CẢNH SÁT MỸ KỲ THỊ NGƯỜI DA ĐEN ? (Peter Chánh Trần # Lúa Mười)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail
Black Lives Matter, được thành lập July 13, 2013, bởi Alicia Garza, Patrisse Cullors, và Opal Tometi, sau vụ George Zimmerman, một nhân viên bảo vệ da trắng, bắn chết thanh niên da đen tên Trayvon Martin. Nhóm này được cả nước Mỹ biết đến nhiều hơn, sau vụ hai người da đen khác là Michael Brown ở thành phố Ferguson, bang Missouri, và Eric Garner ở New York, bị cảnh sát bắn chết.
Hoạt động của họ tiêu biểu nhất là tổ chức xuống đường biểu tình, chống cảnh sát bắn giết người da đen. Họ cho rằng người da đen bị kỳ thị, bị đối xử bất công, và mạng sống của họ có vấn đề.
Đọc qua cái tên, Black Lives Matter, ai cũng hiểu rằng: Mạng sống người da đen có vấn đề ở xứ sở này. Đời sống của họ bị đe doạ, bị coi rẻ, bị kỳ thị, hay cách sống, cách hành xử của chính họ mới là vấn đề?
Rồi, ai thích chuyện tào lao của tui thì mang ly cà phê “cái nồi ngồi trên cái cốc” ra nhâm nhi, nghe tui rỉ rả viết chuyện xứ Mỹ chơi. Tui chỉ viết tào lao thôi. Cũng là viết chơi. Đọc mệt cứ nghỉ. Tui viết mệt cũng nghỉ.
CẢNH SÁT MỸ CÓ THẬT SỰ KỲ THỊ DÂN DA ĐEN?
Theo thống kê của giáo sư Philip M. Stinson, một cựu cảnh sát, cựu luật sư, và là giáo sư chuyên ngành tội phạm, thuộc Đại Học Bowling Green State University, của Ohio:
* Trung bình có khoảng 1000 vụ/năm, cảnh sát bắn chết người.
* Trong 12 năm, từ 2005 đến 2017, có 83 cảnh sát Mỹ bị phán có tội.
Tính ra khoảng 7 phần ngàn (hay 0.7%) cảnh sát sai phạm khi nổ súng giết người. Dù tỷ lệ rất thấp, chưa tới 1%, nhưng cảnh sát nổ súng giết nghi can, vẫn gây phẩn nộ rất lớn trong dân chúng.
Lướt qua vài vụ cảnh sát Mỹ đánh đập, hay bắn chết nghi can, mà cả thế giới đều xôn xao:
1. Rodney King.
Đây là chuyện dài nhiều tập, khá xưa, xảy ra vào ngày 3 tháng 3, năm 1991. Ai muốn biết, chịu khó Google hay vào Wikipedia để tìm hiểu thêm. Tôi nhớ rất rõ sự kiện này, vì TV thời đó chiếu liên tục, từ cái tape thu hình anh ta bị đánh, cho tới cảnh bạo loạn của người da đen ở Los Angeles. Tôi chỉ tóm gọn:
* Rodney là anh Mỹ đen lái taxi, với cái lý lịch đen thùi lùi, từ ngày còn ngồi trên ghế nhà trường: Cướp bóc, phá làng phá xóm, xì ke ma tuý,… thứ gì cũng có. Anh ta không phải là người vô tội, nhưng là kẻ vô số tội.
* Khi cảnh sát chận xe do lỗi luật giao thông, anh ta bỏ chạy. Sau một pha rượt đuổi với vận tốc cao, y như trong phim 007, cảnh sát Los Angeles đã khống chế được anh ta. Anh ta chống cự kịch liệt, nên bị cảnh sát đánh nhừ tử. Có người thâu được, bán cho đài TV đoạn tape ghi lại cảnh anh ta bị đánh, làm cho dân Mỹ công phẩn, nhứt là người da đen, vì họ cho rằng cảnh sát ác ôn và kỳ thị màu da.
* Thị Trưởng LA đề nghị cho anh ta $200.000 USD và 4 năm học bỗng Đại Học, để hoà giải, nhưng anh ta không bằng lòng, và sau đó thưa cảnh sát.
