GIẢI THƯỞNG NGUYỄN CHÍ THIỆN NĂM 2020 (Bùi Xuân Quang)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Nhà thơ và Tù Nhân Lương Tâm Trần Đức Thạch

 

  1. THÔNG TIN NGƯỜI NHẬN GIẢI THƯỞNG

         Ông Trần Đức Thach là một nhà thơ và là Tù Nhân Lương Tâm đang bị bắt giam tại nhà tù Nghi Kim, tỉnh Nghệ An từ ngày 23/5/2020 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”. Ông thuộc thế hệ những cánh chim đầu đàn trong phong trào dân chủ Quốc nội từ những năm 2000 đến nay, nên đã phải chịu rất nhiều áp lực và thủ đoạn bắt bớ, đánh đập và sách nhiễu từ nhà cầm quyền. Cũng chính vì một nhà thơ chỉ cất tiếng nói lương tri trước chế độ nhiễu nhương, mà lại bị đối xử tồi tệ, nên càng thúc bách ông dấn thân trở thành nhân chứng sống động của một chế độ thối nát cần thanh lọc.

         Thật vậy, không phải bây giờ ông mới bị bắt mà từ năm 2008, nhà thơ Trần Đức Thạch đã bị kết án 3 năm tù giam và 3 năm quản chế sau lần tham gia biểu tình với các gia đình ngư dân huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá để phản đối việc Trung Cộng bắn giết người thân của họ khi đang đánh bắt cá ở biển Đông. Trước đó, nhà thơ Trần Đức Thạch cũng đã nhiều lần xuống đường để phản đối việc Trung cộng xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Đặc biệt, ông cùng một số nhà đấu tranh dân chủ như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, thầy giáo Vũ Hùng, các ông Ngô Quỳnh, Nguyễn Văn Túc, Phạm Văn Trội, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Mạnh Sơn và bà Nguyễn Kim Nhàn…đã treo biểu ngữ trên cầu vượt Mai Dịch, cầu Giấy ở Hà Nội để kêu gọi dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam.

Trong phiên tòa xét xử các nhà dân chủ vào ngày 8-09/10/2009, bản cáo trạng kể tội nhà thơ Trần Đức Thạch nhưng đó chính là ‘công trạng” về lòng can đảm vì “đã viết rất nhiều bài có nội dung xuyên tạc sự thật, vu cáo, nói xấu Đảng và Nhà nước đăng tải trên tờ bán nguyệt san “Tổ quốc” (là tờ báo phản động do Nguyễn Thanh Giang lập ra). Các bài viết của Thạch được Việt Tân và giới dân chủ xem như là bằng chứng của cựu binh cộng sản nói về bản chất của chiến tranh chống Mỹ và thực trạng cuộc sống dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Bài thơ “Đớn đau” của Thạch mô tả “nỗi đau Gạc Ma” và phán xét “Đất nước nếu còn cộng sản. Sẽ bị dâng cho giặc Tàu chỉ sớm muộn mà thôi” chính là sự xuyên tạc trắng trợn.”

         Đúng vậy, do bị chế độ độc tài cộng sản Việt Nam lừa dối nên nhà thơ Trần Đức Thạch vừa là nạn nhân lại vừa là tác nhân trong cuộc chiến Miền Bắc xâm chiếm Miền Nam vào những năm 1975. Ông từng làm phân đội trưởng trinh sát, Tiểu đoàn 8 – Trung đoàn 266, Sư đoàn 341 – Quân đoàn 4 của quân xâm chiếm trong một trận thảm sát cả làng Tân Lập. Nay ông nhận ra sự thật và lên tiếng qua những bài viết, trang thơ đã khiến chế độ sợ hãi nên phải tìm cách bịt miệng người bộ đội xã hội chủ nghĩa năm xưa.

Nhà thơ Trần Đức Thạch sinh năm 1952 tại xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là con trai của cán bộ Trần Đức Trạch thường vụ huyện uỷ Quỳnh Lưu. Như bao chàng trai khác lớn lên vào thời đó ở Miền Bắc, bừng bừng khí thế “giải phóng Miền Nam” nên vào năm 1972 đã lên đường nhập ngũ. Đến năm 1976 ra quân trở về địa phương, vì thuộc gia đình đảng viên nên cả nhà đã theo chủ trương của địa phương di dân từ xã Miền Biển lên xã miền núi Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An để khai hoang lập ruộng làm kinh tế mới. Thế nhưng, vào năm 1978 do chính sách nhập nhằng của những cán bộ phụ trách chủ trương “Kinh Tế Mới”, đã cướp đất đai của gia đình ông mà cấp trên không chịu giải quyết. Vì bức bách và không chấp nhận sự bất công ấy, ông cùng với em gái của mình ra Cầu Giát tự thiêu. Sự việc làm náo động cả khu vực và buộc tỉnh ủy phải giải quyết bất công cho gia đình ông.

Cũng từ đó, nhà thơ Trần Đức Thạch nhận thấy quanh làng xóm và khu vực mình sống, có lắm kẻ cậy quyền gây nên những oan trái cho người dân nên ông bắt đầu làm thơ và viết bài gửi các báo của nhà nước. Điều này đã được Ban tổ chức trao giải Hellman Hammet đã tóm tắt quá trình hoạt động thơ văn của ông như sau: “Trần Đức Thạch là tác giả của một tiểu thuyết, hàng trăm bài thơ, bài báo và các báo cáo lên án tham nhũng, bất công và các vụ lạm dụng nhân quyền. Là cựu chiến binh Quân đội Nhân dân, ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Nghệ An. Tiểu thuyết “Đôi Bạn Tù” hoàn thành năm 1988 mô tả bản chất tùy tiện của hệ thống pháp lý và tình trạng phi nhân của nhà tù ở Việt Nam. Các bài thơ xuất bản với tiêu đề “Những Điều Chưa Thấy” viết về cuộc sống không có tự do và công lý”.  Như vậy, kể từ năm 1978 cho đến nay, dù đứng ở trong hội nhà văn Nghệ An hay tự do sáng tác, nhà thơ Trần Đức Thạch vẫn luôn thể hiện một người dân xứ Nghệ đầy lòng trắc ẩn và luôn đứng về lẽ phải và lên tiếng phản đối bất công.

Sau khi ra tù vào năm 2011 cho đến khi bị bắt lần này, ông vẫn tiếp tục miệt mài sáng tác hàng trăm bài thơ về hiện tình Đất nước để đăng lên Facebook dưới bút hiệu tự nhận là “BỜM”. Chúng ta có thể hiểu tại sao nhà thơ Trần Đức Thạch dùng bút hiệu này qua mấy câu thơ sau đây:

“ Con bò có một cái U

Tin theo cộng sản còn ngu hơn bò

Thằng Bờm có một miếng mo

Trung ương đòi đổi lăng Hồ Bờm chê

Bờm rằng Bờm đổi làm gì

Bờm hấm Bờm hứ Bờm kê đít ngồi

Bờm rằng đảng cộng sản tồi

Lưu manh, đểu cáng cướp xôi cả làng…”

Và cho đến trước lúc bị bắt vào ngày 23/4, nhà thơ Trần Đức Thạch vẫn đăng bài viết “Cán Cân” là nỗi niềm về phong trào dân chủ trong nước, hầu muốn giải thích và giữ niềm tin cho mọi người. Điều này không chỉ thể hiện về tinh thần tranh đấu miệt mài mà dường như chúng ta thấy nơi nhà thơ, đã tự nguyện nhận lãnh trách nhiệm là những “cánh chim đầu đàn” để trợ lực tinh thần cho phong trào.

