Diễn Văn Của TT.Ngô Đình Diệm Trước Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ Ngày 9/5/1957._Hà Bắc. DIỄN VĂN CỦA CỐ TT NGÔ ĐÌNH DIỆM TRƯỚC LƯỠNG VIỆN QUỐC HỘI HOA KỲ NGÀY 9 THÁNG 5 NĂM 1957 (Hà Bắc)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail
                     Image result for Hinh Tong Thong Ngo Dinh Diem
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày ra đời Hiến Pháp VNCH 26/10/1956 – 26/10/2016 và cũng là Quốc Khánh chính danh của VNCH, Quốc Hội California vừa ban hành Nghị Quyết SCR-165 công nhận “Tháng Mười” hằng năm là “Republic of Vietnam Month” để vinh danh những người đã hy sinh trong cuộc chiến chống Cộng Sản xâm lược bảo vệ Tự Do, Dân Chủ; trong đó có hơn 58,000 chiến binh Mỹ và Đồng Minh, hàng trăm ngàn chiến sĩ quân dân cán chính VNCH cùng hàng triệu đồng bào bỏ mình trong cuộc chiến đó và trên đường vượt biên, vượt biển sau 30/4/1975. Trong số những hy sinh “vị quốc vong thân” đó, tuyệt đối không thể không vinh danh người đã khai sinh ra nền Cộng Hòa mà Hiến Pháp này là nền tảng pháp lí căn bản.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm là vị lãnh tụ Việt Nam duy nhất trong lịch sử nước nhà được mời đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc Hội Hoa-kỳ. Vinh dự cao quí này chỉ được dành cho các quân vương, quốc trưởng, tổng thống và thủ tướng các quốc gia đồng minh quan trọng và các lãnh tụ có tầm vóc quốc tế trong lịch sử cận đại. Hơn thế nữa, ông còn được TT. Dwight Eisenhower – một danh tướng lẫy lừng thời thế chiến II – đích thân đón tiếp tại phi trường và đưa đến Quốc Hội Mỹ để trực tiếp nghe đọc. Hôm đó là ngày 9 tháng 5 năm 1957. Tất cả các nhà dân cử của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ Mỹ ở thượng viện và hạ viện Hoa-kỳ đều vỗ tay tán thưởng nhiều lần và đồng loạt đứng dậy vỗ tay hoan nghinh sau bài diễn văn – đã được lưu trữ trong Thư Viện Quốc Hội Mỹ với tựa đề “Address of his Excellency Ngo Dinh Diem, President of the Republic of Vietnam, in a joint meeting of the two Houses of the U.S. Congress May 9, 1957” (pp.6699-6700) – và có nội dung (nguyên văn Anh ngữ để tiện cho thế hệ 2, 3 … VNCH hiểu) như sau:
“Mr. President, Mr. Speaker, distinguished members of the Congress of the United States, it is a rare privilege for me to have this opportunity to address you today. To address you in the Hall of this Congress – where there has been forged the destiny of one of the great countries of the world.
I am proud to bring to the distinguished representatives of the noble Republic of the United States – the fraternal best wishes of the Vietnamese people. I bring as well the expression of their profound gratitude for the moral and material aid given by the people of the United States. My people appreciate both its great importance and its profound significance.
Since the end of the last war, when Asia broke her chains, the conscience of the world has at last awaken to a profound and inevitable development, the birth of Asian independence. This realization has brought about a condemnation in the most concrete terms of the old system of exploitation which governed, in the past, the relationship between East and West. In its place, firm efforts are being made to establish a new formula of international cooperation, more adapted to the real needs of the world and to the new Asian philosophy. It is the battle for independence, the growing awareness of the colonial peoples that the origin of their poverty has been the systematic withholding of technical development, coupled with the growing nationalist and social sentiment that have combined to bring about a profound transformation in the Asian state of mind and given to its masses an irresistible dynamism.
The Asian people – long humiliated in their national aspirations, their human dignity injured – are no longer, as in the past, resigned and passive. They are impatient. They are eager to reduce their immense technical backwardness. They clamor for a rapid and immediate economic development, the only sound base for democratic political independence.
