Những vùng khai thác đất hiếm (Ảnh: internet)
Trung Cộng kiểm soát tới 70% sản lượng khai thác đất hiếm toàn cầu và 92% công đoạn chế biến đất hiếm thành nguyên liệu tiện dụng. Điều này khiến Mỹ và nhiều nước phương Tây lo lắng sẽ phụ thuộc vào chuỗi cung ứng đất hiếm từ Trung Cộng, đặc biệt là các loại đất hiếm khó tinh luyện: như dysprosium và terbium dùng trong lãnh vực quốc phòng.
Khi Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Cộng 145%, Bắc Kinh đã đáp trả 125%, ưu tiên siết chặt xuất khẩu đất hiếm qua Mỹ.
Trung Cộng xử dụng nó như một lợi thế và gây áp lực lên nền kinh tế Hoa Kỳ. Ở đó có nhóm 17 nguyên tố dùng trong sản xuất kỹ thuật công nghệ cao như điện thoại thông minh, xe điện, tua-bin gió, radar quân sự, và chip điện tử semiconductor.
Trung Cộng xem đất hiếm là “vũ khí chiến lược” giới hạn tối đa bán cho Mỹ để bắt bí, họ tưởng rằng Hoa Kỳ sẽ bị bế tắc. Nhưng không! Nó không gây hậu quả nghiêm trọng như Trung Cộng mong muốn bằng những phương pháp chế ngự khá hựu hiệu:
Nỗ lực có thể giảm phụ thuộc vào đất hiếm
Trước sự phụ thuộc lớn vào Trung Cộng, Mỹ đã đầu tư mạnh để phát triển chuỗi cung ứng đất hiếm trong nội địa. Bắt đầu từ năm 2020, Bộ Quốc Phòng Mỹ đã tài trợ 439 triệu USD để xây dựng các chuỗi cung ứng đất hiếm tại Hoa Kỳ với mục tiêu đến năm 2027 có thể cung cấp đất hiếm cho tất cả các yêu cầu quốc phòng của Mỹ. Các công ty như MP Materials và Phoenix Tailings của Hoa Kỳ đang mở rộng sản xuất đất hiếm giới hạn tối đa tổn hại môi trường.
Các nguyên tố đất hiếm mà không quá hiếm
Khi cuộc chiến thương mại giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ tiếp tục leo thang, Trung Cộng tức khắc phản ứng bằng cách xử dụng “vũ khí chiến lược” đất hiếm. Bằng cách hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Hoa Kỳ để xử dụng sản xuất điện tử tối tân, máy bay chiến đấu không người lái và tua-bin gió… Nhìn ra thì các hạn chế về đất hiếm của Trung Cộng có vẻ đáng sợ, nhưng thực tế không như vậy. Vì nó đã không hiệu quả trong quá khứ từ năm 2023 thì nay nó chẳng hề hấn gì.
Chuyện đất hiếm không phải vừa xẩy ra vào tán 4/2025 mà nó bắt đầu từ tháng 7/2023, khi Trung Cộng tuyên bố sẽ hạn chế xuất khẩu Gallium (Ga) và Germanium (Ge), hai loại nguyên liệu quan trọng được xử dụng để sản xuất pin mặt trời và chất bán dẫn semiconductor. Hai năm tiếp theo (2024-2025), Trung Cộng lại gây sức ép thêm là giới hạn xuất khẩu đất hiếm sang Hoa Kỳ gồm antimon, than chì… Đầu tháng 4/2025, Trung Cộng trả đũa thuế đối ứng của TT Trump hạn chế 7 nguyên chất đất hiếm để tiếp tục bóp nghẹt các công ty kỹ nghệ Hoa Kỳ.