“Một xã hội đầy rẫy sự bất công oan trái. Theo đó là hằng hà sa số vấn nạn về môi trường; lãnh thổ bị ngoại bang gậm nhấm. Các chính sách phát triển sai lầm cọng với tệ nạn tham nhũng triền miên thành quốc nạn thì khoảng cách của kẻ cai trị với người bị trị càng lớn. Dĩ nhiên đó là mâu thuẫn lớn để tạo ra sự đối kháng.

Có sự đối kháng không? Tất nhiên là có! Và nó xẩy ra thường xuyên với muôn hình muôn vẻ phương thức; quy mô khác nhau theo từng sự kiện; từng thời điểm…

Nhiều người than vãn hiệu quả đấu tranh còn ít. Một số anh chị em ở hải ngoại còn bi quan hơn với tinh thần của người trong nước. Khi họ nhìn trong mấy chục năm qua phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ nhân quyền cho Việt nam không khởi sắc lên được?

Hiện thực có vẻ đúng như thế. Hãy thử tìm nguyên nhân vì đâu? Một nhà cầm quyền độc tài, tính riêng lực lượng công an, an ninh đã cả triệu. Trong khi đó lực lượng đấu tranh rất ít ỏi. Cứ tạm cho cả nước có 1. 000 người bị nhà cầm quyền theo dọi săn sóc ( Ước tính lạc quan chứ thực tế chỉ nằm ở hàng trăm ). Nhà cầm quyền chỉ cần sử dụng 100.000 lính lác, sĩ quan để cô lập, canh chặn thì những người đấu tranh không thể cựa quậy được. Chúng ta đã thấy họ canh chặn anh chị em kéo dài, có khi cả chục ngày bằng lực lượng hùng hậu…

Với cán cân lực lượng như thế thì không thể đòi hỏi anh chị em đấu tranh trong nước làm được gì hơn. Dũng cảm cất lên tiếng nói phản đối bất công, thể hiện lòng yêu nước, chấp nhận sự đàn áp khủng bố tù đày cũng quý lắm rồi…Hiệu quả cao nhất là vẫn giữ được lửa. Lửa đấu tranh đòi tự do dân chủ nhân quyền cho Việt nam chưa bao giờ tắt…”

Chúng ta cũng không khó nhận ra tấm lòng chân chất, mộc mạc nơi con người Trần Đức Thạch. Điều đó được ông thể hiện qua cuộc sống hàng ngày cũng như trong thơ ca. Một lần, ông đã bộc bạch rõ ràng nhất về điều này trong một bài viết có tựa đề “ Ơn Dày” như sau:

Những ngày ” Tự quản chế ” để phòng đại dịch Cúm tàu thật buồn và bức bách. Nhưng cầm lòng vậy, đành lòng vậy chứ biết làm sao?

Lẩn thẩn nghĩ về mình. Sống được đến hôm nay chịu ơn mọi người dày lắm. Người ta hay gọi Bờm là ” Nhà đấu tranh; nhà dân chủ; nhà thơ…” toàn là mỹ từ đẹp đẽ. Nhưng quả thực Bờm chỉ muốn hoàn thiện một con người. Mà một con người thì phải sống đúng nghĩa của nó. Thấy bất công oan trái xâm phạm đến những quyền con người mà tạo hóa ban cho là phải lên tiếng phản đối. Thậm chí đòi hỏi bằng được. Đơn giản chỉ là trách nhiệm của con người vậy thôi.

Nó là đơn giản như lẽ cơm ăn nước uống hàng ngày. Nhưng dưới chế độ độc tài cộng sản thì quyền con người bị tước cướp gần như hầu hết. Nhất là quyền sinh hoạt dân sự chính trị xã hội. Nên việc lên tiếng phải đối diện với sự khủng bố đàn áp của nhà cầm quyền. Và Bờm cùng rất nhiều anh chị em khác đã phải trả giá bằng những năm tháng trong ngục tù cộng sản…

Cũng chính vì thế mà Bờm nhận được tình thương yêu của mọi người. Từ tinh thần đến vật chất. Cuối năm 2014. Bờm bị ốm ” thập tử nhất sinh”, phải cấp cứu ở bệnh viện Bạch mai, Hà nội.

Tiền không một xu dính túi. Mỗi ngày nằm viện hết 2 triệu vnd. Rồi thay đổi thuốc kháng sinh trong tình huống ” năm ăn năm thua”. Nếu không được bạn bè và mọi người trong ngoài nước tận tình” Còn nước còn tát” thì Bờm đâu còn để nói những lời này. 17 ngày nằm viện hết 34 triệu “tiền tươi thóc thật” trả đủ cho bệnh viện. Toàn là tiền của anh chị em đến thăm Bờm. Khi Bờm ốm. Anh Nguyễn Tường Thụy có viết bài gì đó nói về Bờm. Không ngờ được bà con ở hải ngoại gửi tiền giúp Bờm thông qua anh Thụy. Hôm ra viện, anh Thụy nhắn Bờm tới nhận tiền. Có đến mấy chục triệu. Bờm xúc động lắm và nói với anh Thụy:

– Thế này là nhiều lắm rồi anh ơi! Ơn dày quá Bờm biết làm sao bây giờ. Xin anh thông báo với bà con đừng gửi cho Bờm nữa. Nhiều quá rồi…

Bờm năn nỉ khiến anh Thụy cũng phải chiều.

Ơn dày, nghĩa nặng của mọi người ban cho Bờm biết kể sao cho xiết. Chỉ nguyện lòng đừng làm gì để mọi người thất vọng. Mong được thế thôi!

Sau giải ngũ, ông về quê và tham gia công tác văn nghệ, tuyên truyền của tỉnh nhà. Một lần ông viết về khoảng thời gian làm cho công tác này như sau “THIÊN ĐỊNH

Bờm chợt nhớ bài báo Bờm viết được đăng lên báo hàng tỉnh ngày 9 tháng 9 năm 1969.( Lúc ấy 17 tuổi ) Nếu cho đó là điểm xuất phát của nghề cầm bút thì đã hơn 50 năm. Lăn lê bò toài từ phóng sự báo chí sang văn xuôi rồi thơ không biết bao nhiêu tác phẩm mà kể. Được cái Bờm sinh ra và lớn lên trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Được nhồi sọ khá đầy đủ bằng tất cả mọi thủ thuật của cộng sản. Nhưng hình như mọi sự ca ngợi đảng; bác; chế độ và những anh hùng chiến công của chế độ bị ngòi bút Bờm không quan tâm nếu như không muốn nói là loại trừ…

Bờm ngạc nhiên lắm. Ngạc nhiên cho chính mình ” Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” là chuyện nói ra thiên hạ khó tin…Rồi cũng phát hiện ra đó là ” Thiên định”. Trời cho Bờm cầm bút nhưng dứt khoát không ảnh hưởng tư duy cộng sản.

Cảm ơn Trời! Đã giữ gìn Bờm.”

Và con người ấy đã cho chúng ta thấy rõ hơn về ông, khi tự ông cảm nhận về cuộc đời của mình trong lần sinh nhật bước vào tuổi 60. Những dòng tự sự ấy đã được viết từ 8 năm trước, nhưng tận bây giờ khát vọng ngay lành và ý tưởng tốt đẹp của ông cũng như bao người dân lành vẫn “ rất Đắng và Cay” dưới gót dày quan chức cộng sản. Quả thật là phủ phàng cho dân nước Nam ta.  