* Bồi thẩm đoàn phán quyết 4 cảnh sát đánh anh ta vô tội.
* Bạo loạn do người da đen nổi lên tức thì: Họ tràn ra đường đốt xe, đập cửa tiệm, hôi của,… Họ biến biểu tình phản đối cảnh sát bằng việc cướp bóc, hôi của. Trong sáu ngày bạo loạn, có 55 người chết và hơn 2000 người bị thương.
* Sau cùng Thống Đốc California phải ra lệnh cho Vệ Binh Quốc gia của tiểu bang, ra tay dẹp loạn, mới yên.
* Sau đó, Toà Liên Bang xử lại, và có hai trong bốn cảnh sát bị phán có tội, phải ngồi tù.
* Rodney được đền 3.8 millions, và 1.7 million tiền luật sư. Nghĩa là sau trận bỏ chạy, bị đánh, anh ta bỏ túi gần 4 triệu. Năm 1991, bốn triệu nhiều lắm.
Cho dù Rodney tội đầy mình, chống cự cảnh sát, nhưng nếu cảnh sát hành xử không đúng qui củ, vẫn bị tù như thường.
2. Michael Brown.
August 9th, 2014, tại thành phố Ferguson, tiểu bang Missouri, Michael Brown, một thanh niên da đen 18 tuổi, bị bắn chết bởi cảnh sát viên da trắng, Darren Wilson, sau khi hắn ta cướp tiệm tạp hoá. Micheal Brown giằng co khẩu súng của Darren, và sau cùng bị bắn. Darren bắn tổng cộng 12 viên, và có lẽ viên sau cùng đã đoạt mạng kẻ cướp. Lúc bị bắn, Michael không có mang súng trong người.
Dân da đen bất kể Michael là tên cướp, họ đùng đùng nổi giận, xuống đường biểu tình. Nhóm “Black Lives Matter” khởi động. Họ dùng khẩu hiệu “Hands up, don’t shoot!” ám chỉ rằng Micheal đã giơ tay đầu hàng mà cảnh sát viên Darren vẫn nổ súng bắn gục. Đó là lạm quyền, là kỳ thị, là cố sát, là tàn ác! Không phải chỉ đơn giản biểu tình đả đảo cảnh sát và chính quyền, mà họ đập phá, cướp bóc, hôi của các cơ sở kinh doanh địa phương cả tuần liền. Ferguson là thành phố da đen đông ngẹt, cho nên họ cướp chính người đồng chủng của mình. TV liên tục chiếu những cảnh tượng này, và cả thế giới đều biết.
November 24, 1014, đại bồi thẩm đoàn của quận hạt ra quyết định không truy tố cảnh sát viên Darren.
March 4th, 2015, Bộ Tư Pháp sau khi cho điều tra riêng, cũng tuyên bố Darren vô tội. Phán quyết Darren bắn chết Michael là hành động tự vệ chính đáng. Họ cũng tuyên bố rằng, cái câu “Hands up, don’t shoot” do nhóm “Black Lives Matter” dùng để làm khẩu hiệu biểu tình, là vô căn cứ, vì không có một nhân chứng nào đứng ra nói rằng đã thấy Michael giơ tay (hands up), hay nghe anh ta gào lên đừng bắn (don’t shoot!).
Biểu tình vẫn nổ ra liên tục nhiều nơi trên nước Mỹ. Sau đây là một vài diễn biến xấu xảy ra sau vụ Michael Brown bị bắn chết:
* December 20th, 2014, hai cảnh sát New York bị Ismaaiyl Brinsley bắn chết khi đang ngồi trong xe tuần tra. Tên này có cái lý lịch tội phạm dài thoàng, cho nên thù ghét cảnh sát. Anh ta viện cớ trả thù cho Michael. Hắn ta cũng bắn bạn gái vài giờ trước đó. Hắn biết khó thoát, nên đã tự tử.
* March 12th, 2015, lại có hai cảnh sát tại Ferguson bị bắn bị thương. Trớ trêu thay, hai cảnh sát này đang làm nhiệm vụ bảo vệ nhóm da đen đang biểu tình. Thủ phạm lại là một thanh niên da đen, 20 tuổi, tên Jeffrey Williams.
