(Tưởng nhớ anh Phạm Huấn)
Anh Phạm Huấn
Nhất Tuấn và Cao Nguyên
Lúc gặp anh, Tây Nguyên mùa rực lửa
hẹn rồi chờ, rượu chưa bữa mời nhau
đêm thao thức chờ cổng thành rộng mở
đón bạn về từ giữa núi rừng sâu
Tiếc
Những tráng khúc, anh mơ chưa viết được
ngọn bút tình nghẹn chết giữa tim đau
bạn đang giữa trùng vây chưa bỏ cuộc
mà khăn tang ai cố buộc trên đầu
Tiếc
Sự tàn nhẫn không thể nào hiểu được
giữa lương tri và cứu cánh làm người
trên đất lạ anh mãi còn thao thức
nhìn xuyên đêm tìm kiếm lại nụ cười
Tiếc
Những nụ cười xưa, giờ đã mất
trên chính anh và của bạn bè anh
vậy mà lúc hoàng hôn anh sắp tắt
nhìn cháu con, ánh mắt chợt long lanh
Tiếc
Khi anh đi, mình lại không được gặp
nhìn anh thôi, không dám nhắc gì đâu
chỉ lời nói còn trong tim là thật
còn mọi điều, rất tiếc – đã là không!
Cao Nguyên
**
Tôi gặp anh Phạm Huấn nhiều lần trong thời gian quân vụ ở Pleiku, rất cảm mến tính cách và văn phong của anh.
Đâu ngờ bài thơ này lại là một sợi dây nối kết tình thân ái giữa tôi và anh Nhất Tuấn – bào huynh của anh Phạm Huấn.
Khi bài thơ “Tiếc” xuất hiện trên trang web văn học, anh Nhất Tuấn nói sẽ chuyển bài thơ đến chị Minh Hà – vợ anh Phạm Huấn. Ô hay, cái vòng quay thời gian đã tạo nên mối ân tình huyền diệu giữa những tấm lòng mang ơn chữ nghĩa.
Mà chữ nghĩa cũng lạ, có gì đó rất quen quen giữa 2 bài thơ: “Thăm Người Lính Cao Nguyên” (Nhất Tuấn – 1964) và “Chiều Trên Cao Nguyên” (Cao Nguyên – 2004).
Bốn mươi năm, lịch sử chuyển dịch qua mấy chặng đường, mà chữ nghĩa vẫn một mạch đi “Đây có những người trai / Của núi rừng đất đỏ” của ngày xưa, và nay nghe “gió reo lời hát / ngỡ tiếng bạn về / từ cõi trăm năm”!
Một Mở / Một Kết – Hai tâm hồn đồng điệu viết một tình khúc chứa cả bi và tráng của một thời mình đi qua trên vùng đất còn da diết nhớ :
Thăm Người Lính Cao Nguyên
Chiều muộn, lên rừng núi
Thăm anh lính cao nguyên
Mây đồi xa giăng khói
Chìm dần trong mưa đêm
Đây có những người trai
Của núi rừng đất đỏ
Ba lô nặng trĩu vai
Từng hành quân gian khổ
Hết ở “Pla-tô J”
Lại sang miền “Dak-sut”
Bụi nhòa bộ treillis
Thân run trong giá buốt
Vì dân anh diệt cộng
Nào sá gì lầm than
Chết cho mọi người sống
Đem thân giữ giang san
Đêm nay mưa rừng bay
Thăm nhau trong chốc lát
Ta cùng tay nắm tay
Tìm vui trong điệu hát
Rồi thanh bình trở lại
Có những người em thơ
Chờ anh về tâm sự
Cho trọn niềm ước mơ
Nhất Tuấn
(“Truyện Chúng Mình” I. 1964)
@
Chiều Trên Cao Nguyên
Chiều trên cao nguyên
gió reo lời hát
ngỡ tiếng bạn về
từ cõi trăm năm
Bạn từng một thời
trong đêm nước mắt
mời rượu tiễn người
vào đất lạnh căm
Chiều trên cao nguyên
sương mù rớt vội
quyện phấn thông vàng
khỏa dấu chân quen
Lòng ta đi qua
từng con dốc sỏi
trên đường về làng
nỗi nhớ gọi vang
Chiều trên cao nguyên
giăng hàng phố mới
đêm ta về đâu
tìm lối trăng xưa
Lối chờ, lối đợi
hoa lá giao mùa
chừ xa vời vợi
gót hồng đón đưa
Cao Nguyên
(tháng ba 2004)
Cám ơn anh Nhất Tuấn, nhờ dòng thơ anh, tôi có thêm một mối ân tình.
