LIÊN ĐOÀN 81 BIỆT CÁCH DÙ (Nguyễn Phúc An Sơn/ SaiGonTrongToi)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of 4 people, military uniform and outdoors

Các Chiến Sĩ Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù VNCH

May be an image of 5 people

Các Chiến Sĩ Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Dù VNCH chuẩn bị hành quân vào mật khu An Lão của cộng phỉ năm 1969

May be a black-and-white image of 6 people and text that says 'Sài Gòn trong tôi BVus Media Archives An Loc 1972'

Các Chiến Sĩ LĐ 81 BCD VNCH chuẩn bị nhảy vào An Lộc trong Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972

May be an image of 8 people, outdoors and text that says 'An Lộc 1972 Sài Gòn trong tôi'

May be an image of 1 person and text that says 'Sài Gòn trong tôi LiênĐoàn 81 BCD 959086'

Người Chiến Sĩ Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù – Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa

May be an image of 2 people, helicopter and text that says 'Sài Gòn trong tôi LD 81 BCD Lai Khê 1972'

Các Chiến Sĩ LĐ 81 BCD VNCH từ Lai Khê được trực thăng vận vào chiến trường An Lộc – Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972

Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù (tên tiếng Anh: 81st Airborne Ranger Battalion hoặc 81st Airborne Commando Battalion, 81st ACB) – thường được gọi tắt là Biệt Cách Dù (BCND/ BCD) – là một binh chủng đặc biệt, đồng thời là một trong bốn lực lượng tổng trừ bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (ba lực lượng còn lại là Nhảy Dù, Biệt Động Quân và Thủy Quân Lục Chiến).
Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của Nha Kỹ Thuật. Nhiệm vụ của Biệt Cách Dù là nhảy toán, hành quân bí mật vào vùng lẩn trốn, đóng quân của bọn cộng sản, thu thập tin tức tình báo, phá hoại cơ sở hậu cần của bọn chúng và cũng sẵn sàng tham chiến khi tình hình chiến sự yêu cầu.
Biệt Cách Dù cũng được sử dụng để truy lùng và tiêu diệt bọn du kích thổ phỉ việt cộng trong một số trận đánh. Binh chủng được thành lập kể từ khi bọn tay sai bù nhìn của cái-gọi-là Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam được cộng sản bắc việt cho ra đời để làm bình phong cho mưu đồ thâm độc là xâm lăng và cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam theo lệnh quan thầy quốc tế cộng sản của chúng. (Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Phúc An Sơn)
Trong chiến tranh ngoài những nhiệm vụ thu thập tình báo được chính thức công khai, đơn vị còn thực hiện những phi vụ bí mật do Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa và Bộ Tổng Tham Mưu trực tiếp chỉ đạo và điều thành.
Biệt Cách Dù cũng là đơn vị cuối cùng đã anh dũng chiến đấu, giáng những đòn thích đáng lên đầu bọn giặc cướp xâm lược miền Nam Việt Nam và gây nhiều thiệt hại nặng nề cho bọn cộng sản xâm lược trước khi bị bắt buộc phải buông súng ngày 30/4/1975 tại Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Lịch sử hình thành