The leaders of Asia – what ever their ideologies – are all face with the tragic urgency of the economic and social problems of their countries. Under the strong pressure of their  people, they are compelled to adopt economic planning. Such planning is bound to cause serious political repercussions. It is for this reason that the main theme of domestic debates in Asian countries centers around the extent of planning indispensable method required to bring urgent practical results. Should everything be planned? Or should planning be restricted to essential sectors? Should democratic or should ruthless totalitarian methods be adopted?
It is in this debate – unfortunately influenced in many countries by the false but seductive promises of fascism and communism – that the efforts being made to safeguard liberal democracy through aid given by the industrial countries of the West, play a vital role. For the honor of humanity, the United States has made the most important contribution to this end.
These, Gentlemen of the Congress, in outline and general summary, are some of the problems facing the countries of Asia. These are the goals to be realized and the methods proposed. These are also the internal pressures and temptations facing Asian leaders. In the great Asian land mass, Vietnam finds itself in the most sensitive area. Although Vietnam faces the same general problems of other Asian countries, because of her sensitive geopolitical position her problems are greatly intensified.
Place at one of the strategic points of access for the important raw materials of Southeast Asia, the possession of which is decisive in the world, held back in her development by 100 years of foreign domination, exhausted by 15 years of war and destruction, the northern half of her territory given to the Communists, free Vietnam is in a more menaced and critical position than other Asian countries.
At great human sacrifice – and thanks to the aid given by the generous American people – free Vietnam has succeeded, in record time, to overcome the chaos brought about by war and the Geneva Accords. The national rehabilitation and stability which have been achieved, have permitted the integration of over 860,000 refugees into the economy of the other 11 million people in free Vietnam, and have permitted the adoption  of important economic and political reforms.
Nevertheless, at the time all Asia is passing from one civilization to another, at the moment when all the important problems come up at once to the leaders and seem to call for immediate solution, at a time when all must be done in a climate of increasing revolutionary tension, not only to protect her from the totalitarian temptations but, above all, to assist her to attain independence instead of anarchy – to safeguard peace without sacrificing independence – to attain economic progress without sacrificing essential human liberties.
It was for these reasons – basing myself on fundamental sources of Asiatic culture, and within our own Vietnamese democratic tradition – that I had the honor to define this doctrine in the message of Aril 17, 1956, delivered to the National Constituent Assembly of Vietnam. I take the liberty of citing from it the most significant passages, for they constitute the basis of our constitution, I quote:
In the face of the massive forces of material and political oppression which constantly menace us, we feel, more than other people – the essential need to base our political life on a solid foundation and – rigorously to hasten the successive steps of our actions along lines which without hesitation, will bring about the largest measure of democratic progress. This can only be spiritualist – that line followed by human beings in their intimate reality as in their community life – in their vocation as in the free pursuit of intellectual, moral and spiritual perfection.
We affirm, therefore, our faith in the absolute value of the human being – whose dignity anti-dates society and whose destiny is greater than time. We affirm that the sole legitimate object of the state is to protect the fundamental rights of human beings to existence – to the free development of their intellectual, moral and spiritual life. We affirm that the democracy is neither material happiness nor the supremacy of numbers. Democracy is essentially a permanent effort to find the right political means in order to assure to all citizens the right of free development and of maximum initiative, responsibility and spiritual life.
We are convinced that with these guiding principles as the central theme for the development of our political institutions, Vietnam will be able to make its political and economic regime – not a closed one – but an open system, broader with each passing day until it reaches the broad dimensions of man.
Mr. President, Mr. Speaker, gentlemen of the Congress, the Republic of Vietnam, the youngest Republic in Asia, soon will be two years old. Our Republic was born among great suffering. She is courageously facing up to economic competition with the Communists, despite heavy and difficult conditions, which become daily more complex. Vietnam nevertheless has good reason for confidence and hope. Her people are intelligent, have imagination and courage. They also draw strength from a moral and material aid they receive from the free world, particularly that given by the American people.
In the face of increased international tension and Communist pressure in Southeast Asia, I could not repeat too often how much the Vietnamese people are grateful for American aid, and how much they are conscious of its importance, profound significance and amount. In actual fact, at any other moment of history, the conflicts between peoples have never been posed in such immediate terms of civilization as they are today. It is by having made timely contributions in sufficient quantities for the rehabilitation of our economic and technical life, which permitted a higher standard of living, that the free world under the leadership of the United States, is assuring the success of the new system of international cooperation. This action has contributed to the defense of Southeast Asia and prevented the raw materials of this area from falling into Communist hands.
