa luôn khiến những người mang lại cho những người nặng tình hoài cổ những cảm xúc dạt dào, bồi hồi và lưu luyến mỗi khi thả hồn vầ lại dòng sông ký ức.
Ở những nơi đó, xen giữa những căn nhà phố, thỉnh thoảng người ta lại thấy thấp thoáng một vài căn nhà mái ngói rêu phong, vài cây cổ thụ rậm rạp và um tùm lá, một góc miếu thờ nhỏ hay mái đình cổ kính và dân cư những khu này ngày xưa thường hiền hòa, bình dị và chân thật.
Một điều ít ai biết, đó là Lăng Tả Quân Tổng Trấn Gia Định Thành – Lê Văn Duyệt nằm ở vị trí ‘long mạch’, vùng ‘sơn thủy chi giao’ chứa nhiều điều bí ẩn, và Lăng đã từng có thời được định chọn làm biểu tượng cho Sài Gòn.
Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của vùng đất Nam Bộ. Ngày xưa, nơi đây là vùng đất hoang vu, cây cối rậm rạp của thượng du Nghi Giang nên đến bây giờ vẫn còn tồn tại nhiều loại cây gỗ quý như cây dầu, thốt nốt, giá tỵ, bằng lăng, ….
Ngày xưa, khu vực chợ Bà Chiểu vốn là một cái ao tự nhiên trong một vùng đất cao, cây cối um tùm rậm rạp và dân cư khi đó vẫn còn rất thưa thớt. Người dân vùng này lúc bấy giờ tin rằng nơi này rất linh thiêng nên họ đã dựng lên bên cạnh ao nước một cái miếu thờ Bà (theo tín ngưỡng dân gian thời đó).
Như vậy, chữ “Chiểu” ở đây, theo nghĩa chữ Hán là “cái ao”, chứ không phải là tên của bà nào cả ! Từ đó, dân gian quen miệng gọi nơi này là “Bà Chiểu”.
Theo nhà văn – nhà nghiên cứu Sơn Nam, Bà Chiểu có nghĩa là “Nữ thần thờ nơi ao nước”. Bà Chiểu trở thành tên vùng đất, giống như địa danh Linh Chiểu ở Thủ Đức vậy. “Bà Chiểu” lại càng không phải “bà Chiểu” là một trong năm bà vợ của ông Lãnh Binh Thăng, mà mỗi bà cai quản một ngôi chợ gồm: bà Chiểu, bà Hạt, bà Điểm, bà Quẹo và bà Hom như một bài viết có đăng trên một trang báo mạng trước đây.
Cả các địa danh Bà Hom, Bà Quẹo cũng chẳng phải là tên người mà là do đọc chệch các địa danh Bàu Hom (tức là cái bàu ngâm hom tre), Bàu Quẹo (cái bàu nơi khúc quẹo một cung đường) – như địa danh Bàu Cát gần đó, một cái bàu nhiều cát đã bị lấp, nay là một khu dân cư sầm uất, hiện đại.
Cũng theo nhà văn – nhà nghiên cứu Sơn Nam thì địa danh Bà Chiểu mới có từ thời Tự Đức. Còn chợ Bà Chiểu mãi đến năm 1942 mới chính thức được xây dựng. Năm 1987, chợ Bà Chiểu được trùng tu, nâng cấp với gần 800 gian hàng, nổi tiếng là chợ bán lẻ trong khu vực với hơn 40 ngành hàng.
Chợ Bà Chiểu hiện nay có khu vực trước chợ và một khoảng vài trăm mét là đường Hồng Bàng, cùng khu vực đường Bùi Hữu Nghĩa bên hông chợ khi đêm xuống trở thành khu chợ đêm buôn bán rất náo nhiệt. Mặt hàng chính của chợ đêm Bà Chiểu là quần áo, giày dép, giá cả rất mềm.
Khu vực Bà Chiểu khi đó có những con đường Hàng Bàng, Hàng Gòn, Hàng Dừa, Hàng Sanh…đặt tên tùy theo loại cây trồng hai bên đường. Đường Hàng Gòn nay là Hồ Xuân Hương; đường Hàng Sanh bây giờ là đường Bạch Đằng xưa rất vắng vẻ, có trồng nhiều cây sanh có rễ phụ dài như cây đa, cây si…
Đường Hàng Bàng là đoạn đường mang tên Đinh Tiên Hoàng từ đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh ngày nay cho tới Cầu Bông. Thời đó, hai bên đường có mọc nhiều cây bàng thường dùng để đan đệm, không phải loại cây bàng lá to, có than cây cứng, nên con đường này được gọi tên như vậy.
Những người già hoài cổ ở khu vực Bà Chiểu thường cảm thấy bực mình, khó chịu khi chữ Hàng Sanh cứ bị viết sai thành Hàng Xanh, ngay cả cho đến tận ngày nay.…
(Brian Vu)