PHI VỤ CHUYỂN QUÂN, CHUYÊN CHỞ QUÂN-VẬT DỤNG TIẾP LIỆU, TẢN THƯƠNG CỦA CÁC PHI ĐOÀN TRỰC THĂNG UH-1 CHO AN LỘC 1972

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of helicopter

May be an image of helicopter

Ngày 14/4/1972, các C-123 của KQ VNCH đã thực hiện một phi vụ đặc biệt tại vùng trời phía Đông Bắc An Lộc, trên cao độ ngoài tầm các loại súng phòng không của CQ : thả dù những kiện hàng toàn nước đá, để khi chạm đất, chỉ còn những cánh dù và … hàng tan thành nước, biến mất …
Đây là một trong những phi vụ ‘ bí mật’ nhất trong Chiến tranh Việt Nam. Trước đó, ngày 13/4, Bộ TTM QL VNCH trong một cuộc họp báo công khai tại Sàigòn đã cho biết sẽ thả một lực lượng Biệt Cách Dù vào vùng chỉ cách An Lộc 5 cây số để ‘bắt sống’ Chính phủ MTGP đang ở trong khu vực.
Tin tức này đã khiến Cộng quân cấp tốc cho di chuyển Trung đoàn 141 (Công trường 7 CS) đang bố trí ở Ấp Srok Gòn về vùng cần bảo vệ cho Cục R. Việc di chuyển này đã khiến Cộng quân bỏ trống một vùng gần 4 cây số vuông trong vùng Đông-Nam An Lộc, giúp việc đổ quân tiếp viện bằng trực thăng của VNCH được an toàn : Lữ đoàn 1 Dù vào các ngày 14 và 15; và Biệt Cách Dù vào ngày 16/4/1972. Lực lượng tiếp viện này lên đến gần 4000 binh sĩ thiện chiến.
Ngoài các Chinook CH-47, các UH-1 của các Phi đoàn trực thăng 221, 223 cũng đã đóng góp rất nhiều vào các cuộc chuyển quân, chuyên chở quân- vật dụng tiếp liệu và tản thương.
Trong cuộc đổ quân của Liên đoàn 81 BCND, các chiến sĩ đã được tập trung tại Phi trường Trảng Lớn, sau đó được các Chinook CH-47 của KQVN đưa đến Lai Khê từng toán 40 người và từ Lai Khê được các trực thăng UH-1 cũng của KQVN chuyển tiếp đến một vùng ở phía Đông của Đồi Gió và Đồi 169.
1/ Các phi vụ trực thăng UH-1 bay vào An Lộc được xem như bay vào ‘cõi chết’ :
“ … Đạn bắn như mưạ. Bắn cùng khắp mọi phíạ. Bắn bằng đủ loại phòng không dữ tợn, hỏa tiễn tầm nhiệt, đại bác phòng không, súng cá nhân, 12 ly 7 phòng không chụm lại, trực xạ, đại bác nổ chụp, súng cối rót vào bãi đáp … “
“ … Hợp đoàn 4 phi cơ nối đuôi nhau bay hối hả vòng qua Minh Thạnh vào bãi đáp B15 từ hướng Tây-Nam An Lộc năm phút sau trận mưa bom B52 cuối cùng vừa dứt. Đoàn trực thăng bay thấp, lướt trên ngọn cây rừng theo lệnh ‘C and C’ hướng dẫn :
– Hợp đoàn quẹo phải 10 độ. Đi thẳng ! Chiếc số 3 bay nhanh một chút. OK đi thẳng. Bãi đáp 12 giờ, 300 thước. Giảm air speed. Coi chừng ! Coi chừng nó bắn phòng không bên trái ! Tôi nín thở. Hợp đoàn đã đến gần bãi đáp. Nhưng trước cả tiếng la coi chừng hốt hoảng của chiếc phi cơ chỉ huy, tôi thấy điểm sáng dưới lòng một hố bom loang loáng lóe lên cao như chớp kính.
– Quẹo phải ! Hợp đoàn quẹo phải ! Chiếc số 2 rớt rồi ! Số 3 nhanh lên ! Lead quẹo phải 90 độ … Bay ra ! Bay ra, đừng đáp … !
– Tôi kinh khủng. Chiếc số 2 đang bay, đột ngột cắm đầu lao thẳng xuống triền đồi, lăn long lóc như một cục đá. Một vầng bụi đỏ mù mịt bốc lên và lửa cháy bùng. Chiếc phi cơ bất hạnh của Tuân. Cả một Phi hành đoàn và 11 người lính Bộ binh vào An Lộc tiếp hơi cho đoàn người tử thủ đã rơi chết ngon lành khi vừa tới thềm địa ngục …
Phi cơ trúng đạn, đồng đội bị chết, bị thương, vẫn phải bình tĩnh bay khỏi vùng kinh khiếp, tìm trảng cỏ giữa rừng đáp khẩn cấp, bỏ tầu, may mắn lắm sẽ được phi cơ bạn nhào xuyên lưới lửa đón về. Hay bỏ tầu mà chạy, vượt qua rừng qua bụi trốn tránh kẻ thù tìm về đất sống.