“Sáu mươi năm cuộc đời, hình như đó là hình hài của một bài hát mà tôi đã được nghe và thấy vào một lúc nào đấy. Nhạc với tiết tấu nhanh, giai điệu tự sự pha chút hài hài tạo phấn khich lắm. Nhưng đọng lại rất ĐẮNG và CAY…Cũng như bài hát, tôi đã đi qua chu kỳ ” Lục thập hoa giáp” và lãnh đủ hương vị của nó.

Xin cảm ơn Thượng đế và tổ tiên ông bà đã cho tôi được có mặt trên đời này. Cảm nhận riêng của tôi là phúc đức lắm mới được như thế. Và tôi muốn trả ơn cho đời bằng căn thiện từ những ước mơ, khát vọng cho sự tiến bộ xã hội loài người…

Nhưng thật trớ trêu, những ý tưởng tốt đẹp vì đời ấy đã bị vùi dập không thương tiếc. Rất nhiều đêm trăn trở trong đau đớn, tôi nhận ra tội lỗi của mình và hình như cả thế hệ của mình đã buông tay, bạc nhược trước cái ác.

Để Đất nước, dân tộc bị tàn phá điêu linh hoang tàn như ngày nay. Thế hệ chúng tôi không thể chối tội. Đó là một sự thật. Không ít người muốn chối tội bằng những ” Tự hào” vớ vẩn mà không biết mình tự lừa mình. Thật tội nghiệp cho mình và cả cho họ nữa.

Tôi có linh cảm thế hệ tương lai sẽ kết tội chúng tôi. Tôi sẽ đồng ý với sự kết tội ấy, bởi nó hoàn toàn chính xác. Thành thật nhận tội với tương lai, tôi đi về phía sau ” sáu mươi cuộc đời” tâm trạng có phần nào thanh thản hơn.

 

  1. NHỮNG NGƯỜI BẠN VIẾT VỀ NHÀ THƠ TRẦN ĐỨC THẠCH

 

Sau khi được tin nhà thơ Trần Đức Thạch bị bắt lần thứ 2, một người bạn đã căm phẫn viết rằng:

“Nếu không có người bộ đội này, (Trần Đức Thạch) thì bộ độ của quân đội nhân dân Việt Cộng còn thảm sát bao nhiêu dân lành ấp Tân Lập ở Long Khánh vào cuối tháng 4 năm 1975?

… có nghĩa là bộ đội Trần Đức Thạch đã cứu vãn một phần tội ác của bộ đội Việt cộng đối với đồng bào Việt Nam. Đáng lẽ ra cái đảng và nhà nước khốn nạn Việt cộng của chúng mày, phải tuyên dương người cựu bộ đội can đảm này chứ, dù sự tuyên dương đó chỉ là giả dối, để ra vẽ chúng mày còn biết phải trải, biết hối hận về hành động bất nhân tính của bộ đội Việt cộng chúng mày.

Thay vào đó, chúng mày chọn hành động trả thù hèn hạ, bắt bớ, bỏ tù và hành hạ người bộ đội có nhân tính duy nhất trong đoàn quân vô nhân tính của chúng mày, cái quân đội giết nhân dân của chúng mày.

Giờ đây, sau bao nhiêu năm đày ải, cô lập mà người cựu bộ đội còn tinh người này vẫn miệt mài tranh đấu ôn hòa, nhẫn nhịn chỉ mong mọi người cùng kiên nhẫn và cố gắng đem lại đổi thay tốt đẹp cho quê hương bằng những hoạt động ôn hòa.

Tại sao chúng mày vẫn cần phải bắt bớ một người nhân lành, ôn hòa và quảng đại như nhà thơ, cựu bộ đội Trần Đức Thạch!

Lửa sẽ đỏ trên mồ mả tổ tiên của chúng mày, bọn Việt cộng vô nhân tính!”

Đây là bài viết của ông Nguyễn Lân Thắng khi nhận được tin nhà thơ Trần Đức Thạch bị bắt.

Hôm nay 23/4/2020, trong khi cả nước hân hoan đón chào một ngày mới vui vẻ, với bát phở sáng nóng hổi, với ly cafe thơm phức sau thời hạn cách ly toàn xã hội dài đằng đẵng thì có một người lại bị bắt. Đó là ông Trần Đức Thạch, sinh năm 1952, nguyên là phân đội trưởng đội trinh sát Tiểu đoàn 8 – Trung đoàn 266, Sư đoàn 341 – Quân đoàn 4, quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là tác giả hồi ký “HỐ CHÔN NGƯỜI ÁM ẢNH”, phản ánh những mặt trái, phi nhân tính trong chính lực lượng quân đội mà ông đã tham gia.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Thạch bị bắt. Năm 2009 ông đã từng bị kết án 3 năm tù giam, 3 năm quản chế với cáo buộc vi phạm điều 88 bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam. Điều 88 là một điều luật ghê tởm thuộc bộ luật hình sự cũ 1999, với định nghĩa là:“Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Hiện nay điều 88 được sửa đổi theo bộ luật hình sự mới 2017 là điều 117, với định nghĩa là “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Từ năm 2012 đã từng có một cuộc vận động rất lớn thu hút hàng loạt trí thức tiến bộ Việt Nam và cộng đồng quốc tế lên tiếng, đòi hủy bỏ điều luật 88 này. Những người tham gia vận động nhận định rằng: điều luật 88 là một điều luật mơ hồ, tuỳ tiện, phản dân chủ, đi ngược lại với các công ước quốc tế về quyền con người, quyền tự do ngôn luận mà nhà nước Việt Nam đã ký kết với quốc tế, hòng dập tắt và đàn áp những tiếng nói phản biện xã hội. Có lẽ trước sức ép mạnh mẽ của quốc tế về điều luật này, năm 2017 Việt Nam đã sửa đổi bộ luật hình sự, thay tên điều và sửa đổi nội dung một chút, nhưng thực chất vẫn là “bình mới rượu cũ”, hòng dập tắt mọi chỉ trích của người dân với chế độ mà thôi.

Người dân có quyền chỉ trích chính phủ không?

Ông Hồ Chí Minh, người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà, nay đổi tên là Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từng khẳng định: “Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ” – (HCM toàn tập).

Năm 2016, tại Trung tâm hội nghị quốc gia tại Hà Nội, tổng thống Mỹ Obama phát biểu với người dân: “Tôi vẫn nghe những lời chỉ trích hàng ngày. Nhưng chính sự giám sát đó, những cuộc tranh luận công khai, chỉ ra những điểm không hoàn hảo của chúng tôi, và cho phép tất cả mọi người có tiếng nói đã giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn và công bằng hơn” – (trang web Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam).

Điều 117 (điều 88 cũ) bộ luật Hình sự có dập tắt được tiếng nói trái chiều trong xã hội không?

Ông Trần Đức Thạch không phải là người đầu tiên, và cũng không phải là người cuối cùng sẽ bị đàn áp bằng điều luật man rợ này. Có những người sẽ sợ hãi, tụt lại. Nhưng sẽ có nhiều người khác sẽ vẫn lên tiếng, bởi vì chúng ta là con người.

Con người là động vật bậc cao. Trong quá trình thoát thai, tiến hoá từ động vật bậc thấp, con người đã trở nên mạnh mẽ, làm chủ thế giới này bởi khả năng tư duy, nhận xét và lựa chọn những gì hữu ích cho mình. Và ngược lại, con người cũng biết phê phán và từ chối những gì có hại cho mình.

Trong quá trình đấu tranh và xây dựng xã hội loài người, có những dân tộc, bộ lạc… chấp nhận sự đàn áp, im lặng, cúi đầu. Kết cục là nhóm người đó sẽ trở thành những kẻ nô lệ, dân tộc nô lệ, và rồi bị diệt vong. Còn những đất nước, dân tộc và con người ngày nay chính là hậu duệ của những người đã không chịu khuất phục.