Từ năm 1960, chính phủ Mỹ mở rộng chương trình bí mật chống lại sự xâm lược miền Nam Việt Nam của cộng sản Việt Nam. Liên Đoàn Quan Sát số 1 thuộc Sở Liên Lạc được thành lập.
Bên cạnh các hoạt động nhảy dù xuống miền Bắc làm nhiệm vụ tình báo, biệt kích chống các hoạt động của bọn cộng phỉ, Liên Đoàn Quan Sát số 1 còn tổ chức các toán Biệt Kích xâm nhập vào phía nam Lào, tìm kiếm và phá hủy các tuyến đường xâm nhập lén lút của bọn cộng phỉ để vào xâm lăng Miền Nam Việt Nam.
Để áp dụng chương trình bên Lào, Ban Nghiên Cứu Hỗn Hợp (Combined Studies Division – CSD) được thành lập, đặc trách về chương trình Phòng Vệ Dân Sự (Civil Defense), hoạt động dưới quyền chỉ đạo của phân bộ CIA tại Sài Gòn, đặt dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Gilbert Layton (Mỹ) và Thiếu Tá Trần Khắc Kính (Việt Nam Cộng Hòa).
Một chương trình hoạt động có mật danh là Lei Yu, sau đổi thành Typhoone (tiếng Anh) hoặc Lôi Vũ (tiếng Việt), được xây dựng. Có cả thảy 15 toán Biệt Kích, mỗi toán 14 người, rút từ các toán Biệt Kích có sẵn trong Liên Đoàn Quan Sát số 1, được tổ chức, được đánh số từ 1 đến 15 tập họp trong trại Typhoon – Lôi Vũ (gần trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức), chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ. (Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Phúc An Sơn)
Bên cạnh đó, CSD cũng tổ chức một Lực Lượng Xung Kích, nhằm cơ động tấn công các mục tiêu do các toán Biệt Kích chỉ điểm, hỗ trợ, ứng cứu cho các toán biệt kích khi bị đối phương uy hiếp nghiêm trọng. Theo đó phía Việt Nam Cộng Hòa, tuyển mộ các Quân nhân trong Sư Đoàn 22 Bộ Binh đưa về Thủ Đức để huấn luyện nhảy dù, biệt kích, thành lập Đại Đội 1 Biệt Kích Dù, do Đại Úy Lương Văn Hơi làm chỉ huy.
Liên tiếp sau đó, Đại Đội 2 Biệt Kích Dù cũng được thành lập, gồm các quân nhân người Nùng tuyển mộ trong Sư Đoàn 5 Bộ Binh, do Trung Úy Voòng Chay Mênh làm chỉ huy. Đây chính là những đơn vị đầu tiên của Lực Lượng Biệt Cách Dù.
Sau khi được huấn luyện và tổ chức, hai Đại Đội Biệt Kích Dù được không vận lên Kontum, sau đó di chuyển bằng xe đến một tiền đồn gần làng Ben Het. Sau đó, hai toán Biệt Cách Dù được giao nhiệm vụ đi toán các toán Biệt Kích Lôi Vũ (gồm các toán 1, 2, 3, 6, 7, và 8 ) về căn cứ Ben Het an toàn. Đây được xem là cuộc hành quân đầu tiên của Lực Lượng Biệt Cách Dù.
Được xem là thành công, thêm 2 Đại Đội Biệt Kích Dù được thành lập. Đại Đội 3 hình thành từ các quân nhân được tuyển mộ gốc từ Lữ Đoàn Nhảy Dù và Đại Đội 4 hình thành từ các quân tình nguyên mà đa số là người Công Giáo qua sự giới thiệu của Linh Mục K. (Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Phúc An Sơn)
Đầu năm 1963, Sở Liên Lạc (bấy giờ mang tên Sở Khai Thác Địa Hình) được đổi tên thành Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam Cộng Hòa, do Đại Tá Lê Quang Tung làm Chỉ Huy Trưởng. Bên cạnh các toán Biệt Kích nhảy Bắc, các toán Thám Báo đường mòn và căn cứ đối phương, các đơn vị chiến đấu của Lực Lượng Đặc Biệt gồm 2 Liên Đoàn Biệt Kích 77 và 31, 5 Đại Đội Biệt Kích Dù.
Tiểu Đoàn Biệt Cách Dù và Trung Tâm Hành Quân Delta