Although our economy has suffered greatly from war, destruction and colonialism, the people of Vietnam are now increasing their contribution to their country. A few months ago, the National Assembly voted new and higher taxes to bring in needed revenues for the national budget. A national conscription ordinance was recently promulgated and a comprehensive declaration of policy was issued two months ago for the purpose of encouraging foreign private investment.
It is on this high moral plane that we pay tribute to the generous and unselfish assistance we have received from the people of the United States. It is on the same plane that the interests of Vietnam are identical with the interests of the people of the free world. It is on this plane that your and our fights are one and the same. We too will continue to fight Communism.
It is in this conviction and in the ardent and always present remembrance of the strong sympathetic comprehension with which the American people and government have followed our efforts that I close, thanking you once again, Mr. President, Mr. Speaker and gentlemen of the Congress, for the honor you have bestowed on me and for your kind attention”.
                                                                                                                 ****
Kính thưa Tổng Thống, ông Chủ Tịch và toàn thể quí vị dân cử lỗi lạc của QHHK, thật là một vinh dự hiếm hoi cho tôi có được cơ hội này để phát biểu hôm nay trước sảnh đường quốc hội, nơi đã từng tôi luyện nên số mệnh của một trong các quốc gia vĩ đại nhất của thế giới.
Tôi hãnh diện mang đến quí vị dân cử lỗi lạc của nước Cộng Hòa ưu tú Hoa-Kỳ những lời chúc hữu nghị nhất của nhân dân Việt Nam. Tôi cũng đem theo tấm lòng biết ơn sâu sa của họ đối với sự trợ giúp tinh thần và vật chất mà nhân dân Mỹ đã cống hiến. Dân tộc tôi cảm tạ sự quan yếu và trọng đại của sự viện trợ ấy.
Kể từ khi chấm dứt cuộc chiến vừa qua khi châu Á được cởi trói, lương tâm thế giới cuối cùng đã đánh thức một sự tiến triển tận gốc không thể tránh khỏi; đó là sự ra đời của nền độc lập châu Á. Thực trạng này khiến gây ra sự lên án bằng lời lẽ cứng rắn nhất đối với hệ thống lợi dụng cố cựu từng cai trị trong quá khứ trong quan hệ giữa Đông và Tây. Trong đó những nỗ lực chắc chắn đã được tạo lập để xây dựng một sự hợp tác quốc tế tân tiến thích ứng hơn đối với nhu cầu thực tại của thế giới và tư tưởng tân Á châu. Đó là cuộc chiến giành độc lập, là sự thức tỉnh trưởng thành của các dân tộc bị chế độ thực dân – vốn là cội rễ sự nghèo đói của các dân tộc ấy – cản trở có hệ thống sự phát triển kỹ thuật, song hành với cảm tính quốc gia và xã hội đang nảy sinh vốn kết cấu để đem đến sự chuyển biến tận gốc não trạng Á châu và cống hiến một động lực khổng lồ bất khả kháng của não trạng ấy.
Nhân dân châu Á mà từ lâu khát vọng quốcgia vốn bị làm nhục và nhân phẩm vốn bị thương tổn trong quá khứ – nay không còn bị khuất phục và thụ động nữa. Họ không còn chần chờ nữa. Họ háo hức làm giảm thiểu sự thụt lùi về kỹ thuật vô cùng lớn của mình. Họ kêu gào một sự phát triển kinh tế nhanh và tức thì, khát vọng cơ bản duy nhất cho nền độc lập chính trị dân chủ.
Các lãnh tụ châu Á – bất kể hệ tư tưởng nào – đều phải đối diện với sự khẩn cấp bi thảm của những vấn nạn về kinh tế và xã hội trong nước. Dưới áp lực mạnh mẽ của dân chúng, họ buộc phải chọn kế hoạch kinh tế. Sự chọn lựa ấy bó buộc gây ra tác động chính trị nặng nề. Đó là lí do mà đề tài chính của những tranh luận nội bộ về chính trị tại các diễn đàn ở châu Á bao quanh qui mô phương pháp đặt kế hoạch không thể bỏ qua; đòi hỏi đem lại những kết quả thực tiễn cấp bách. Liệu mọi thứ đều được kế hoạch hóa chăng? Hoặc liệu sự đặt kế hoạch được giới hạn vào những phương diện cốt yếu chăng? Liệu những phương pháp dân chủ hay độc đoán tàn nhẫn được chọn chăng?
