NGHIÊN CỨU CHÍNH TRỊ “LUẬN CỔ SUY KIM”: JEAN JACQUES ROUSSEAU (Phần 1)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Jean Jacques Rousseau là một nhà triết học thuộc trào lưu khai sáng có ảnh hưởng lớn đối với Cách mạng Pháp 1789, một nhà tâm lý về tiểu thuyết xã hội, và phát triển chủ nghĩa dân tộc. Tác giả Huỳnh Khuê đã nghiên cứu sâu vào những lãnh vực đặc thù của Jean Jacques Rousseau: Bình đẳng, cộng đồng và tính hợp pháp, nhà làm luật và quyền lập pháp, tự do và dân chủ.
Trong phần một này, tác giả nói về thân thế sự nghiệp của Jean Jacques Rousseau và nguồn gốc của bình đẳng. 

Về bình đẳng: Rousseau cho rằng cuộc sống cần có khế ước xã hội và từ bỏ các quyền tự nhiên. Vì  trạng thái tự nhiên bị tha hóa trở thành một tình trạng hỗn man không còn luật pháp hay đạo đức, nên loài người cần một khế ước giữa người với người để tồn tại. Trong cuộc sống, bên cạnh sự cạnh tranh lẫn nhau, loài người cũng còn phụ thuộc vào nhau để tồn sinh. Theo Rousseau, bằng cách sát cánh bên nhau thông qua một khề ước bình đẳng,  con người sẽ giải thoát cả hai áp lực vẫn tồn tại và vẫn tự do trong khế ước xã hội. 

Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại
Jean Jacques Rousseau (1712-1778)

(Ý nghĩa và nguồn gốc của bình đẳng)

I) Thân Thế và Sự Nghiệp

Jean Jacques Rousseau (1712-1778)

Rousseau sinh năm 1712 tại Geneva, một thành phố thâm nhập với nền đạo lý nghiêm khắc của John Calvin, người đã ngự trị ở đấy hơn một thế kỷ trước.  Gia đình của Rousseau là người Pháp và được đưa đến tị nạn tại Switzerland trong thời gian bách hại của người Huguenots.  Ngoài ra, ảnh hưởng của người Calvin thể hiện một ít va chạm đến Rousseau.  Người cha là một người có nhiều khuynh hướng khác thường: ông bắt đầu là một thợ sửa đồng hồ nhưng bỏ ngay việc làm ăn không mấy sinh động này để trở thành người dạy khiêu vũ.  Ông không làm một nghề nào nghiêm chỉnh, ông bỏ nghề trong một cuộc du lịch ngẫu nhiên nào đó khi tinh thần ông lay chuyển.  Mẹ của Rousseau qua đời lúc sinh nở và cha của ông phải nuôi con.  Phần giáo dục của người con gồm việc được nghe đọc nhiều hơn cả là những câu chuyện mạo hiểm màu mè thâu canh.  Nếu điều này đưa đến việc coi thường đối với vấn đề truyền thống như giờ ngày thường xuyên, nó truyền cảm hứng vô hạn cho trí tưởng tượng.  Rousseau không muốn tập tành buôn bán ở Geneva, và lúc mười sáu tuổi ông ra khỏi nhà và thoát khỏi thành phố.  Không giống Hobbes và Locke, ông không có một công việc vững vàng cũng không có sự bảo trợ cao quý nào.  Cuộc sống của ông là một chuỗi dài lang thang không dứt khắp Châu Âu, và có nhiều lúc ông thấu hiểu cái nghèo và bạc đãi thật sự.  Thật vậy, có một thời kỳ ông sa sút đến mức trộm cắp lặt vặt để sống còn, và nhiều thời kỳ khác khi ông sống nhờ một số đàn bà đã sữa soạn đóng vai người mẹ mà ông không bao giờ biết.  Rousseau đã lập gia đình, nhưng như một người đàn ông của gia đình, ông được ghi nhận là không trung tín, và sự thiếu trách nhiệm của ông được nhìn thấy hiển nhiên khi ông bỏ đói các con vì không muốn cung cấp cho chúng.  Tuy nhiên, đối với tất cả những hoạt cảnh về bản tính chống xã hội này, nhân cách của Rousseau đã tham gia đầy đủ và những cánh cửa vẫn mở ra hết lần này đến lần khác và sự tha thứ đã được ban cho ông.

Rousseau đi vào hàng ngũ lý thuyết gia chính trị năm 1749; vào lúc tuổi 37, ông đã đệ nạp một mục mới trong một cuộc thi viết tiểu luận đỡ đầu bởi Hàn Lâm Viện Dijon.  Vấn nạn được giải đáp là, “Sự phục hồi của Khoa Học và Nghệ Thuật giúp làm Trong Sáng hay Suy Thoái Đạo Đức?” Rousseau nói rằng suy thoái đã là kết quả, và ông giải trình luận án rằng những tiến bộ của nền văn minh bị cáo buộc đã phục vụ để dẹp bỏ tất cả cái gì tốt đẹp và sáng tạo trong con người.  Luận văn của ông chiếm giải nhất và tạo được chú ý rộng lớn.  Tiếp theo luận án này là “Thuyết Giảng về Nguồn Gốc của Bất Bình Đẳng và Hợp Đồng Xã Hội” “Discourse on the Origin of Inequality and the Social Contract” xuất hiện vào những năm 1755 và 1762.  Những tác phẩm này giúp ông được chấp nhận vào “Salons of Paris,” ở đây, ông giao tiếp với nhiều nhà trí thức và nhà xuất bản đương thời.  Nhưng ông không phải là tầng lớp đỡ đầu cho những cuộc tụ họp này và sự tiếp xúc của ông với câu lạc bộ không làm cho ông trở thành người quý tộc.  Rousseau luôn luôn là kẻ nghèo hèn, và trong lúc ông đáng lẽ phải được mời tới một nhà đồ sộ cho buổi trưa hay buổi chiều, ngược lại không có người Pháp nào của Devonshires hay Shafterburys kèm ông đi cả.  Tác phẩm của Rousseau luôn luôn là chủ đề của thảo luận, và nếu tại một thời điểm nào đó chúng được hoan nghênh bởi những nhà trí thức, tại những thời điểm khác chúng bị cấm hay bị đốt bởi những quyết định chính thức.  Ông chết trong nghèo đói và sức khỏe yếu kém vào năm 1788.

Thời đại Bừng Sáng Pháp “French Enlightenment” mà Rousseau đã đóng góp vào là một đánh thức tinh thần giống như sự đánh thức tinh thần vào thời đại Phục Hưng Ý “Italian Renaissance.”  Trong lúc những nhà cầm bút nổi tiếng và những khán giả tức thời có thể có những thông tin thuận lợi, có một khuynh hướng vẫn giữ cái nhìn bi quan về những giả định căn bản mà trên đó xã hội được thành lập.  Một biểu tượng quan trọng của thời đại là câu hỏi mà Hàn Lâm Viện Dijion đặt ra về bài thi viết tiểu luận, và không ít vang dội, là sự kiện mà câu giải đáp của Rousseau được giải thưởng.  Hầu hết các nhà tư tưởng, tuy nhiên, hạn chế chỉ trích của họ về những thực tế tinh thần; nếu họ đã tấn công các cơ chế hiện thời, mục tiêu của họ là nhà thờ.  Chính Rousseau đã đi xa hơn và, trong cái nhìn của vài người, quá xa.  Lý thuyết của ông đưa cấu trúc chính trị và kinh tế của xã hội vào chất vấn: sở hữu tư nhân và chính phủ tuyệt đối cả hai được miêu tả như những trở ngại của cuộc sống tốt đẹp.  Đối với sự tốt đẹp cần thiết của con người, việc được bày tỏ đòi hỏi một sự chuyển đổi mang tính cách mạng của các cơ chế hiện hành.