Không có người thông minh nào lại đồng ý trở thành thằng ngốc.

Không có người có hiểu biết nào lại muốn trở thành người ngu dốt.

Không có người có lương tâm và cảm xúc nào lại muốn trở nên ích kỷ và hèn hạ, kể cả khi họ bị thuyết phục rằng thằng ngốc, người ngu hay kẻ bất lương được an toàn và sung sướng hơn họ… vì điều đó chẳng khác gì việc từ bỏ tư cách của động vật bậc cao để quay về thân phận thấp kém hơn trong chuỗi tiến hoá.

Benjamin Franklin, nhà triết gia Mỹ từng nói: “Những người có thể từ bỏ tự do trân quý để đổi lấy sự an toàn tạm thời ít ỏi không xứng đáng với cả tự do lẫn sự an toàn”. Những người đó là có, nhưng không phải là toàn bộ xã hội. Vẫn còn nhiều người khác, dù bị đàn áp khốc liệt đến đâu cũng không từ bỏ đấu tranh, để chấp nhận tụt xuống vị trí thấp hơn của bậc thang tiến hoá, mà ông Trần Đức Thạch chỉ là một đại diện.

Thấy sai trái, thấy bất công là phải lên tiếng. Đấy là đặc tính của động vật bậc cao. Một điều luật, một chế độ chỉ là nhất thời trong lịch sử tiến hoá của loài người, không thể bẻ gãy đặc tính tự nhiên này của con người.

Yêu thương tất cả!

Còn nhà báo Nguyễn tường Thụy khi chưa bị bắt đã viết về nhà thơ Trần Đức Thạch. Bài được viết trong lúc nhà thơ Trần Đức Thạch lâm cảnh “thập tử nhất sinh” và nằm tại bệnh viện Bạch Mai.

“Tôi chỉ biết tới anh khi anh bị kết án 3 năm tù giam cùng vụ án với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, anh Nguyễn Kim Nhàn, anh Nguyễn Văn Túc, anh Nguyễn Mạnh Sơn và sinh viên Ngô Quỳnh. Tất cả 6 người bị truy tố theo tội danh tuyên truyền chống nhà nước.

Thế rồi ngày 13/9 vừa qua, tôi có niềm vui được gặp anh. Hôm ấy Thanh Hà đưa một khách lạ đến nhà tôi, giới thiệu đây là tù nhân lương tâm Trần Đức Thạch. Đó là người đàn ông dáng gân guốc, rắn rỏi, da sạm – điều thường thấy ở những người từng chịu nhiều vất vả, sinh ra từ một vùng đất kho cằn, khí hậu khắc nghiệt. Việc anh đến thăm quả thật tôi không hề nghĩ tới vì lẽ ra tôi phải tìm đến với anh từ 3 năm về trước.

Gặp anh, tôi mới nhớ ra Trần Đức Thạch vừa hết hạn quản chế. Chắc anh chỉ đợi đến thời điểm này là lập tức thực hiện một chuyến đi thăm anh em bạn bè. Anh hỏi, tôi bảo tôi sinh năm 1952, anh hồ hởi nói vậy là hai anh em chúng mình bằng tuổi nhau, cùng tuổi Nhâm Thìn. Chuyện thêm một lúc nữa thì tôi nhớ ra anh là tác giả của ký ức “Hố chôn người tập thể” mà tôi rất ấn tượng nhưng lại nghĩ tác giả là một cựu chiến binh Trần Đức Thạch nào đó chứ không phải là anh.

Anh được trả tự do ngày 30/8/2011, cùng với anh Nguyễn Văn Tính trước khi anh hết án 14 ngày nhưng kèm theo cái án phụ 3 năm quản chế tại nơi anh thường trú là xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.

Trong buổi nói chuyện, tôi dành nhiều thời gian hỏi về quá trình đấu tranh của anh, những năm tháng trong tù. Phong cách nói chuyện chân chất, mộc mạc mang đậm chất của một người đàn ông trải qua nhiều sóng gió và không may mắn trong cuộc sống.

Trần Đức Thạch có thái độ phản tỉnh từ rất sớm. Ngay từ sau năm 1975, anh thường xuyên bị sách nhiễu. Áp lực từ nhà cầm quyền đối với anh ngày càng trở nên thô bạo tới mức anh phải tự thiêu và bị bỏng nặng. Còn tôi, khi ấy mới đang mải yêu. Anh từng bị bắt tới cả chục lần và bị đưa ra tòa 4 lần nhưng họ buộc phải thả vì thiếu chứng cứ. Cho đến lần bị bắt ngày 12/9/2008, anh bị kết án 3 năm tù.

Anh kể cho tôi nghe về những ngày lao khổ trong tù. Anh bảo, họ không coi chúng tôi là con người nữa. Anh cho biết trong 3 năm ở tù thì đã tới 550 ngày bị nhốt trong buồng tối. Trong một lần trả lời phỏng vấn anh nói: “Tôi là nạn nhân của các thủ đoạn đàn áp, khủng bố, tra tấn của công an cộng sản Việt Nam trong suốt thời gian bị đày đọa trong nhà tù nhỏ. Tội ác của họ thật là rùng rợn và ghê tởm’’.

Chia tay tôi, hôm sau, 14/9, anh cùng 10 anh em ở Hà Nội ra Hải Phòng thăm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vừa mới ra tù. Sau đó, anh đi thăm một số anh em nữa. Lẽ ra tôi cùng đi Hải Phòng với anh hôm đó nhưng lại thôi vì tôi đợi đi với Hội Bầu bí tương thân. Cùng đi Hải Phòng với anh có Hạnh. Chẳng biết câu chuyện thế nào mà tình cờ anh biết được người gửi 10 triệu đồng cho anh khi anh mới ra tù là Hạnh. Lúc gửi, Hạnh chỉ ghi tên là Thúy và không viết gì thêm. Anh cảm động lắm, nói số tiền ấy đối với tôi thật ý nghĩa và thiết thực. Anh bảo, tôi ra tù không có gì, khi ấy lại là giáp Tết, may mà có tiền Hạnh giúp. Mấy năm qua, tôi cứ đi tìm ân nhân của mình mãi mà không được. Còn Hạnh thì nói, em đã giúp nhiều người nhưng trường hợp anh Thạch làm em vui nhất.

Người cầm bút Trần Đức Thạch

Người ta biết đến Trần Đức Thạch là người đấu tranh cho tự do, dân chủ còn thông qua các bài viết của anh. Anh nói, là một người cầm bút, mình không nói thì còn ai nói.

Trước đây anh là Hội viên Hội văn nghệ tỉnh Nghệ An, sau vì những hoạt động phản kháng, anh bị khai trừ. Ngay từ những thập niên cuối của thế kỷ trước, anh đã công khai bộc lộ những tư tưởng tiến bộ.