Chuyện còn kéo dài, viết hoài hỏng hết.
TT Barack Obama tuyên bố: Liên Bang sẽ chi 75 triệu để trang bị máy thu hình cho cảnh sát đeo trên mình, lúc thi hành công vụ, ngoài dashboard camera được gắn trên xe cảnh sát. Để làm gì? Ai cũng biết mà: Khỏi ai nói thêm, khỏi ai chối cãi cho mệt.
3. Alton Sterling.
July 5th, 2016, Alton Sterling, một người đàn ông da đen, 37 tuổi, bị hai cảnh sát da trắng ở Baton Rouge, tiểu Bang Louisiana, bắn nhiều phát ở khoảng cách rất gần, trong khi anh ta đã bị đè xuống đất. Câu chuyện vầy:
Có người gọi báo cho cảnh sát rằng: Một người bán CD, đang dùng súng hăm doạ một người khác, trước một tiệm tạp hoá. Cảnh sát đến ngay, và Alton Sterling quyết liệt chống cự, không chịu nằm yên cho cảnh sát còng tay. Alton bị bắn nhiều phát khi anh ta quơ tay, vùng giãy, làm cho cảnh sát nghĩ rằng anh ta cố móc súng. Sau đó, cảnh sát tìm thấy trong túi áo bên phải, trước ngực anh ta, có khẩu súng đã nạp đạn như đã được báo trước đó.
Bất kể anh ta đúng hay sai, vô tình hay hữu ý, khi cảnh sát ra lệnh nằm yên để họ còng, mà vẫn phản kháng, nhất là họ biết anh ta có súng trong mình, thì chuyện bị bắn khó tránh khỏi.
Bộ Tư Pháp cho điều tra. Sau 10 tháng, May 2nd, 2017, kết quả hai cảnh sát không bị truy tố tội giết người. Họ bắn là “đúng qui trình”, không phạm luật!
4. Philando Castile.
Ở thành phố St. Anthony, tiểu bang Minnesota, July 6th, 2017, một người đàn ông da đen nữa, bị cảnh sát bắn chết, chỉ cách một ngày với Alton Sterling ở Baton Rouge.
Cảnh sát viên Jeronimo Yanez chặn xe Philando Castile lại, vì nhìn bộ dạng của anh ta giống một tên cướp đang bị bố cáo truy lùng. Philando cho biết mình có súng. Yanez ra lệnh cho anh ta phải ngồi yên, không được chạm đến súng, nhưng anh ta không nghe, thò tay vào túi quần, và Philando bị bắn chết, trước sự chứng kiến của bạn gái ngồi ở ghế trước, và đứa con gái bốn tuổi của cô ta ngồi ghế sau.
Cảnh sát viên Yanez khai rằng, Philando không nghe lệnh anh ta, đã thọt tay vào túi quần, nên anh ta buộc lòng phải nổ súng để tự vệ vì nghĩ đương sự móc súng.
Bạn gái Philando nói rằng, anh ta thò tay vào túi quần để lấy ID (Identification = Thẻ căn cước. Trong trường hợp này là bằng lái xe).
Bồi thẩm đoàn mười hai người, gồm tám đàn ông, bốn đàn bà, trong đó có hai người da đen (một nam, một nữ). Họ nghe lời khai từ hai phía trong hai tuần, và nghị sự trong 27 giờ, mới có phán quyết. Họ cũng xem clip bạn gái anh ta thâu cả tiến trình, cũng như clip từ dashboard camera của xe cảnh sát. Hai clips hình này là bằng chứng chính xác nhất những gì đã xảy ra. Cho nên, bồi thẩm đoàn tin lời khai của Yanez hơn là tin lời khai của bạn gái Philando, và họ biểu quyết vô tội cho cảnh sát viên Yanez.