*************
Phạm Huấn – Nhà Báo Quân Ðội
Phạm Huấn là một nhà báo quân đội và trong “Bộ Biên Tập Diều Hâu”.
Thành viên Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên và 2 Bên, đặc trách về Báo Chí, khi Hiệp Định Paris 1973 được ký kết.
Chủ tịch Hội Phóng Viên Chiến Tranh Việt Nam, 1972-1975.
Chủ tịch Hội Phóng Viên Chiến Tranh Việt Nam, 1972-1975.
Nhà báo Quân đội Phạm Huấn tại Hạ Lào năm 1971. Photo courtesy of Hung Pham
Tác giả đã theo học Trường Võ bị Đà Lạt năm 1956, Trường Đại Học Quân Sự năm 1963.
Và cá Trường Quân sự tại Hoa Kỳ: Infantry School (Fort Benning, GA, 1958), Civil Affairs School (Fort Gordon, GA) và Special Warfare School (Fort Braggs, NC, 1965).…
Vị Sĩ quan cấp tá duy nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà mặc quân phục đứng giữa thủ đô Hà Nội tháng 2 năm 1973 nhân ra Bắc dự khán và tuờng trình việc trao đổi tù binh Mỹ là thiếu tá Phạm Huấn đã vĩnh viễn ra đi tại San Jose, để lại tiếc nhớ cho bạn bè, đồng đội.
Phạm Huấn “Rock Hudson”
Khi chia sẻ cảm nghĩ,cảm tình với Phạm Huấn nhà văn Hoàng Hải Thủy hiện đang sinh sống với gia đình tại Virghinia đã cho biết một số chi tiết:
“Phạm Huấn, năm 1960 lúc đó mới thiếu úy hay trung úy gì đó thôi. Hắn ta đẹp trai, đẹp trai nhất trong bọn chúng tôi đó, trắn trẻo, mà đời sống sạch sẽ. Ở trong quân đội không có tiếng tăm gì. Có một thời gọi Phạm Huấn là Rock Hudson, theo như tên của tài tử đẹp trai của Hollywood. Chỉ có một cái đau thương và buồn đó là, người ta mỗi người có một cái số, không thể nói trước được cuộc đời con người sau này sẽ ra làm sao.
Cái mà tôi muốn nói bị cái bệnh AlZeimer thì mấy năm sau yếu đuối, cái đó thật là đau thương mà chúng tôi không nói trước được, bây giờ mất rồi thì cũng chỉ than thở thế thôi cứ so tôi với Phạm Huấn thôi thì Phạm Huấn, đáng nhẽ số phải khỏe mạnh, phải hơn tôi mới phải chứ vì Phạm Huấn không có ăn chơi sa dọa. Tôi với Phạm Hậu thì bằng tuổi nhau.
Phạm Hậu, Phạm Huấn, Phạm Hùng rồi Phạm Long, Phạm Long kẹt lại, có một thời gian tù với tôi cùng trại ở số 4 Phan Đăng Lưu những năm1977-80 có 3 người trong 4 anh đó đi sang Mỹ trước là Pham Hậu, Phạm Huấn, Phạm Hùng và một cô em nữa đi qua Mỹ trước, Phạm Long bị ở tù, sau này mới đi được.
Khi Phạm Huấn còn sống thì tôi cũng có quyển đó mà tôi không thấy xúc động gì nhưng khi Phạm Huấn mất một cái, tôi mở ra tôi xem thì tơi thấy cái hình Phạm Huấn, đứng chụp, trong quân phục mà giữa lòng thành phố Hà Nội, tự nhiên tôi thấy xúc động.
Tôi lại có cái duyên mới đây tôi lại có quyển Một Ngày ở Hà Nội hồi ký năm 1973, Phạm Huấn cùng với Phan Nhật Nam và Dương Phục lá 3 sĩ quan Việt Nam đã đi trên một cái máy bay của Ủy Ban Liên Hợp 4 bên về Hà Nội chứng kiến cuộc trả tù binh đợt thứ hai ở Gia Lâm ngày hôm đó.