Rousseau có thể được gọi là một nhà xã hội hay một nhà dân chủ hay không trong tri thức hiện đại về các thể ấy là một vấn đề thảo luận.  Bàn luận của ông về tự do và bình đẳng thường đủ điều kiện bởi ít tham khảo các tài liệu miễn phí về con người thông thường hơn.  Cuộc Cách Mạng Pháp, xảy ra một thập niên sau khi ông chết, tán dương nhiều nguyên tắc Rousseau phác họa, tuy nhiên động lực thúc đẩy của nó không phải đến từ giới quý tộc vốn đã bảo lãnh cho suy nghĩ về thời đại Bừng Sáng mà cũng không phải từ những con người thông thường mà sức mạnh của họ được phát xuất bởi tái tổ chức trật tự xã hội.  Ngược lại, chính là tầng lớp trung lưu đang lên tìm kiếm địa vị xã hội và quyền lực chính trị và sẵn sàng để sử dụng thuật hùng biện của Rousseau như lý do căn bản lý thuyết cho khát vọng của họ.

Như đã biết, lý thuyết chính trị đặc biệt không bao giờ tiếp đón và chiêu đãi chế độ dân chủ.  Đa số lý thuyết gia có khuynh hướng nhìn công chúng như một người chủ và chính phủ dân chủ như là chế độ độc tài còn phôi thai.  Ngay cả những nhà cầm bút vốn biểu hiện dấu hiệu của sự cảm thông về chủ trương nguyên tắc đa số – Aristotle, Locke, Tocqueville, Mill – đều có khuynh hướng cho giá trị ưu tiên cao hơn cho tự do chính trị và quyền cá nhân trong phân tích cuối cùng.  Trong tất cả lý thuyết của họ, chính đa số được yêu cầu để đưa phương cách cho việc theo đuổi tự do có thể không bị cản trở.  Ngay cả Locke, người tuyên xưng tuân thủ đến cái nguyên tắc đa số thiếu phẩm chất, đã bỏ quá nhiều thì giờ phát triển lý thuyết về quyền của con người mà có thể không có chi nghi ngờ là quan tâm hàng đầu của ông nằm ở đâu.  Trong ngành này của lý thuyết chính trị, trào lưu chính, nói một cách dứt khoát là, tự do; dân chủ chỉ là thứ yếu.

Rousseau là một người dân chủ không hạ bệ được, và chính vì điều này, ông đóng vai trò của một người bất đồng ý kiến trong lý thuyết chính trị Tây phương. Đây không phải là điều bình luận không có ý nghĩa trên truyền thống chính trị Tây phương.  Trong lúc các nhà lý thuyết chính trị nhấn mạnh chính phủ giới hạn và quyền cá nhân, ngưỡng vọng hé ra trong thế giới chính trị thật sự cho nguyên tắc đa số và nhà nước tự do.  Các nhà tư tưởng dòng kín từ Locke đến Plato, trong thực tế, đã nói lên cho một thiểu số nhỏ: các quyền và các tự do họ biện minh có ý nghĩa cho con người có trí tuệ hay giàu có hay địa vị xã hội cao.  Thiểu số này, các nhà lý thuyết phát biểu, xứng đáng để bảo vệ: thành viên của khối này có phẩm chất để thăng tiến ổn định hay đạo đức của xã hội.  Nhưng nguyên tắc thiểu số, các quyền thiểu số, và đức tính thiểu số không bao giờ nhận được thông cảm như thế trong tâm tư của phần lớn công dân.  Người trung bình có ý kiến cao hơn về mình hơn các nhà lý thuyết được sữa soạn để khuây khỏa – và trong những năm hiện tại người trung bình này đã bắt đầu hành động hữu hiệu trên căn bản của ý kiến này.  Chỉ một ngòi bút mà đem tất cả tấm lòng trang trải cho người-ở-giữa-đường là Rousseau.  Và điều này là vì Rousseau có một hình ảnh về con người của tập thể vốn hầu như thỏa hiệp thân thiện với hình ảnh người trung bình giữ vững về mình.

Lý thuyết của Rousseau, để đặt các vấn đề một cách đơn giản, có thể được diễn tả như là một chữ “U.”  Đỉnh về phía tay trái của  chữ “U” là Tình Trạng Tự Nhiên, một thiên đàng thơ mộng mà trong đó con người thiên nhiên sống những cuộc đời lạc thú.  Tại đáy của chữ “U” là điều kiện hiện tại của chúng ta, Xã Hội Dân Sự, vốn có đặc điểm là bất bình đẳng, hư hỏng nhân tính, và quyền lực bất hợp pháp.  Ở đỉnh về phía tay phải của chữ “U” là Cộng Đồng.  Đây là một xã hội chính trị mà con người có thể hoàn thành nếu họ tin tưởng các nguyên nhân bất đồng hiện tại và nếu họ đi đến chỗ hiểu được các sắp đặt chân thành của nền dân chủ chính trị và tự do con người.  Tại tất cả ba trong những điểm này, tuy nhiên, Rousseau thêm một cái nhìn nữa về bản chất con người.  Con người tự nhiên, con người hư hỏng, con người dân chủ – tất cả thuộc về bản chất cho cùng một sinh vật.  Họ trông không giống nhau, để được phân biệt, nhưng đây là vì những môi trường khác nhau đã tạo nên những cách đối đãi với nhau.  Vào lúc kết thúc của cuộc thuyết giảng về Nguồn Gốc Bất Bình Đẳng, “the Discourse on the Origins of Inequality,” Rousseau cố gắng để sắp đặt vấn đề mà ông phải bàn thảo đến. “Rằng con người thực sự xấu xa, một kinh nghiệm tiếp diễn và buồn bã của họ chứng tỏ vượt quá nghi ngờ,” ông nói.  “Nhưng, mọi vật giống nhau, tôi nghĩ tôi đã chỉ ra rằng con người thì tốt một cách tự nhiên.”(1)  Làm thế nào mà một người công nhận rằng con người xấu xa trong bản tính và, tuy nhiên, cùng một lúc nói rằng họ tốt trong tự nhiên?  Thật vậy, nó có ý nghĩa gì khi nói rằng con người thì tốt một cách tự nhiên?

Ý Nghĩa của Bình Đẳng


Aristotle tin vào sự xấu xa của bản chất con người, St. Augustine và St. Thomas xác nhận giáo lý về tội tổ tông, và Machiavelli nói rằng con người nhìn đại thể là “vong ân bội nghĩa, ba hoa, giã vờ, tránh nguy hiểm, và ham thắng lợi.”  Chống lại một kho vũ khí của dư luận như thế, làm thế nào Rousseau có thể chứng minh về sự tốt đẹp tiềm ẩn của con người?  Tội tổ tông, như chúng ta đã thấy, đưa lên sự kiện căn bản trái ngược với nhân loại. Ngay cả trong những sắp xếp với trật tự tốt đẹp nhất trong những sắp xếp chính trị hay xã hội luôn luôn có ít nhất vài cá nhân sẽ liệng cát vào mặt nạ.  Ngoài tánh hiểm độc hoặc tánh ngu si, ngoài tánh phù phiếm hay hiểu lầm, sẽ có hiện hữu muôn đời những người sẽ không hành động phù hợp với quan niệm về bản tính ngay thẳng được thỏa thuận.  Sự hài hòa xã hội luôn luôn duy trì một lý tưởng không đạt đến vì sự sai lầm của một vài công dân bất đồng ý kiến.  Theo lối này mà Aristotle chỉ trích Utopia của Plato.  Chính vì lý do này mà St. Thomas định nghĩa mục đích của chính trị như là hoàn thành trật tự trong một thế giới không toàn hảo.

Rousseau đã quan sát cùng những người ấy và cùng những ngang bướng ấy như những nhà lý thuyết đi trước ông.  Bản tính xấu xa của con người khó trốn thoát mắt ông.  Tuy nhiên, điều này, ông nói, là một cái nhìn hời hợt về con người trong xã hội.

