Tướng Lê Nguyên Vỹ-Một Trung Đoàn Trưởng Xuất Chúng

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

  Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ là Tư Lệnh cuối cùng của Sư Đoàn 5. Ông chọn tuẫn tiết thay vì chịu nhục đầu hàng giặc cộng tại sân cờ bản doanh Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 ở Lai Khê ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Ông được chỉ định vào chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5 vào tháng 11 năm 1973, ngay khi tốt nghiệp Đại Học Chỉ Huy Cao Cấp và Tham Mưu bên Mỹ về nước.

Trước khi đi Mỹ học, ông giữ chức Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5, phụ tá cho Đại Tá Lê Văn Hưng. Trong trận đánh tử thủ An Lộc, ông đã sáng gía vì là người dũng cảm bắn hạ chiếc chiến xa T-54 đầu tiên khi đoàn chiến xa địch xông vào thành phố An Lộc dưới con mắt kinh hoàng bỡ ngỡ của các chiến sĩ tử thủ lần đầu tiên chạm trán chiến xa.

Khi còn ở cấp Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5, dưới quyền chỉ huy của Tướng Tư Lệnh Nguyễn Văn Hiếu, ông nổi tiếng là một Trung Đoàn Trưởng tác chiến giỏi. Sau đây là một số tài liệu ghi nhận khả năng và quan điểm chiến sự của Đại Tá Lê Nguyên Vỹ do các Cố Vấn Mỹ lưu giữ.

             Lượng Giá

Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, nhận chức ngày 20.12.68, 19 năm quân ngũ. Đại Tá Vỹ là một chỉ huy trưởng xếp hạng trên trung bình. Ông hữu hiệu và hiếu chiến và nhiều sáng kiến khi chạm địch và khi huấn luyện binh sĩ. (Đại Tá John G. Hayes, Cố Vấn Trưởng, ngày 7.2.1970).

Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, Chỉ Huy Trưởng Trung Đoàn 8, SĐ5BB: Một sĩ quan tài ba. Rất nhiệt tâm, rất nghiêm chỉnh và rất được việc. Ông có nhiều triển vọng. Một người quốc gia nhiệt tình. Đáng được thăng chức. (Trung Tá Roy E. Couch, Cố Vấn Phó, ngày 4.2.1970).

Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, Chỉ Huy Trưởng Trung Đoàn 8…Trung Đoàn Trưởng giỏi nhất trong Quân Đoàn 3; đủ khả năng trở nên Sư Đoàn Trưởng. (Cố Vấn Mỹ Quân Đoàn 3).

Quan Điểm Của Đại Tá Lê Nguyên Vỹ về Việt Nam Hóa Chiến Tranh.

Kính gửi: Tướng Ewell
Qua:

(1) Tướng Kinnard(2) Tướng Roberts(3) Ông WhitehouseKính chuyển đạt Trung Tướng văn thư của Đại Tá Hayes về cuộc viếng thăm Trung Đoàn 8/SĐ5 của Tướng Haig ngày 24/1/1970. Tôi thiết nghĩ Trung Tướng sẽ quan tâm tới quan điểm của Đại Tá Vỹ về những điểm sau đây:

a. Yểm trợ pháo binh QLVNCH…thiếu sót khi pháo binh HK rút đi.b. Khả năng NQ/ĐPQ…dè dặt về khả năng của NQ/ĐPQ trong việc bảo vệ vùng đông dân cư.c. Cố Vấn HK cấp Tiểu Đoàn…thiếu kinh nghiệm.d. Yểm trợ tiếp vận của QLVNCH… yếu kém.D.P. McAuliffe,
Chuẩn Tướng,
Cố Vấn Trưởng Phó. QĐ3

