ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC CHUYÊN GIA QUỐC TẾ VỀ CHUYẾN VIẾNG THĂM CỦA HÀNG KHÔNG MẪU HẠM ROOSEVELT ĐẾN ĐÀ NẴNG NGÀY 05-THÁNG 03-2020 (VQ1)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Hàng Không Mẫu Hạm USS Roosevelt tới Đà Nẵng gửi thông điệp Việt Nam là “đối tượng then chốt” 

Hàng Không Mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt tại Đà Nẵng ngày 5/03/2020

Các chuyên gia quốc tế đánh giá chuyến thăm của Hàng Không Mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt (CVN-71) cho thấy Mỹ nhìn nhận Việt Nam là đối tượng then chốt trong chiến lược an ninh quốc gia.

Đây là lần thứ 2 Hàng Không Mẫu Hạm  chạy bằng năng lượng nguyên tử của Mỹ ghé thăm Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao từ năm 1995. Lần đầu tiên Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ ghé thăm Việt Nam là USS Carl Vinson vào thăm Đà Nẵng tháng 3 năm 2018, lần này Hàng Không Mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt cũng vào thăm Đà Nẵng tháng 3/2020. Cũng vào tháng 3 năm 1965,  55 năm về trước Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, lần đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng để tham gia cuộc chiến Việt Nam.

Đặc biệt hơn, tàu USS Theodore Roosevelt được xem là một trong những tàu được bảo trì chặt chẽ nhất của hải quân Mỹ, vừa được hoàn tất tân trang và mới được khai triển hoạt động ở Tây Thái Bình Dương từ tháng 1/2020.

Các chuyên gia quốc tế đều đánh giá chuyến thăm mang ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ song phương Việt – Mỹ, đánh dấu 25 năm sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, cũng như hàm ý chiến lược đối với cục diện khu vực.

Chuyến thăm mang hàm ý gì cho những bước kế tiếp trong quan hệ song phương Việt – Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng?

“Đối tượng kinh tế, chính trị và an ninh then chốt”

Patrick Gerard Buchan

Ông Patrick Gerard Buchan, Giám Đốc Dự Án Liên Minh Mỹ, chuyên gia An Ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) cho rằng: Bất chấp những khác biệt còn tồn tại trong một số vấn đề, củng cố hợp tác quốc phòng với Việt Nam vẫn là mục tiêu an ninh quốc gia then chốt đối với chiến lược của Hoa Kỳ tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt đến Đà Nẵng tuần này không đơn thuần là biểu tượng cho củng cố quan hệ ngoại giao và quốc phòng giữa hai nước, mà còn thể hiện cho cả khu vực rằng Hoa Kỳ đủ năng lực khai triển tài sản quốc phòng lớn nhất của họ đến mọi nơi trong khu vực Thái Bình Dương.

Từ thành công của mối quan hệ song phương 25 năm sau khi Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ, chuyến thăm tiếp tục củng cố quan hệ hai nước, cho thấy Việt Nam hiện là đối tượng chính trị, kinh tế và an ninh then chốt của Mỹ.

Murray Hiebert

Ông Murray Hiebert, Chuyên gia cấp cao Chương trình Đông Nam Á, CSIS cho rằng: Chuyến viếng thăm của HKMH USS Theodore Roosevelt là bước tiếp theo sau liên tiếp nhiều nỗ lực từ phía Mỹ và Việt Nam trong những năm qua nhằm thúc đẩy sâu quan hệ trên mọi cấp độ, bao gồm cả hợp tác quốc phòng. Giới chức Hoa Kỳ thường xuyên khẳng định họ sẵn sàng siết chặt hơn quan hệ an ninh.

Đây là lần thứ 2 Hàng Không Mẫu Hạm   Mỹ thăm Việt Nam kể từ sau chiến tranh. Đây là bước tiến mới trên con đường siết chặt hợp tác an ninh giữa hai cựu thù. Giới chức Mỹ sẽ vui mừng nếu được Việt Nam mời nhiều hơn một Hàng Không Mẫu Hạm đến thăm mỗi năm.

Carlyle Thayer

Ông Carlyle Thayer, chuyên gia tại Đại học New South Wales, Australia: Vào tháng 3/2018, Đà Nẵng đón tiếp Hàng Không Mẫu Hạm đầu tiên của Mỹ tới thăm kể từ sau chiến tranh. Năm 2019, Mỹ đã đề nghị Việt Nam chấp nhận cho Hàng Không Mẫu Hạm ghé thăm mỗi năm. Đây là một phần nỗ lực ngoại giao nhằm nâng quan hệ song phương lên mức chiến lược.