Nếu chúng ta nhìn vào xã hội loài người với một sự yên lặng và với con mắt vô tư, hình như, trước hết, nó chỉ biểu lộ cho chúng ta sự bạo động và sự áp bức về kẻ yếu…Tinh thần bị chấn động trước sự độc ác của một người, hay bị kích thích do than thở mù quáng của người khác; và không có gì ít thường trực trong cuộc sống hơn những quan hệ bên ngoài, vốn được cung cấp thường xuyên do tình cờ hơn là do trí tuệ, và vốn được gọi là yếu kém hay mạnh mẽ, giàu có hay nghèo khổ, tất cả các cơ chế loài người, thoáng qua, hình như chỉ được tạo dựng trên bờ cát đang di chuyển. Nhìn cận kề hơn, và loại bỏ bụi và cát chung quanh biệt thự, thì chúng ta sẽ nhận ra một căn bản không thể di chuyển được trên đó nó được tạo dựng, và học hỏi để tôn kính những cơ chế này.(2)

Những ai đã có những hành động nguy hiểm như là chứng cớ của một bản chất hung ác được hướng dẫn sai lầm bởi lớp cát bao bọc cơ chế.  Rắc rối với những lý thuyết gia, Rousseau nói, là họ không “phân biệt rõ ràng giữa cái gì là nguồn gốc và cái gì là tự tạo trong bản chất thật sự của con người.”(3) Đã quá lâu rồi chúng ta lấy bề ngoài làm sự thực.  Trên cơ sở các bằng chứng hời hợt ở đó, một quan niệm hời hợt về bản chất con người được dựng lên, và như là hệ luận, một khuôn khổ độc tài của Luật Tự Nhiên “Natural Law.”  “Các nhà cầm bút hiện đại khởi đầu bằng cách điều tra những nguyên tắc nào có thể là thích hợp cho nhiều người đồng ý trên lợi ích chung của họ,” Rousseau nói, “và sau đó, đặt tên của Luật Tự Nhiên cho việc góp nhặt những nguyên tắc này, mà không có hiển nhiên nào khác hơn là công việc đưa đến từ việc được thực hành chúng.”(4)

Những khó khăn với lý thuyết Luật Tự Nhiên có rất nhiều, nhưng một khó khăn hàng đầu là họ sử dụng con người như đã thấy trong xã hội và sau đó đưa ra tiến trình tổng quát hóa về người ấy theo phương cách khoa học thừa nhận.  Nhưng con người xã hội là một con người đã hư hỏng: y là một sản phẩm của một môi trường và môi trường này thúc đẩy y phải hành động như một sinh vật ganh đua và vị lợi.  Bất cứ một người nào bàn luận một cách có ý nghĩa về bản chất con người và Luật Tự Nhiên phải trừu tượng con người từ môi trường xã hội của mình.  Vật liệu cơ bản cho lý thuyết phải là con người tự nhiên, một sinh vật vô điều kiện và phóng túng bởi các nguyên tắc gò bó của đời sống xã hội.  “Chừng nào chúng ta không biết gì về con người tự nhiên,” Rousseau nói, “Thật là vô ích cho chúng ta để xác định hoặc pháp luật quy định để cho y, hoặc luật pháp tốt nhất là phù hợp với hiến pháp của mình.”(5)  Cá nhân như y ở trong tình trạng tự nhiên đưa Rousseau bày tỏ sự tốt đẹp vốn có của con người.  Sự xấu xa mà con người làm là sản phẩm của thế lực môi trường; xã hội vặn vẹo tâm trí và bản tính của các cá nhân để trong nghiên cứu về an ninh của họ họ có các hành vi chống đối xã hội.

Như với Hobbes và Locke, ghi nhận của Rousseau về con người tự nhiên và trạng thái thiên nhiên là những trừu tượng phân tích và hợp luận lý: chúng không yêu cầu một căn bản nhân chủng học hoặc cơ sở lịch sử.  Theo như Rousseau quan tâm, con người luôn sống trong xã hội – thật vậy, trong một loạt toàn bộ của xã hội.  Điều mà các nghiên cứu sinh chính trị phải làm là tự vấn mình những mặt nào của bản tính cá nhân là những sản phẩm không thể tránh được về sự hiện hữu xã hội, và mặt nào là những yếu tố về bản chất con người mà hiện diện không lệ thuộc vào điều kiện và kinh nghiệm xã hội.  Để ngay cả bắt đầu để hỏi một câu như thế, các sinh viên phải sử dụng đường lối diễn dịch hơn là đường lối quy nạp. “Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách đặt các yếu tố về một bên khi chúng không ảnh hưởng câu hỏi,” Rousseau nói.  “Cuộc điều tra mà chúng ta phải đi đến, trong xử lý chủ đề này, phải không được coi như những sự thật lịch sử, nhưng chỉ được coi như những lý luận giả thuyết và có điều kiện, được tính toán để giảng giải bản chất của sự việc, hơn là để chứng minh nguồn gốc thật sự của chúng…” (6)

Bỏ qua các dữ kiện, loại bỏ trừu tượng về con người tự nhiên căn cứ vào giả thuyết – đây là một thể hiện sức mạnh tinh thần chắc chắn khiến nhiều người cau mày.  Tuy nhiên, việc thực hành lý luận như thế không ngông cuồng như đã được nghĩ.  Nhà kinh tế, như đã quan sát trước đây, bắt buộc phải đàm luận về “người kinh tế” mà ham muốn đơn giản của người này là một bức tranh biếm họa về những người tìm thấy trong đời sống thực tế.  Tương tợ, các nhà xã hội học sẽ, thí dụ, chỉ định vai trò của “người mẹ” cho một người đàn bà, và họ cũng sẽ nói về bà ta như thể bà ấy không làm nhiều vai trò nào khác.  Trong thực tế, cấu trúc phân tích như thế là cần thiết tuyệt đối nếu chúng ta phải thực hiện bất cứ tiến bộ nào trong các khoa học xã hội.  Đàn ông và đàn bà có nhiều vai trò và là sản phẩm của nhiều sức mạnh và tâm lý xã hội.  Tuy nhiên, chúng ta không thể đàm luận về tất cả những vai trò và sức mạnh này cùng lúc.  Chúng ta bắt buộc phải phân tích hành vi vào các bộ phận thành phần của nó và để hy vọng rằng nếu chúng ta làm điều này một cách hợp lý, chúng ta vẫn sẽ nhớ rằng toàn thể nhiều hơn tổng của các bộ phận phân tích.  Trong tất cả sự kiện, Rousseau cố gắng vẽ lại hình ảnh con người tiền-xã-hội “presocial man.”  Nếu chúng ta bắt đầu hiểu con người được trừu tượng hóa này, thì chúng ta sẽ thấy những nét đặc điểm nào con người có trước khi được xã hội bắt đầu uốn nắn.

Phương hướng chung để quyết định xã hội, như Rousseau sẽ làm sáng tỏ, là bất bình đẳng.  Con người tự nhiên đứng ở một vị thế bình đẳng đối với nhau.  Rousseau phân biệt giữa bất bình đẳng thể lực hay tự nhiên về mặt này và bất bình đẳng chính trị hay đạo đức về mặt kia:

Tôi nhận thấy rằng có hai loại bất bình đẳng giữa loài người; một, mà tôi gọi là tự nhiên hay thể lực, vì nó sinh ra bởi thiên nhiên, và gồm có trong sự khác biệt tuổi tác, sức khỏe, sức mạnh thể lực, và các phẩm chất về trí tuệ hay về linh hồn; và một loại khác, vốn được gọi là bất bình đẳng luân lý hay chính trị, vì nó lệ thuộc trên một loại quy ước, và nó  được xây dựng, hay điều động, bởi thỏa thuận của nhiều người.  Loại bình đẳng thứ hai này gồm có những đặc ân khác biệt mà một vài người thưởng thức với thiên kiến của người khác; như là thiên kiến đối với người giàu hơn, vinh dự hơn, quyền lực hơn, hay ngay cả trong vị thế của một người tuân phục đúng đắn.” (7)