Trần Đức Thạch là tác giả của tiểu thuyết “Đôi bạn tù”, tập thơ “Những điều chưa thấy” cùng nhiều bài viết khác. Hố chôn người ám ảnh và những bài viết khác được nhiều người tìm đọc như “Tôi đã thắp sáng niềm tin”, “Tôi là phản động thật sao”, “Chút tâm sự từ vòng quản chế’’…

Đặc biệt, “Hố chôn người ám ảnh” đã tiết lộ một bí mật kinh hoàng về những người lính cộng sản được coi là đi “giải phóng” Miền Nam. Ký ức nói về trận đánh vào căn cứ phòng ngự Xuân Lộc của một người trực tiếp tham gia và phải là người yêu sự thật và can đảm lắm mới dám kể ra. Hẳn là nhiều cựu chiến binh còn nhớ câu chuyện này và những chuyện tương tự, nhưng nói ra có lẽ chỉ một Trần Đức Thạch. Anh cho tôi biết bài này viết vào năm 2008 – năm anh bị bắt rồi bị kết án tù:

Ký ức kể về một lần tấn công vào ấp Tân Lập thuộc huyện Cao Su tỉnh Đồng Nai (bây giờ), bộ đội cộng sản đã tàn sát tập thể, giết hàng trăm thường dân:

“Địch đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người dân lành bị bắn đổ vật xuống như ngả rạ. Máu trào lai láng, tiếng kêu khóc như ri”;

“họ chồng đống lên nhau máu me đầm đìa, máu chảy thành suối. Một cụ già bị bắn nát bàn tay đang vật vã kêu lên đau đớn”; “tôi ngó vào cửa một gia đình, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đã thả vào mâm một quả lựu đạn, cả nhà chết rã rượi trong cảnh cơm lộn máu”.

Bài viết cũng nói về tinh thần chiến đấu dũng cảm của đối phương:

“Phải công nhận là sư đoàn 18 của phía đối phương họ đánh trả rất ngoan cường. Tôi tận mắt chứng kiến hai người lính sư đoàn 18 đã trả lời gọi đầu hàng của chúng tôi bằng những loạt súng AR15. Sau đó họ ôm nhau tự sát bằng một quả lựu đạn đặt kẹp giữa hai người. Một tiếng nổ nhoáng lửa, xác họ tung toé giữa vườn cam sau ấp Bàu Cá.”

Trần Đức Thạch có cái nhìn rất sâu sắc, nhân bản: “Vị tướng nào có những người lính như thế, dù bại trận cũng có quyền tự hào về họ. Họ đã thể hiện khí phách của người trai nơi chiến trận. Giả thiết nếu phía bên kia chiến thắng chắc chắn họ sẽ được truy tôn là những người anh hùng lưu danh muôn thủa. Nhưng vận nước đã đi theo một hướng khác”.

Tôi có đưa ra nhận xét về “Hố chôn người ám ảnh” và tỏ lòng khâm phục anh, anh cười: “Cũng vì thế mà chúng nó “tặng” mình 3 năm tù”

Thơ anh mộc mạc, rất thật và đầy tính chiến đấu như con người anh. Anh không cố đi tìm lối diễn đạt mới, từ ngữ lạ nhưng đem đến cho người đọc một cảm xúc rất mạnh.

Là một cựu chiến binh cộng sản nhưng anh sớm có nhãn quan tiến bộ về những người lính ở bên kia chiến tuyến, đặc biệt là những người lính Hoàng Sa đã ngã xuống trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc.

Đọc thơ anh, tôi có cảm giác như có một cái gì chạy rần rật trong huyết mạch:

Dòng Sông Tưởng Nhớ

Quý tặng các bạn trẻ tổ chức đêm hoa đăng trên sông Hồng.

Ba chín năm Tổ quốc mất Hoàng Sa

Bảy mươi tư chàng trai không về nữa

Sông Hồng đầy vơi khôn nguôi sóng vỗ

Cuồn cuộn một dòng hướng biển Đông…

Những người con bảo vệ non sông

Bị cố tình quên trong âm mưu lừa dối

Người yêu nước bị quy là có tội

Dân tộc này nông nỗi đến oái oăm…

Vẫn còn đây văn hiến bốn ngàn năm

Sông Hồng sáng hoa đăng đêm tưởng nhớ

Các bạn trẻ vượt lên nỗi sợ

Bày tỏ lòng tôn kính tới cha anh…

Dâng các anh những ngọn nến lung linh

Dâng các anh đóa hoa sen thơm ngát

Đêm hoa đăng sông Hồng dào dạt

Niềm thương nỗi nhớ Hoàng Sa…

Vâng! cho tôi được góp câu thơ

Làm giọt nước trong dòng sông tưởng nhớ

Hoàng Sa Việt Nam ngàn đời muôn thuở!

Chân lý chủ quyền là xương máu các anh.

(Những ngày tưởng nhớ bảy mươi tư vị “Vị Quốc Vong Thân”)

Biết là con đường đấu tranh đầy nguy hiểm gian lao nhưng anh hoàn toàn xác định khi dấn thân cho một tương lai tươi sáng của Đất nước, của Dân tộc, sẵn sàng chấp nhận tất cả:

Điều chưa biết

Là con tàu, bánh sắt nghiến đường ray

Chấp nhận không chạy đường nào khác

Là cá, chấp nhận làm mồi cho loài cá lớn hơn

Là cỏ bị đè dưới đổ nát bê tông

Chấp nhận leo queo trắng thân bễu đot

Chim bị nhốt lồng đói no cũng hót

Chấp nhận quên dần trời xanh bao la

Vang một bài ca!

Chấp nhận đi vào đoạn kết

Còn tôi ư? Tôi ư?

Chấp nhận được những gì

Chưa biết…

(Điều chưa biết này chính là ý của Đấng tối cao)

Anh luôn tin tưởng vào con đường anh đã chọn. Anh chắc chắn con đường anh đi là chính nghĩa, hoàn toàn phù hợp với khát vọng của dân tộc. Đó là xu thế không thể đảo ngược. Và khi đã tin vào lý tưởng của mình thì anh sẵn sàng hiến dâng tất cả:

Đời hạnh phúc: không mồ côi lý tưởng

Bị đọa đày ngục tối cũng chả sao

Là tín đồ của mục đích lớn lao

Tâm can nguyện làm xăng dâng lửa sáng!

Thơ anh đanh thép, giàu tính chiến đấu nhưng cũng rất lạc quan về tương lại đất nước:

Khai Bút Đón Xuân

Câu thơ mang tinh thần tranh đấu

Đón xuân về khí thế mới thêm hăng

Lửa khát vọng Tự Do nung nấu

Cho ngày mai Dân Chủ Công Bằng.

Xin chào cháu! Phương Uyên nơi ngục thất

Vẫn xinh tươi như đóa mai vàng

Xin chào anh! Lê Quốc Quân bất khuất

Thắm sắc đào trong giá lạnh hiên ngang.

Chào năm mới! Chào những người yêu nước

Chào non sông chào dân tộc Tiên Rồng!

Bừng hào khí Đông A thuở trước

Khắp năm châu người Việt một lòng.

Đất nước đang “Ngàn cân treo sợi tóc”

Cả thù trong cấu kết với giặc ngoài

Hãy chặn đứng những âm mưu thâm độc

Trách nhiệm này không phải của riêng ai…

Nào! Rầm rập đi vào mùa xuân mới

Già trẻ gái trai hừng hực xuống đường

Niềm vinh dự phía tương lai đang đợi

Những trái tim nhiệt huyết với quê hương.

 

Do đóng góp của mình, năm 2110, Trần Đức Thạch vinh dự được giải thưởng Hellman/Hammett, cùng với 5 người khác là Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phạm Văn Trội, nhà giáo Vũ Văn Hùng, Trần Khải Thanh Thủy.

Bệnh nhân Trần Đức Thạch

Sau chuyến ra Hà Nội giữa tháng 9, anh về Nghệ An rồi chẳng hiểu sao anh lại ra Hà Nội nữa. Cho đến hôm 30/9, tôi nhận được tin anh phải vào cấp cứu ở bệnh viện Bạch mai. Tôi tủ bạn lập tức đến. Khó khăn lắm anh mới nhận ra tôi. Anh không nói được gì chỉ nắm tay tôi rất chặt.

