Ý NGHĨA CỦA LIÊM SỈ TRONG CUỘC SỐNG

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Trước khi đọc bài này xin bạn đọc bấm vào link để đọc bài http://chinhnghiavietnamconghoa.com/le-nghia-liem-si-nen-tang-de-phuc-hung-dan-toc-2/ Từ đó cho ta thấy được tiềm lực cao nhất của một dân tộc là con người, vốn liếng giàu nhất của dân tộc là trí tuệ con dân. Nhưng con người phải là một con người “lễ nghĩa liêm sỉ” đóng vai một nhân tố lành mạnh trong một xã hội văn minh, tiến bộ. Xã hội mà chứa chấp nhiều kẻ vô liêm sỉ thì xã hội đó nên xóa bỏ nó đi không có giá trị là một xã hội của loài ngươi mà là của loài cầm thú.

Đó là nguyên do tại sao Đài Loan nhỏ bé với dân số 23 triệu người mà được thế giới ngưỡng mộ hơn Trung Cộng có 1.4 tỉ người.

Vì con người ở Đài Loan (dù cùng là dân nước Tàu), nhưng họ được đào tạo từ “lễ nghĩa liêm sỉ”; trong khi đó Trung Cộng có 1.4 tỉ người, được đào tạo từ “tư tưởng Mác-Lê-Mao” của chế độ Cộng Sản, đó là một nền giáo dục bon chen, xảo quyệt, hận thù và dối trá – với bản chất thật đê hèn và đáng khinh bỉ, chỉ đào tạo những tiểu xảo hèn hạ chuyên đi làm trò “ố nhân thắng kỷ” (nghĩa là nói xấu người khác cho mình được tốt).

Tiếp theo bài Lễ Nghĩa Liêm Sỉ: Nền tảng để phục hưng dân tộc.  Hôm nay xin nói thêm về “liên sỉ” để được rõ hơn:

Liêm sỉ là gì?

Có lẽ, bất cứ ai trong chúng ta cũng đã từng nghe qua hai chữ “liêm sỉ”. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về từ này, hãy cùng nhau đọc giải đáp nghĩa của từ “liêm sỉ”!

Liêm dùng để chỉ tính ngay thẳng, trong sạch và không tham lam như liêm khiết. Sỉ là từ chỉ tính hổ thẹn khi chúng ta làm điều gì đó sai trái dù rất nhỏ.

Người liêm sỉ là người biết tự trọng (self-respect) và thường sẽ hổ thẹn (shame) với những chuyện không hợp tình hợp lý, chuyện trái với lương tâm, đạo đức dù rất nhỏ. Người có liêm sỉ không làm việc gì sai dù rất nhỏ, và cũng không thấy việc gì đúng mà không làm dù rất nhỏ.
Còn kẻ vô liêm sỉ là kẻ không biết xấu hổ và làm những việc trái với trái lương tâm và đạo lý con người. Thấy kẻ xua nịnh gần gũi mình thì cái gì cũng đúng, cũng khen. Thậm chí còn đứng ra bệnh vực cho những điều sai quấy của kẻ thường xua nịnh ấy!

Cổ nhân đã dạy: “Hành kỷ hữu sỉ” có nghĩa là giữ mình, biết mình là làm điểu xấu thì bản thân tự cảm thấy hổ thẹn. Cổ nhân cũng từng giảng rằng: “Nhân bất khả vô sỉ có nghĩa là làm người không thể không có sỉ”. Nói như vậy đồng nghĩa vời kẻ vô liêm sỉ không phải là con người.

Kẻ vô kiêm sỉ không thể không biết xấu hổ là gì, còn mặt nghênh nghênh tự đắc thấy việc làm như vậy là đắc chí. Thậm chí cứ nói cho sướng cái tâm rắn độc, dù là kiểu hàng tôm hàng cá, đổi trắng thay đen như cá ươn mà nói cá tươi, thịt thối nói thịt mới ra lò để lừa gạt người mua…

Xưa kia có một người tự xưng mình con nhà thế phiệt để làm thẻ bài lên mặt với đời. Nhưng người này thuộc loại “nổ”, cộng thêm bản chất lưu manh, vô tài bất tướng ngông nghênh khoác lác, ăn nói lỗ mãng. Nên mọi người cho là “đồ mất dạy” làm nhục cả dòng họ ba đời. Người đời cho rằng sinh ra đứa con như thế là mang tiếng cả dòng họ “mất dạy”.

Về mặt này ông Nhan Chi Suy trong sách “Gia Huấn” của ông có thuật câu chuyện rằng:

Một viên quan lớn khoe với ông: “Tôi có đứa con 17 tuổi học đã thông. Tôi cho nó học tiếng nước Tiên Tri, tập gảy đàn tì bà, lớn lên theo hầu đám công khanh, thì thế nào rồi cũng được sung sướng”.