Khi Phạm Huấn còn sống thì tôi cũng có quyển đó mà tôi không thấy xúc động gì nhưng khi Phạm Huấn mất một cái, tôi mở ra tôi xem thì tơi thấy cái hình Phạm Huấn, đứng chụp, trong quân phục mà giữa lòng thành phố Hà Nội, tự nhiên tôi thấy xúc động.
Và tôi thấy rằng trong 30 năm chúng ta chiến đấu chống cộng sản mà tôi uớc lượng là sĩ quan của chúng ta, từ thiếu úy cho đến cấp tướng, tôi không biết rõ bao nhiêu nhưng có thể 7, 8 chục ngàn đến 100 ngàn gì đó mà chỉ có một Phạm Huấn thôi là đã mặc bộ quân phục, lúc đó Phạm Huấn Thiếu Tá.
Mặc quân phục sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà đứng chụp ảnh ở giữa lòng thành phố Hà Nội. Tôi không thấy ảnh của Phan Nhật Nam, tôi không thấy ảnh của Dương Phục, tôi chỉ thấy ảnh đó, cái ảnh đó làm tôi xúc động và tôi có viết bài về đó và sẽ viết một bài về Phạm Huấn về Hà Nội và nhìn thấy những sĩ quan tù binh Mỹ bị gaim ở Hỏa Lò và cảm nghĩ ra làm sao và tôi sẽ viết một bài.”
Cuốn hồi ký “Một Ngày Ở Hà Nội”
Cũng như nhà văn Hoàng Hải Thủy, điều gây ấn tượng mạnh cho nhà báo Đào Trường Phúc, hiện đang lo chăm sóc tuần báo Phố Nhỏ thì đó là cuốn “Một Ngày Ở Hà Nội”, một hồi ký được viết ngay vào ngày 19 tháng 2 năm 1973 sau khi một số quân nhân Việt Nam ra Bắc trong sứ mạng trao đổi tù binh Mỹ.
Cuốn sách đó được tái bản tại Mỹ năm 1984, nhà thơ Đào Trường Phúc đọc lại và cho biết vẫn còn giữ được ấn tượng đặc biệt khi ông đọc ban đầu bởi vì theo ông “ Một ngày ở Hà Nội” viết bởi một ký giả chiến trường kỳ cựu, không hề nói đến súng đạn chết chóc mà vẫn còn đầy đủ giá trị của một tài liệu sống thực và thâm thúy về chiến tranh Việt Nam.
Năm 1973, Phạm Huấn chứng kiến sự kết thúc cuộc chiến đối với Mỹ, khẳng định ngay tức khắc rằng đối với người Việt cuộc chiến chưa thể chấm dứt. Ba mươi năm sau ngày đất nước bị cưỡng chiếm, tình trạng chỉ thay đổi trên bề mặt, nhưng bản chất cuộc chiến vẫn còn nguyên như thế.
Và vì lý do đó, tác giả Đào Trường Phúc cho hay khi ông ngồi đọc lại những giòng ghi chép của Phạm Huấn trong “Một Ngày Ở Hà Nội”, ông đã đọc lại với tất cả cảm xúc còn nguyên vẹn như mấy chục năm về trưÔng cho biết không nhớ chính xác đã quen nhau từ ngày nào nhưng dễ cũng có hơn nửa thế kỷ, và cho hay đầu thập niên 1960, Phạm Huấn đã phục vụ tại Phòng Báo Chí, Cục Tâm Lý Chiến, khi ấy ông vừa rời bỏ chức Đại Đội Trưởng Đại Đội Văn Nghệ vùng 1 đồn trú tại Quảng Ngãi.Từ Việt Nam khi được tin người em của ông Phạm Huấn báo tin Phạm Huấn đã “Về với Chúa”, nhà văn Văn Quang trong bài viết mang tựa đề phóng viên chiến trường năm xưa đã ra đi đã ghi lại một vào hoài niệm thuở Phạm Huấn đóng phim Ngàn Năm Mây Bay dựa trên một chuyện dài của Văn Quang.
