“TỪ CÁNH ĐỒNG MÂY” VÀ CA SĨ LỘC VÀNG-NGUYỄN VĂN LỘC

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

 

“Tuổi trẻ bay cao khí phách Vì Tổ Quốc

Lão niên khai phóng dân trí Cánh Đồng Mây”

BS Đinh Đức Long

 

青年为祖国展翅高飞

老年解放人们的知识

-丁德龙医生

 

Buổi nói chuyện của chương trình

Từ Cánh Đồng Mây

với

CA SĨ

 

LỘC VÀNG

NGUYỄN VĂN LỘC

TCDM pv Ca Sĩ Nguyễn Văn Lộc Vàng – ngày 08-27-2022 – MP3 Download, Play, Listen Songs – 4shared – Vinh Hoang

(Xin bấm vào link để nghe)

VỤ ÁN CHẤN ĐỘNG MỘT THỜI.

NGƯỜI CA SĨ RƠI VÀO CẢNH LAO TÙ CHỈ VÌ …MÊ NHẠC VÀNG

 Cuộc đời ca sĩ Lộc Vàng sẽ được hé mở trong hồi ký Cung đàn số phận do tác giả Kim Dung chấp bút. Cuốn sách viết về cuộc đời của danh ca Lộc Vàng – người cả đời say mê, cống hiến và theo đuổi dòng nhạc vàng và cũng vì dòng nhạc này mà khiến ông từng rơi vào cảnh lao tù

Tác giả Kim Dung kể về cơ duyên viết cuốn sách: “Đó là một chiều cuối đông. Tôi và hai người bạn thân hẹn nhau đến quán Lộc Vàng, quán cà phê từ lâu thành nổi tiếng, bởi ông chủ quán Lộc Vàng là người mê hát nhạc vàng đến nỗi bị đi t.ù. Xưa nay, chỉ nghe nói tr.ộm c.ắp, g.i.ết người, tham nhũng, hối lộ… những t.ội tày đình mới phải đi t.ù. Có ai chỉ vì mê hát mà lại bị đi t.ù? Tôi có chút tò mò… Rồi Lộc Vàng xuất hiện.

Ca sĩ Lộc Vàng (Hà Nội) – một người chỉ vì đam mê hát nhạc vàng mà cuộc đời trở lên lận đận, thậm chí đến mức tù tội. Thương thay cho kiếp người nghệ sĩ hết mình với âm nhạc.

 8 năm sau, năm 1976, ông được trả tự do. “Tôi sướng quá, đi bộ đường rừng 30 km từ trại giam ra đến TX.Lào Cai. Lúc ra đến ga Lào Cai, trời đã sẩm tối, tôi ngớ người ra vì các quán cà phê, hàng nước ở đó đều mở băng cối nhạc “vàng” do người miền Nam hát.

Tôi vào quán ngồi mà không dám ngồi cạnh cái đài vì trước đây cũng vì hát những bản nhạc này mà tôi bị t.ù. Ra đến Hà Nội thấy ngạc nhiên vô cùng vì quán cà phê nào cũng mở dòng nhạc này”, ông nhớ lại. Tuy vậy, dòng nhạc này chỉ thực sự được nhìn nhận đúng giá trị bắt đầu từ năm 1987, khi có chính sách khôi phục lại các tác phẩm văn học nghệ thuật trước năm 1954 và được gọi là nhạc tiền chiến.

Ngày ra tù, được nghe lại nhạc vàng, ông không khỏi rơi nước mắt

 Mỗi lần nhắc đến người vợ quá cố, ông Lộc Vàng đều rơm rớm nước mắt vì thương bà. “Có những ngày nhìn trời mưa, tôi lại nhớ bà ấy. Khi biểu diễn những ca khúc mà bà ấy thích tôi cũng lại nhớ bà”, ông nói. Ông kể, khi nhạc “vàng” đã được khôi phục, ông được mời đi hát.

Cứ mỗi lần như vậy vợ ông lại đưa cả con đi theo. Người bạn của Lộc Vàng mới hỏi: “Trời mưa gió rét mướt thế này, mày bế con đi làm gì, ở nhà nghe thằng Lộc hát suốt rồi không biết chán à? Nó có giai gái gì đâu mà theo nó?”. Vợ ông bảo: “Anh ạ, không phải em đi theo để nghe nhà em hát đâu, mà sợ chẳng may nhà em bị b.ắt một lần nữa thì em còn biết đường đi tiếp tế”.

