VE SẦU # CICADAS (Bông Lau)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of nature

Địa đạo Củ Chi của nhộng ve sầu.

May be an image of crustacean

Nhộng ve sầu bên trái, bên phải là bộ đồ nhộng của một đồng chí đã thoát xác không lâu trước đó. Bỏ lại 4 cẳng giả.

May be an image of crustacean

Nhộng ve sầu đang mò mẫm bò lên cao. Cặp cẳng trước cơ bắp rất khỏe để đào địa đạo Củ Chi.

No photo description available.

Ve sầu đang leo ra khỏi bộ đồ nhộng dầy cộm để được bảo vệ trong lòng đất 17 năm.

No photo description available.

Bộ đồ của phi hành gia ve sầu thấy rất phức tạp bên trong.

May be an image of nature

Chú ve sầu này rất đẹp trai với đôi mắt nâu khêu gợi.

May be an image of nature

Hầu hết ve sầu có đôi mắt đỏ rất đẹp. Trên trán con nào cũng có 3 chấm đỏ.

May be a closeup of nature

“Hello. Em xin kính chào quý zị. Xin đừng xực em nghen”.

No photo description available.

(Hình internet một món ve sầu nóng dòn mà nhiều người can đảm muốn thử)

Cách đây 17 năm khi vẫn còn huấn luyện chó Béc Ghê Đức (German Shepherd). Có một kỷ niệm thú vị là vào năm ấy khi loại ve sầu tái sinh 17 năm này xuất hiện hàng tỷ con bò lổn ngổn khắp nơi. Dẫn hai em cẩu Đức đi chơi ngoài đường, chúng khoái chí chụp mấy con ve sầu vô tội nhai rau ráu và nuốt ực. Ve sầu sạch và có nhiều protein nên các em cẩu rất thích.
Chu kỳ 17 năm đang đến lại. Không ai biết tại sao là 17 năm mà không là 16 hay 18 năm v.v. Hàng tỷ con ve sầu huyền thoại này đang từ những lỗ nhỏ có đường kính khoảng 1 cm chui lên từ lòng đất. Vác máy hình ra vườn chụp hình ve sầu mà bùi ngùi nhớ lại hai con chó yêu đã từng vui chơi đánh chén bữa tiệc ve trời cho.
Ve sầu 17 năm khác với ve sầu thường niên. Ve sầu 17 năm sống dưới mặt đất ăn nhựa của rễ cây để sinh tồn. Đúng 17 năm chúng đồng loạt chui lên vào tháng 5 khi thời tiết ấm.
Khi trồi lên khỏi mặt đất những chú ve sầu này là những con nhộng có lông từ từ bò lên những thân cây và cành cây. Khi lên cao rồi những chú nhộng ve sầu từ từ trèo ra khỏi cái vỏ nhộng của mình. Thì ra cái vỏ nhộng bọc bên ngoài để ve sầu sống trong lòng đất cũng có 6 chưn cơ bắp mạnh khỏe để đi bộ xuyên qua lòng đất để ra thế giới bên ngoài. Trước mũi con nhồng có cặp càng để cưa đục rễ cây hút nhựa. Con nhộng hổng có mắt và cánh.
Nhìn bộ trang phục nhộng thấy bên trong cấu trúc tinh vi như bộ đồ của phi hành gia. Khi ở trong lòng đất thì ve sầu mặc bộ đồ nhộng dầy cộm để được bảo vệ an toàn. Nhưng khi ra ngoài rồi thì chúng chỉ có vài chục phút cởi bỏ hệ thống bao bọc ngoài cho cánh mắt cẳng giò càng cưa đục v.v.
Khi thoát khỏi vỏ nhộng rồi, chú ve sầu kỳ diệu này bung đôi cánh dài khỏe của mình ra. Cặp mắt đỏ lừ có đồng tử đen dài rất ngầu và đẹp. Ve sầu mới ra lò này có 3 cặp cẳng thon dài vì ve không đi bộ nữa mà bay vù vù.
Ve sầu trai đi kiếm gái đẹp để mần tình. Ve sầu gái có chửa đẻ khoảng từ 200 đến 400 trứng trên cây, Khoảng chừng 6 đến mười tuần thì trứng nở ra thành con nhồng và rớt xuống đất chui lại vào lòng đất bám vào rễ cây để sống 17 năm như ba má của nó. Chu kỳ của đời ve sầu lại tiếp nối như tạo hóa đã sắp đặt.
Khi ve sầu xuất hiện hàng hà sa số như vầy làm các loại thú hoang dã vui mừng vì được nhậu những bữa tiệc bổ dưỡng. Các loại chim sẻ, chickadees, robins, rắn, rùa, thằn lằn, chuột v.v. và ngay cả mấy chủ thỏ ăn chay trường cũng khoái nhậu thịt ve sầu.
Người Trung Hoa không những thích ăn ve sầu mà họ còn chiên giòn những con nhồng ve sầu nữa. Các dân tộc Miến Điện, Malaysia, Pakistan, cũng khoái xực ve sầu. Ở Washington DC nghe nói cũng có nhà hàng bán món ve sầu cho người Mỹ thích nếm thức ăn lạ. Hổng biết mình có nên thử hông ta. 17 năm mới chỉ có một lần.
(Hình Bông Lau)