Nỗi gian khổ của phóng viên chiến trường
Phạm Huấn có lẽ yêu đời phóng viên nên xin về làm báo quân đội. Phạm Huấn từng nói với nhà văn Văn Quang “sẵn sàng đi bất cứ chiến trường nào chứ không muốn ngồi bàn giấy làm biên tập viên.”. Câu nói này đưa ra vào lúc chiến trường sôi bỏng khắp nơi.
Nhân bài viết của Văn Quang đăng trên báo chí Việt Ngữ hải ngọai cuối tuần này về Phạm Huấn, những người ngoài quân đội và không ở trong giới truyền thông và phóng viên chiến trường thời trước, mới biết được thêm sự gian khổ của các ê kíp phóng viên chiến trường trong khi được cử đi viết tin trong 4 vùng chiến thuật. Họ đều có những nỗ lực và sức chịu đựng cao vì phần lớn các phóng viên chiến trường trẻ ngoài gian khổ còn “đều rách như cái mền”
Quan hệ giữa nhà văn Văn Quang và phóng viên chiến trường Phạm Huấn thân đến độ gọi nhau là mày mày tao tao được, nên trong một phần gợi lại kỷ niệm, ông Văn Quang gợi nhớ cả con người hào hoa của Phạm Huấn.
Sau những giây phút căng thẳng trên chiến trường, Phạm Huấn trở về thành phố Sài Gòn “rũ áo phong trần, khoác áo hào hoa, thấy dáng thư sinh công tử của Phạm Huấn, không ai nghĩ ông mới thoát chết trên đại lộ kinh hoàng với hai đồng nghiệp Dương Phục và Thanh Thủy.
Phạm Huấn được rất nhiều bông hoa hương sắc của Sài Gòn ngày xưa đem lòng ái mộ. Trên phương diện một phóng viên chiến trường thì theo lời nhà văn Văn Quang, tháng 2 năm 1973, Phạm Huấn, Phan Nhật Nam, Dương Phục đi theo phái đoàn ra Hà Nội làm phóng sự trao tra tù binh đợt 2 diễn ra tại phi trường Gia Lâm.
Vào thời gian đó Hà Nội đối với người dân Miền Nam hoàn toàn xa lạ cho nên việc có dịp ra Hà Nội là chuyện hầu như không thể xảy ra. Toàn bộ bài tường thuật được đưa lên đài Phát Thanh Quân Đội. Phóng sự đặc sắc được thính giả đón nhận nồng nhiệt khiến Đài Phát Thanh Quân Đội phải phát lại đến 3 lần nữa.
Thưa chúng tôi cũng đã sống với anh Phạm Huấn, những cái ngày của tháng 2, tháng 3 năm 1973, những người ký giả đầu tiên ra miền Bắc tại Hà Nội trong lần trao trả tù binh Mỹ theo Hiệp Định Paris và anh đã vẽ nên một cái thực trạng, anh đã báo động cho miền Nam biết qua phóng sự “Một Ngày Tại Hà Nội”, đó là một thành phố vô tính, thành phố không có tính người.
Sau này khi sang đến Mỹ, cựu phóng viên chiến trường Phạm Huấn còn viết thêm 4 cuốn sách nữa về Việt Nam, đó là: – Triệt thoái Cao Nguyên năm 1987 – Những Trận Đánh Lớn Trước Khi Mất Miền Nam năm 1988 – Điện Biên Phủ 54- Ban Mê Thuột 75 (1988) và – – Trận Hạ Lào (1990).
Nhà văn Văn Quang ghi nhận một đời sống thật ý nghĩa nơi Phạm Huấn, một người mà ông cho rằng với 5 tác phẩm đã để lại, thế hệ sau này sẽ có dịp nhìn rõ hơn những điều sống động, xác thật đã và đang xảy ra trong lịch sử dân tộc mình. Văn Quang cho rằng không phải ai cũng làm được điều như thế. Người phóng viên chiến trường năm xưa đã ra đi, nhưng những gì để lại vẫn còn sống mãi.
