NGƯỜI LÍNH GIÀ VÀ NGƯỜI THƯƠNG PHẾ BINH VNCH (Bảo Định Nguyễn Hữu Chế)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of 1 person, bicycle, scooter and street

Trước khi vào lính, người lính già là một Nhà giáo. Rồi cuộc chiến cứ tiếp diễn cho đến ngày “Tháng Tư Gãy Súng”. Người lính già buộc phải buông súng, tan hàng và rã ngũ. Anh không thể làm khác. Là một Quân nhân, anh buộc phải thi hành mệnh lệnh, nhất là khi lệnh đó lại được ban ra từ một giới chức cao nhất là vị Tổng Tư lệnh Quân lực. “Buông súng, tan hàng và rã ngũ” là hành động đau đớn và nhục nhã nhất của người lính. Anh trở về đời sống thường dân của chế độ mới. Nhưng chỉ là thứ công dân hạng hai, bị đối xử phân biệt và bị bọn “Dép râu, nón cối” khinh miệt, hoàn toàn mất hết tự do. Lão Hồ nói “Không có gì quý hơn Độc lập và Tự do”, nhưng chính lão và đồng bọn đã cướp đi Tự do và mọi quyền sống của con người. Lão Hồ và Đảng Cộng sản cướp nước đang đưa đất nước lệ thuộc dần dần vào bọn Tàu cộng, để rồi một ngày không xa, nước Việt Nam chỉ còn là một tỉnh của Tàu cộng. Sự việc đã quá rõ ràng khi mới đây tên Tàu phù Tập Cận Bình (Một thứ Phó Vương của triều đình đỏ Bắc Kinh) qua thăm viếng, bọn Bắc Bộ Phủ (Bảo hoàng hơn vua) đã tự nguyện vẽ thêm một ngôi sao, thành năm ngôi sao nhỏ (Mãn, Mông, Tạng, và Hồi, nay thêm ngôi sao Việt !) bao quanh ngôi sao lớn Đại Hán.
Anh quyết định ra đi, không phải như anh Ba xuống tàu tại bến nhà rồng (Làm bồi tàu) để đi tìm đường cứu nước hay là hại nước; cho đến nay, mọi người đều rõ anh Ba tức Hồ Chí Minh là tên bán nước. Anh may mắn thoát khỏi “Thiên đường Xã hội Chủ nghĩa”, được tái định cư tại một Quốc gia “Tư bản đang giãy chết” (Nhưng có cuộc sống sung túc, và Văn minh gấp ngàn lần của đất nước được cai trị bởi bọn thảo khấu tự nhận là “Đỉnh cao của trí tuệ !”). Thật là lố bịch, chúng chỉ là bọn khỉ biến thành người, chúng vẫn tự nhận, khi tôn thờ thuyết tiến hóa của Darwin. Bọn chúng chưa thoát xác được, vẫn sống đời sống dã man và rừng rú. Lão Hồ tuy được về Hà nội ngàn năm văn vật lâu năm, nhưng vẫn không bỏ được thói quen ở nhà sàn của các bộ tộc bán khai sinh sống trong các rặng núi cao. Chẳng biết trong ngôi nhà sàn đó, lão Hồ có cho tái tạo hang Pac-bó không ? Vì cáo thì phải ở trong hang !
Ở cái tuổi gần đất xa trời, “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” (Lời thơ của một nhà thơ cổ Trung Hoa, chứ không phải là ý tưởng của lão Hồ như nhiều người ngộ nhận), người lính già quyết định về Việt Nam một lần để thăm lại quê hương “Ngàn trùng xa cách !” Vã lại “Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội”. Tình nhớ quê hương không giây phút nào nguôi.
Trảng Bom là một Thị trấn nhỏ nằm sát QL1, trên đường ra miền Trung. Trảng Bom cũng là tuyến cuối cùng của QLVNCH, ngăn quân xâm lăng Cộng sản Bắc Việt đang trên đà tiến về Sàigòn tháng Tư năm 1975. Sư đoàn 18 Bộ binh, sau khi được lệnh bỏ Xuân Lộc, một Trung đoàn được lệnh đến lập tuyến phòng ngự ở đây để chận bước tiến của giặc. Giờ đây, Trảng Bom, thuộc quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa, đã trở thành tuyến địa đầu của Tổ quốc. “Tuyến địa đầu, vùng hỏa tuyến”, chỉ cách Thủ đô Sàigòn hơn 30 cây số. Với các loại đại pháo 130 ly, hay 175 ly, với số lượng đạn dược đầy đủ được vận chuyển thoải mái, các đoàn xe Molotova chạy ngày đêm, phon phon trên đường thiên lý, vượt qua cầu sông Bến hải, vào Huế đô, qua Nha trang cát trắng, qua “Tuyến Thép Xuân Lộc” kiên cường đã bị bỏ ngõ, vượt thêm vài chục cây số nữa, đã đến Trảng Bom. Các chiến sĩ Miền Đông, từng chiến đấu anh dũng suốt 12 ngày đêm tại Xuân Lộc, đã tạo nên chiến tích lẫy lừng khiến địch phải khiếp sợ, và đồng minh phải nể phục, bị buộc rời vị trí chiến đấu, phải triệt thoái về giữ Biên Hòa. Suốt 12 ngày đêm chiến đấu cam go, tinh thần và thể xác rã rời, mệt mỏi. Nay khẩn cấp thiết lập phòng tuyến mới trong điều kiện thiếu thốn đủ mọi thứ. Không cần nói, cũng biết phần thắng đã ở phía đối phương. Đã quá chậm ! Chiều ngày 29 tháng Tư, phòng tuyến Trảng Bom tan vỡ. Trưa ngày 30 tháng Tư, Sàigòn đầu hàng.