Anh đau ngực dữ dội, sốt tới 40 độ 5, người hầm hập. Mấy hôm sau đỡ đau nhưng lại khó thở và vẫn sốt cao.

Sau nhiều xét nghiệm, bác sĩ cho biết anh bị suy hô hấp mạn tính. Tìm hiểu trên mạng thấy nhà chuyên môn cho biết như sau:

“Suy hô hấp là biểu hiện thường gặp ở những người có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Thường có hai loại: suy hô hấp cấp tính và suy hô hấp mạn tính

Suy hô hấp là tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ oxy để duy trì sự sống của các cơ quan và các tổ chức mô cấu trúc nên cơ thể. Trong trường hợp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng, không khí đi vào lòng các phế nang giảm, thành các phế nang bị tổn thương, bên cạnh đó lại do tổn thương các mạch máu ở phổi, do vậy, lượng oxy được hấp thu vào máu giảm. Trên lâm sàng, người bệnh thiếu oxy có cảm giác khó thở, buộc họ phải thở nhanh để đưa không khí vào phổi nhiều hơn, do vậy tăng cung cấp oxy, trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể có cảm giác hốt hoảng, lo sợ, tím môi, nói ngắt quãng… khi đo nồng độ oxy trong máu thấy độ bão hòa oxy trong máu động mạch xuống thấp dưới 90%.

Suy hô hấp được chia thành suy hô hấp cấp tính và suy hô hấp mạn tính. Suy hô hấp cấp tính thường chỉ xảy ra khi người bệnh có đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, còn suy hô hấp mạn tính là giai đoạn diễn biến cuối cùng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khi đó ban đầu người bệnh có khó thở khi gắng sức, về sau, ở giai đoạn cuối, người bệnh có khó thở ngay cả khi ngồi nghỉ tại giường, ở giai đoạn này, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, họ thường được chỉ định thở oxy 15 – 18 tiếng/ ngày.”

“Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh không chữa khỏi hoàn toàn, bệnh liên tục tiến triển nặng dần, các bệnh nhân khi có chẩn đoán thường cần dùng thuốc kéo dài…là một trong những bệnh gây tàn phế và có tỉ lệ tử vong cao.”

Phục vụ anh ở bệnh viện có hai thanh niên trẻ từ Nghệ An ra. Ngày hôm qua, vợ anh (đã kết hôn nhưng chưa cưới) và con gái chị cũng đã ra phục vụ anh. Theo bác sĩ, bệnh tình của anh như thế, cần phải có người nhà để giải quyết những việc hệ trọng.

Anh em ở Hà Nội biết tin hàng ngày vào chia sẻ, động viên anh. Tối hôm qua vợ chồng tôi vào thăm, có một bệnh nhân cùng phòng vui vẻ nói: “Bác này không biết là ai mà vào thăm toàn là những người “tầm cỡ”. Tôi chỉ cười và chẳng hiểu anh em chúng tôi trông như thế nào mà chú ấy gọi là những người “tầm cỡ”.

Gặp vợ anh Thạch, chị hỏi ngay: “Anh Thụy phải không?” “Sao chị biết? “Em vẫn thấy anh trên mạng”. “Nick của chị là gì?” “Không, em đọc ké thôi”. “Ké máy của anh Thạch phải không?” Chị cười.

Được biết, hiện nay anh không có chế độ bảo hiểm gì. Mặc dù hết tuổi lao động anh vẫn phải làm để cùng vợ nuôi hai cháu, một cháu học lớp 7 và một cháu học đại học. Thảo nào dù là người cầm bút nhưng trông anh khắc khổ như thế. Tiền thuốc và chi phí khác hiện nay mỗi ngày hết 1,5 triệu. Nếu anh phải nằm viện dài dài thì lo liệu sao đây.

Không phải đây là lần đầu tiên anh nhập viện. Sau khi ra tù, anh luôn đau yếu, bệnh tật chỉ chờ cơ hội là bùng phát. Trước đây, anh cũng đã ra Hà Nội điều trị và được anh em Hà Nội hết lòng lo liệu.

* * *

Tôi đã viết lời “Xin giúp đỡ Tù nhân lương tâm Trần Đức Thạch” trên mạng xã hội facebook và được nhiều người hưởng ứng. Vì vậy, bài viết này chỉ nhằm phác họa đôi nét so với những hoạt động phong phú, sôi nổi của anh. Một tù nhân lương tâm như Trần Đức Thạch, không hiểu vì sao rất ít người biết đến. Ngay cả tôi, trước đây biết về anh cũng rất sơ sài. Phải chăng, tù nhân chính trị ở nước mình nhiều quá? Tôi có trong tay danh sách hơn 200 tù nhân lương tâm nhưng hàng ngày tôi vẫn bổ sung những tên tuổi còn thiếu, trong đó có Trần Đức Thạch.

Vì không có nhiều thời gian, những gì nói về Trần Đức Thạch trong bài viết này còn rất sơ sài. Nhưng trong khi anh đang bị bệnh, tôi phác vội vài nét với mong muốn như là một liều thuốc tinh thần góp phần làm nguôi ngoai phần nào nỗi đau đớn về thể chất, khổ hạnh về tinh thần mà anh đã và đang phải đối mặt.

Cầu mong anh vượt qua được căn bệnh nguy hiểm này. Tuổi tuy có cao nhưng với ý chí kiên cường, tinh thần dũng cảm, tấm lòng đau đáu với non sông đất nước, với dân tộc, chắc hẳn anh còn làm được nhiều việc có ích cho đời.

Tác giả Minh Văn viết về chuyến Đi Thăm Nhà Thơ Trần Đức Thạch vào ngày 11/11/2013

Đã hẹn với nhà thơ Trần Đức Thạch từ lâu mà tôi vẫn chưa đi thăm ông được. Biết ông ra tù cả năm nay, ngưỡng mộ cũng vì ông là một nhà thơ yêu nước. Những vần thơ của ông chứa đựng khát vọng tự do, khát vọng cống hiến – điều mà văn học nước nhà vẫn hằng khắc khoải. Cũng bởi lẽ đó mà ông phải ngồi tù 3 năm, vì đã dám cất lên tiếng nói sự thật bằng những vần thơ cháy bỏng. Vậy là thân phận nhà thơ được khắc hoạ ngay giữa chốn đời, bởi một chế độ nhà nước kiểm duyệt văn học nghệ thuật vào loại hà khắc nhất thế giới – chế độ Cộng sản. Vì đang thời gian quản chế nên ông thuê một căn nhà nhỏ ở vùng núi miền tây xứ Nghệ, cách nhà những 80 km để mà sống gần gũi với thiên nhiên. Vì vậy mà bạn bè hay những người quan tâm đến ông, nếu muốn đến thăm thì phải vượt thêm chặng đường dài này.

Tôi và anh bạn khởi đầu hành trình vào một sáng cuối Thu Quý Tỵ (2013), con tỉnh lộ 48 mới được mở rộng khá tốt nên xe chạy bon bon. Cũng chỉ khoảng tuần nữa là lập Đông nên tiết trời se lạnh, cho dù nắng vàng mật ong đang dát nhẹ và rắc đều lên không gian. Khung cảnh trãi dần ra hai bên đường, xa xa nhấp nhô những ngọn núi xanh lơ. Tôi cũng đã có thời gian ngắn sống ở nơi này, cảnh cũ tình xưa khiến lòng bâng khuâng, cũng đã lâu không thăm lại chốn xưa. Nhưng tâm trí lúc này lại nghĩ nhiều đến nhà thơ, đến một bản lĩnh và phong cách sống khiến tôi hằng mến phục.