Mấu chốt quyết định, để bồi thẩm đoàn ra phán quyết vô tội cho Yanez nằm ở hai điểm: Một, đương sự đã cho cảnh sát biết mình có súng trên xe, khiến cảnh sát phải đề cao cảnh giác nhiều hơn. Hai, khi cảnh sát ra lệnh ngồi yên, để tay lên tay lái cho cảnh sát thấy, mà đương sự không nghe lời, thò tay vào túi quần, dù là móc giấy tờ, cũng làm cho cảnh sát nghĩ rằng anh ta móc súng, nên buộc lòng cảnh sát viên Yanez phải tự vệ mà bắn đương sự. Khi cảnh sát quyết định bắn, là bắn tử huyệt, bắn chết. Không có chuyện bắn cảnh cáo, hay bắn bị thương.
5. Justine Damond.
Gần đây nhất, Justine Damond, 40 tuổi, một phụ nữ da trắng, công dân Úc, có hôn phu người Mỹ, ở Minneapolis, bang Minnesota, bị một cảnh sát Mỹ tên Mohammed Noor (gốc Hồi giáo Somali) bắn chết. Kết quả điều tra chưa được công bố. Dư luận lại một phen ầm ỉ, nhưng không dậy sóc bom bo, như trường hợp những người da đen bị cảnh sát bắn chết. Theo dư luận đồn đãi thì có thể anh cảnh sát gốc Hồi Giáo Somali sẽ không bị truy tố. Just wait and see.
CHÍNH QUYỀN OBAMA và ĐẢNG DC CÓ THÁI ĐỘ NÀO?
Đảng Dân Chủ và cánh tả lên án cảnh sát da trắng kỳ thị, bắn chết nhiều người da đen. Mạnh nhất là nhóm “Black Lives Matter”. Họ cũng lên án luôn hội NRA (National Rifle Association – Hiệp hội Súng trường Mỹ) vì NRA ủng hộ mạnh mẽ quyền có súng của người dân Mỹ. Đó là chuyện không có gì khó hiểu.
Về phía chính phủ, TT Barack Obama, phó TT Joe Biden, bà Hillary Clinton cùng một phe, là chuyện dĩ nhiên luôn. Ngày July 12th, 2016, khi Obama đến dự đám tang năm người cảnh sát Dallas, do một người da đen tên là Micah Xavier Johnson phục kích bắn chết. Thay vì lên án tên sát nhân Micah, ông đã bênh vực cho những tên tội phạm da đen, đổ lỗi cho người da trắng kỳ thị họ. Ông đã đánh đồng giữa trúng sai, giữa tội phạm và kỳ thị, và khơi dậy lòng hận thù chủng tộc, khi phát biểu: “Tôi thấy những người để tang cho cho năm cảnh sát, và tôi cũng thấy những người khóc cho Alton Sterling và Philando Castile. Quí vị hiện diện ở đây hôm nay, việc này cũng dễ hiểu”.
Có thể nói, thời Obama, ông ta chẳng làm được chuyện gì đáng kể để nâng cao đời sống cho dân da đen của ông ta, hay tạo được sự đoàn kết toàn dân. Ngược lại ông ta là một TT khơi dậy việc kỳ thị chủng tộc trắng đen ngó thấy. Ông ta xuống, chuyện trắng đen gần như không còn ồn ào nữa.
Tại sao đảng Dân Chủ và cánh tả không tìm cách giúp đỡ dân da đen thoát khỏi bãi lầy, mà cứ ngồi đó đổ tội cho cảnh sát lạm dụng quyền hành và kỳ thị? Dân Chủ cần phiếu của dân da đen, chớ cũng chưa chắc bênh vực vì yêu thương họ. Không tin? Để tôi chứng minh:
TT Lyndon Johnson, năm 1964, khi ký điều luật cho phép người da đen được đi bầu (Civil Right Acts of 1964), đã nói một câu để đời, tiêu biểu cho Dân Chủ: “Trong vòng hai trăm năm tới, đám mọi da đen này sẽ bầu cho đảng Dân Chủ.” (I’ll have those niggers voting Democratic for 200 years.) Chữ nigger là tiếng lóng, dùng ám chỉ người da đen như dân mọi rợ. Cho phép họ được đi bầu, để họ bầu cho đảng của mình, chớ không phải vì mục đích bình đẳng, hay yêu thương gì họ. Lý do chính trị, đảng phái 100%. Đạo đức giả 100% luôn! Kỳ thị ở đây, phải nói là đảng Dân Chủ, mà Johnson là người kỳ thị da đen rõ ràng và tiêu biểu nhất.