Chính trong cuộc tranh luận này mà – tiếc thay vốn gây ảnh hưởng tai hại tại nhiều quốc gia qua những hứa hẹn quyến rũ của chủ nghĩa phát-xít và cộng sản – những nỗ lực được thực hiện để giữ an toàn cho nền dân chủ khai phóng qua viện trợ của các nước kỹ nghệ phương Tây vốn đóng vai trò thiết yếu. Với vinh dự của nhân loại, Hoa-kỳ đã góp phần quan trọng nhất cho kết cuộc này.
Thưa các vị dân cử Quốc Hội, những điều này xét về đại cương và bố cục đều có một số vấn đề đối đầu các nước châu Á.  Đây là những mục tiêu phải được cụ thể hóa và phương pháp phải được đề xuất. Đây cũng là những áp lực nội bộ và những cám dỗ đối mặt với các lãnh tụ Á châu. Trong lục địa Á châu rộng lớn, Việt Nam tự thấy mình nằm trong vùng nhạy cảm nhất. Mặc dù Việt Nam cũng gặp những vấn đề chung như các nước Á châu khác nhưng vì vị trí địa dư nhạy cảm ấy, những vấn đề đó thật căng thẳng.
Nằm ở một trong những điểm chiến lược có sẵn những nguyên liệu quan trọng của Đông Nam Á, việc sở hữu tài nguyên có tính chất quyết định của thế giới vốn đã không được dùng để phát triển suốt trăm năm thống trị ngoại bang, cạn kiệt bởi 15 năm chiến tranh và hủy hoại, một nửa lãnh thổ phía bắc trong tay Cộng sản, Việt Nam tự do phải ở trong vị thế bị đe dọa và nguy hiểm hơn các quốc gia Á châu khác.
Với sự hy sinh to lớn về sinh mạng – và nhờ viện trợ đại lượng của nhân dân Mỹ, Việt Nam tự do đã thành công trong thời gian kỷ lục để vượt qua những xáo trộn do chiến tranh và những điều khoản của hiệp định Genève gây ra. Sự phục hồi và ổn định quốc gia được thành tựu đã cho phép sự hội nhập của hơn 860,000 dân tỵ nạn vào nền kinh tế của 11 triệu người khác trong Việt Nam tự do; và cho phép chọn những cải cách quan trọng về kinh tế và chính trị.
Tuy nhiên, vào lúc cả châu Á đang trải qua từ nền văn minh này sang nền văn minh khác, vào thời điểm mà mọi vấn đề quan trọng đến với các lãnh tụ cùng lúc và có vẻ cần một giải pháp cấp kỳ, vào lúc mà mọi thứ phải được giải quyết trong bối cảnh gia tăng căng thẳng, cách mạng thật cần thiết cho Việt Nam hơn các nước khác để chọn  một số nguyên tắc nhất định làm kim chỉ nam để hành động; không chỉ để bảo vệ quốc gia này trước những toan tính toàn trị mà trên hết, để trợ giúp nó giữ vững nền độc lập thay vì vô chính phủ – để giữ an toàn nền hòa bình mà không phải hy sinh nền độc lập – hầu duy trì tiến bộ kinh tế mà không phải hy sinh những tự do cá nhân thiết yếu.
Chính vì những lí do này – căn cứ vào những nguồn văn hóa Á châu căn bản của chính tôi, và trong truyền thống dân chủ Việt của chính chúng tôi – mà tôi đã được vinh dự định nghĩa học thuyết này trong thông điệp hôm 17/4/1956 đọc trước Quốc Hội Lập Hiến của Việt Nam, tôi tự trích dẫn từ đó những đoạn nổi bật nhất, vì chúng lập nên nền tảng của hiến pháp của chúng tôi. Tôi đã trích nguyên văn: Trong việc đối đầu với sự đàn áp vật chất và chính trị ồ ạt vốn đe dọa chúng tôi liên tục, hơn hẳn các dân tộc khác, chúng tôi cảm thấy nhu cầu thiết yếu để đặt đời sống chính trị của mình trên một nền tảng vững chắc và nghiêm ngặt để đẩy nhanh những bước thành tựu song hành của chúng tôi; qua đó không chút chần chừ, sẽ đem lại mức độ lớn nhất về tiến trình dân chủ. Điều này chỉ có thể được các nhà lãnh đạo tinh thần – xét theo tính chất con người trong hiện thực tâm giao cũng như trong đời sống cộng đồng của họ – trong tác nghiệp cũng như trong việc tự do theo đuổi sự hoàn thiện về trí tuệ, đạo đức và tinh thần của họ.