Bất bình đẳng thể lực hay tự nhiên là những khác biệt của con người một cách rõ ràng.  Không một lý thuyết gia nào, không có vấn đề ông ta hưng phấn thế nào với chủ nghĩa quân bình của mình, đã từng bàn cãi rằng con người giống nhau.  Các nhà lý thuyết ghi nhận sự khác biệt về sức mạnh, thông minh, và tính khí vốn được tìm thấy trong tất cả tính chung của con người.  Câu hỏi về bình đẳng của con người được nêu lên, từ hình thức này đến   hình thức khác, trong sự nối kết với tất cả lý thuyết đã được thảo luận từ lâu.  Vì thế, chúng ta phải lần lượt thực hiện vài bình luận và những bình luận này nối kết với nhau những gì đã nói.  Trước tất cả, chúng ta đặt cạnh nhau bình đẳng-bất bình đẳng và giống nhau-khác biệt:
     
Sự khác biệt trong các đường lối này đã được thảo luận trong những chương về Plato và các nhà thần học.  Một khó khăn là phần đông các lý thuyết gia không bận tâm để phân biệt, xin nêu ra đây, bất bình đẳng “inequality” với khác biệt thực nghiệm “Empirical differentiation.”  Vì lý do này, nghiên cứu sinh phải lưu ý khi nào một ý nghĩa đang được truyền đạt và khi nào một ý nghĩa khác được dự định.  Ngoài ra, có một câu hỏi là một sự bình đẳng ưu tiên có thể được “chứng tỏ” hay không bằng cách trích dẫn bằng chứng về tương đồng ở nam giới, như Hobbes đã tin, hay là nó có thể “không chứng tỏ” hay không bằng cách viện dẫn sự khác biệt đáng kể, như Plato đã tìm cách làm. 

Con người, dĩ nhiên, có thể khác biệt và bình đẳng cùng một lúc nếu một nhà lý thuyết muốn lưu ý đến chúng.  Nhưng chúng không thể giống nhau và bất bình đẳng, vì bất bình đẳng phải được căn cứ trên vài điều không giống nhau “dissimilarity” của những phẩm chất đã thủ đắc – ngay cả nếu những phẩm chất ấy không thể trông thấy được bằng mắt trần.  Điểm quan trọng, tuy nhiên, là để hiểu sự sử dụng nào mà nhà lý thuyết đã tạo ra những ý tưởng và quan sát này.  Không đường lối thực nghiệm cũng không đường lối ưu tiên nào là, tự nó, phù hợp nhiều hơn với tự do hay công lý hay ngay cả dân chủ.  Vì thế, bây giờ chúng ta phải chuyển sang phân chia giữa bình đẳng-bất bình đẳng và ghi nhận vài trong những hậu quả chính trị của nó.  Vì ý tưởng tự nó luôn luôn bao hàm quan điểm tự tôn và tự ti, và quan điểm này được diễn tả như thế nào tùy thuộc vào người nào tìm kiếm người nào.

Người bất bình đẳng, tùy thuộc trên cách sử dụng và tình huống, có thể là những cá nhân hoặc được ủng hộ hoặc bị tước đoạt trong một xã hội.  Aristotle, thí dụ, nói về thành phần cai trị quốc gia của một thiểu số vì lợi ích riêng, “oligarchy,” như những kẻ bất bình đẳng trong khi trong bối cảnh chính trị hiện đại bất bình đẳng, nói đại thể, dành cho những ai thiếu lợi thế mà phần đông mọi người đều có.  

Trong lúc trong quan điểm dân chủ, nó có thể rằng người bình đẳng sẽ là một thiểu số – như một vài quận hạt trong các tiểu bang Miền nam mà ở đấy người “Mọi” đang ở một đa số – điều này thường có ý nghĩa gì là rằng chúng ta đang đề cập đến một cộng đồng phụ là quý tộc “Oligarchic” ngay cả mặc dầu toàn bộ xã hội là dân chủ.  Điểm thuận lợi của người đang bàn về bình đẳng rất là quan trọng, vì nó thiết lập một giai điệu trong đó tình cảm của người ấy được thể hiện; và giai điệu ấy có thể có những hậu quả thực tiễn.  Nếu người bình đẳng là một thành viên của hoặc (1) hay (3), thì ông tự phát biểu xuống các công dân đồng bạn của ông trong (2) và (4) và nói, có hiệu lực, “Anh cũng tốt như tôi.”  Nếu người ủng hộ bình đẳng trong (2) và (4), ông tự phát biểu tình cảm của mình hướng lên những người trong (1) và (3) và nói, trong những từ như thế, “Tôi cũng tốt như anh.”(8)  Biểu lộ hướng xuống chứng tỏ hiển nhiên lòng trắc ẩn của một công dân đặc quyền vốn tin tưởng rằng hoặc một đa số hoặc một thiểu số những công dân đồng đội của ông đã đau khổ vì bất công cần phải được khắc phục.  Biểu lộ hướng lên về tình cảm của người bình đẳng hiện thân của kiên nhẫn và đố kỵ, sự giận dữ và kiêu ngạo của những người có khuynh hướng vươn lên ngay cả khi mà nó có nghĩa lật đổ nhóm thống trị hiện đang có vị trí hay điều kiện pháp lý tối cao.

Giai điệu của Rousseau là giai điệu của lòng trắc ẩn.  Burke, ngược lại, biện luận sự kiêu căng của những người đòi bình đẳng cho mình ở đâu mà họ không có, và ông sợ rằng sự vươn lên thành công của họ sẽ đưa đến san bằng các cơ chế, vốn đem áp dụng những giá trị xã hội quan trọng bởi đức hạnh của những phẩm chất bất bình đẳng của chúng.  Nếu những người này nhìn hướng lên “upward” từ (2) và (4) là phạm tội đố kỵ và kiêu căng, vì thế những người nhìn hướng xuống “downward” từ (1) và (2) có thể lầm lỗi về cái nhìn hằn học, ác ý.  Vấn đề bình đẳng, cũng như với nhiều câu hỏi về lý thuyết chính trị, có thể chỉ tạo được ý nghĩa nếu nó được xếp vào bối cảnh lợi ích của con người, cấu trúc xã hội, và phát triển lịch sử.

Một lý thuyết mà đề xuất sự xuất sắc của một số người và thấp kém của những người khác thường nhấn mạnh những khác biệt giữa con người.  Và một lý thuyết có khuynh hướng trong chiều hướng bình đẳng sẽ làm giảm thiểu những chênh lệch lớn, thí dụ, giữa sự thông minh của một vài cá nhân khi đối nghịch lại với thông minh của những người khác.  Trong lý thuyết chính trị, chúng ta quan tâm đến điều mà Rousseau gọi là bình đẳng “chính trị” hay “đạo đức.”  Ý tưởng về bình đẳng đạo đức được nêu lên bởi St. Augustine và St. Thomas khi họ quả quyết rằng tất cả con người có những linh hồn bất tử, rằng tất cả con người đều quan trọng ngang nhau – hoặc không quan trọng – trong cái nhìn của Chúa.  Khẳng định này có thể chỉ được làm, dĩ nhiên, khi nhà lý thuyết đã sửa soạn để giả định sự hiện hữu của linh hồn và của một Chúa.  Tuy nhiên, bình đẳng không phải ở khoa thần học.  Rousseau không viện dẫn linh hồn cũng không viện dẫn Chúa để hỗ trợ quan điểm của ông rằng những con người tự nhiên là những người bình đẳng.  Trái lại, ông giả định rằng sự bình đẳng của tất cả nhân loại là hiển nhiên; mặt khác, ông chỉ ra rằng những bất bình đẳng như thế – đó là, những khác biệt – mà chúng ta quan sát là kết quả của sức mạnh chính trị và xã hội đã dìm người này xuống và nâng người kia lên.  Điều cần nhớ lại rằng Aristotle và Augustine đưa ra ý kiến các cá nhân vốn ngẫu nhiên sinh ra như mọi rợ là, bằng cách này hay cách khác, hèn kém một cách tự nhiên.  Rousseau, ngược lại, mặc nhiên công nhận bình đẳng vì ông thấy rằng tất cả các chứng cứ bị cáo buộc về bất bình đẳng là kết quả của sự thay đổi dần màu sắc do người làm ra trong xã hội.  Nô lệ được coi là thấp kém bởi vì một xã hội dung túng quyền sở hữu của một người bởi người khác.  Một thành viên của một chủng tộc đặc biệt hình như thấp kém vì xã hội ngăn cản các thành viên của chủng tộc ấy tự mình vươn lên.(9)

