Hai phái đoàn Mỹ-Trung Cộng đàm phàn thuế quan tại Geneva ngày 11/05/2024
Cả hai bên Hoa Kỳ và Trung Cộng đều hoan nghênh lệnh hoãn thuế quan tạm thời, theo đó cắt giảm thuế của Hoa Kỳ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Cộng xuống còn 30%. Tương ứng, Trung Cộng sẽ giảm thuế hàng hoá của Mỹ xuống 10%. Tuy vậy, các nhà phân tích kinh tế cho biết các vấn đề cơ bản vẫn còn tồn tại chưa giải quyết.
Bộ Trưởng Tài Chánh Hoa Kỳ Scott Bessent và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer cho biết vào ngày 12/05 rằng: Trung Cộng và Hoa Kỳ đã đồng thuận giảm thuế quan đối với hàng hóa của nhau trong 90 ngày, đưa ra lệnh hoãn tạm thời đối với cuộc chiến thương mại có nguy cơ gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu và làm rạn nứt ngày càng lớn ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất và nhì thế giới.
Bộ Trưởng Tài Chánh Scott Bessent và đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer cho biết hôm thứ Hai (12/05), sau các cuộc đàm phán vào cuối tuần tại Genève với một phái đoàn Trung Cộng do Phó Thủ tướng He Lifeng (Hà Lập Phong) dẫn đầu, rằng thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng hóa Trung Cộng sẽ được giảm từ 145% xuống còn 30%. Phía Trung Cộng cho biết sẽ giảm thuế quan chung đối với các sản phẩm của Mỹ từ 125% xuống 10%. Sự cắt giảm này sẽ có hiệu lực vào thứ Tư (14/05).
Thị trường chứng khoán trên khắp châu Á tăng vào thứ Hai khi nhận tin tức về kết quả các cuộc đàm phán Mỹ-Trung đã dỡ bỏ một phần thuế quan. Nhưng các nhà phân tích và cảnh báo rằng thông báo này vẫn chưa đạt được thỏa thuận thương mại mà chỉ là khởi đầu cho nhiều vòng đàm phán tiếp theo.
Một tuyên bố chung do Toà Bạch Ốc và Bộ Thương mại Trung Cộng đưa ra cho biết hai nước đã đồng thuận tạm dừng trong 90 ngày theo “tinh thần cởi mở lẫn nhau, tiếp tục đàm phán, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau”.
“Sự đồng thuận từ của hai phái đoàn vào cuối tuần này là thực sự không bên nào muốn tách rời, và những gì đã xảy ra với mức thuế quan rất cao này tương đương với lệnh cấm vận thương mại, và không bên nào muốn điều đó xẩy ra”, Bộ Trưởng Bessent cho biết trong một cuộc họp báo ở Genève. Ông nói: “Chúng tôi muốn có thương mại. Chúng tôi muốn thương mại cân bằng hơn và tôi nghĩ cả hai bên đều cam kết đạt được điều đó”, đồng thời nói thêm rằng chính quyền TT Trump sẽ thúc đẩy Trung Cộng mở cửa hơn với hàng hóa của Hoa Kỳ vì thặng dư thương mại của Trung Cộng với Hoa Kỳ đã vượt quá 100 tỷ USA vào năm 2024.
Ông Greer cho biết hai bên đã đồng thuận tạm dừng để tiếp tục đàm phán, điều mà “cả Trung Cộng và Hoa Kỳ đều cam kết”, nhưng không đưa ra chi tiết về cách giải quyết về các vấn đề cơ bản.
Bộ Thương Mại Trung Cộng đã nhắc lại vào thứ Hai rằng cuộc họp là “bước đầu tiên quan trọng” để giải quyết những bất đồng. Trong một tuyên bố, Trung Cộng kêu gọi Hoa Kỳ “hoàn toàn sửa chữa sai lầm của thuế quan đơn phương, hợp tác để đưa thêm sự chắc chắn và ổn định vào nền kinh tế toàn cầu”.