Sau năm 1987, người ta hát nhạc tiền chiến ở khắp nơi, trong quán cà phê, trong các chương trình ca nhạc. Ngay như tại “ngôi nhà” của giới văn nghệ sĩ số 51 Trần Hưng Đạo, chương trình biểu diễn ca khúc trữ tình cũng được tổ chức thường xuyên.

Nghệ sĩ Khắc Huề – người chỉ đạo nghệ thuật chương trình đã tìm ông Lộc Vàng – lúc đó đã là giọng ca quen thuộc ở nhiều quán cà phê để mời hát. Ông Lộc cho biết dù vậy ông không đi hát để kiếm t.iền, ông làm đủ thứ việc từ bán bánh mì, quét vôi, thầu xây dựng… để nuôi gia đình. Ông hát chỉ vì thích được hát cho mọi người nghe.

Có lần, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đến nghe chương trình có Lộc Vàng hát. Lúc kết thúc phần biểu diễn, nhạc sĩ lên tặng hoa, ôm lấy Lộc Vàng đôi chân như khuỵu xuống. Ngày hôm sau gặp lại, Đoàn Chuẩn mới nói: “Hôm qua anh sướng lắm! Chú có biết vì sao không? Anh đã cho chú mấy bài hát nhưng chú không khai. Điều đó anh rất quý, rất trân trọng chú. Không giá trị nào bằng tiếng hát của chú vang lên bản nhạc của anh”.

Có những người nghệ sĩ như thế, cả cuộc đời dành tình yêu cho âm nhạc mà không đòi hỏi, vụ lợi cho bản thân!

Những ca sĩ tri âm tri kỷ với nhạc vàng: Lộc Vàng và Toán Xồm (trái-phải)

 Những nhạc sĩ tri âm tri kỷ với nhạc vàng Đoàn Chuẩn và Từ Linh 

NHỚ ANH TOÁN XỒM !

Ngô Thị Hồng Lâm(facebook)Anh Toán xồm là hàng xóm cũ của tôi ở phố Tô Hiến Thành Hà Nội. Nhà tôi ở số 63, nhà anh Toán ở bên kia đường số 98. Anh Toán là con nhà giầu, được đi học trường Tây. Anh mà còn sống thì nay phải trên 70 tuổi. cha mẹ anh thuê toàn bộ căn nhà số 98 Tô Hiến Thành. Năm 1954 thì ông bà di cư vào Nam, không hiểu vì lý do gì mà anh Toán không đi lại ở lại.

Tháng 10/1954, Vệt Minh trở về tiếp quản Hà Nội đã lấy đi những căn phòng trong cái biệt thự ấy để đưa gia đình họa sĩ Tấn Hợi vào ở và một vài nhà nữa. Anh Toán chỉ được ở một phòng phía mặt tiền chừng 25m2.

Bên nhà anh Toán thỉnh thoảng hay hát nhạc tiền chiến và khiêu vũ. Mỗi lần các anh bên nhà anh Toán hát thì bọn trẻ con trong phố xúm đông ngoài cửa để xem các anh hát và khiêu vũ. Những bài hát của các anh hát thật quyến rũ nâng tâm hồn con người lên.

Niềm đam mê ca hát của tôi cũng được hình thành từ đó. Ít lâu sau thì anh bị một đám đông công an đến nhà xích tay bắt anh đi giam ở công an khu Hai bà Trưng (sát vách nhà anh). Bắt anh Toán ngày trước thì ngày sau gian nhà của anh đã có một viên thiếu tá công an của khu Hai Bà Trưng đưa vợ con vào ở.

Những ngày tháng ở tù của anh là tù mồ côi, vì không có ai thăm nuôi. Sau 1977 thì tôi không ở Hà Nội nữa mà chuyển vào miền Tây Nam Bộ sinh sống. Nên không được gặp lại anh Toán sau khi anh ra tù !