Rousseau rất kiên nhẫn với tất cả bàn luận về bất bình đẳng đạo đức.  Ông tin rằng con người đều có giá trị một cách bình đẳng, được dành một sự kính trọng thành thật một cách bình đẳng, và có thể quản trị lấy mình một cách bình đẳng.  Bất cứ ai chất vấn điều này có thể được cảnh báo rằng cho đến khi sự giới hạn xã hội được tháo gở, chúng ta không thể cho con người cơ hội để chứng minh sự bình đẳng cần thiết của họ.  Biện luận này cũng không giới hạn đến thực tế của suy luận diễn dịch.  Việc thực hành cho một người một phiếu biểu quyết và không có ai hơn một phiếu bầu được dựa trên suy nghĩ của Rousseau.   Một giáo sư vật lý thiên thể và một người lao động hàng ngày theo kinh nghiệm thì khác nhau về trí tuệ, kiến thức, và bề dày kinh nghiệm.  Thế thì tại sao không cho nhà vật lý mười phiếu biểu quyết và người lao động một phiếu?  Có nhiều cách để tiếp cận câu hỏi như thế, nhưng không có cách gì cả là rằng mặc dù sự khác biệt của họ, họ vẫn bình đẳng.

Nguồn Gốc của Bất Bình Đẳng 


Mô tả của Rousseau về cuộc sống trong trạng thái thiên nhiên là một bài ca phi luân lý.  Nam và nữ trong thiên nhiên, không bị giới hạn bởi luật lệ và qui ước của xã hội, đeo đuổi cuộc sống của họ trong riêng tư và an bình.  Luân lý không hiện diện, vì liên hệ con người ít thường xảy ra và không bị cưỡng chế.  Kẻ hoang dã không có nhu cầu để đe dọa đồng loại của mình vì không có gì để ăn cắp hoặc để đạt được.  Rousseau nói tất cả việc này càng sinh động càng tốt, vì ông muốn, như một sự bắt đầu, đưa ra một sự điều chỉnh đến ghi nhận tình trạng thiên nhiên giống như chiến tranh của Hobbes mà ở đó sự hiện hữu là cô đơn, nghèo đói, bẩn thỉu, hung bạo, và thiếu thốn.

Trên tất cả, chúng ta đừng nên kết luận, với Hobbes, rằng vì con người không có ý niệm về điều thiện, nên tự nhiên nó phải ác, rằng con người hung dữ vì nó không biết đạo đức; rằng con luôn luôn từ chối làm nhân sinh đồng loại những công việc mà họ nghĩ họ có quyền đòi hỏi; hoặc rằng bởi đức tính của quyền, con người thành thật yêu cầu mọi thứ nó nhu cầu, tự tưởng tượng một cách điên khùng rằng mình là kẻ đúng rõ ràng duy nhất chủ sở hữu của toàn thể vũ trụ.

Kẻ man rợ không là xấu chỉ vì họ không biết điều gì là tốt:  ví chính là không có sự mở mang về hiểu biết cũng không có sự giới hạn của luật lệ vốn ngăn cản họ làm những việc xấu xa; nhưng chính sự an bình về đam mê của họ, và sự ngu dốt của họ về những thói xấu.(10) 

Con người thiên nhiên mà Rousseau tạo ra là một sinh vật của dốt nát trong an bình. Sinh vật ấy không biết điều gì là tốt, nhưng cũng không biết điều gì là xấu.  Và, bây giờ, đạo đức là một sản phẩm của xã hội.  Nếu con người thiên nhiên của Hobbes hình như vi phạm nguyên tắc đạo đức, thì Rousseau muốn biết tại sao một sinh vật trong tình trạng thiên nhiên được tạo ra để ăn cắp hay gian lận hoặc tìm kiếm quyền lực hơn những sinh vật khác.  Rousseau muốn đáp lại rằng những gì mà Hobbes diễn tả không có gì là tự nhiên hết, nhưng, tốt hơn, một xã hội dân sự thô sơ.  Trong tình trạng thiên nhiên, con người sống an bình với nhau.  Và bởi vì con người như thế, chúng ta có thể giả định tính chất cơ bản của con người cũng hòa bình.  Đặc điểm ganh tị, thèm muốn, tham lam của con người, và ý muốn quyền lực là tất cả những đặc điểm đã nhận được – và chỉ hấp thụ được trong xã hội.  Dời chuyển con người ra khỏi xã hội và lòng thiện tự nhiên của họ sẽ tự xuất hiện.

Sự việc không phải là một hành động ý thức hay có chủ ý đem con người ra khỏi tình trạng thiên nhiên và đưa họ vào xã hội: các sự việc giản dị bắt đầu xảy ra, và nó xảy ra với nhiều tình cờ hơn bởi dự tính.  Nó cũng không phải là những động cơ thúc đẩy hành động xã hội đầu tiên được hiểu như những cái ác.  Điều xảy đến là sự kiện một biến cố tình cờ có một kết quả không dự tính.  Nó hoàn toàn, theo Rousseau, rất đơn giản.

Con người đầu tiên, kèm theo một mảnh đất, nhớ lại sự việc về lời nói “Đây là của tôi,” và thấy con người giản dị đủ để tin tưởng mình là người tìm thấy thật sự đầu tiên về xã hội dân sự.(11)  

Tại sao con người hoang dã tiên phong dựng lên một hàng rào chung quanh mảnh đất ông ta đang cày xới?  Chúng ta không biết.  Có lẽ để giữ súc vật ở bên ngoài hay tránh trôi tuyết.  Nhưng tại sao, quan trọng hơn, con người hoang dã ấy bắt đầu nói ngôn ngữ về tư hữu?  Cho đến khi ông ta nói, các từ “của tôi” và “của anh” không được biết đến trong từ ngữ của con người.  Sức mạnh động lực phía sau của hàng rào mới dựng và những từ ngữ mới không thể bị gán cho là sợ hãi hay ích kỷ.  Vì không có nhu cầu khách quan cho người phát minh này để dựng nên một bức tường hay để chứng tỏ xứng đáng với một tuyên bố cá nhân. Có rất nhiều đất đai bao vòng chung quanh và không một láng giềng nào của ông gây nguy hiểm cho an toàn và tiện lợi của ông.

Nguồn gốc của tài sản, giống như nhiều phát triển quan trọng, là những vấn đề của cơ may.  Nhưng mỗi lần di chúc được thi hành, di chúc ấy không thể không hoàn thành, vì những người tuyên bố chủ thể của tài sản ngay sau đó đóng vai trò của chủ nhân.  Không thể tự mình canh tác tất cả đất đai của họ, họ thuê người làm cho mình.

Bao lâu mà con người vẫn bằng lòng với những lều tranh mộc mạc của họ, …và tự giam mình trong những nghệ thuật như không đòi hỏi lao động tiếp tay của nhiều người khác, họ sống cuộc sống tự do, khỏe mạnh, lương thiện, và hạnh phúc, chừng nào mà thiên nhiên cho phép họ, và chừng nào họ tiếp tục còn ham thích những giao dịch không lệ thuộc và hổ tương.  Nhưng từ lúc mà một người bắt đầu đứng trong nhu cầu giúp đỡ của người khác, từ lúc mà nó tỏ ra có lợi cho bất cứ một người nào khi có cung cấp cho cả hai, bình đẳng biến mất, tài sản được giới thiệu, công việc trở thành cần thiết, và những rừng núi rộng lớn trở thành những cánh đồng phỡn phơ, mà con người đã phải tưới nước với mồ hôi trán của họ, và đâu đâu chế độ nô lệ và tình trạng khổ sở được thấy nẩy mầm và lớn lên với mùa màng ngay.(12) 

Nghĩ rằng có một lần hai con người thiên nhiên đã cùng một lần đứng trên một máy bay của bình đẳng, chúng ta bây giờ có thượng cấp và thuộc hạ trong xã hội dân sự.  Tổ chức lớn nhất về bất bình đẳng là, sau đấy, tài sản tư hữu.