Các biện pháp giải quyết:
Trong ngắn hạn, các công ty cần những loại đất hiếm này thì có thể dựa vào các kho dự trữ hiện hiện có của Hoa Kỳ và của chính họ, hoặc thậm chí chuyển sang các thiết bị điện tử tái bào chế để tạm thời thay thế chúng. Song song việc làm này, Hoa Kỳ tăng cường khai thác trong nước để giảm bào chế những sản phẩm phụ thuộc vào đất hiếm, cả hai đều sẽ khiến vô hiệu hóa trò chơi “bắt bí”của Trung Cộng.
Giáo Sư Trường Mỏ Colorado, Ian Lange, cho biết: “Trung Cộng chỉ có một cơ hội xử dụng vũ khí này và họ biết điều đó”.
Hiếm nhưng không phải là không thể thay thế được
Trung Cộng trả đũa thuế quan của Trump kiểm soát mà Trung Cộng công bố vào đầu tháng 4/2025 bao gồm samari, gadolinium, terbi, dysprosi, luteti, scandi và ytri, 7 nguyên tố này từ đất hiếm mà ra. Tổng cộng có 17 nguyên tố đất hiếm, họ đã chọn 7 nguyên tố này vì chúng là một phần của một nhóm nguyên chất tinh luyện từ đất hiếm mà Trung Cộng kiểm soát nhiều hơn các loại khác.
Giám Đốc Chương Trình An Ninh Khoáng Sản Quan Trọng tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế bà Gracelin Baskaran cho biết: “Sự độc quyền đó đã được xây dựng trong nhiều thập niên do Trung Cộng tạo ra một chuỗi cung ứng mạnh mẽ cho các loại khoáng sản này. Trong khi đó, phần còn lại của thế giới đã không khai thác đất hiếm vì gây ô nhiễm quá nặng nề. Bà Baskaran cho biết: “Trung Cộng khai thác gần như 100% lượng đất hiếm trên thế giới, điều đó có nghĩa là họ có lợi thế tuyệt đối”.
Tuy nhiên, điều tối quan trọng khác cần phải biết về đất hiếm hiện chúng được xử dụng trong nhiều loại sản phẩm khác nhau và chỉ cần xử dụng một lượng rất nhỏ như một nguyên liệu hỗ trợ. Năm ngoái, Hoa Kỳ đã nhập khẩu khoảng 170 triệu USD các nguyên tố đất hiếm gồm những loại mà Trung Cộng lúc đó chưa hạn chế xuất khẩu đến Hoa Kỳ.
Có lẽ một ứng dụng quan trọng nhất của các nguyên tố đất hiếm này là tạo ra nam châm giúp tăng cường độ bền của các kim loại động cơ điện ở nhiệt độ cao. Những nam châm này có thể được tìm thấy trong xe điện và các sản phẩm đã dùng trong máy hút bụi.
Ông Seaver Wang, giám đốc Khí Hậu và Năng Lượng, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Oakland, California cho biết: “Các nguyên tố đất hiếm được thêm nguyên liệu vào như thêm gia vị vào một nồi canh. Lượng nhỏ thêm vào nam châm để duy trì và nâng cao từ tính của nam châm ở nhiệt độ cao. Nó có khả năng chống ăn mòn và tăng tuổi thọ của nam châm”.
Ngoài việc thêm vào nam châm, các nguyên tố đất hiếm này cũng có thể làm cho kim loại cứng hơn, dùng tăng cường hệ thống radar và có thể điều trị ung thư. Nếu không có chúng, trong nhiều trường hợp, các mặt hàng công nghệ dùng nguyên tố đất hiếm sẽ không có cùng độ bền. Tuy vậy, có nó thì tốt hơn, thiếu nó thì đời sống (life time) sản phẩm ngắn hơn, ví dụ các tua-bin gió sẽ ngừng hoạt động sớm hơn 10 năm… có những bộ phận trong xe điện sẽ không bền.