Cũng giống như Dân Chủ California. Ngoài chuyện chu cấp welfare cho dân da đen, họ còn dung dưỡng, bao che cho dân nhập cư bất hợp pháp từ Mễ, để khi họ được nhập tịch, thì tự động họ là fans của Dân Chủ, và đương nhiên bỏ phiếu cho Dân Chủ. Họ làm vì lòng nhân đạo, vì yêu thương? I don’t think so! Mỵ dân là ở chỗ này. Đạo đức giả cũng ngay chỗ này!
VÀI THỐNG KÊ CHƠI CHO BIẾT:
1. Trong năm 2013, có 660,600 tội bạo động, mà 85% là do người da đen gây ra.
2. Cũng trong năm 2013, có 72% con nít da đen sinh ra đời, do người mẹ da đen sống độc thân nuôi dưỡng. Lấy loạn sạ. Đẻ tá lả! Con không cha. Người Việt ví von: Con hoang. Nền tảng gia đình như vậy, một đứa trẻ sẽ lớn lên cách nào?
3. Một trong ba người da đen sẽ ngồi tù trong cuộc đời của họ.
4. Ở thành phố New York, cơ hội bị bắt về tội giết người của một người da đen, cao gấp 31 lần so với một người da trắng. Thường thì người da đen giết da đen nhiều nhất.
5. Tỷ lệ thiếu niên da đen chỉ là 16% của toàn thể thiếu niên Mỹ, nhưng 58% thiếu niên trong tù là da đen.
Thống kê trên cho thấy là đại đa số các tội ác ở nước Mỹ là do dân da đen. Thử vào Google đánh mấy chữ, đại khái như “The ratio of black inmates”, sẽ không thể nào đọc hết nổi, và cái nào cũng cho thấy, trong tù đa số là người da đen. Quí vị nào tôn thờ đảng DC, làm ơn đừng nhào vô nhà tui xả rác bằng những thống kê của đám truyền thông thổ tả, chuyên đưa fake news, mất công tui xoá.
VÀI THÀNH PHỐ DA ĐEN TIÊU BIỂU:
1. Oakland.
Ở California, khi nói tới thành phố Oakland thì người ta nghĩ ngay đến thành phố Mỹ đen và tội phạm. Báo Mercury News ở San Jose thường xuyên up date tỷ lệ những vụ sát nhân ở thành phố này, và nó luôn luôn dẫn đầu ở California, và chiếm hạng rất cao trong cả nước. Án mạng gần như xảy ra hằng ngày ở thành phố này. Đại đa số là da đen giết da đen.
Năm 1940, tỷ lệ dân da trắng ở Oakland là 94%. Đến năm 1980, dân da đen chiếm phân nửa dân số của Oakland (46%). Dân da trắng từ từ dọn đi nơi khác, không phải chỉ vì họ kỳ thị màu da, mà vì tỷ lệ tội phạm tăng khủng khiếp. Chính những người da đen lương thiện cũng không chịu nổi, và họ cũng dọn đi từ từ. Theo thống kê của US. Census Bureau (Sở Thống Kê Dân Số Mỹ), năm 2010, có đến một phần tư dân da đen dọn đi, và tỷ lệ dân số lúc đó, dân da đen vẫn còn chiếm đa số là 27%. Còn lại: 25.9% da trắng, 25.4% dân Mễ, 16.7% dân Á Châu (gồm Tàu, Việt, Phi, Lào, Ấn Độ,…)
2. Richmond và East Palo Alto (Bắc Cali).
Có thể nói là những thành phố của người da đen, và nó cũng hình thành cùng một cách với Oakland. Ai ở Vùng Bay Area, chắc rất rõ: East Palo Alto chỉ cách Palo Alto cái Free Way 101 thôi, nhưng giá nhà của hai nơi là một trời và một vực, vì phía bên East Palo Alto, dân nhà giàu da trắng và các sắc dân khác không ngó tới (họ bỏ chạy thì đúng hơn). Hầu như toàn dân da đen. Ngược lại, ở bên kia free way, thì toàn dân giàu, gồm Mỹ trắng và các sắc dân khác. Những người da đen ở vùng này gần như không có, và nếu có, con số đó đếm trên đầu ngón tay.