Đến Trảng Bom, chiếc xe khách Sài gòn – Nha trang dừng trước một quán ăn bên đường. Quán xá san sát. Người lính già không vội vã, lững thững xuống xe, tiến lại gần những người bán báo và bán vé số. Họ là những kẻ khốn khổ của một xã hội đầy xáo trộn. Người lính già mua một tờ báo. Bao nhiêu năm sống tại Canada, một xứ sở tự do, anh đã có dịp xem phim, đọc báo, nghe “đài”thoải mái. Anh quá biết báo hay “đài” tại các nước Cộng sản chỉ là cái loa tuyên truyền của nhà nước. Nhưng anh vẫn bỏ tiến ra mua một tờ báo, mà không cần chọn một tờ nào. Miễn có một tờ báo cầm tay để đọc một vài tin tức “Xe cán chó, chó cán xe” cho quên đoạn đường dài thăm thẳm. Anh lân la hỏi chuyện. Người bán báo ở độ tuổi 60, nước da ngăm đen, nét mặt khắc khổ :
– “Mỗi ngày em bán được mấy tờ báo ?”
– “Dạ, được vài chục, cũng mua được một bữa cơm, ăn sống qua ngày”
Thấy người bán báo cụt một chân, anh hỏi tiếp :
– “Em là thương binh lính Cộng hòa hay là Bộ đội ?
– “Dạ, em thuộc Sư đoàn 18. Em bị thương ở trận Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh, được tản thương về Tổng Y Viện Cộng Hòa. Bị cưa một chân. Vết thương chưa lành thì ngày 30 tháng Tư đến. Họ vào đuổi hết bọn chúng em ra đường. Em may mắn được một bác chạy xe Lam, đở lên xe, và đưa em về tận nhà ở Biên Hòa. Nhà em ở Hố Nai.”
– “Em ở đơn vị nào ?”
– “Dạ, Em thuộc Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 43. Tiểu đoàn trưởng của em là Thiếu Tá …”
Người lính già giật mình. Tên vị Tiểu đoàn trưởng mà người thương binh vừa nhắc đến chính là tên một người bạn của anh, đang sinh sống tại Michigan. Người bạn này là một cựu Sĩ quan Thủ Đức, vẫn thường đến Toronto trong những kỳ họp mặt của Hội Thủ Đức mà anh là một người trong hội. Anh chưa kịp hỏi tiếp, thì tiếng còi xe inh ỏi, thúc hối hành khách lên xe. Anh vội vàng móc túi. Rất tiếc !
Anh chỉ còn lại hơn 500 ngàn, anh vét hết, vét cạn túi, đưa cho người Thương binh, rồi bước vội lên xe. Trường hợp này cũng gần giống nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài “Màu Tím Hoa Sim”.
Sau ngày oan nghiệt 30 tháng Tư, nhà thơ Hữu Loan đáp chuyến xe lửa Thống nhất vào “tham quan” Sàigòn. Nhà thơ rất nghèo, chỉ đủ tiền để đi vé hạng tư, và trong túi chỉ còn một ít tiền tiêu vặt. Con tàu ì ạch đang đi vào vùng đất của Việt Nam Cộng Hòa cũ. Hữu Loan thiu thiu ngủ. Đang mơ mơ màng màng thì nhà thơ nghe tiếng ca não lòng của một ca sĩ hát dạo :
“Những đồi hoa sim ! ôi những đồi hoa sim !
Tím chiều hoang biền biệt.
Vào chuyện ngày xưa nàng yêu
Hoa sim tím khi còn tóc búi vai !”
(Thơ Hữu Loan, Nhạc Dũng Chinh)
Hữu Loan như ngẩn như ngơ. Định tâm lại, ông đến gần người hát dạo, một Thương binh của QLVNCH, cụt một chân, phải đi nạng gỗ. Ông vét hết tiền trong túi, một số tiền khiêm nhường do vợ con chắt chiu từng đồng đưa nhà thơ làm lộ phí cho một chuyến viễn du cuối đời. Ông bỏ tiền vào chiếc nón lưỡi trai đã sờn nát của người Nghệ sĩ một cách trịnh trọng, và tự giới thiệu : “Tôi là tác giả lời ca mà anh vừa hát.” Bài thơ tưởng đã mai một trong quê hương Miền Bắc của ông, nhất là sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Thơ của một anh Bộ đội Việt Minh, đã được một nhạc sĩ Miền Nam, là một Sĩ quan của QLVNCH phổ thành nhạc. Bài thơ đã được chấp cánh bay cao. Lần đầu tiên, sau bao nhiêu năm, ông lại nghe được chính lời thơ của mình : “Nhưng không chết người trai khói lửa, mà chết người em gái hậu phương !” Quá xúc động, ông không thể ngăn được dòng nước mắt cứ tuôn trào. Ông đã vét cạn túi.
Vì quá xúc động, người lính già cũng đã vét cạn túi, nhưng tiếc rằng mình không còn tiền để cho thêm người Thương binh khốn khổ. Người lính già trở lại xe với cái túi rỗng, nhưng tâm tư anh đầy ắp hình ảnh người Thương binh khốn khổ, mà vì bản năng sinh tồn, phải kéo lê cuộc sống lầm than trong một xã hội đầy bất công, và con người chỉ là một công cụ của Đảng và Nhà Nước.
Michigan, Hè 2012
Bảo Định Nguyễn Hữu Chế