Do đó, chúng tôi xác quyết niềm tin của mình trong giá trị tuyệt đối của nhân loại mà chân giá trị vốn bất diệt trong xã hội và định mệnh vốn vĩ đại hơn thời gian. Chúng tôi xác quyết rằng mục tiêu chính thống duy nhất của quốc gia là bảo vệ những quyền căn bản của con người; được hiện hữu trước việc phát triển tự do đời sống trí tuệ, đạo đức và tinh thần của họ. Chúng tôi xác quyết rằng nền dân chủ chẳng phải là hạnh phúc vật chất cũng chẳng phải sự siêu đẳng về con số. Nền dân chủ là nỗ lực thiết yếu lâu dài để tìm ra những phương tiện chính trị đúng đắn; ngõ hầu bảo đảm cho mọi công dân quyền tự do phát triển và đời sống tối đa về sáng tạo, trách nhiệm và tinh thần. Chúng tôi tin chắc rằng với những nguyên tắc chỉ đạo như đề tài trọng tâm cho sự phát triển những thể chế chính trị của chúng tôi, Việt Nam sẽ có thể tạo chế độ chính trị và kinh tế – không bế quan tỏa cảng – mà là hệ thống khoáng đạt; rộng mở từng ngày cho đến khi đạt được những góc cạnh lớn của con người.
Thưa Tổng Thống, ông Chủ Tịch và các vị dân cử Quốc Hội, Việt Nam Cộng Hòa, quốc gia trẻ trung nhất của châu Á, sẽ sớm đầy hai tuổi. Nền Cộng Hòa của chúng tôi được ra đời giữa những khổ đau to lớn. Nó đang can đảm đối đầu với sự cạnh tranh kinh tế với Cộng sản; bất chấp những điều kiện nặng nề và khó khăn mà mỗi ngày càng thêm phức tạp. Việt Nam vô hình chung có lí do chính đáng để tự tin và hy vọng; có dân chúng thông minh, đầy ước vọng và can đảm. Họ cũng rút ra sức mạnh từ viện trợ tinh thần và vật chất bởi thế giới tự do; đặc biệt là bởi nhân dân Mỹ.
Trong tình huống căng thẳng quốc tế gia tăng và áp lực Cộng sản ở Đông Nam Á, tôi sẽ không có cơ hội lập lại lời cảm tạ sâu đậm ra sao của nhân dân Việt đối với viện trợ Mỹ và nhận thức của họ ra sao về tầm quan trọng, ý‎ nghĩa nền tảng và số lượng của viện trợ ấy. Thực tiễn ở bất cứ thời điểm lịch sử nào khác, sự mâu thuẫn giữa các dân tộc chưa bao giờ được đưa ra bằng những từ ngữ sát nghĩa nhất về nền văn minh như ngày nay. Chính bởi sự cống hiến kịp thời về số lượng dồi dào mà sự phục hồi về kinh tế và đời sống kỹ thuật của chúng tôi được phép có tiêu chuẩn cao trong thế giới tự do, dưới sự lãnh đạo của Hoa-kỳ; đã bảo đảm sự thành công của hệ thống hợp tác quốc tế mới. Hành động này đã cống hiến cho sự tự vệ của Đông Nam Á và ngăn ngừa nguyên vật liệu của khu vực này rơi vào tay Cộng sản.
Vì nền kinh tế của chúng tôi chịu thiệt hại lớn bởi chiến tranh, sự hủy hoại và chế độ thực dân, nhân dân Việt Nam nay đang tăng cường sự cống hiến của mình cho xứ sở. Vài tháng trước đây, Quốc Hội (VN) đã bỏ phiếu lập thêm và tăng thuế để có lợi tức cần thiết cho ngân sách quốc gia. Một đạo luật quốc gia được ban hành hồi gần đây và một tuyên bố bao quát chính sách cưỡng bách với mục đích khuyến khích đầu tư tư nhân ngoại quốc vừa được công bố hai tháng qua.