Theo thỏa thuận, Trung Cộng sẽ đình chỉ hoặc hủy bỏ biện pháp trả đũa như hạn chế xuất khẩu đất hiếm và đưa hàng chục công ty Hoa Kỳ vào trong danh sách đen.
Các mức thuế quan khác được áp dụng trong cuộc chiến thương mại của Tổng Thống Donald Trump với Trung Cộng trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông như mức thuế 20% được ban hành vào tháng 2/2025 vì những gì mà tổng thống Trump cho là Trung Cộng không ngăn chặn được các hóa chất liên quan chất fentanyl đến Hoa Kỳ còn được áp dụng. Cũng như thuế quan của Trung Cộng đối với các nông phẩm của Hoa Kỳ nhằm trả đũa cho mức thuế mà Trump đã tăng với fentanyl, cũng còn áp dụng.
Các cuộc đàm phán cuối tuần diễn ra sau nhiều tháng thù địch về kinh tế đã làm xáo trộn thị trường toàn cầu và đe dọa ngưng hoạt động thương mại giữa hai nước xuất khẩu và tiêu thụ lớn nhất thế giới.
Thỏa thuận này, mặc dù chỉ là tạm thời, nhưng nó đánh dấu thiện chí đầu tiên nhằm hạ căng thẳng đã gia tăng kể từ khi Trump nhậm chức vào 20/01/2025 và gần như ngay lập tức bắt đầu áp thuế đối với Trung Cộng.
Kể từ đó, Trump và Tập Cận Bình đã tham gia vào cuộc đá gà thuế quan, trong đó cả hai bên đều leo thang thuế quan ngày càng cao và bên kia đáp trả tương xứng.
Hoa Kỳ đã áp mức thuế tối thiểu 145% đối với hàng hóa Trung Cộng trong khi Trung Cộng trả đũa thuế đối với các sản phẩm của Mỹ lên 125% và hạn chế xuất khẩu các nguyên liệu sản xuất quan trọng như đất hiếm, bao gồm những nguyên liệu cần thiết để chế tạo máy bay không người lái quân sự, đồ điện tử cao cấp và dược phẩm.
Các vấn đề cơ bản vẫn còn
Các nhà phân tích cho biết tuyên bố chung hôm thứ Hai đã hạ căng thẳng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, nhưng không làm thay đổi được xu hướng chung của mối quan hệ đang xấu đi giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ như tiến gần đến một sự cắt đứt liên hệ kinh tế giữa Mỹ-Trung.
“Đàm phàn 11/05 như là một mặc cả trong cuộc ly hôn, sự chia rẽ vẫn còn”, Bà Alicia Garcia-Herrero, trưởng kinh tế của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại ngân hàng đầu tư Natixis, cho biết rằng: “Thỏa thuận chưa phải là giải pháp. Đây là cách làm dịu sự căng thẳng, chỉ để diễn ra chậm hơn và ít tốn kém hơn. Cuộc họp này về cơ bản là một điêu đáng chú ý, cho là thành công, nhằm tránh suy thoái kinh tế toàn cầu”.
Thay vào đó, thông báo của Thứ Hai đã đánh tín hiệu mở đường cho sự đàm phán cấp cao nhất có thể giữa Trump và Tập. Tại thời điểm đó, một thỏa thuận thương mại và chấm dứt cuộc chiến thuế quan mới khả thi.
“Đây là bước ngoặt lớn sau khi Hoa Kỳ phát động cuộc chiến thuế quan dối với Trung Cộng kể từ khi Trump lên nắm quyền trở lại vào ngày 20/01”, Song Guoyou, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Đại học Fudan ở Thượng Hải cho biết.
Tổng Thống Trump và chủ tịch Tập Cân Bình không gặp hoặc nói chuyện với nhau khi ông Trump trở thành tổng thống vào tháng 1/2025. Gần đây, ông Trump đã nói rằng Tập cần phải thể hiện hành động trước về đám phán thuế quan khi cuộc thương chiến bắt đầu.
Song Guoyou nói về cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo hiện nay có nhiều hy vọng xảy ra ông cho biết: “Bây giờ, sau các cuộc đàm phán, thực sự có một tia hy vọng mới cho cuộc gặp gỡ giữa TT Trump và Tập”.
Cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng
Alfred Wu, một chuyên gia về chính trị Trung Cộng tại Đại học Quốc Gia Singapore cho biết: “Tuyên bố chung hôm thứ Hai cho phép cả hai bên Mỹ-Trung Cộng đều tuyên bố chiến thắng”.
Trung Cộng nói rằng họ là “một thế lực toàn cầu lành tính đang cố gắng thúc đẩy thương mại” trong khi Trump có thể tuyên bố rằng ông đã cứng rắn và buộc Trung Cộng phải tham gia đàm phán. Alfred Wu nói. “Đây là một thỏa thuận được thực hiện, nhưng tôi nghĩ không thể mong đợi nó sẽ diễn ra suôn sẻ nhanh như thế”.
Bộ Trưởng Tài Chánh Bessent của Hoa Kỳ nói với các phóng viên hôm thứ Hai rằng hai bên đã có các cuộc thảo luận “mạnh mẽ” và “tương tác cá nhân rất tốt”, và cho biết cảnh đẹp Hồ Genève cũng giúp ích cho việc thư giản không ít.
Phó thủ tướng Trung Cộng, đã gọi các cuộc họp là “bước đầu tiên quan trọng” đặt nền tảng cho việc giảm căng thẳng giữa hai nước vào Chủ Nhật (11/05)”
Tổng Thống Trump đã ca ngợi tiến trình của các cuộc đàm phán vào Chủ Nhật (11/05) đã đăng trên trang mạng xã hội True Social của mình: “Nhiều điều đã được thảo luận, nhiều điều đã được đồng thuận. Một cuộc thiết lập lại hoàn toàn được đàm phán theo cách thân thiện, mang tính xây dựng”.
Những tuyên bố này thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ về tông điệu khoa trương trong những tháng gần đây.
Các quan chức Trung Cộng đã nhiều lần cam kết “chiến đấu đến cùng” trong khi coi Trung Cộng là người bảo vệ thực sự của thương mại toàn cầu, gần đây đã dịu giọng sau khi TT Trump nói rằng ông hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận với Tập.
Các nhà phân tích cho biết sự thay đổi này có khả năng xảy ra vì cuộc chiến thương mại đang gây thiệt hại cho cả hai nền kinh tế Mỹ-Trung.
Ngay cả trước khi cuộc chiến thương mại bắt đầu, nền kinh tế Trung Cộng đã phải chịu đựng tình trạng thất nghiệp dai dẳng, chi tiêu người dân sút giảm và cuộc khủng hoảng giảm phát đang rình rập.
Một dữ liệu được công bố vào thứ Bảy cho thấy chỉ số giá tiêu dùng của Trung Cộng đã giảm 0.1 phần trăm trong trong ba tháng liên tục, khi người tiêu dùng giới hạn chi tiêu thì các doanh nghiệp phải giảm giá để chiếm khách hàng đưa đến tình trạng giảm phát.
Tuy nhiên, xuất khẩu của Trung Cộng vẫn duy trì, một phần là do nước này vẫn đang bán hàng cho Hoa Kỳ bằng cách chuyển hàng qua các nước thứ ba, một hoạt động được gọi là xuất khẩu trung chuyển.
Tại Trung Cộng, truyền thông nhà nước đã tìm cách thổi phồng Trung Cộng là người chiến thắng trong các cuộc đàm phán tại Genève – chuyện này thường thấy của truyền thông những nhà nước Cộng Sản.
“Điều mà Hoa Kỳ thực nhìn ra lúc này là trân trọng thiện chí của Trung Cộng” dù một bài bình luận trên hãng thông tấn xã nhà nước Trung Cộng công bố sau khi các cuộc đàm phán kết thúc vào Chủ Nhật rằng: “Thiện chí và sự kiên nhẫn này có giới hạn và sẽ không bao giờ được sử dụng với những kẻ đàn áp và tống tiền chúng ta mà không ngừng lại hoặc không ngần ngại rút lại lời hứa của mình”.
Tin tổng hợp Reuters, Washington Post