KINH TẾ VIỆT NAM PHÁT TRIỂN RA SAO ?

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

 

Sơ đồ kinh tế của Việt Nam tính từng 3 tháng (Quý)

Lâu nay nghe nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đưa tin là kinh tế Việt Nam phát triển thần tốc đến năm 2045 sẽ trở thành một quốc gia tiến bộ và giàu mạnh với “Động lực mới cho phát triển kinh tế” do Tô Lâm đưa ra.
Theo kinh tế học thì GDP là thước đo nền kinh tế của một quốc gia để biết được kinh tế tăng trưởng hay suy thoái, môn kinh tế học có công thức để tính GDP = C + I + G + (X-M).
C = Sự tiêu dùng của người dân;
I = Đầu tư tại quốc nội và từ nước ngoài (FDI);
G = Chi tiêu của nhà nước;
X = Xuất khẩu (Export);
M = Nhập khẩu (Import).

Đó là công thức chung chung trong ngành kinh tế đối với những quốc gia có nền kinh tế ổn định. Với những nước mới phát triển. Sự định giá GDP rất phức tạp, như Việt Nam (VN) chẳng hạn, GDP của VN phụ thuộc vào 1) xuất khẩu hàng điện tử; 2) Xuất khẩu hàng may mặt và giày da; 3) Đầu tư nước ngoài (FDI); 4) Tiêu thụ nội địa; 5) Chi tiêu xây dựng hạ tầng cơ sở và kích thích kinh tế; 6) Xuất khẩu nông, lâm và ngư nghiệp.
Chúng ta tìm hiểu những lãnh vực kinh tế của Việt Nam để nhìn thấy tình hình kinh tế VN như thế nào? Có đúng lời rêu rao tuyên truyền của nhà nước CSVN hay không?

1) Hàng xuất khẩu điện tử:
Hàng xuất khẩu điện tử đóng góp lớn nhất vào GDP của Việt Nam. Năm 2024 xuất khẩu khoảng 132.3 tỉ USD (1)Nếu GDP của VN năm 2024 là 476.3 tỉ USD, thì hàng xuất khẩu điện tử chiếm gần 28% tổng số GDP.
Việt Nam có được hàng xuất khẩu điện tử là do các công ty đầu tư nước ngoài, VN chỉ nhận gia công lắp ráp xong đóng nhãn hiệu “Made In Vietnam” rồi xuất đi.
– Đứng đầu là hàng gia công lắp ráp điện thoại di động của hãng Samsung.
– Thứ nhì là gia công lắp ráp cho những công ty sản xuất máy vi tính của HP, Dell…
– Thứ ba là gia công lắp ráp board chính (Motherboard) cho các công ty điện tử đặc biệt là Intel. Lắp ráp từ các bộ phận điện tử rời (loose components) như nối dây giữa các mạch, gắn chip điện tử vào các socket (ổ cắm), hàn những mối dây dẫn điện theo sơ đồ (shematic) hướng dẫn sẵn.

Một công xưởng gia công lắp ráp điện tử tại Việt Nam (Ảnh: Internet)

2) Xuất khẩu hàng may mặt và giày da chiếm thứ nhì của GDP tại VN

Ngành may mặt và làm giày da của VN là gia công của hãng (Adidas, Calvin Klein, Tommy Hilfiger…) có nhiều công xưởng may mặt và đóng giày da có nhân công đến 100,000 người.
Muốn được lời, các công ty của VN phải nhập nguyên liệu làm ra sản phẩm với giá rẻ. Trung Cộng là nguồn cung cấp nguyên liệu lớn nhất chiếm đến 50-70% nhờ kề cận nên giao thông tiện lợi, gía rẻ và quen biết đầu mối. Thứ đến là từ Nam Hàn chừng 15-20%, Rồi Đài Loan và Nhật Bản chiếm tỉ lệ thấp, hầu hết là những nguyên liệu có phẩm chất cao, giá đắt.
Năm 2024, ngành may mặt xuất khẩu 44 tỷ USD, ngành giày da khoảng 27 tỷ USD, tổng cộng 71 tỷ USD. Nếu GDP của VN năm 2024 đạt 476.3 tỉ USD thì may mặt và giày da chiếm gần 15% của GDP.