Sau đảo chính 1963, Lực Lượng Đặc Biệt nhiều lần tổ chức lại. Phòng 45 đặc trách các toàn Biệt Kích nhảy Bắc được tách ra. Giữa năm 1965, các Liên Đoàn được giải tán, cơ cấu chỉ huy Lực Lượng Đặc Biệt được tổ chức theo cơ cấu tương tự như của Biệt Kích Hoa Kỳ để dễ phối hợp hoạt động, chỉ huy các toán Biệt Kích hoạt động trong nội địa (khác với các toán biệt kích Lôi Hổ hoạt động ngoại biên) trên cả bốn vùng chiến thuật.
Riêng các đại đội Biệt Kích Dù Biệt lập được kết hợp thành Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù, vẫn chịu sự chỉ huy của Lực Lượng Đặc Biệt, vẫn giữ vai trò xung kích, ứng cứu cho các toán Biệt Kích nội địa. (Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Phúc An Sơn)
Bên cạnh đó, vai trò chỉ hoạt động biệt kích của Hoa Kỳ và Đồng minh tại Đông Nam Á có thay đổi do bàn giao giữa CIA và MACV. Để phối hợp các hoạt động biệt kích trên vùng lãnh thổ Nam Việt Nam, tháng 6 năm 1965, MACV-SOG, cơ quan đặc trách của MACV về hoạt động đặc biệt, đã tổ chức Trung Tâm Hành Quân Delta, mật danh B52, chịu trách nhiệm phối hợp với Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy các hoạt động thám báo và phá hoại.
Theo đó, các toán Biệt Kích Delta hỗn hợp Việt-Mỹ, do các quân nhân Mỹ làm trưởng toán, ăn mặc và trang bị giống Việt cộng, sẽ thâm nhập vào đường mòn hcm và các vùng cộng sản đang lẩn trốn trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam để xác định vị trí đóng quân của bọn chúng, thu thập tin tức tình báo chiến lược, giám sát kết quả oanh kích của Không Quân Mỹ, tập kích, phá hoại các sơ sở hậu cần của bọn cộng sản bắc việt xâm lược.
Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù là đơn vị phối hợp làm lực lượng xung kích ứng cứu cho Trung Tâm Hành Quân Delta. Năm 1968, Tiểu Đoàn 91 được đổi tên thành Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Dù. (Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Phúc An Sơn)
Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù
Tháng 6 năn 1970, MACV chấm dứt hoạt động của Trung Tâm Hành Quân Delta và rút các quân nhân Mỹ về nước. Tháng 8 năm 1970, Lực Lượng Đặc Biệt cũng bị giải tán vì đã hết nhiệm vụ nhảy Bắc, nhảy Lào và đổ bộ biển. Các quân nhân Lực Lượng Đặc Biệt đều được phân tán về các binh chủng khác trong quân đội. Nhiều nhất là chuyển qua Biệt Động Quân và Nha Kỹ Thuật.
Riêng bộ phận chỉ huy phía Việt Nam Cộng Hòa của Trung Tâm Hành Quân Delta và Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Dù được tổ chức lại, sáp nhập thành Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, được đặt thành một Lực Lượng Tổng Trừ Bị của Bộ Tổng Tham Mưu. Liên đoàn được hưởng các huy chương của Lực Lượng Đặc Biệt, được phép đội mũ xanh và mang phù hiệu Lực Lượng Đặc Biệt và được mang dây Biểu Chương màu đỏ Bảo Quốc Huân Chương.
Khi mới thành lập, quân số của Liên Đoàn chỉ khoảng 900 người. Về sau, Liên Đoàn được mở rộng cấp số, tổ chức gồm: 1 Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn, 1 Đại Đội Chỉ Huy Yểm Trợ và 3 ba Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật. Mỗi Bộ Chỉ Huy có 4 Biệt Đội, mỗi Biệt Đội có 200 quân nhân. Tổng quân số là 3.000 chiến sĩ. (Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Phúc An Sơn)