USS Theodore Roosevelt đánh dấu lần thứ 2 Hàng Không Mẫu Hạm hải quân Mỹ ghé thăm Việt Nam. Điều này tái nhấn mạnh thông điệp chính sách quan trọng được đề cập trong Sách trắng Quốc phòng Việt Năm năm 2019: “Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển quan hệ quốc phòng và quân sự thiết thực, phù hợp với những quốc gia khác”.

James Kraska

Ông James Kraska, Chủ tịch Trung tâm Stockton về Luật Hàng hải Quốc tế, Đại học Hải chiến Mỹ cho rằng: Theo tôi, vì Việt Nam và Mỹ là đối tượng chiến lược, hai nước nên có hợp tác diễn tập quân sự gần gũi hơn, cũng như thảo luận về tiềm năng kết hợp hoạt động trên thực địa, thậm chí là đồng bộ hóa cách tiếp cận của chúng ta về tự do hàng hải tại khu vực.

Tiếp cận toàn diện với khu vực”

– Hải quân Mỹ đang tăng cường hiện diện tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, đặc biệt là tại Biển Đông. Nhiều phát biểu từ giới chức Mỹ hàm ý là hành động nhằm đối trọng các hành vi hung hăng của Trung Cộng trong khu vực. Chuyến thăm này có vai trò thế nào trong chiến lược nói trên?

– Ông Patrick Gerard Buchan: Đây là chuyến thăm với hai mục đích. Trước tiên, nó chứng minh rằng Mỹ cam kết bảo đảm một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở. Đây là vấn đề nhận được sự ủng hộ từ các nhà lập pháp ở cả hai đảng tại Mỹ. Thứ hai, chuyến thăm nhằm mở rộng cam kết siết chặt hợp tác quốc phòng với Việt Nam. Bên cạnh đó, sự kiện này đáp lại những lo ngại rằng Mỹ không toàn tâm cam kết duy trì ưu thế sức mạnh vượt trội ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

– Ông Carlyle Thayer: Chuyến thăm đến Đà Nẵng của Hàng Không Mẫu Hạm  USS Theodore Roosevelt là một trong 3 gọng kìm chiến lược quân sự Mỹ. Các gọng kìm này gồm: hiện diện liên tục tuần tra hải quân, hiện diện liên tục tuần tra máy bay ném bom và tuần tra tự do hàng hải hiệu quả.

Các tài liệu chính sách Mỹ cũng xác định Việt Nam là đối tượng chiến lược ưu tiên. Chuyến thăm là bằng chứng cho thấy cam kết của Mỹ với khu vực và hiện diện của họ ở Biển Đông được phía Việt Nam hoan nghênh.

– Ông James Kraska: Mặc dù có các lực lượng vũ trang của Mỹ hiện diện trong khu vực, Hàng Không Mẫu Hạm là cách thể hiện cụ thể cho cam kết của Mỹ đối với hòa bình và an ninh.

Theo tôi, mục tiêu của chuyến thăm nhằm gửi thông điệp thông qua những hoạt động mang tính thường kỳ rằng toàn bộ khu vực, bao gồm cả vùng trời và vùng biển, không chịu sự chi phối hay kiểm soát của riêng bất kỳ cường quốc nào. Tôi không cho rằng chuyến thăm nhằm gửi thông điệp mang tính khiêu khích đối với bất kỳ quốc gia nào.

Thay vào đó, theo góc nhìn của tôi, chuyến thăm là bằng chứng cho thấy Tổng thống Donald Trump giữ ý định duy trình tiếp cận toàn diện đối với khu vực, đồng thời chứng tỏ tàu chiến Mỹ và mọi quốc gia khác có thể đi lại tự do trên biển, theo đúng quyền lợi của các nước được luật pháp quốc tế quy định.

Bà Bonnie Glaser

Bà Bonnie Glaser, Giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Cộng, CSIS: Mỹ muốn xây dựng quan hệ đối tượng với Việt Nam trong khuôn khổ chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Một trong những mục tiêu của chiến lược này là đẩy lùi hành động cưỡng ép ở khu vực, cũng nhưng những chính sách của họ đang làm suy giảm trật tự dựa trên luật lệ. Đây cũng là hàm ý của chuyến thăm Hàng Không Mẫu Hạm.

Với Mỹ thì các chuyên gia quốc tế đánh giá như vậy. Trong khi đó thì Cộng sản Hà Nội vẫn chưa tỏ dấu hiệu mặn mà với những “đánh giá” trên. 

Video dưới đây trang bị vũ khí cực mạnh của Hàng Không Mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt thăm Đà nẵng; Vũ khí trang bị có khả năng tấn công và phòng ngự toàn diện…