Chính bởi mặt đạo đức cao này mà chúng tôi trả ơn sự trợ giúp rộng lượng và bất vị kỷ đã nhận từ nhân dân Hoa-Kỳ. Cũng trên cùng phương diện mà lợi ích của Việt Nam được nhận diện bằng lợi ích của nhân dân thế giới tự do. Chính phương diện này mà cuộc chiến đấu của quí vị và của chúng tôi là một và giống nhau. Chúng tôi cũng vậy; sẽ tiếp tục chống chủ nghĩa Cộng sản.
Chính trong nhận thức này và trong lời chúc nồng thắm luôn hiện diện sự lĩnh hội có thiện cảm mạnh mẽ mà qua đó, nhân dân và chính phủ Mỹ đã dõi theo những nỗ lực của chúng tôi. Để dứt lời, tôi xin một lần nữa cảm ơn Tổng Thống, ông Chủ Tịch và toàn thể các vị dân cử Quốc Hội về sự chú tâm theo dõi và về vinh dự mà quí vị đã dành cho tôi).
Bài diễn văn này đã gói ghém chiến lược chống Cộng của VNCH và chính nghĩa sáng ngời của nhân dân miền Nam Việt Nam, dưới sự lãnh đạo anh minh của TT Ngô Đình Diệm và nền Đệ Nhất Cộng Hòa trong công cuộc chiến đấu mưu cầu độc lập, tự do dân chủ và phú cường nói chung, chống chủ nghĩa Cộng Sản nói riêng. Chủ nghĩa này đã cáo chung với sự sụp đổ muộn màng của Liên bang Sô-viết nhưng chế độ cộng sản độc tài tham nhũng thốt nát, bán nước hại dân vẫn còn tồn tại ở quê nhà; dù chỉ trên bình phong để có cớ duy trì quyền lực chuyên chính độc đảng.
TT Diệm và nền Cộng Hòa chân chính ra đời ngày 26/10/1956 đã không còn; thậm chí chế độ đệ II VNCH với ngày phản loạn 1/11/1963 được dùng làm “quốc khánh” một cách bất chính đáng cũng không còn, nhưng tinh thần chiến đấu tự vệ anh dũng của quân dân cán chính VNCH đã được chứng minh và vinh danh suốt hơn bốn thập niên qua; công khai ở hải ngoại, âm thầm và ngày càng công khai ở quốc nội. Các thời điểm quan trọng trong tiến trình chính trị hình thành nền Đệ I VNCH đã được diễn ra trong các tháng 10: Kết quả cuộc Trưng Cầu Dân Ý ngày 23/10/1955 truất phế Bảo Đại, Hiến Ước Lâm Thời ngày 26/10/1955 và Hiến Pháp VNCH thực thụ ban hành ngày 26/10/1956 được dùng làm ngày Quốc Khánh.
Chính nghĩa Tháng Mười của nền Cộng Hòa Việt Nam đã khiến Quốc Hội California biểu quyết công nhận là “Republic of Vietnam Month” theo dự luật SCR-165 đệ trình bởi TNS Janet Nguyễn với sự ủng hộ của hai dân biểu gốc Á châu Ling Chang và Young Kim. Chính nghĩa này đã tạo dựng một chế độ lấy thuyết nhân vị làm nền tảng và cuộc chiến đấu tự vệ anh dũng chống chủ nghĩa vong bản Cộng Sản làm cứu cánh để xây dựng dân chủ và phú cường. Chế độ ấy đã là chế độ duy nhất trong lịch sử cận đại không để mất mảy may một tấc đất, một hòn đảo, một hải lí biển Đông nào vào tay kẻ thù truyền kiếp phương Bắc. Chế độ ấy được tạo dựng bởi lãnh tụ duy nhất trong sử Việt mà Quốc Hội lưỡng viện Hoa-Kỳ đã trân trọng mời đọc bài diễn văn nêu trên.
HÀ BẮC
(tham khảo House Congressional Records và các tài liệu thời sự cập nhật)