Điều làm rắc rối hơn cả cho Rousseau là không có quá nhiều hậu quả xã hội như hậu quả tâm lý về cuộc đời khi tài sản và bất bình đẳng nắm giữ ảnh hưởng.  Con người thường rơi vào chỗ thường xuyên liên lạc với nhau, họ trở thành lệ thuộc vào nhau, và họ bắt đầu tuân thủ những nguyên tắc ứng xử vốn xuất hiện như cần thiết cho đời sống xã hội.  Tuy nhiên vì nguyên tắc tổ chức trọng tâm trong xã hội là tài sản, tư lợi – sự bảo vệ của riêng của một người – đã trở thành một hướng dẫn cho phẩm hạnh.  Con người “được huấn luyện bởi kinh nghiệm rằng tình yêu của thịnh vượng là động lực rõ ràng của hoạt động nhân loại.”  Trong lúc họ thỉnh thoảng thành lập “vài loại hiệp hội lỏng lẽo” để bảo vệ lợi ích chung, trên tổng thể “mỗi một người tìm kiếm lợi ích riêng tư của mình, hoặc bởi lực lượng công khai, nếu người ấy nghĩ rằng mình mạnh đủ, hoặc bởi xác định và khôn ngoan, nếu người ấy nghĩ mình là kẻ yếu hơn.”(13) 

Điều đã xảy ra là rằng tài sản phát triển không những chủ nghĩa vật chất, tư lợi, và bất bình đẳng, nhưng còn bản ngã con người nữa.  Con người phát triển một quan niệm tự kỷ, vốn có thể, cùng lúc, hoạt động cho lợi ích riêng của họ.  Vì một hệ thống xã hội căn cứ trên tài sản tư hữu đặt ra một chuẩn mực ích kỷ về sự thành công, và nó ghim sâu chuẩn mực này vào tất cả cá nhân.  Con người cứ nghĩ rằng họ phải sở hữu tài sản, họ phải cao hơn những người khác – nói tóm lại, hãy thành công.  Điều này, dĩ nhiên, là một khía cạnh không hài lòng hơn của chủ nghĩa cá nhân, nhưng nó là một khía cạnh mà Rousseau chọn để nhấn mạnh.  Không những con người đã đến chỉ để đánh giá mình như thành công hay thất bại bởi các chuẩn mực xã hội; họ cũng trở thành cưỡng bức về đường lối họ được thấy bởi những người đã đem cho họ cuộc sống.

Mỗi người bắt đầu lưu ý đến người còn lại, và muốn đến lượt mình được lưu ý: và vì thế một giá trị đã đến để được thắt chặt đến lòng tự trọng chung.  Kẻ nào hát và khiêu vũ giỏi nhất, kẻ nào là kẻ đẹp trai nhất, mạnh mẽ nhất, và thuận tay phải nhất, hay có tài hùng biện nhất, đến được lưu ý nhiều nhất: và đây là bước đầu tiên đi đến bất bình đẳng, và cùng lúc ấy đi đến những xấu xa.  Từ những khác biệt đầu tiên này phát sinh về một phía phù phiếm và trang điểm và về phía khác xấu hổ và ghen tị: và sự bồng bột gây ra bởi những ảnh hưởng mới kết thúc bằng cách sản xuất những kết hợp gây tử vong đến thật thà và hạnh phúc.(14)

Đối với mọi người thành công, phải có một người – hay hơn một người – là kẻ thất bại.  Đối với một người mà đạt được lòng tự trọng công chúng phải có một người không hoàn thành được nó.  Tuy nhiên, mọi người được học hỏi không kỳ thị để theo đuổi kết quả và tất cả được giáo dục để đạt được sự chấp thuận của nhân dân.  Kết quả của chủ nghĩa cá nhân có thể có thể thưởng thức vì số ít là kẻ chiến thắng, nhưng kết quả này không được chia xẻ bởi tất cả.  Tuy nhiên sự chiến thắng không phải là sự ngọt ngào ấy: ngay cả những người nằm trong chuẩn mực của xã hội cũng trở thành nạn nhân của phù phiếm và trang điểm – cả hai dấu hiệu cơ bản của bất an bao vây ngay cả những người tỏ ra đã xuất hiện ở vị thế tột đỉnh.

Tóm lại, tất cả mọi người rơi vào trạng thái yếu đuối của bản ngã riêng của mình.  Dựa trên sức mạnh của nhân cách khi họ phải ở trong một môi trường cá nhân, họ tìm cách phòng thủ để che dấu những yếu kém căn bản của mình.  Cuộc sống trở thành giả vờ phức tạp:  nếu một cá nhân không thể biểu lộ tất cả mọi hiến dâng mà xã hội đòi hỏi, thì cá nhân ấy giải thích việc hợp-lý hóa không-bao-giờ-chấm-dứt để thuyết phục người khác rằng thành công đã được đạt đến.

Bây giờ nó trở thành quan tâm cho con người để thể hiện những gì họ không có.  Để được và có vẻ “to be và to seem” trở thành hai sự việc hoàn toàn khác nhau; và từ sự phân biệt này phát xuất phô trương xấc láo và thủ đoạn gian lận, với vô vàn thói xấu cùng đi trên chuyến tàu của họ.  Mặc khác, tự do và độc lập như con người có trước kia, họ bây giờ, trong hậu quả của sự phức tạp về ham muốn mới, được đưa vào khuất phục, như đã thấy, đến tất cả bản chất, và đặc biệt đến người  này người khác, và mỗi người trở thành với mức độ nào đó một kẻ nô lệ ngay cả trong việc trở thành chủ nhân ông của những người khác:  nếu giàu có, họ đứng trong nhu cầu công việc của người khác; nếu nghèo, họ đứng trong nhu cầu trợ giúp của họ; và ngay cả điều kiện trung lưu cũng không cho phép làm mà không có người này kẻ khác.  Con người bây giờ phải, vì thế, được sử dụng vĩnh viễn để làm cho người khác tự họ tìm phúc lợi trong rất nhiều phúc lợi của mình, và trong việc thực hiện những việc này, dường như ít nhất, nếu không thực sự, tìm thấy lợi ích trong việc thúc đẩy riêng mình.(15)

Liên hệ giữa người với người trong một xã hội định hướng cá nhân không thể được căn cứ trên tình yêu, tự nhiên, hay độ lượng.  Hơn thế, tất cả mọi người đảm nhận vai trò hoặc là người bóc lột hoặc bị bóc lột.  Cuộc sống trở thành một trò chơi nguy hiểm trong đó con người ăn cắp của nhau không cần giấu diếm, hay nghĩ ra nhiều cách để thuyết phục người khác rằng cách ấy sẽ là lợi ích cho họ để hỗ trợ những thiết kế của riêng của một người.  Một đồng tiền chung không phải là lòng vị tha, mà là lợi ích riêng.