Khi anh Toán ra tòa, các quan tòa tô điểm thêm cho anh “thành tích” là “1 ổ hút thuốc phiện”, 1 ổ đồi trụy trai gái đổi bia vào vùng kín của phụ nữ rồi uống. Ngày anh ra tòa thì thanh niên ở xung quanh nhà anh đều bị mời đi nghe, để răn đe. Thế rồi một bản án quả tạ giáng xuống đầu anh 12 năm tù.

Cũng như chú Nguyễn Hữu Đang, nghe cha tôi kể ngày đó chú có một người bạn gái ở phố hàng Đường Hà Nội. Hai người hẹn hò nhau khi nào cách mạng thành công thì sẽ làm đám cưới. Kháng chiến nổ ra thì chú lên chiến khu cho đến 1953 thì bắt đầu công cuộc CCRĐ long trời lở đất của đảng thi hành. Những cuộc chém giết người vô tội diển ra từng giờ, Những văn nghệ sĩ có lương tâm lúc đó đều lên tiếng phản đối, trong đó có chú Nguyễn Hữu Đang, có ông lính hàng binh người Pháp Anbeclavie. Ông Anbeclavie được ông Hồ dụ dỗ ở lại VN lấy vợ VN và mang họ Hồ của ông ấy. nghĩa là ưu ái lắm. và nhiều văn nghệ sĩ nữa cùng có bài phản đối đăng trên báo NVGP. Có cô Thụy An.

Lập tức một cuộc đàn áp những tiếng nói chân chính bắt đầu. Nhẹ thì cho đi lao động. nặng thì cho ra tòa. Cô Thụy An, chú Nguyễn Hữu Đang ra tòa. Cùng thụ án tại trại tù Cổng Trời ở Hà Giang 15 năm. Cô Thụy An ra tòa thì cũng được chụp lên đầu cái mũ “làm việc cho phòng Nhì của Pháp”, còn chú Đang thì “quan hệ trụy lạc với 2. 3 cô cùng 1 lúc. “

Sau này khi chú Đang ra tù. Vào dịp chú 80 tuổi thì anh em văn nghệ sĩ làm lể mừng thượng thọ cho chú. Nhà thơ Phùng Quán tự tay viết thiệp mời ông Đỗ Mười đến dự lễ mừng thượng thọ 80 cho “Giai tân Nguyễn Hữu Đang”. Một cách chơi chữ của người văn nghệ sĩ rất thâm thúy, nhắc với ông Đỗ Mười trả món nợ năm xưa cái bản án vu khống, cột tội quan hệ trụy lạc với 2 , 3 cô 1 lúc của “giai tân” Nguyễn Hữu Đang đến 80 tuổi vẫn còn trinh – là nói láo ! Cũng chính nhà thơ Phùng Quan đạp xe đạp đến nhà ông Đỗ Mười đòi gặp để gửi thiệp !Không hiểu các đỉnh cao trí tuệ của đảng có biết mắc cỡ hay không?

Bây giờ anh Toán đã thành người thiên cổ. Vẫn còn đó một trời oan ức mà anh mang theo xuống suối vàng. CS đã hủy diệt biết bao tâm hồn đẹp đẽ đam mê nghệ thuật, yêu âm nhạc tiền chiến lãng mạn đến đỉnh cao của nghệ thuật, chính đáng của tuổi trẻ. Mặc dù là nghiệp dư nhưng những ca sĩ chuyên nghiệp được đào tạo thanh nhạc chính quy đã có nghệ sĩ nào ăn đứt được các giong ca trong ban nhạc Toán xồm hay chưa?

Cái gì đảng quản không được thì đảng cấm !  

Cái gì hơn đảng thì đảng bắt bỏ tù.

Hôm nay đầu năm mới, tôi viết những dòng này thay những nén nhang viếng anh và muốn gửi đến anh nếu kiếp sau có đầu thai làm người thì đừng đầu thai ở VN anh nhé. Bởi ở VN chuyện gì cũng có thể ! Thật tiếc cho tài năng của anh. Giá mà ngày ấy anh theo cha mẹ vào Nam, tài năng của anh nhất định được ghi nhận trong làng thanh nhạc. Sau 1975 nếu gia đình anh có di tản qua Mỹ thì bây giờ anh được đảng ưu ái gọi “khúc ruột ngàn dặm” của đảng. Tiếc là tiếc là tiếc!
Ngô Thị Hồng Lâm