Những người anh em đã rơi vào tay giặc, hay ra đi vĩnh viễn cùng với xác tàu vỡ vụn trên cánh rừng cao su tơi tả dày đặc hố bom. Xác rữa, xương khô trắng đến ngày An Lộc giải tỏa, bạn bè ngậm ngùi đem về những mảng xương khô … “ (TG : Đào Vũ Anh Hùng trong bài “ Đêm chờ Ngưng bắn, Nhớ An Lộc “)
Các chuyến đổ quân của các trực thăng UH-1 của KQVN, trong giai đoạn tiếp cứu An Lộc gặp rất nhiều khó khăn từ khi Cộng quân di chuyển các lực lượng phòng không của chúng chặn kín các đường bay vào An Lộc
“ … Chúng tôi, Trung đoàn 15, SĐ 9 BB từ Tân Khai đánh lên. Kế hoạch thay đổi sau hai lần máy bay đổ TĐ3/15 vào thẳng An Lộc. Đến địa điểm nhưng trực thăng không thể hạ xuống. Lý do là đổ xuống nhưng sẽ không kịp cất lên trước rừng pháo phòng không chào đón !
Đại đội tôi, quân số tham chiến 94 người sẽ xuống trước, kế tiếp ĐĐ2. Bốc lên đồng loạt đi vào mục tiêu, máy bay hạ thấp dưới ngọn cây, bay sà nhanh theo Quốc lộ 13 để tránh tầm pháọ. Chúng tôi chuẩn bị nhảy khi thấy mái ngói nhà. Đạn phòng không nổ chập chùng ở dướị. Đoàn phi cơ tự dưng bẻ quặt một đường và cất lên caọ đổi hướng. Tôi biết có điều không ổn. Máy liên lạc vang lên : “ … Không xuống được … Các anh xuống được … nhưng trực thăng không thể cất lên kịp được … Chỉ làm mồi cho pháo … “ Rồi lần thứ 2, máy bay Mỹ, Phi hành đoàn Mỹ … Lăp lại, cũng thế thôi ! KQ phải làm nhiệm vụ của họ …
Kế hoạch hành quân thay đổi. Đơn vị tôi xuống phía Nam An Lộc 13 km và tiến quân cả ngày lẫn đêm, chạm lớn, chạm nhỏ …
Cuộc tiến quân của TĐ 3/15 bị ngưng chặn trước ngưỡng cửa An Lộc, cách TĐ8 Nhảy Dù chừng 700m. Cộng quân chen vào giữa chận đứng. Hai TĐ chưa bắt tay được nhau trong suốt 20 ngày.
“ … Một ngày ở tháng 6. Hành quân bung rộng tuyến phòng thủ, ở một phía rừng bên kia đồi, một vận tải cơ của Mỹ rớt nằm trơ đó. Một trực thăng VN tìm thấy hôm sau cũng gần khu vực trên.
Tôi nghĩ có lẽ cả hai chiếc rơi trong những ngày đầu cuộc chiến. Riêng chiếc trực thăng, đầu máy bay hơi chúi về phía trước, hai càng trong thế vững vàng trên mặt đất. Đầu hai người phi công gục xuống, tay buông thõng, xác khô rũ. Xạ thủ và mấy người ngồi trong cũng chung số phận. Chết đã lâu, không còn mùi … Tôi nhận diện đơn vị mấy người ngồi trong lòng máy bay qua phù hiệu của SĐBB. Trong đó có một xác người còn máy ảnh trên vai, một máy quay phim rớt trên sàn và mấy thước phim.
Chiều hôm đó, tôi được biết một trong 2 phi công là Thiếu úy, con của một Bộ trưởng Phủ TT. Lệnh từ Sài Gòn yêu cầu Trung đoàn giúp đỡ đưa xác nạn nhân rạ. Và người mang máy ảnh, trên miệng túi áo tên Bình. Sau này tôi mới biết là Nguyễn Ngọc Bình, phóng viên ảnh … “
Chiếc trực thăng này bị hạ ngày 1 tháng 5 năm 72 khi bay thấp để tránh đạn phòng không nhưng đã nổ vì trúng B-40 của Cộng quân bắn từ các cán binh bị cột người trên ngọn cây.
Từ ngày 11 tháng 4, Cộng quân bắt đầu sử dụng hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 tại chiến trường An Lộc.Hỏa tiễn đầu tiên đã nhắm bắn vào các phi cơ quan sát FAC của Hoa Kỳ nhưng không trúng mục tiêu.
https://www.facebook.com/NguoiLinhGiaTQLC/posts/pfbid0YsQKrC711AcFSbPth9osMaZhttsVkWjB7DHhc4PH54fQHdg9xtLg5MPU2CLtvRY4l