Một lý do về sự gia tăng của chủ nghĩa ích kỷ là rằng khi xã hội trở thành nhiều phức tạp hơn, ham muốn của con người tăng nhanh hơn phương tiện để thỏa mãn họ.  Những kỳ vọng của con người tăng lên, và họ bắt đầu cảm thấy rằng cuộc sống thành công tùy thuộc trên sở hữu nhiều và càng nhiều tiện nghi vật chất.  Nhưng xa xỉ hôm nay trở thành sự cần thiết của ngày mai; và khi nhịp độ tăng lên, tầm với của con người bao giờ cũng có khuynh hướng vượt quá nắm bắt của mình.  Cuộc sống hình như nhiều tiện lợi, nhiều tiện nghi hơn đang hiện diện, nhưng mong đợi luôn luôn chạy sau sự thành tựu.  “Những tiện nghi này bị biến mất với việc sử dụng hầu như tất cả quyền lực để thỏa mãn, và thậm chí bị biến thành nhu cầu thực sự,” Rousseau nói, “đến khi mà thèm muốn các tiện nghi ấy trở thành bực mình hơn so với sở hữu của họ đã được dễ chịu.”(16)  Giải thưởng của chủ nghĩa cá nhân là phồn thịnh vật chất, nhưng cái giá phồn thịnh này là thất vọng tiếp tục.  Các giác quan được an ủi, nhưng tâm trí và linh hồn lại quằn quại tiến triển.  Con người tìm cách chế ngự nhau hơn là trải qua những vui thú của cuộc sống huynh đệ.  Trong cuộc chiến tranh lạnh này không có ai thắng:  kẻ chiến thắng có thể không bao giờ chắc chắn rằng người bại trận sẽ duy trì trong vị trí của họ và người chủ có nghĩa là không gì hết nếu người đầy tớ không phải là kẻ nô lệ.

Đe dọa và lo lắng xuất hiện trong xã hội dân sự không những chỉ là tâm lý, nhưng chúng cũng là chính trị.  Đạo đức của chủ nghĩa cá nhân và tổ chức tài sản đưa con người vào chỗ cạnh tranh với nhau, và cạnh tranh này trở thành khốc liệt ngay.  Nếu tất cả mọi người là để chơi một trò chơi, thì trò chơi phải có các nguyên tắc.  Những gì cần thiết, nói tóm lại, là một cơ chế làm luật:  một quốc gia.  Ngay khi con người dựng lên một hàng rào đầu tiên tạo xã hội, vì thế, Rousseau nói, một người đi tiên phong cùng đi để đề nghị rằng xã hội không thể hiện diện mà không có uy quyền chính trị.  Nhà tiên phong này nói ngôn ngữ của Hobbes, và thật đáng lắng nghe những lời tán tụng của ông qua những ngôn ngữ ấy.

Sau khi trình bày cho những người láng giềng sự rùng rợn của tình huống trang bị vũ khí cho mọi người chống những người còn lại, và làm các sở hữu của họ như một gánh nặng cho họ như tham muốn của họ, và trong đó không có an toàn nào có thể mong đợi trong giàu hay nghèo, ông sẵn sàng nghĩ ra những lập luận chính đáng để làm cho các thiết kế của mình chặt chẽ.

“Chúng ta hãy chung sức,” ông nói, “để bảo vệ kẻ yếu khỏi sự đàn áp, để kiềm chế tham lam, và bảo đảm cho mọi người các sở hữu về những gì thuộc về họ:  chúng ta hãy tạo dựng nguyên tắc công lý và hòa bình mà tất cả, không có ngoại lệ, phải thực hiện cho đúng; các nguyên tắc mà trong vài điều khoản phải tu chính vì tính bất thường của may rủi bằng cách chinh phục và đưa các trách nhiệm yếu mạnh đồng đều vào việc chấp hành trách nhiệm hỗ tương.  Chúng ta hãy, nói tóm lại, thay vì biến sức mạnh của chúng ta chống lại chúng ta, thu gom chúng lại vào một quyền lực tối cao vốn có thể quản trị chúng ta bằng những luật lệ khôn ngoan, che chở và bảo vệ tất cả các thành viên của tổ chức, đẩy lui các kẻ thù chung của họ, và duy trì sự hài hòa vĩnh viễn giữa chúng ta.”

Rất ít lời nói hơn đến mục đích này có thể đủ để áp đặt lên con người quá man rợ và dễ dàng quyến rũ, nhất là khi họ có quá nhiều thảo luận giữa họ để thực hiện mà không có trọng tài, và quá nhiều tham vọng và tham lam để tiến xa mà không có những người chủ.  Tất cả chạy đâm đầu đến lượt mình với hy vọng bảo đảm tự do của họ, vì họ chỉ đủ nhanh trí để nhận thấy lợi ích của những cơ chế chính trị, mà không có kinh nghiệm đủ để cho phép họ thấy trước những nguy hiểm.  Những người có khả năng dự báo những mối nguy hiểm nhất là những người nhiều hy vọng hưởng lợi từ những mối nguy hiểm đó; và ngay cả những người khôn ngoan nhất xét đoán nó cũng không thích đáng để hy sinh một phần tự do của họ để bảo đảm phần còn lại; như một người bị thương phải cắt cánh tay đi để cứu phần thân thể còn lại.(17) 

Sự khác biệt giữa Rousseaux và Hobbes không chỉ là những chỉ trích lý thuyết vụn vặt       tầm thường về các nhãn hiệu được gắn liền với những gì xây dựng hư cấu.  Dưới mắt của Rousseau, điều mà Hobbes gọi là một “tình trạng thiên nhiên ‘state of nature’” thật sự là một “xã hội dân sự ‘civil society.’”  Và điều mà Hobbes gọi “xã hội dân sự” Rousseau sẽ tiến hành – trong Hợp Đồng Xã Hội – để gọi là “quốc gia.”  Hobbes có xã hội xuất hiện từ tình trạng thiên nhiên như là kết quả của một hợp đồng, và xã hội này đã thể hiện trong tất cả đặc tính pháp luật và chính trị của một quốc gia có chủ quyền.  Rousseau có xã hội phát triển từ tình trạng thiên nhiên bởi những gì phải được gọi là một ngẫu nhiên không thể tránh được, và sau đó quốc gia sẽ hiện hữu như là kết quả của một hợp đồng cụ thể. Lại một lần nữa, trình bày một lược đồ có thể cho một vài hữu ích:
                         

Sự biến chuyển từ trạng thái thiên nhiên đến xã hội trong “Thuyết Giảng về Nguồn Gốc của Bất Bình Đẳng và Hợp Đồng Xã Hội,” “Discourse on the Origin of Inequality and the Social Contract,” là biến chuyển xã hội cũng như chính trị.  Và khi tạo dựng một quốc gia trên đỉnh của xã hội, con người nhảy ra khỏi chảo rán cạnh tranh khốc liệt vào lửa của độc tài chính trị.  Biến chuyển này, sau đấy, không phải là một hợp đồng.  Nó không hợp cách và tình cờ, không hợp pháp và, trong thực tế, được tạo ra trên sự lừa đảo khổng lồ.   Chắc chắn không đúng sự thực là các tiến trình thỏa thuận tại nơi làm việc hợp lý hay được báo cáo, và chắc chắn không đúng sự thực là xã hội tạo kết quả và quốc gia phải được xem là những cơ chế hợp pháp.  Con người cảm thấy hay bị thuyết phục rằng họ cần một quyền lực chung để bảo đảm những gì chấp thuận như công lý và để ứng dụng những gì có thể giống như hòa bình.  Quá rõ ràng và quá thúc ép là những nhu cầu này làm rõ ra rằng cá nhân muốn chấp nhận uy quyền mạnh mà không thắc mắc giá nào phải trả.  Cái giá ấy có thể là rất nhiều mà con người tìm kiếm để bảo đảm an ninh cho mình, nhưng một vài người có tầm nhìn xa trông rộng như thế, và phần lớn những người ấy đã đánh cuộc rằng họ có nhiều để thắng hơn là để thua bằng cách cam kết sự tuân phục.  Nếu con người có lý trí, Rousseau nói, “điều có thể không phù hợp với ý nghĩa thông thường để bắt đầu bằng cách ban cho người cầm đầu chỉ những điều họ muốn sự trợ giúp của ông ta để bảo tồn.”(18)  Nhưng họ không phải là người có lý trí:  họ đã trở nên mù quáng bởi dục vọng tiện nghi vật chất và đam mê để vượt lên trên đầu những người đồng liêu của họ rằng họ không thể hỏi những câu hỏi chính trị sâu xa. “Cách nhanh chóng và hữu hiệu trong đương đầu với vấn đề trước tiên mà con người tự hào và không khuất phục có ý nghĩ tốt đẹp về an ninh chung của họ,” Rousseau nói, “là để đâm đầu chạy làm nô lệ.”(19)Và, một lần nữa, những câu hỏi quan trọng tập trung vào việc sử dụng những gì mà các giai đoạn phân tích khác nhau và biến chuyển được diễn tả.  Hobbes có một hình ảnh cấm đoán về tình trạng thiên nhiên trước xã hội và quốc gia để biểu thị rằng nếu con người không có một uy quyền chung để kềm giữ họ trong sợ hãi họ có thể rơi đến chỗ bản năng thấp kém hơn.  Rousseau đã tạo ra một tình trạng thiên nhiên tử tế trước xã hội và quốc gia để chứng minh rằng ngay cả không có những hạn chế chính trị hay xã hội – và có thể vì không có chúng – con người có thể sống hài hòa và bình yên với nhau.  Và Hobbes, bằng cách đặt căn bản xã hội và quốc gia trên hợp đồng vốn giả định nhu cầu quan trọng nhất của con người đối với thẩm quyền, làm cho hợp đồng ấy tất cả nhưng không thể thu hồi.  Rousseau, cùng với Locke xem quốc gia như một bổ sung cho xã hội, không phải phần hợp thành một với xã hội; và ông đặt chính quyền tự quản hay do dân trước chính phủ mạnh mẽ “self-government ahead of strong government.”  Điều này có nghĩa rằng nếu con người muốn thay đổi hình thức hệ thống chính trị của họ, họ có thể giải tán phần thuộc chính phủ trong hợp đồng và tạo ra một hợp đồng mới mà không hủy bỏ phần xã hội.  Thật vậy giải thể và tái lập liên tục là đúng những gì mà Rousseau sẽ đề nghị trong Hợp Đồng Xã Hội.