Tui tào lao ngoài đề một chút chuyện PHÂN CHIA KHU VỰC DÂN CƯ:
Chuyện phân khu vực dân cư là chuyện rất tự nhiên.
* Khi một nhóm nhỏ dân da đen chẳng hạn, họ dọn vào ở một khu nào đó của thành phố Oakland, thì những người da trắng và các sắc dân khác không hạp với họ sẽ dọn đi. Giá nhà khu đó sẽ xuống. Càng xuống giá, thì dân da đen (sắc dân nghèo nhứt nhì) càng dọn vào. Họ càng dọn vào thì những nhóm khác càng dọn đi thêm, cứ như vậy, tới một lúc nào đó, dân da đen chiếm đa số. Dân da trắng và những người giàu còn ở lại Oakland, mang tiếng là chung sống với dân da đen, nhưng kỳ thực họ sống ở những khu trên núi, biệt lập, giá nhà cao ngất ngưỡng, dân da đen không vói tới. Mười mấy năm trước, có một trận hoả hoạn ở Oakland, thiêu rụi khu đồi nhà giàu Mỹ trắng, không biết có ai ở Vùng Bay còn nhớ?
* Little Saigon ở Nam Cali hay Little Saigon ở Bắc Cali, cũng hình thành trong một quá trình tương tự. Lý do không phải kỳ thị, mà là cách thức kinh doanh của người Việt hoàn toàn khác với dân Mỹ địa phương, khiến họ cũng bỏ chạy. Họ dọn ra, người Việt dọn vào. Phố và đất trở nên rẻ mạt, người Việt gom hết, xây thương xá, phố thị, rồi dần dà chỉ còn duy nhất dân đội nón lá và nói toàn tiếng Việt! Dân Việt gom về vùng đó càng lúc càng đông, người Mỹ dần dà dọn đi, thế là có cả vài thành phố VN, gồm Thị Trưởng, Nghị Viên, Cảnh sát Trưởng,… đều là dân húp nước mắm!
* Dân đồng tính ở San Francisco hình thành cũng cùng một cách. Không phải do kỳ thị hay cách kinh doanh, mà lý do tìm bạn tình. Lúc đầu chỉ một nhóm nhỏ đồng tính dọn vào một khu nào đó. Họ bắt đầu ồn ào, thì những người đồng tính ở khắp nơi đánh hơi được, tức thì dọn tới. Nơi có đông người đồng tính thì cơ hội kiếm bạn tình dễ hơn sống lẻ tẻ, và nhứt là đỡ bị kỳ thị. Dần dà, SF có thể nói là trung tâm của người đồng tính. Có những con đường treo đầy cờ cầu vòng (rainbow flags), thì biết đó là giang sơn của họ, tương tự như Oakland của người da đen, Little Saigon của người Việt mình.
Trở lại chủ đề.
Sống ở Mỹ, có lẽ ai cũng có cái cảm giác khó chịu khi nhìn thái độ của đa số dân da đen. Lúc nào họ cũng nghênh ngang, khinh khỉnh, làm như cả thế giới nầy mắc nợ họ. Có lẽ họ mới chính là người kỳ thị, chớ không phải bị kỳ thị. Tôi có cái cảm giác đó khi gần và chung đụng với họ.
Cha ông họ từng bị bắt làm nô lệ, là một chuyện dã man, đáng tiếc, đáng thương. Nhưng đã qua hơn trăm năm rồi. Đó là lịch sử. Nó cũng giống như chuyện nô lệ, giác đấu của đế chế La Mã. Có ai vì cái lịch sử đó mà giờ này vẫn thù dân Ý và nước Ý không? Nó đã là lịch sử. Tương tự, người Do Thái thù Hitler, nhưng họ không thù người Đức thiên thu.