Vì là vùng đồi núi nên ngoài những ngọn đồi trồng cây công nghiệp hay lấy gỗ như cao su, keo, bạch đàn thì người dân ở đây cũng trồng thêm nhiều loại cây ăn trái để có thêm thu nhập. Bấy giờ có lẽ đang mùa thu hoạch cam nên đồng bào bày ra bán hai bên đường rất nhiều. Cứ một đoạn ngắn lại có những hàng cam sắp chồng lên nhau, trông xa như những ngọn đồi nhỏ tròn trĩnh.

Gần trưa thì chúng tôi đến ngã ba SL, nhớ lời nhà thơ dặn, tôi dừng lại và lấy điện thoại di động gọi cho ông. Nhà thơ ra đón chúng tôi, ông ăn mặc giản dị, mái tóc dài bồng bềnh trông thật nghệ sĩ. Theo chân ông rẽ vào lối nhỏ một đoạn thì đến nơi, ngôi nhà mà ông đang ở thật giản dị, chung quanh là vườn rau thơm xanh mướt. Một nơi thật phù hợp cho người ẩn dật, khung cảnh yên bình vắng vẻ. Nhà thơ vồn vã bắt tay và ôn tồn hỏi thăm chúng tôi về chuyến đi, rằng chạy xe có mệt không và mất bao thời gian. Vậy là cũng mất khoảng hai tiếng đồng hồ chúng tôi vượt chặng đường dài hơn 70 km để đến thăm ông. Ông rất vui khi thấy chúng tôi đến chơi, nhận được sự cảm thông và chia sẻ với những lý tưởng tốt đẹp mà ông đang theo đuổi. Tuy đã ngoại 60 nhưng tính cách nhà thơ còn rất trẻ và lạc quan, ông vừa nói vừa tươi cười:

– Các bạn cứ coi ngôi nhà giản dị này như nhà mình, hãy ngồi chơi tự nhiên và chúng ta cùng trò chuyện.

Cuộc trò chuyện ban đầu thật ấm cúng thân mật. Ông kể cho chúng tôi nghe về khoảng thời gian đầu mới ra tù, về tình cảm thân thương mà người dân dành cho mình, về sự theo dõi giám sát của chính quyền địa phương. Hiện ra trước mắt tôi lúc này là một con người quả cảm với nghị lực tranh đấu phi thường cho những giá trị nhân bản tốt đẹp ở đời. Một con người dám sống thật với chính mình, dám nói thẳng nói thật những điều mắt thấy tai nghe. Giờ thì tôi đã hiểu, tại sao ông lại bị chế độ Cộng Sản cầm tù. Phong cách sống của ông có khác gì cái gai trong mắt nhà cầm quyền, một chế độ nhà nước chỉ quen với sự phục tùng vô điều kiện của người dân, quen với sự kìm kẹp tự do tư tưởng con người. Câu chuyện hoà vào tình đời, tình người xao động. Tiếng chim chuyền cành líu lo ngoài song cửa vọng vào, giữa khung cảnh yên bình, cảm thấy lòng mình thật thanh thản nhẹ nhàng.

Và rồi mãi trò chuyện mà quên cả thời gian, lúc này người vợ yêu của nhà thơ mới nhẹ nhàng nhắc nhở chúng tôi là đã đến giờ dùng bữa trưa. Tôi thầm vui cho hạnh phúc của nhà thơ, tuy đang phải sống trong sự quản chế của một chế độ nhà nước hà khắc, nhưng ông lại được người vợ trẻ hết mực yêu chiều. Hạnh phúc là vậy, có cần gì nhiều, hạnh phúc là khi con người ta được là chính mình và sống giữa tình yêu thương. Quả thực, ông là một con người may mắn, tôi thầm nhủ như vậy.

Nhìn mâm cơm người vợ hiền mới bưng lên, ông lởi xởi:

– Mời các bạn dùng bữa trưa với mình, chúng ta cứ có gì dùng nấy nhé…

Tôi tiếp lời:

– Đối với nhà thơ, tinh thần là món ăn chính mà anh…

Rồi chúng tôi cùng cười vang mà vui vẻ ngồi vào mâm. Bên những ly bia, câu chuyện đời lại được tiếp nối như một mạch chảy không bao giờ dứt. Lúc này lại được chứng kiến một cái tài nữa của nhà thơ, ấy là đánh đàn Ghitar. Ông hát và đánh đàn rất nhuyễn. Biết tôi lận đận về đường tình duyên, ông vừa ôm đàn gảy vừa hát tặng tôi một bài hát về vòng nhẫn cưới thật xúc động. Và không để những chuyện tình cảm làm lắng dịu không khí, tiếng đàn lại vang lên những điệu nhạc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Chúng tôi vừa vỗ tay vừa hát theo nhà thơ, như hoà cùng nhịp đập về nổi khát khao tự do dân chủ cho đất nước.

Cuối buổi, chúng tôi ra vườn rau thơm mà ông và vợ hằng ngày trồng trọt chăm bón để chụp hình lưu niệm. Lúc chia tay, nhà thơ cùng vợ con ra tận cổng để chào từ biệt chúng tôi, không khí thật bịn rịn thân thương. Ông trao tặng tôi tập thơ Điều Chưa Biết – do nhà xuất bản Nghệ An xuất bản và ấn hành năm 2006.

Tôi xiết chặt tay nhà thơ lần cuối trước khi chia tay, ông nói với tôi như một người bạn tâm giao:

– Lạc quan, yêu đời, luôn hy vọng vào tương lai tốt đẹp. Đó là vũ khí của chúng ta, nó sẽ khiến cho kẻ độc tài thất bại, và tự do sẽ chiến thắng.

Ngọn lửa niềm tin ấm áp đó của ông truyền tiếp cảm hứng cho tôi về các giá trị tự do sẽ được giải phóng trong tương lai. Trời đã về chiều, những cơn gió lạnh miền sơn cước đang ùa về làm lay động những khóm lá bên đường.

“Có một truyền thuyết về một con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nổi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và hoạ mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nổi đau khổ vĩ đại…; ít ra là truyền thuyết nói như vậy”. (*)

Đối với nhà thơ Trần Đức Thạch, thì đó là tình yêu của ông với thơ ca nghệ thuật. Ông đã cất lên tiếng thơ lòng một lần trong đời, và đã bị chính chiếc gai sắc nhọn của chế độ độc tài cầm tù cùng với niềm tin sắt son vào tự do nghệ thuật.

(*): Trích trong tiểu thuyết “Tiếng chim hót trong bụi Mận Gai” của nữ văn sĩ Colleen McCullough.

Ông Phùng Mai, chủ tịch quỹ Tù Nhân Lương Tâm đã phỏng vấn vào ngày 14/9/2011, lúc nhà thơ Trần Đức Thạch ra tù lần thứ nhất:

 PM: Đây có phải là nhà ông TĐT (Trần Đức Thạch không ạ?

TĐT: Vậng, vâng, tôi là Thạch đây.

PM: Vâng xin chào ông. Trước tiên, là xin chúc mừng ông đã đuợc về đoàn tụ với gia đình. Tôi tên là Phung Mai. Tôi đại diện cho QTNLT (Quỹ Tù Nhân Lương Tâm). Thường xuyên thì anh em chúng tôi có liên lạc với các tù nhân để mà hỗ trợ anh em về tinh thần cũng như là một ít món quà. Theo tôi nhớ thì có lẽ đây là là lần thứ 2 tôi đã liên lạc với gia đình, ông đang trong tù thì có lẽ là ông không biết đó. À dù sao chăng nữa thì cho anh em chúng tôi gửi ít quà biếu ông, không biết có tiện nói ở đây không thưa ông?