Các nguyên tố đất hiếm sẽ có thể tìm cách khác để hoạt động khả thi đối với các công ty Hoa Kỳ. Ví dụ như bộ phận đất hiếm có mặt trong xe hơi là dùng cho động cơ tự động kéo cửa sổ lên/xuống khi bấm nút. Nó thay thế cửa sổ quay bằng tay quay.
Khẻ hở và giải pháp thay thế
Mẫu khoáng sản từ đất hiếm
Trước đây, năm 2023 các hạn chế về khoáng sản đất hiếm Trung Cộng bán qua Hoa Kỳ không hiệu quả lắm. Một lý do là các công ty Hoa Kỳ muốn mua khoáng sản đất hiếm có thể thông qua một quốc gia trung gian. Ví dụ như Bỉ là trung tâm tái xuất khẩu đã chuyển Germanium, một trong những khoáng sản mà Bắc Kinh lần đầu tiên hạn chế vào năm 2023 xuất khẩu từ Trung Cộng sang Hoa Kỳ. Liên Minh Châu Âu (EU) có nhiều nước có mối quan hệ thân thiện với Washington nhiều hơn Bắc Kinh, do đó những nước Trung Gian mua nguyên liệu của đất hiếm từ Trung Cộng rồi bán lại sang Mỹ với giá cao hơn một chút.
Chúng ta đã biết: “Bất cứ điều gì Trung Cộng đã làm vào năm 2023 đều không thực sự “bắt bí” được Hoa Kỳ, thì nay chẳng có đáng lo ngại chút nào!
Về lâu dài, các công ty có thể sáng tạo cách tìm ra các giải pháp để giải quyết tình trạng thiếu hụt khoáng chất từ đất hiếm. Ví dụ, công ty xe hơi Tesla đã công bố vào năm 2023 rằng họ đã giảm 25% việc xử dụng nguyên liệu đất hiếm trong động cơ EV. Tesla có kế hoạch loại bỏ hoàn toàn nguyên liệu đất hiếm trong tương lai. Các chuyên gia kỹ thuật suy đoán rằng Tesla có thể chuyển sang các loại nam châm khác không phụ thuộc vào đất hiếm.
Các mỏ của đất hiếm Mỹ sẽ khai thác?
Không giống như việc sản xuất một nhà máy semiconductor tối tân, đòi hỏi phải xử dụng máy móc tinh vi và tài chánh hàng tỉ USD để xây dựng các nhà máy phức tạp với máy móc tinh vi, khoáng sản đất hiếm không khó sản xuất. Các kỹ thuật công nghệ liên quan đến việc khai thác và tinh chế đất hiếm đã hoàn thiện. Tại Mỹ và Canada đều có những nơi trữ lượng lớn đất hiếm. Nhưng việc khai thác đã bị hạn chế vì nó tạo ra ô nhiễm môi trường. Nên các công ty khai thác đất hiếm đã ngưng lại.
Trước đây, sản xuất khoáng sản đất hiếm tại Hoa Kỳ do bảo vệ môi trường đã bị chậm lại hoặc bị hủy bỏ; Điều đó không phải do những khó khăn về kỹ thuật mà vì bảo vệ môi trường.
Mỹ có thể cung cấp đầy đủ đất hiếm và tinh chế khoáng sản trở lại trên nội địa Hoa Kỳ chừng khoảng hai năm.
“Thật đáng chú ý khi Trung Cộng thực sự duy trì được những độc quyền khoáng sản quan trọng trong 20 năm qua”, Wang nói. “Nhưng tôi nghĩ rằng có lẽ chúng ta đang bắt đầu chuyển hướng để tránh đi vào bế tắc… Hiện Hoa Kỳ an tâm khi thấy sự hồi sinh của các ngành khai thác đất hiếm ở Bắc Âu, Úc, Canada, Hoa Kỳ và các nước châu Mỹ Latinh”.
Hoa Kỳ, ngày 1 tháng 5 năm 2025
Lê Hoành Sơn sưu tầm