Điều đáng nói nhứt: chính người da trắng, TT Abraham Lincohn, đảng CH, là người giải phóng cho họ, và trong cuộc giải phóng đó, đã có hàng triệu lính da trắng đã bỏ mạng, đã nằm xuống cho họ có ngày hôm nay. Hơn nữa, ở Mỹ, dân da đen là thành phần đông nhất, ăn không ngồi rồi, hưởng welfare (trợ cấp xã hội) truyền kiếp. Con cháu những người chủ nô lệ da trắng ngày xửa ngày xưa, và những sắc dân khác, đã và đang cực lực cày bừa, đóng thuế, để nuôi họ, cả trăm năm, chưa đủ hay sao? Có thể nói, ơn đã đền, nợ đã trả cả vốn lẫn lời, còn phàn nàn chi nữa? Càng không thể lấy cái cớ cha ông từng làm nô lệ thời quá khứ, để hành xử như mọi người đều mắc nợ mình! Làm một công dân tốt, thì dù da màu gì, cũng không sợ ai hiếp đáp ở xứ luật pháp rất nghiêm mình này.
Người da đen còn đổ thừa cho người da trắng bóc lột, chèn ép, khiến họ bị nghèo túng, sinh ra cướp bóc giựt dọc, buôn bán xì ke,…. Nghĩa là vì bần cùng sinh mới sinh đạo tặc. Nhân tố họ đổ thừa làm cho họ bần cùng, tự nhiên thành kẻ gây nên tội, chớ không phải họ!
Lập luận nghe hơi chướng tai! Người Nhật bị tước hết tài sản, gom vào trại tập trung trong WW2, sau khi Nhật tấn công Pearl Habor (Trân Châu Cảng). Dân Tàu bị bóc lột thậm tệ khi họ sang đây xây đường rầy xe lửa. Nhưng không thấy người Nhật và người Tàu than van hay đổ thừa cho dân da trắng. Ngược lại, họ phấn đấu, vươn lên, và rất thành công trong xã hội Mỹ. Còn các sắc dân khác, như dân Phi, Việt, Miên, Lào,… họ đến xứ này với hai bàn tay trắng. Ngay cả tiếng Anh họ cũng phải dùng động từ “to quơ”, quơ tay múa chân ra hiệu, nhưng họ có nghèo và trở thành đầu trộm đuôi cướp, hút sách, rượu chè, nhiều như sắc dân da đen đâu! Nhất là dân Việt, vừa giàu có, vừa có con cái thành đạt.
Họ nghèo khổ do không siêng năng, không hiếu học, không cầu tiến và coi thường giá trị đạo đức gia đình. Cũng có một số người da đen thành đạt, rất giàu, thường ở lãnh vực ca nhạc và thể thao. Những kẻ giàu đó cũng chả bao giờ thấy có lòng nhân ái, giúp đỡ chính những người cùng màu da với họ.
Thêm một thống kê chứng minh điều tôi vừa viết. Theo Văn Phòng Điều Tra Dân Số (US Census Bureau), từ năm 2007-2010, có 42.7 triệu người nghèo, tỷ lệ 14.3% trên tổng số hơn 300 triệu người Mỹ. Họ dựa vào tiêu chuẩn nghèo của US Department of Health and Human Services (dịch sau đây? Bộ Y tế và Nhân Sự?), thì mức thu nhập theo tiêu chuẩn sau đây sẽ được xếp vào “diện” nghèo:
Thí dụ: Gia đình 4 người, vợ chồng và hai con, thu nhập hằng năm dưới $24,250USD (ở 48 Tiểu Bang), dưới $30,320USD (ở Alaska), dưới $27,890USD (ở Hawaii), thì coi là nghèo.
* Nghèo nhất là dân da đỏ (Native Indian), và thổ dân Alaska, với tỷ lệ 27%.
* Nghèo thứ hai là dân da đen 25.8%.
* Nghèo thứ ba, dân Mễ 23.2%.
* Nghèo thứ tư, dân Á Châu 11.7%.
* Thứ năm, dân da trắng 11.6%
Dân Á Châu và dân da trắng, với tỷ lệ nghèo dưới 12%, trong khi Mễ, da đen và thổ dân da đỏ tỷ lệ nghèo gấp đôi.