Một phần đáng chú ở đây là phụ thuộc lớn vào Trung Cộng gây rủi ro chuỗi cung ứng vật liệu sản xuất của thương gia Việt Nam nếu vì những yếu tố chính trị hay xung đột ngoại giao!

3) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

FDI (Foreign Direct Investment) là đóng góp lớn thứ ba vào GDP của Việt Nam do nước ngoài vào đầu tư vì VN có nhân công rẻ và tiêu chuẩn xây dựng cơ sở sản xuất dễ dàng…
Lấy năm 2024 làm thí dụ thì có 114 công ty FDI nước ngoài có mặt tại Việt Nam, nâng tổng số đầu tư của FDI vào Việt Nam đến 38.23 tỉ USD chiếm 8.05% tổng số GDP của VN năm 2024. Chủ yếu các công ty FDI là thuê nhân công gia công lắp ráp điện tử, có một số ít FDI đầu tư vào ngành bất động sản và xây dựng hạ tầng cơ sở (thầu xây hệ thống giao thông, đường sắt, phi trường, bến cảng).
Lớn nhất FDI là Singapore với số vốn $10.21 tỉ USD chiếm 31.7%; Trung Cộng kể cả Hồng Kông là $5.01 tỉ USD chiến 14.4%; Nam Hàn $3.89 tỉ USD chiếm 12.47%, Nhật $1.73 tỉ USD chiến 6,5%…
Đặc điểm của FDI là Samsung, LG, Foxconn, Intel chiếm khoảng 90–95% hàng xuất khẩu điện tử từ VN. Các linh kiện điện tử đều nhập từ Trung Cộng, Nam Hàn và Nhật Bản. Tỷ lệ sản xuất hàng hoá điện tử có nguồn từ Việt Nam còn rất thấp, nếu không muốn nói là không có!

Đối với Hoa Kỳ, trong bảng FDI không có tên United State, dù công ty Intel của Mỹ tại Sài Gòn đem lời cho Việt Nam không nhỏ, tuy họ không mở rộng thêm tại Việt Nam vì hành chánh phức tạp (tham nhũng) và không đủ điện lực nên Intel chuyển hàng trăm tỷ USD đầu tư qua châu Âu vào năm ngoái. Tuy vậy, Intel cũ ở Sài Gòn vẫn còn hoạt động với 2.800 nhân viên.
Khi Joe Biden đến Hà Nội nâng ngoại giao Việt-Mỹ lên hàng “Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện” thì những công ty Meta, Boeing, Amkor, Warburg Pincus, Nvidia và GE Vernova đi theo để tiếp xúc với giới chức Việt Nam và muốn đầu tư vào Việt Nam.
Hiện các doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam đang hợp tác để nâng cao sản xuất giúp cho chuỗi cung ứng được bền vững ở thị trường tiêu dùng Hoa Kỳ.

Công ty đóng giày tại Việt Nam (ảnh: internet)

4) Tiêu dùng nội địa:

Kinh tế định giá GDP trên sức tiêu dùng nội địa (sức mua sắm của người dân) đóng góp khá cao, hơn 50% tổng số GDP. Đây là số phần trăm quan trọng. 

Nhưng tại Việt Nam người tiêu dùng không trực tiếp mua sản phẩm từ người Việt làm ra mà mua hàng của Trung Cộng rất nhiều, do đó không đóng góp thiết thực cho nền kinh tế VN.
Muốn tăng trưởng tiêu dùng nội địa thì người dân phải có tiền, thế nên sự tăng trưởng lớp trung lưu sẽ giúp mở rộng thị trường nội địa. Hiện nay lớp trung lưu tại Việt Nam theo AI (Artificial Intelligence) cho biết vào năm 2024 chiếm 17% (tức 17 triệu người). Đó không phải là số dân trung lưu đông đảo vừa đủ có thể làm gia tăng GDP của Việt Nam!
Hiện nay, tình trạng kinh tế bấp bênh, chính trị không ổn định, thuế quan đối ứng của Mỹ đánh cao (46%) làm cho người tiêu dùng ở VN hoang mang nên sự  chi tiêu bị khựng lại, họ không dám bỏ tiền mua sắm, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng GDP.

