THÁNG BA-1975 (Jimmy Vũ Nhân)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of outdoors and text that says 'Cả nh Đồng Bào-Di Tán Ket Cứng Trên Tính Lo7B'

May be an image of map and text

Tháng Ba…Tháng Có Những Thất Bại Nặng Nề Nhất Của Quân Đội VNCH, Trong Suốt Cuộc Chiến Chống CS Bắc Việt Xâm Lăng Hơn 20 Năm! Tháng Đẫm Máu Và Nước Mắt, Của Cuộc Triệt thoái Cao Nguyên! Để Từ Đó Dẫn Đến Cái Chết Đau Thương Của Việt Nam Cộng Hòa!
Trong đoàn người di tản, ước lượng trên 200 ngàn người, rời bỏ cao nguyên. Con số thiệt hại này, của CS, của phe thắng cuộc cung cấp, là 20 ngàn dân thường chạy nạn, bị lọt vào ổ phục kích, phần đông bị bắn giết và số ít, bị giữ lại ở Cheo Reo. (Đây là tội ác kinh hoàng! ghê tởm! Con vật cũng không xé xác đồng loại của chúng dã man như thế, chỉ có bọn CS mới đủ nhẫn tâm, tàn sát tàn bạo bằng đại pháo, B40, lựu đạn, súng to, súng nhỏ, bắn vào đoàn người di tản như thế, mà hầu hết là phụ nữ và trẻ em!)
4 Liên đoàn Biệt động quân, nhiều đơn vị của Sư đoàn 23 Bộ binh, Lữ đoàn 2 Thiết kỵ và toàn bộ pháo binh của Quân đoàn II của VNCH, đã bị bị xóa sổ hoàn toàn!
* Liên tỉnh lộ 7B, lót dầy đặc xác người, xếp đều như ngói và…máu lênh láng, chảy như suối!
Tháng Ba! Tháng Tràn Ngập Máu và Nước Mắt Đau Thương!
Nhắc lại về cuộc triệt thoái. Đương nhiên, chỉ huy cao nhất là Tư lệnh Quân đoàn II, Thiếu tướng Phạm Văn Phú. Trước đó, từ 10 đến 11 tháng 3, tướng Phú đã để mất Ban Mê Thuột. Do Ban Mê Thuột thất thủ, sáng 11 tháng 3, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu họp khẩn ở lầu 3 Dinh Độc Lập, với 3 vị cố vấn, là các ông Viên, Khiêm, và Quang.
Cuộc họp đưa đến quyết định rút bỏ toàn bộ Quân đoàn II khỏi Pleiku và Kontum, tái phối trí về vùng duyên hải, để chiếm lại Ban Mê Thuột. Thật ra, đây là chiến lược đã được bàn đến và đáng lẽ ra phải được khai triển sớm hơn.
3 ngày sau đó, ông Thiệu và 3 vị trên, tổ chức một cuộc họp lịch sử ở Cam Ranh.
Trong cuộc họp này, tướng Phú chính thức nhận lệnh triệt thoái. Ông có 72 tiếng để thi hành và hoàn tất cuộc triệt thoái!
Bên cạnh việc tái phối trí toàn bộ quân chính quy, tướng Phú phải để lại các lực lượng địa phương quân, nghĩa quân, của hai tiểu khu Pleiku và Kontum, để cầm chân địch. Người Mỹ cũng không được biết về toàn bộ cuộc chuyển quân này.
Để đi từ Cao nguyên về vùng duyên hải, tướng Phú có 3 lựa chọn. Thứ nhất, Quốc lộ 19 từ Pleiku chạy về Quy Nhơn là con đường ngắn nhất, thì đã bị cắt ít nhất 2 nơi, ở 2 bên đèo An Khê.
Thứ hai, Quốc lộ 21 từ Ban Mê Thuột về Nha Trang thì chắc chắn là không dùng được. Vì để chuyển quân từ Pleiku đến đường 21, phải theo Quốc lộ 14, xuống Ban Mê Thuột trước.
Mà Quốc lộ 14 đã bị Sư đoàn 320 Bắc Việt chiếm giữ, đóng chốt nhiều nơi.
Phương án cuối cùng là dùng Liên tỉnh lộ 7B, từ Pleiku qua Phú Bổn, xuống Phú Yên. Đây là con đường hẹp, rất xấu, đoạn cuối gần đến Tuy Hòa, còn bị quân đội Nam Hàn gài mìn chằng chịt.
Chưa kể đường 7B có hơn 10 cây cầu phải sửa chữa, đặc biệt có một đoạn qua sông Ba, phải bắt lại cầu dài gần 600m. Nhưng tướng Phú đề xuất với TT Thiệu, chọn con đường này để gây bất ngờ cho địch quân.
Đây là một phương án hợp lý của tướng Phú, cũng như tái phối trí khỏi Cao nguyên, là một chiến lược hợp lý của Tổng thống Thiệu.