Người da đen cũng luôn phàn nàn, là họ bị chận xe để khám xét nhiều nhất. Cũng không lấy gì làm lạ cả. Một người dân lương thiện, không la cà ngoài đường, không quậy quạng, không buôn bán xì-ke, ma-túy, không lận súng ống dao búa trong người, không lái xe ẩu, không cướp bóc giựt dọc,… thì cơ hội gặp rắc rối với pháp luật làm gì có? Cảnh sát nhìn một người da trắng lái chiếc xe đua đắt tiền, hay xe hiệu cực sang trọng, họ không thắc mắc nhiều. Nhưng nhìn anh da đen lái xe đắt tiền và sang trọng, thì họ nghĩ ngay đến trùm băng đảng, drug dealers,… vì kinh nghiệm nghiệp vụ cho họ biết như vậy.
Bài dài quá sức rồi. Tui mệt nhưng cũng còn hăng, nên cái kết luận cũng hơi dài nghen:
* Ở đâu, chính quyền nào, thời đại nào, cũng có những con sâu làm rầu nồi canh. Vấn đề ở chỗ, mức độ trầm trọng tới cỡ nào, và những kẻ lạm dụng quyền hành, chức vụ, để trở nên cường hào ác bá ít hay nhiều thôi. Cảnh sát Mỹ cũng không ngoại lệ. Cũng có những cảnh sát Mỹ bất lương, kỳ thị. Nhưng ở Mỹ, luật pháp nghiêm minh, thẳng tay trừng phạt kẻ phạm luật. Cảnh sát phạm tội, chắc chắn ngồi tù như dân thường. “Quân pháp bất vị thân”, khẳng định như vậy. Gom chung lại để nói rằng cảnh sát Mỹ cũng ác ôn, kỳ thị, thì tôi không đồng ý, dù tôi cũng thuộc sắc dân thiểu số, không phải da trắng, mũi lỏ, mắt xanh.
* Nên biết một chút về cảnh sát: Cảnh sát được trang bị áo giáp, đeo thắt lưng với đủ thứ thập cẩm, như: súng điện taser, súng lục, đạn, ba-toong,… tất cả nặng chình chịch. Ngoài ra, tâm trạng của họ lúc nào cũng ở thế thủ, vì không biết nghi can sẽ có hành động gì nguy hiểm đến tính mạng của mình. Họ chỉ có một tích tắc, để quyết định phải dùng vũ khí gì, để đối phó, để trấn áp tội phạm. Quyết định chậm, hay sai, họ có thể mất mạng dễ dàng. Chưa nói tới cái tâm lý nổi điên khi phải rượt đuổi, mệt, vật, đè, để khống chế nghi can. Nghi can càng cứng đầu, càng chống cự, họ càng sôi máu. Con người mà. Dù được huấn luyện rất kỹ để hành xử chuyên nghiệp, nhưng có khi họ cũng không thể kềm chế được bản năng, và có những hành vi vượt quá giới hạn cho phép của một nhân viên công lực.
* Ở đâu, thời nào, sắc dân nào cũng có tội phạm. Vấn đề là mức độ và tỷ lệ cao thấp. Mức độ kinh khủng, tỷ lệ tội phạm cao ngất ngưỡng, biểu người ta nhẹ tay, hay đừng có thành kiến, đừng ác cảm với mình, là chuyện phi lý. Tốt nhứt hãy làm người tốt. Người xưa thường nói: Muốn người khác thương mình, thì trước nhứt mình phải dễ thương!
* Ở Mỹ nên nghe theo lệnh của những người thi hành công vụ: Cảnh Sát, FBI, An ninh phi trường,… Đây là xứ sở thượng tôn pháp luật. Nếu họ làm sai, thưa một phát là làm giàu! Luật sư bên này khoái thưa kiện chính phủ nhứt, vì lúc nào cũng được bồi thường hậu hỉnh! Chống họ, chỉ có mang hoạ diệt thân, vì họ sẽ không ngần ngại dùng vũ lực để trấn áp. Mất mạng như chơi! Mỗi người chỉ có một mạng, nên ghi lòng tạc dạ điều này!
Peter Chánh Trần