Tướng Haig thăm viếng các đơn vị của Trung Đoàn 8

Chuẩn Tướng Haig thăm viếng Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 8 vào lúc 1315 giờ ngày 24/1/70. Ông được Đại Tá Vỹ thuyết trình về tình báo hiện tại, bao gồm QBV, lực lượng chính và các sinh hoạt của VC trong toàn vùng thuộc Trung Đoàn 8. Đại Tá Vỹ cũng trình bày tổng lược về Chương Trình Đồng Tiến trong đó Trung Đoàn 8 tham chiến với Sư Đoàn 1 Bộ Binh HK. Đại Tá Vỹ đề cập tới những lợi điểm đối với TĐ 8, tỷ như: Yểm trợ tác hiến dưới hình thức bao vây và lùng kiếm, pháo binh, trực thăng vũ trang, các toán lùng và diệt, năng động trong việc xử dụng các đại đội trực thăng xung kích. Đại Tá Vỹ kết luận bằng cách trưng bày các thống kê về số địch bị loại đối chiếu với số thương vong bạn.

Tướng Haig đặt những câu hỏi và tiếp nhận những lời bàn của Đại Tá Vỹ như sau:

a. Trung Đoàn có nhận yểm trợ pháo binh trực tiếp đầy đủ tiếp sau sự rút lui của SĐ 1 BB HK không? Đại Tá Vỹ khẳng định một cách dứt khoát là không! Ông nói là cần ít nhất một tiểu đoàn pháo binh yểm trợ cho trung đoàn của ông nếu các tiểu đoàn của ông nhận đủ sự yểm trợ phi pháo khi các tiểu đoàn này nới rộng phạm vi hành quân. Tướng Haig hỏi hiện tại có bao nhiêu pháo binh yểm trợ cho Trung Đoàn 8, thì Đại Tá trả lời có hai khẩu pháo 105 ly và hai khẩu pháo 155 ly tại Chánh Lưu, hai Khẩu pháo 105 ly tại Thới Hòa, và hai khẩu pháo 105 ly với hai khẩu pháo 155 ly tại Bến Cát. Ông giải thích sự sấp xếp này chỉ cho thấy cần yểm trợ thêm cho NQ/ĐPQ trong các cuộc hành quân của các đơn vị này vì hiện giờ pháo binh của QLVNCH phải yểm trợ cho các đơn vị chính quy và địa phương quân trong vùng hành quân của Trung Đoàn 8. Đại Tá Vỹ lưu ý là vấn đề này sẽ gia tăng khi các tiểu đoàn rút ra xa khỏi các vùng đông dân cư. Ngoại trừ được cung cấp thêm các dàn pháo binh, hoặc quân chính quy hoặc địa phương quân sẽ thiếu sự yểm trợ về pháo binh.
b. Trung Đoàn 8 thực thi bao nhiêu cuộc phục kích và loại nào? Đại Tá Vỹ trả lời là mỗi tiểu đoàn thực thi “nhiều” cuộc phục kích mỗi đêm, và phần nhiều là loại cơ khí dùng mình claymore. Ông trình bày các kết quả thực hiện được trên đồ hình đối chiếu với tất cả các thương vong địch loại khác: trên 50% con số địch chết mới đây là do mìn claymore gây ra. Tướng Haig nhận định là kết quả của các cuộc phục kích này nói lên thành quả cao của đơn vị này.
c. Đại Tá có những khó khăn gì về lãnh vực truyền tin không? Đại Tá Vỹ nói là không và ông có được hệ thống truyền tin tốt đẹp trong toàn Trung Đoàn.
d. Đại Tá kiếm đâu ra các tân binh? Đại Tá Vỹ nói là hầu hết các tân binh là lính động viên, nhưng cũng có một số ít là lính tình nguyện. Tướng Haig hỏi có phải phần đông lính của Trung Đoàn 8 là do Quân Đoàn 3 phái tới không? Đại Tá Vỹ trả lời là không, họ tới từ khắp miền Nam Việt Nam.
