ĐÁNG TRỌNG THAY HAI CHỮ “THUYỀN NHÂN” (Lami Nguyễn Hoàng Dũng)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of outdoors

Con đường “Tự Do” xưa thời VNCH nay được đổi tên thành “Đồng Khởi”.

May be an image of 1 person and outdoors

Những “Thuyền Nhân” Việt một thời. Ai còn? Ai mất?

May be an image of text that says 'Công an nhân dân ONLINE "Tương lai thuộ»c về trách nhiệm của chúng ta" 20:12 08/07/2015 CAND "Quá khứ không ai có thể thay đổi được nhưng tương lai thuộc về trách nhiệm của chúng ta"- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng đ»‹nh trước báo giới quốc tế sau cuộc hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.'

May be an image of text

Nước Mỹ không chỉ sừng sững mỗi tượng Nữ Thần Tự Do, mà còn có biểu tượng con đại bàng đầu trắng sải dài đôi cánh tượng trưng cho sự tự do vô giá của con người. Hình ảnh chàng hiệp sỹ Dương Quá bên cạnh Thần Điêu đại bàng trong “Thần Điêu Đại Hiệp” ắt được xây dựng từ khát vọng tự do nơi cường quốc số một địa cầu này.
Khát vọng tự do chính đáng hiện hữu ở mọi dân tộc, mọi quốc gia. Cho nên, trước đây, thời VNCH, con đường đẹp nhất chạy từ bến Bạch Đằng đến Nhà Thờ Chánh Tòa ở đô thành Sài Gòn có tên là Tự Do. Không hiểu sao, sau 1975, đường này lại được đổi thành Đồng Khởi, dù 3 đặc tính quan trọng nhất của nước CHXHCN Việt Nam là “Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc”?
Thế rồi, bởi vì một phút xốc nổi đến mê muội của các lãnh đạo cũ, xem ý thức hệ chính trị ngoại lai quan trọng hơn nghĩa đồng bào, tinh thần hoà hợp dân tộc và tình đoàn kết quốc gia mà toàn bộ quân dân cán chính VNCH cùng tầng lớp trí thức và các nhà tu hành mới bị tống giam đến mục xương trong các nhà tù được gọi tiếm danh là “Trại Cải Tạo”.
Cùng lúc, vợ con và gia quyến của họ bị đẩy lên những chốn rừng thiêng nước độc có tên “Vùng Kinh Tế Mới”, khốn khổ vô cùng. Chưa hết, công cuộc cải tạo công thương nghiệp và đánh tư sản Hoa Kiều theo kiểu võ biền đã khiến nền kinh tế đất nước kiệt quệ thêm và biến hàng triệu con dân miền Nam sau năm 1975 thành những “tù nhân dự khuyết”, sống trong phập phồng, lo sợ.
Chính không khí ngập tràn tính khủng bố tinh thần cuối thập niên 70 và suốt thập niên 80 đó đã khiến hàng triệu người miền Nam bỏ nước ra đi tìm kiếm chân trời tự do, dù là Úc, Nhật, Âu Châu hay Mỹ…, trên những chiếc ghe gỗ đóng vội. Họ chấp nhận thân phận “THUYỀN NHÂN” đầy miệt thị đáng thương, đánh đổi cả mạng sống cho cá mập, hải tặc, sóng dữ, cũng chỉ vì 2 chữ “TỰ DO” vô giá này.
Mấy ngày nay, báo chí quốc tế và mạng xã hội liên tục nhắc đến nam diễn viên Quan Kế Huy, một người tị nạn Việt Nam thời ấy đang sinh sống ở Mỹ, nay đã đoạt giải điện ảnh Oscar danh giá. Tuy nhiên, báo chí quốc nội lại né tránh hai chữ “tị nạn” vẫn còn nhạy cảm này. Nói đến “tị nạn” là đề cập đến vế sau của hai chữ “thuyền nhân” vế đầu bởi, đã có biết bao “thuyền nhân” ra đi thời kỳ ấy nhưng không đến được bến bờ tự do, không thể trở thành người “tị nạn” được: Họ đã chết trên đường vượt biển vì nhiều nguyên nhân!
Có quá lời không khi dùng hai chữ “thuyền nhân” cho kiếp phận chung bám đuổi người Việt trong 20 thế kỷ qua? Chẳng phải lần lượt hoàng tử Lý Dương Côn (thế kỷ 12) và Lý Long Tường (thế kỷ 13), cùng tùy tùng quyến thuộc, đã trốn chạy đến bán đảo Cao Ly (nay là Bắc Hàn, Nam Hàn) như những thuyền nhân Việt đầu tiên sao? Và rồi, sau đợt vượt biên ồ ạt nửa cuối thế kỷ 20 vừa nêu, dòng “thuyền nhân” Việt ra đi “tị nạn” dưới các tên gọi khác như xuất khẩu, hợp tác lao động đã có dừng lại đâu?
Phải chấp nhận hai chữ “thuyền nhân” trước thì mới dung nạp được hai chữ “tị nạn” sau. Người Việt tị nạn (còn sống) hiện nay là một bộ phận của người Việt thuyền nhân (đã mất & còn sống) ngày xưa. Chừng nào mà các chữ “thuyền nhân” và “tị nạn” được báo chí quốc nội sử dụng một cách tự do, trân trọng, không kỵ huý thì ngày ấy sứ mệnh “hoà giải hoà hợp dân tộc” mới thực sự bắt đầu. Còn không, đó vẫn chỉ là khẩu hiệu chót lưỡi đâu môi, không hơn không kém.
Còn nhớ, khi Việt Nam bắt đầu tái lập bang giao với Hoa Kỳ (12/07/1995), Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nhấn mạnh với Tổng thống Bill Clinton rằng, hai nước sẽ “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”. Chủ trương này đã được TBT Nguyễn Phú Trọng khẳng định lại với TT Obama, trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ (06-10/07/2015): “Quá khứ không thể thay đổi, nhưng tương lai thuộc về trách nhiệm của chúng ta”. Với cựu thù Hoa Kỳ, kể cả Trung Cộng, chúng ta còn tha thứ được thì với đồng bào cùng một mẹ, sao lại khó hòa giải đến vậy?
Lami NGUYỄN HOÀNG DŨNG