5) Chi tiêu vào xây dựng hạ tầng cơ sở và kích thích kinh tế

Xây dụng cơ sở hạ tầng (ảnh: internet)

Việt Nam muốn thu hút FDI buộc phải mở rộng các cơ sở hạ tầng như giao thông đường bộ, đường cao tốc, hải cảng, phi trường, điện lực. Các dự án này phải bỏ ra cả hàng trăm tỉ USD để đầu tư. Nhà nước buộc phải bỏ tiền để xây dựng. Thứ hai, gặp lúc kinh tế khủng hoảng nhà nước buộc phải xuất tiền từ ngân hàng trung ương phát cho dân để kích khích tăng trưởng kinh tế (economic stimulus) như trong đại dịch Covid-19, TT Trump và TT Biden đều phát không cho người dân tiền để mua sắm, đó là cách kích thích kinh tế.

Việc chi tiêu xây dựng hạ tầng cơ sở thì thâm lạm vào tăng trưởng của GDP, Còn nhà nước bỏ tiền kích thích kinh tế tại Việt Nam thì không có!

6) Xuất khẩu nông, lâm và ngư nghiệp

Xuất khẩu nông, lâm, ngư nghiệp ra nước ngoài

Nước Việt Nam có gốc là nông, lâm và ngư nghiệp từ ngàn xưa vốn ổn định xã hội và an ninh lương thực, một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng như gạo, cà phê, hạt điều… do Việt Nam làm ra. Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều gỗ lấy từ rừng Trường Sơn; Việt Nam cũng tiếp giáp với bờ biển Thái Bình Dương hàng ngàn dặm và ngư phủ lên đến hàng triệu người, nhưng bị bản đồ “lưỡi bò 9 đoạn” Trung Cộng xâm chiếm ở Biển Đông nên ngư dân Việt Nam bị ngăn chặn không được ra đánh cá xa bờ làm thất thoát về ngư nghiệp khá lớn. Năm 2024 là nông, lâm, ngư nghiệp bán ra nước ngoài chừng 62.4 tỷ USD, năm 2024 chiếm khoảng 13.1% GDP cả nước.

Với tình trạng kinh tế Việt Nam như vậy, nhiều nhất là xuất khẩu hàng điện tử thì toàn là hàng lắp ráp gia công theo chỉ tiêu của của các công ty nước ngoài. Thứ đến là tiêu dùng nội địa thi người dân trong thời buổi này kinh tế bấp bênh nên ai cũng thủ tiền trong túi không dám phung phí, chỉ có một số du khách cũng không đóng góp cho GDP được là bao nhiêu. Hàng hoá xuất khẩu qua Mỹ thì như phần lớn lấy hàng từ Trung Cộng dán nhãn “Made in Vietnam” (theo điều tra của bộ Thương Mại Hoa Kỳ) bị Mỹ đánh thuế 46%, nếu có hạ thuế qua đàm phán thương mại Mỹ-Việt từ đây đến ngày hết gia hạn có thể sẽ còn lại 23%. Với thuế 23% cũng nguy hiểm cho GDP của Việt Nam.

Việt Nam là nước mới phát triển, đối diện với bức tranh kinh tế trông rất ảm đạm, chủ yếu là lấy công làm lời, chưa đi vào chủ động kinh tế, ý nói là nhờ đầu tư từ nước ngoài mới có. Nếu vì một lý do nào đó mà nước FDI không còn đầu tư nữa thì kinh tế VN đi về đâu? Đặc biệt những nước đầu tư nhiều vào VN phần lớn là “đồng minh” của Mỹ.

Nhìn vào công việc của Việt Nam đều là công việc gia công lắp ráp (low end), không có trong lãnh vực nhiên cứu và phát triển (Research and Development) trong ngành điện tử vì thiếu nhân lực. Cho nên nhà nước CSVN muốn lợi dụng nhân lực của người Việt tị nạn qua quyết định 1334 và kêu gọi hoà hợp hoà giải với người Việt hải ngại để chiêu dụ con em Việt Kiều có kinh nghiệm về ngành điện tử dùng làm nền tảng cho các công ty nước ngoài muốn vào đầu tư vào Việt Nam.

Ngày 11 tháng 5 năm 2025
Lê Thành Nhân


(1) https://chatgpt.com/c/682121fd-0454-800e-8ff0-7915fca18c23