Sau cuộc tổng công kích tết Mậu Thân năm 68, Việt cộng thất bại nhục nhã và bị thảm hại nặng nề về người và vũ khí, nên bọn chúng tạm ngưng hoạt động để rút vào rừng chỉnh đốn lại hàng ngũ của bọn chúng.
Trong thời gian này, toàn lãnh thổ VNCH kể như được tạm thời lắng dịu, ít có những trận đánh lớn mà chỉ có những trận đánh nhỏ của bọn du kích thổ phỉ địa phương mà thôi.
Rồi đến Mùa Hè Ðỏ Lửa năm 72, nghĩa là sau 4 năm chỉnh đốn lại hàng ngũ, bọn khủng bố Việt cộng đồng loạt mở các cuộc tổng tấn công vào 3 thành phố lớn của VNCH đó là An Lộc, Kontum, và Quảng Trị với cấp quân số lên đến cỡ Quân Ðoàn. (Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Phúc An Sơn)
Lại một lần nữa, bọn giặc cướp cộng phỉ xâm lược đã bị thảm bại nhục nhã sau khi bị QLVNCH đánh cho chúng kinh hồn bạt vía, tan nát khắp nơi mặc dầu chúng đã đưa vào những vũ khí mới tối tân hơn lần đầu tiên được đem ra xử dụng tại chiến trường miền Nam như chiến xa T54, T59, PT76,AT3 chống chiến xa, SA7 cầm tay chống phi cơ, cao xạ phòng không 37 ly và 75 ly, v.v.v. là các loại vũ khí do quan thầy quốc tế cộng sản của bọn chúng cung cấp để bọn chúng vào xâm lược và giết hại đồng bào Miền Nam Việt Nam theo lệnh bọn ngoại bang.
Ngoài ra, bọn cộng phỉ còn dùng chiến thuật đặc công khủng bố, chỉ dùng một số ít quân số, mang súng nhỏ, còn phần lớn đều trang bị kềm cắt dây kẽm gai và chất nổ, lợi dụng đêm tối, những tên khủng bố cắt hàng rào đột nhập vào vị trí đóng quân của ta tấn công nhưng tất cả những âm mưu của bọn chúng đều thất bại thê thảm và những tên đăc công khủng bố đều bị đền tội. (Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Phúc An Sơn)
Ngoài chiến thuật đặc công khủng bố này, chúng còn áp dụng chiến thuật đóng chốt và đóng kiềng cũng không kém phần nguy hiểm! Với quân số cấp trung đoàn, địch đã đóng chốt kiên cố cầm chân Sư Đoàn 21 Bộ Binh và lực lượng Nhảy Dù của ta trên quốc lộ 13 ở suối Tàu Ô khi tiến vào giải tỏa An Lộc gặp nhiều khó khăn mới vượt qua được!
Lúc này LÐ 81 BCD đang tử thủ trong thành phố An Lộc nên đã không được cùng các đơn vị bạn “nhổ chốt, phá kiềng” cho VC nể mặt. Cho nên năm 1973 khi chúng vào đóng chốt ở Bến Thế thuộc tỉnh Bình Dương, Sư Đoàn 5 Bộ Binh VNCH đưa lực lượng đến giải tỏa nhiều ngày không được, nên LÐ 81 BCD đang hành quân ở chiến khu D (sau khi tham dự hành quân tái chiếm Quảng Trị trở về) liền được lệnh tiếp ứng Sư Đoàn 5 BB để “phá chốt” ở Bến Thế.
Chỉ sau hai đêm hành quân đã lấy lại Bến Thế mà không cần đến pháo binh hoặc không quân yểm trợ, Quân Đoàn III thấy LÐ 81 BCD nhổ chốt phá kiềng dễ dàng quá nên hễ nơi nào đơn vị bạn gặp khó khăn thì LÐ 81 BCD được ưu ái gọi đến. (Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Phúc An Sơn)