Khi an ninh phụ thuộc trên tài sản và địa vị xã hội, sau đó khao khát để bảo quản an ninh có thể có tác dụng đánh bại đạo đức của cá nhân. Điều rất căn bản của chủ nghĩa cá nhân là phi lý, và chúng ta đừng ngạc nhiên nếu con người công bố nó có thể phá hủy nó.  Điều này, Rousseau muốn nói, là một giai đoạn mà những xã hội hiện đại đã đạt đến.  Chúng ta sống trong một khuôn mẫu xã hội đặt căn bản trên tài sản và bất bình đẳng, và chúng ta đang sống trong một quốc gia được thành lập trên bắt buộc và uy quyền hợp pháp.  Rousseau không muốn tranh cải với Hobbes trên lý do này:  Chúng ta thực sự có Leviathan, và ông là một sinh vật tạo riêng của chúng ta.  Những động cơ đưa chúng ta đến phục tùng ông có thể phi lý và trái ngược bản chất cơ bản: nó là một kết hợp của cơ hội và thiết kế vốn đưa đến quyền thế của quyền lực bất hợp pháp.  Tuy nhiên, những bất hạnh vốn làm đảo lộn giới hiện đại đã không loại trừ sự tốt lành cần thiết của con người.

Con người thiên nhiên đang im lìm, nhưng không bao giờ trở thành tắt lịm.  “Con người nguyên thủy biến mất dần dần,” Rousseau nói, “xã hội chỉ hiến dâng cho chúng ta một sự phối hợp của con người tự tạo và những đam mê tự tạo.”(20)  Chúng ta đang mang những mặt nạ mà chúng ta đã trở nên quen thuộc đến nổi chúng ta nghĩ chúng là những bộ phận của chúng ta.  Thật vậy, chúng ta quá bị ấn tượng với những gì chúng ta coi như tiến bộ vật chất và tinh thần, mà chúng ta quên rằng sự man rợ vô hại vốn nằm sâu trong tất cả chúng ta đã bị tấn công tàn nhẫn bởi những hiện vật tạo ra của riêng mình.  Cái mà gọi là tiến bộ của chúng ta mang những đau khổ mà chúng ta không hiểu hoàn toàn:  Chúng ta mong muốn vượt trội, và chúng ta phàn nàn về hậu quả của bất bình đẳng khi chúng giáng lên chúng ta.  Trong việc nâng cao bất bình đẳng quá mức, chúng ta không chỉ xây dựng một ngọn núi cao chót vót nhưng cũng tạo ra cùng với nó một cái hố không đáy.  “Tất cả bất bình đẳng bây giờ chiếm ưu thế,” Rousseaux nói, “nợ sức mạnh và sự mở mang của việc phát triển các khả năng chúng ta và tiến bộ của tâm trí con người.”(21)
Những người ngồi dạng chân trên núi được tạo ra bởi trí thông minh và kỹ năng của con người có bao giờ sợ rằng họ sẽ tụt vào một vực thẳm ở chân núi.  Và những ai ở chiều sâu thấp hơn tranh giành với nhau để đạt đến thành công và tránh những sai lầm qua đó xã hội xét đoán tất cả mọi người.  Nếu điều này là sự tiến bộ, sau đó Rousseau có sử dụng chút đỉnh cho nó.

Hơn thế nữa, chính trị của bất bình đẳng chỉ củng cố điều kiện lo lắng này.  Pháp luật cho thẩm quyền bề ngoài vay bất động sản, và quốc gia thi hành phân biệt nhân tạo giữa con người.  Chúng ta không có thể trở lại tình trạng tự nhiên của chúng ta, và một xã hội dân sự có thể là một cần thiết.  Nhưng nếu đây là như thế, thì sau đó trách nhiệm của quốc gia là khai hóa một lần nữa – để tạo liên hệ hợp pháp giữa các công dân.  Thay vì cho phép sự bất bình đẳng dựa trên tài sản, người ta phải khuyến khích bình đẳng dựa trên bản sắc cố hữu của con người.  Đây là nhiệm vụ trên hết của chính trị.  Nếu chúng ta đưa ra cái gì tốt lành nhất và cái gì tự nhiên trong mỗi người, thì sau đó quốc gia dân chủ là con đường duy nhất hòa giải sự hiện hữu xã hội với quyền lực chính trị.  Do Thuyết Giảng về Nguồn Gốc của Bất Bình Đẳng, thế cho nên, nó là một bước hợp luận lý để tiến đến Hợp Đồng Xã Hội.

Huỳnh Khuê (còn nữa)


Chú Thích:

(1) A Discourse on the Origin of Inequality, in The Social Contract and Discourses (London:  J.M. Dent, 1913), Translated by G.D.H. Cole, p. 222.

(2) Như trên, p.158.

(3) Như trên, p.155

(4) Như trên, p. 157

(5) Như trên, p.157.

(6) Như trên, p.161.

(7) Như trên, p. 160.

(8) Clinton Rossiter đã có thảo luận tốt về hai quan điểm bình đẳng này, nhất là khi chúng có liên quan đến lý thuyết tự do và bảo thủ.  Xin xem sách của ông Conservatism in America (New York: Knopf, 1955), pp. 63-98.

(9) Thực sự, những ai mà quyết định người nào có thể bước vào ngưỡng cửa của cơ hội thường dựng lên những ngăn cản những nhóm được cho là thấp kém trong xã hội trên căn bản rằng họ không phù hợp cho địa vị cao cấp.  Trong tiến trình này, sự thấp kém của những nhóm yếu thế được xác định bằng sự kiện rằng các thành viên của nhóm xếp hạng thấp trong nấc thang xã hội.  Sự thực hành hợp luận lý này giống một đứa bé bắn cả cha và mẹ và rồi sau đó được tha trên căn bản rằng cậu ta là một bé mô côi, Andrew Hacker giải thích.

(10) A Discouse on the Origin of Inequality, in The Social Contract and Discourses (London:  J. M. Dent, 1913), Translated by G.D.H. Cole, pp.  181-182.

(11) Như trên, p. 192

(12) Như trên, p. 199

(13) Như trên, p. 194.

(14) Như trên, p. 197.

(15) Như trên, p. 202.

(16) Như trên, p.196.

(17) Như trên, p. 205.

(18) Như trên, p. 208.

(19) Như trên, p. 208.

(20) Như trên, p. 220.

(21) Như trên, p. 221