Bức chân dung thật của Hà Nội
Tình chiến hữu và sự yêu mến của những đồng đội dành cho Phạm Huấn rất lớn, đã được tác giả Mùa Hè Đỏ Lửa Phan Nhật Nam một phóng viên chiến trường nổi tiếng trong bài viết tiễn đưa người quá cố như sau: “Chúng tôi, những người bạn của anh Phạm Huấn đang ở San Jose.. Anh Huấn không phải là niên trưởng, mà là người bạn lớn của chúng tôi, những người làm báo, những người làm phóng viên chiến trường của miền Nam ngày trước.
Chúng tôi đã chứng kiến anh những cái ngày đẹp nhất năm 1962 khi anh làm phóng sự cho ngày lễ mãn khoá khoá 16 trường Đà Lạt, chúng tôi sống với anh những ngày năm 1970 khi tấn công qua Kampuchia, chúng tôi sống với anh năm 1971 Lam Sơn 719 đánh qua Hạ Lào. Chính năm này, phóng viên chiến trường Phạm Huấn, đã nói lên tiếng nói của người lính miền Nam với Phó Thủ Tướng Trần Văn Hương.
Thưa chúng tôi cũng đã sống với anh Phạm Huấn, những cái ngày của tháng 2, tháng 3 năm 1973, những người ký giả đầu tiên ra miền Bắc tại Hà Nội trong lần trao trả tù binh Mỹ theo Hiệp Định Paris và anh đã vẽ nên một cái thực trạng, anh đã báo động cho miền Nam biết qua phóng sự “Một Ngày Tại Hà Nội”, đó là một thành phố vô tính, thành phố không có tính người.
Hơn thế nữa, anh là một người báo động cho miền Nam sự bức tử của cao nguyên, sau cái buổi họp 14 tháng 3 năm 1975 tại Cam Ranh và ông Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên đã rút ra khỏi Tây Nguyên trong khi đang tăng viện Phước An và trên cái chiếc tàu bay khi đến Phước An ngày 12 tháng 3.
Anh Phạm Huấn là người đã chuyển lệnh đến chuẩn tướng Trường, Tư lệnh Sư Đoàn 23 để rút khỏi Phước An đi về Khánh Dương, rút khỏi Khánh Dương chuyển về Dục Mỹ và lần lần là cuộc bức tử Tây Nguyên và anh Pham Huấn chính là người báo động lần bức tử của miền Nam.
Thưa quý vị thính giả, thưa tất cả các bạn, chúng tôi là những người lính, chúng tôi là những người dụng văn để viết nên những cái chữ, về người lính, về cuộc chiến và tôi nghĩ rằng, trong 40 năm qua, anh Phạm Huấn hơn là một người phóng viên của chiến trường, anh đã báo động cho chúng ta biết, những cái lần bức tử Huế.
Anh đã vẽ ra chân dung thật của Hà Nội, anh cũng là người cộng tác báo Diều Hâu, thật sự ra chỉ là hai cá nhân Phạm Huấn và Nguyễn Đạt Thịnh, hợp cùng với kẻ sĩ của miền Nam, cụ Trần Văn Hương và thiếu tuớng Nguyễn Văn Hiếu để đưa vụ án tham nhũng lớn nhất của miền nam tức vụ án của Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội ra trước ánh sáng.”
Lễ tiễn biệt
Bạn bè của Phạm Huấn tứ xứ và khắp nơi trên đất Mỹ đã đổ về San Jose để có dip từ giã Phạm Huấn. Lễ cầu hồn cho Phạm Huấn được cử hành trong thể vào lúc 2 giờ chiều ngày Thứ Bảy tại thánh đường St Patrick ở thành phố San Jose, Bắc California. Và tiếp sau đó là Lễ Hỏa Táng theo ý gia đình.
Tình gia đình, tình đồng đội, tình bạn được bào đệ của người nằm xuống là Phạm Hùng trong điếu văn tiễn biệt nêu lên như điều đáng yêu nhất của ngừi đã khuất, ông nói:
“Triết lý sống của Pham Huấn giản dị như con người của anh, anh luôn tâm niệm không bỏ anh em, không bỏ bạn bè, vì vậy trong suốt cuộc đời của anh, anh đã làm con, làm cha, làm chồng, làm em, làm thuộc cấp, làm thượng cấp nhưng tôi nghĩ, vai trò anh xuất sắc nhất là làm bạn. Anh đối xử với mọi người bằng thứ tình người chân thật.”
© 2005 Radio Free Asia