Nhan Chi Suy nghe nói, nín lặng không trả lời. Sau về nhà, nói cho con cháu mình rằng:

“Người này dạy con lạ thay. Như ta, nếu học cách ấy, dù cho được phú quý đến đâu, ta cũng không mong cho các con vậy”.

Những kẻ mất hết liêm, sỉ, chỉ biết chăm chăm xu thời nịnh đời, xem câu chuyện này, nghĩ chẳng đáng thẹn lắm sao!

Con người sống trên đời cần phải thấu hiểu đạo lý, phải có liêm sỉ, phân biệt đúng sai. Thế nhưng trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều người có thể vứt bỏ liêm sỉ của mình để làm những điều sai trái. Điều này rất dễ dàng nhận ra khi những kẻ xấu không ngần ngại làm đủ trò đê tiện, bỉ ổi nhất để hãm hại kẻ khác nhưng trong thâm tâm lại không có một chút áy náy, thậm chí còn tự đắc. Ôi đáng thương thay cho kẻ xấu số còn sống trên đời thuộc loài “vô liêm sỉ”!

Con người sống “vô liêm sỉ” thì giá trị chẳng khác gì loài thú vật. Phàm như con chó nuôi trong nhà khi làm sai bị chủ mắng, nó lần sau nó không làm nữa. Dù nó là con chó nhưng có một chút “sỉ” thấy sai không làm nữa. Huống hồ gì làm con người.

Liêm sỉ sẽ góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp

Mỗi người chúng ta là một tế bào của xã hội và khi ai cũng ý thức được việc mình cần phải là tấm gương tốt cho tất cả mọi người noi theo thì sẽ khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, khỏe hơn, mạnh hơn. Người có liêm sỉ sẽ chỉ làm những việc tốt đẹp và đúng đắn thế nên điều này sẽ làm giảm bớt những hành vi, tệ nạn xã hội.

Ý nghĩa của liêm sỉ trong cuộc sống

Liêm sỉ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, liêm sỉ sẽ giúp chúng ta sống một cách ngay thẳng và không tham lam hay làm những việc trái với lương tâm.

Liêm sỉ là một nhân cách tốt đẹp mà ai cũng cần phải có

liêm sỉ là một nhân cách tốt đẹp nó sẽ giúp cho bạn sống đúng với đạo đức. Đức tính này sẽ làm nên nhân cách của con người. Mỗi người ai cũng cần phải biết liêm sỉ để biết tự xấu hổ khi bản thân mình làm việc sai trái.

Liêm sỉ giúp chúng ta phân biệt đúng sai

Liêm sỉ giống như kim chỉ nam giúp chúng ta phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai. Tất cả chúng ta đều suy nghĩ trước những tình huống sẽ xảy ra thế nên khi làm một việc gì đó, liêm sỉ sẽ nhắc nhở chúng ta phải làm điều đúng đắn. Người có tính liêm sỉ sẽ sống theo đúng với chuẩn mực của đạo đức, chuẩn mực xã hội và phân biệt rõ ràng đâu là đúng, đâu là sai. Từ đó sẽ nhận thức đúng đắn và làm những việc có ích cho xã hội.

Liêm sỉ ngày nay trong xã hội Việt Nam: “liêm sỉ gì tầm này nữa” trên Facebook mạng Xã hội Chủ Nghĩa.

Hiện nay câu nói “liêm sỉ gì tầm này nữa” được các bạn trẻ dùng rất nhiều trên mạng facebook tại Việt Nam. Nguồn gốc của câu nói này bắt nguồn từ một thực trạng ở nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đăng vào ngày 20/04 trong bài viết “liêm sỉ” được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần với chuyện: “Anh T. chép bài người khác để đề tên mình làm bằng Tiến Sĩ”.

Có người hỏi ông T. không biết liêm sỉ là gì à?

Ông T trả lời:

“Đến tầm này liêm sỉ quan trọng gì nữa”;

Đến lúc “thả cửa” thì đúng rằng: “Đến tầm này rồi liêm sỉ để làm gì nữa”. Có nghĩa là lớn tuổi thì cứ đi học để chạy bằng, chạy chức chứ “liêm sĩ” gì nữa. Xã Hội Chủ Nghĩa như thế đấy quả là tanh hôi mới có suy nghĩ như vậy, đáng ra càng lớn thì cần phải giữ “liêm sỉ” nghiêm chỉnh hơn để người sau còn noi theo.

Ngay sau đó, câu nói này được các bạn trẻ liên tục xử dụng trong giao tiếp trên mạng và cả giao tiếp hàng ngày và trở nên quen thuộc.

“liêm sỉ gì tầm này nữa”
“Vã lắm rồi, liêm sỉ gì tầm này nữa”.

Câu nói này thường được cư dân mạng Facebook dùng, ví dụ như khi xem ảnh của một ca sĩ nào đó, chị em sẽ vào bình luận “Vã lắm rồi, tầm này còn liêm sỉ gì nữa”.

Trên đây là bài viết giải thích và phân tích từ “liêm sỉ” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra được từ “liêm sỉ”.

Tiểu Lương