Hết Bến Thế lại đến Trảng Bàng, đặc biệt là tại Tha La xóm đạo sau ngày đã ký kết hiệp định đình chiến vào đúng Tết năm 73, khi Tiểu Khu Hậu Nghĩa cho 1 tiểu đoàn Ðịa Phương Quân đến giải tỏa nhiều ngày không được thì LÐ 81 BCD lại được gởi đến. Tại đây, cũng chỉ cần hai đêm hành quân, không cần đến pháo binh hoặc không quân yểm trợ đã tái chiếm lại được Tha La xóm đạo với rất ít tổn thất nhưng nhà cửa và tài sản của dân chúng không bị hư hao.
Hết Bến Thế, Tha La xóm đạo, rồi năm 1974 tại Tân Phú Trung thuộc quận Củ Chi, chỉ cách Sai Gòn không bao xa, việt cộng vào đóng chốt tại đây, ngăn chận lưu thông trên quốc lộ I từ Tây Ninh về Sài Gòn! Tất cả xe hàng từ Tây Ninh muốn chạy về Saigòn phải chạy vòng lên Bình Dương mới về Sài Gòn được.
Sư Đoàn 25 BB gặp vài khó khăn để bứng bọn thổ phỉ việt cộng ra khỏi những “chốt kiềng” vì chúng đã đưa tiểu đoàn 9, tinh nhuệ nhất của tr/đoàn 172 thuộc sư đoàn 7 cộng phỉ đến đóng chốt tại đây.
Bọn cộng phỉ làm chốt này rất kiên cố, chúng đã đưa đến cả súng cối 82 ly và một hệ thống điện thoại chằng chịt qua nhiều chốt nhỏ khắp xã Tân Phú Trung, nên Liên Ðoàn 81 BCD đã được gửi tới và dù “chốt kiềng” của địch vững chắc như thế nhưng chỉ với 1 ngày và 2 đêm giao chiến ác liệt, không cần cả đến sự yểm trợ của Pháo Binh hay Không Quân dể tránh gây thiệt hại cho dân chúng cũng như dùng chiến thuật du kích chiến để “gậy ông lại đập lưng ông” mà nhổ chốt của bọn chúng.
Bọn khủng bố cộng phỉ thảm bại nhục nhã và lũ tàn binh kinh hoàng khiếp vía phải rút chạy vào chốn rừng sâu để lẩn trốn. Trong khi đó, tổn thất của Liên Đoàn 81 BCD chỉ là con số nhỏ, tương đối chấp nhận được.
Qua những chiến thuật mà Liên Ðoàn 81 BCD đã áp dụng để tạo nên những kỳ công, Bộ TTM đã lấy những chiến thắng của LÐ 81 BCD làm tài liệu phổ biến Kinh Nghiệm Chiến Trường gởi đến cho QLVNCH để rút kinh nghiệm. (Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Phúc An Sơn)
Qua nhiều lần gặp mặt Đ/Tướng Viên và nhiều giới chức có thẩm quyền ở Bộ TTM thì được biết tất cả nhận thấy LÐ 81 BCD có 3 cái khả năng đáng kể mà ít có đơn vị nào có được, đó là:
* Có thể tách ra thành từng toán nhỏ để thả sâu vào hoạt động nhiều ngày ở hậu tuyến địch.
* Có thể đánh đêm bằng du kích chiến được.
* Có thể tập trung lại để đánh trận địa chiến như các đơn vị khác được.
Nếu không có ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì chắc chắn LÐ 81 BCD sẽ còn lớn mạnh hơn nữa nhưng than ôi Liên Ðoàn đã phải uất hận cùng toàn thể Quân Lực Miền Nam buông súng vào giờ phút cuối của cuộc chiến để rồi nhiều chiến hữu đã phải trải qua bao nhục nhã đắng cay trong các nhà tù lao động khổ sai của bọn cộng sản bắc việt xâm lược.
Tuy miễn cưỡng phải buông súng theo lệnh thượng cấp, nhưng Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù QLVNCH cũng đã làm cho bọn cộng phỉ bắc việt phải nhiều phen kinh hồn khiếp vía và nể phục với tinh thần chiến đấu ngoan cường cộng với tính kỷ luật của một đơn vị anh hùng trong hàng ngũ chỉnh tề cho đến giây phút cuối cùng khi phải bất đắc dĩ buông súng trong uất hận ngày 30 tháng 4 năm 1975.
(Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Phúc An Sơn)