e. Đại Tá nghĩ sao về khả năng tác chiến của NQ/ĐPQ trong vùng này? Đại Tá Vỹ nói là đây là một vấn đề nan giải trong kế hoạch chuyển giao lại các địa phương quân lo phần an ninh cho các vùng do chính phủ kiểm soát để các tiểu đoàn QLVNCH có thể trở nên di động. Ông nói NQ/ĐPQ nghèo, rất yếu và không có khả năng chu toàn trách vụ liên đới trong kế hoạch này. Ông nói là không thể trông cậy NQ/ĐPQ bảo toàn các vị trí đóng quân về đêm và không tin tưởng họ có khả năng đứng vững chống cự tại các địa điểm đóng quân đã chuẩn bị sẵn. Tướng Haig nói ông rất ngạc nhiên nghe tới điều này vì ông được biết NQ/ĐPQ đang cáng đáng hầu hết các trận đánh và đang thi hành phận vụ cách rất tốt đẹp trong vùng Đồng Bằng. Đại Tá Vỹ trả lời là ông ám chỉ đến NQ/ĐPQ trong vùng hành quân của riêng ông, và ông đưa ra một lời thẩm định ngay thẳng và nghiêm minh về họ. Tướng Haig hỏi có thể làm gì để cải tiến lãnh vực này. Đại Tá Vỹ liệt kê các điểm sau:
(1) Đặt một sĩ quan đã từng chỉ huy thành công cấp tiểu đoàn vào chức vụ quận trưởng.
(2) Thực hiện một chương trình huấn luyện nghiêm chỉnh giúp NQ/ĐPQ đạt được khả năng chu toàn trách vụ của họ. Chương trình này có thể thực hiện được trong vòng 6 tháng.
(3) Chỉnh đốn lại cấu trúc của tất cả các vị trí phòng thủ của NQ/ĐPQ theo tiêu chuẩn của SĐ 1 BB HK để loại bỏ mọi yếu điểm hiện có trong các vị trí này. Rất nhiều vị trí hiện hữu, lô cốt và công sự phòng thủ được thiết kế và xây cất một cách yếu kém và sẽ không chống nổi bất cứ một loại tấn kích nào.
(4) Các sĩ quan biệt phái chỉ huy các đơn vị NQ/ĐPQ phải là những cán bộ đã được huấn luyện kỹ lưỡng và đã chứng tỏ khả năng tác chiến và chuyên nghiệp cao độ để gây sự tin tưởng cho các đơn vị này.
(5) Cần có yểm trợ pháo binh trực tiếp cho NQ/ĐPQ.
f. Đại Tá cho vấn đề nào to lớn nhất trong sự rút lui của các lực lượng HK tiếp diễn? Hỏa lực đầy đủ dưới dạng pháo binh, không trợ trực diện và trực thăng vũ trang dưới mọi hình thức. Các hỏa lực này cần có để trám vào lỗ trống do sự rút lui của các đơn vị HK.
g. Tướng Haig hỏi tiếp người viết bài tường trình này sĩ quan cấp bậc nào được chỉ định làm cố vấn cho tiểu đoàn trưởng QLVNCH và những sĩ quan này có kinh nghiệm tác chiến tới mức độ nào. Tôi trả lời là cấp Thiếu Tá là được phép và hiện giờ tôi có hai thiếu tá và hai đại úy được chỉ định làm cố vấn cho tiểu đoàn trưởng; không có một viên sĩ quan nào có kinh nghiệm tác chiến. Tôi khẳng định rằng nỗ lực trong địa hạt ban cố vấn là phải tạo sĩ quan với kinh nghiệm tác chiến nếu muốn thực hiện được kết quả tương xứng trong những tháng hệ trọng tới. Tướng Haig trả lời là ông hoàn toàn đồng ý với quan điểm này.3. Tiếp theo buổi thuyết trình và bàn luận kể trên là những cuộc viếng thăm các căn cứ hỏa lực Kiến An và Apollo, tại đây cũng có những buổi thuyết trình ngắn về tình báo và hành quân do các chỉ huy trưởng Mỹ/ Việt cấp tiểu đoàn. Những bàn luận tiếp đó được ghi nhận như sau:

a. Trung Đoàn 8 có ý định gì tiếp theo sự rút lui của SĐ 1 BB HK? Đại Tá Vỹ nói Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn của ông sẽ dời về căn cứ Lai Khê. Ba tiểu đoàn còn lại của ông sẽ tiếp thu ba căn cứ hỏa lực – có lẽ tại căn cứ Tennessee, Gela và Dominate.
b. Ranh giới khu vực hành quân của Trung Đoàn 8 sẽ ra sao? Đại Tá Vỹ nói là ông chưa biết chắc chắn nhưng ông nghĩ rằng nó sẽ bao quát từ Nam Bến Cát tới lằn mức tưởng tượng chạy dọc theo đông bắc từ Mushroom đến Chơn Thành.
c. Đại Tá có cáng đáng nổi khu vực rộng lớn vậy không? Đại Tá Vỹ nói là ông tin tưởng là được với cùng loại yểm trợ tác chiến mà các đơn vị HK hiện có. Nhưng ông nói nếu NQ/ĐPQ không chu toàn được phận vụ bảo toàn an ninh cho các trung tâm đông dân cư, các đơn vị QLVNCH sẽ buộc phải rút về bảo toàn an ninh cho các vùng đó và rồi các đơn vị QLVNCH trở lui lại vị thế của năm 1966.
d. Tướng Haig đặt câu hỏi về hiệu năng của hệ thống phụng vụ yểm trợ tác chiến trực tiếp với các cố vấn. Hệ thống tổ chức tiếp vận hiện hữu có thể yểm trợ các đơn vị trong các vùng hành quân trong một thời hạn lâu dài không? Câu trả lời là có với điều kiện phải chú tâm vào nỗ lực kiện toàn và xử dụng hệ thống tổ chức tiếp vận hiện hữu của ban cố vấn.4. Địa điểm thăm viếng chót trong lộ trình là căn cứ hỏa lực O’Keefe, nơi đặt Bộ Chỉ Huy của TĐ4/8. Khi vừa tới nơi, phái đoàn hay tin là tiểu đoàn trừ đang chạm địch tại cây số 15 bắc dọc theo quốc lộ với một lực lượng địch phục kích một đoàn xe. Tướng Haig ngỏ ý muốn bay lên quan sát trận chiến. Khi bay tới chiến trường, tôi bắt ngay được liên lạc vô tuyến với Thiếu Tá Dyer (Cố Vấn TĐ4/8) và có thể thuyết trình ngắn cho Tướng Haig về tình hình. Trong khi bay lượn trên không, chúng tôi trực tiếp quan sát nhiều phi xuất phi trục và trực thăng võ trang yểm trợ và các sinh hoạt của các đội toán lùng/diệt địch và pháo binh. Các câu hỏi của Tướng Haig xoay quanh các vấn đề về danh tánh và sức mạnh của các lực lượng bạn, sức mạnh của địch quân, số thương vong của bạn lẫn thù. Sau khi dời khỏi khu vực này, trực thăng trực chỉ về Bộ Tư Lệnh Tỉnh Bình Dương, tại đó Tướng Haig gặp Trung Tá Fleigh, Cố Vấn Tỉnh. Tướng Haig cám ơn Đại Tá Vỹ về một buổi chiều hết sức bổ ích và lý thú rồi cáo từ.

5. Tóm lược, tôi cảm nghĩ là buổi thuyết trình, các cuộc thảo luận và thăm viếng cho thấy cảm nghiệm chân thành đầy tự tin của Trung Đoàn 8. Tôi tin chắc là Tướng Haig tiếp nhận được cảm tưởng này và ý thức rằng thái độ này được dựa vào sự xác tín của QLVNCH là sự tiếp tục yểm trợ tác chiến HK là điều cần thiết trong tương lai tới này.

Trung Tá Maurice H. Price
Cố Vấn, Trung Đoàn 8

Nguyễn Văn Tín
Ngày 24/03/1999