TĐT: Trước hết là tôi rất cảm ơn , mà tình hình hiện nay tôi đang bị quản chế diện mới về.. Hiện nay thì về vấn đề giấy tờ thủ tục của việc đi lại của tôi rất là khó khăn. Cho nên là anh PM cũng thông cảm như thế. Trong điều kiện hiện nay, tôi đang gặp khó khăn về mặt giấy tờ và sự đi lại, thì cũng rất mong là tổ chức sẽ có thể giúp đỡ cho người khác được.

PM: Vâng,không sao. Nếu mà ông vui lòng nhận thì đây là món quà mà anh em chúng tôi muốn tỏ lòng quý trọng đến ông đứng lên tranh đấu cho dân chủ và đã nói lên cái tiếng nói là mảnh đất Hoàng Sa – Trường Sa của VN.

TĐT: Đây là một điều rất là mừng, nếu như có một cái quỹ để mà ủng hộ các tù nhân lương tâm mà bây giờ được xây dựng lên, đó là điều rất cần thiết mà tôi nghĩ rằng có nhiều người đang ở trong tù, thậm chí ra tù cũng cần sự giúp đỡ ấy dù lớn hay là nhỏ.

PM: Hoàn cảnh của ông bây giờ về giấy tờ có khó khăn, nhưng không sao, thưa ông thì tôi cũng có cách. Chúng tôi sẽ gửi biếu ông món quà. Ông cứ nhận lấy đi, và đây là món quà mà anh em chúng tôi quý mến đem biếu ông. Ông cứ nhận lấy cho anh em được vui.

TĐT: Anh nói như thế thì rất là cảm ơn các anh trong quỹ cũng như cảm ơn mọi người vì cái khát vọng của người dân VN để mà giúp đỡ những người , gia đình có tinh thần đấu tranh nói chung. Riêng bản thân tôi thì tôi cũng chẳng có gì hơn. Tôi xin cám ơn.

PM: Vâng ,vậy trong quá trình ông ở tù như vậy ông ở chung với ai, ông có thể kể cho chúng tôi nghe được không?

TĐT: Vào đây thì tôi ở chung với anh (ls) Nguyễn Văn Đài một năm. Ròi anh Trần Anh Kim và rất nhiều (người) đất Tây Nguyên. Có một số người ở Mường Nhé. Mường Nhé đạo Tin Lành. Rồi sau đấy bị đàn áp rồi chạy sang Lào rồi bị bắt. Ta gọi đấy là Tù Nhân Lương Tâm. Kỳ thực đó là những nạn nhân bị đàn áp rất tội nghiệp.

PM: Vậy lúc ông ở trong đó gặp ông Trần Anh Kim thì ông và ông TAKim có được nói chuyện với nhau không? Có ở chung phòng gần nhau không thưa ông?

TĐT: Vâng, tức là ở trong một buồng đấy anh ạ! Và chúng tôi cũng tìm cách để trao đổi, để mà nói chuyện đấy mà. Tôi với anh T.A.Kim cũng xác định lại trước hết về cái nhận thức, và như vậy thì cái tinh thần đấu tranh nó phải như thế nào. Thì qua các trao đổi giữa tôi với anh T.A.Kim thì tôi thấy anh T.A.Kim đang cố gắng để làm một cái gì đó có lợi cho phong trào.

PM: Vâng, vậy quá trình ông ở tù là 3 năm phải không thưa ông?

TĐT: Vâng ạ!

PM: Vậy thì, anh em chúng tôi cũng biết được ông cũng là nhà văn, viết thơ. Vậy trong quá trình 3 năm (tù) đó ông có sáng tác một bài thơ nào để lại làm kỷ niệm không thưa ông?

TĐT: Vâng, tôi làm việc liên tục chứ! Tôi viết rất nhiều thơ. Nếu như bây giờ để cho sức khoẻ khoẻ ra lại thì có thể ra một tập thơ.

PM: Vâng, có bài thơ nào có ấn tượng không? Ông có thể đọc lên cho anh em chúng tôi nghe được không?

TĐT: Nếu có thể nhớ được bài nào lúc này thì tôi sẽ đọc bài đó.

PM: Vâng, đọc một bài thôi,

TĐT: Đọc một bài à?

PM: Vâng vâng.

TĐT: Tôi xin đọc bài : Sống trong vùng cấm.

….

PM: Vâng, Cám ơn ông rất nhiều đã chia sẻ với anh em chúng tôi. Nhân tiện đây, tôi thay mặt cho QTNLT xin kính chúc ông sớm bình phục và luôn luôn vững tin là:nước VN và dân tộc VN sẽ có một ngày thật sự dân chủ.

TĐT: Vâng, tôi cũng đồng ý với anh như thế. Và tôi cũng mong muốn rằng, qua cái QTNLT này thì nó cũng là một cái địa chỉ để mọi người biết, là cái địa chỉ của người Việt đang ở trên thế giới này có một cái địa chỉ để mà có thể giúp đỡđược, vật chất cũng như tinh thần, giúp đỡ được những người đang đấu tranh trong nước. Xin cám ơn.

III. MỘT SỐ SÁNG TÁC TIÊU BIỂU CỦA NHÀ THƠ TRẦN ĐỨC THẠCH

 

  1. “Hố Chôn Người Ám Ảnh”là những trang hồi ký được tác giả viết và phổ biến vào năm 2008, khiến nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sợ hãi và quyết tâm “trù dập nhân chứng sự thật” đối với một cựu chiến binh, dámkể lại tội ác của chế độ đối với nhân dân. Tác giả là “phân đội trưởng trinh sát, Tiểu Đoàn 8, Trung Đoàn 266, Sư Đoàn 341.” Nội dung bản tội ác như sau:

“Tháng Tư, 1975, đơn vị chúng tôi (Sư Đoàn 341 thường gọi là đoàn Sông Lam A) phối hợp với sư đoàn khác đánh vào căn cứ phòng ngự Xuân Lộc. Trận chiến quyết liệt kéo dài 12 ngày đêm. Tiểu Đoàn 8 chúng tôi do hành quân bị lạc nên được giao nhiệm vụ chốt chặn. Nhằm không cho các đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tiếp viện cũng như rút lui.

Phải công nhận là Sư Đoàn 18 của phía đối phương họ đánh trả rất ngoan cường. Tôi tận mắt chứng kiến hai người lính Sư Đoàn 18 đã trả lời gọi đầu hàng của chúng tôi bằng những loạt súng AR15. Sau đó họ ôm nhau tự sát bằng một quả lựu đạn đặt kẹp giữa hai người. Một tiếng nổ nhoáng lửa, xác họ tung tóe giữa vườn cam sau ấp Bàu Cá. Hình ảnh bi hùng ấy đã gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Tinh thần của người lính đích thực là vậy. Vị tướng nào có những người lính như thế, dù bại trận cũng có quyền tự hào về họ. Họ đã thể hiện khí phách của người trai nơi chiến trận. Giả thiết nếu phía bên kia chiến thắng, chắc chắn họ sẽ được truy tôn là những người anh hùng lưu danh muôn thủa. Nhưng vận nước đã đi theo một hướng khác, họ đành phải chấp nhận tan vào cõi hư vô như hơn 50 thủy binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, bỏ mình ngoài biển để bảo vệ Hoàng Sa.

…Nghe tiếng súng nổ ran, tôi cắt rừng chạy đến nơi có tiếng súng. Đấy là ấp Tân Lập thuộc huyện Cao Su tỉnh Đồng Nai bây giờ. Ấp nằm giữa cánh rừng cao su cổ thụ. Đạn súng đại liên của các anh bộ đội cụ Hồ