Đại tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng Quân đoàn, đã cùng tướng Phú, hoàn thành kế hoạch triệt thoái ngay trong đêm 14.
Kế hoạch chia làm 3 giai đoạn rất rõ ràng. Tuy nhiên, việc thực thi kế hoạch vì thiếu tổ chức và sự bằng mặt, mà không bằng lòng, giữa các cấp chỉ huy trực tiếp, đã gây nên một thất bại thảm hại nhất trong cuộc chiến!
Ngày 15 tháng 3, các đơn vị Công binh xuất phát trước, để lo việc kiến thiết cầu đường. Tiếp theo các đơn vị Biệt động quân và Thiết giáp, di chuyển đến Cheo Reo, tỉnh lỵ của Phú Bổn, chờ làm xong cầu, sẽ băng qua.
Đáng tiếc trong 2 ngày từ 15 đến 17, dân thường ở Pleiku và Kontum đều biết kế hoạch triệt thoái, đáng lý ra phải được giữ tuyệt mật. Do đó, hàng vài chục ngàn dân, với hàng ngàn xe cộ, bỏ nhà cửa, chạy theo đoàn quân. Gây nên cảnh tắc nghẽn, ứ đọng từ Pleiku đến Cheo Reo.
Trong khi chờ làm xong cầu, đoàn chiến xa của Quân đoàn II, bị phục kích ở đèo Tuna (hiện nay là đèo Tô Na) trong đêm tối. Trên đoạn đường đèo hẹp và hiểm trở, xe tăng và thiết vận xa không có bộ binh tùng thiết, trở thành mồi ngon, xếp hàng cho B-40 “xơi tái” hoàng loạt!
Khi trận chiến đang diễn ra, đoàn xe thường dân liều lĩnh vượt đèo, gây thêm cảnh hỗn loạn, khiến chiến xa phải bật đèn để không thì cán trúng xe dân. Dịch không cần nhắm, cứ thấy đèn sáng là bắn!
Việc này càng làm tổn thất nặng nề hơn nửa. Phải đến ngày hôm sau, Biệt động quân phối hợp với chiến xa, phản công giải tỏa được đèo Tuna.
Nhưng do sự thiếu phối hợp trong kế hoạch chuyển quân, đoàn xe và người, càng ngày càng ùn đến đông như kiến và tắc nghẽn ở Cheo Reo, trong khi cầu thì chưa làm xong.
Thấy được yếu điểm, lỗ hổng to lớn về sự chuyển quân của VNCH, Sư đoàn 320 của Bắc Việt, từ phía Bắc Ban Mê Thuột, truy kích bắn giết, đến Cheo Reo (Hậu Bổn) trong ngày 18.
Lúc đó, đoàn quân và dân thường, bị mắc kẹt ở tỉnh lỵ heo hút miền núi này, đã lên đến hàng mấy chục ngàn người.
Pháo binh Sư đoàn CS 320 tác xạ thẳng vào đoàn người di tản! gây nên cảnh kinh hoàng hỗn loạn, tiếng la hét, cầu cứu vang lên cả một góc trời! Hàng ngàn dân thường tử thương! xác chết la liệt khắp nơi! Tỉnh lộ 7B, không còn thấy đường! vì chỗ đâu cũng thấy xác người chết!
Tháng Ba, Tỉnh lộ 7B, có tên gọi mới, Tỉnh Lộ Máu!
Vẫn chưa hết đau thương, thêm vào đó, lính địa phương quân người Thượng nổi loạn cướp phá, khiến tình hình càng thêm rối bời. Các chỉ huy hoàn toàn mất kiểm soát binh sĩ của mình. Mạnh ai nấy chạy, giữ thân.
Đến giữa trưa ngày 19, hầu như toàn bộ các đơn vị của Quân đoàn II bị mắc kẹt và tan hàng ở Cheo Reo.
Con số của phe thắng cuộc cung cấp, là khoảng 20 ngàn dân thường chạy nạn bị giết và giữ lại ở Cheo Reo.
Quân VNCH bị tiêu diệt, bị bắt và đầu hàng ở đây, lên đến khoảng 15 ngàn!
Chỉ có 1/3 chiến xa và một ít Biệt động quân, vượt thoát khỏi đèo Tuna và đến được Củng Sơn, cùng vài ngàn thường dân.
4 Liên đoàn Biệt động quân, nhiều đơn vị của Sư đoàn 23 Bộ binh, Lữ đoàn 2 Thiết kỵ và toàn bộ pháo binh của Quân đoàn II xem như bị xóa sổ.
Đây là thất bại nặng nề nhất của quân đội VNCH, trong suốt cuộc chiến dài hơn 20 năm.
Kết
Tiếng súng đã im, không còn vang vọng gần nửa thế kỷ qua, nhưng tiếng la hét cầu cứu trong tuyệt vọng, của đoàn người di tản từ cao nguyên, bị bắn giết tự do, vẫn còn vang vọng bên tai, như mới ngày hôm qua!