TINH THẦN YÊN BÁY

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Thơ tưởng niệm 88 năm Tổng Khởi Nghĩa (10/20/1930 – 10/02/2021 của VNQDĐ

TINH THẦN YÊN BÁY

(Tưởng niệm 88 Năm, Ngày Khởi Nghĩa 10.02.1930- 10.2.2018)

Vào dịp Tết, Chín mốt (91) năm về trước,
Mười Tháng Hai, Ngày Việt Quốc (1): Sử ghi:
Cờ Khởi Nghĩa tung bay miền Đất Bắc,
Quyết một lòng cứu đất nước lâm nguy.
Nối nghiệp lớn của giống nòi, nước Việt
Những Anh Hùng Yên Báy, đất phương Nam.
Thật vĩ đại, nối chân dòng bất khuất!
Không chung trời với bọn giặc xâm lăng.
Máu yêu nước, viết lên trang huyết sử,

Cả sơn hà vọng lại trống Mê linh.
Đuổi giặc Hán, lập nên nền Tự Chủ,
Đã trở thành chân lý: một-niềm-tin.
Cờ Yên Báy, ngàn sau lưu chiến sử:
Vì giống nòi, vì dân tộc hy sinh.
Chính di-ngôn là niềm-tin-bất-tử (2)
Đem máu mình trang trải nỗi điêu linh.
Cuộc Khởi Nghĩa dẫu chưa thành ước vọng
Lúc Đoạn Đầu rạng khắp ánh hào quang.
Khi Nhật Nguyệt hòa chung dòng máu nóng,
Cả đất trời, soi sáng cõi Nam bang.
Đó là sự kết tinh từ văn hiến
Trải bao đời vì nước của Tiền-nhân
Cờ Yên Báy mãi ngàn năm bất biến,
Là tấm gương thế kỷ đã “Thành Nhân”.
Gương bất khuất nối theo nhau bất tận
Khi sơn hà gặp phải nạn xâm lăng.
Mấy ngàn năm còn lưu trang di hận,
Không thể nào quên được đức hùng anh.
Dòng Việt-tộc đã rõ ràng sau trước
Mảnh dư đồ hòa da thịt, máu xương.
Từng thế hệ luôn xả thân vì nước
Không thể nào đồng lõa với tai ương.
Hết phương bắc tới phương Tây xâm lược
Chuỗi thời gian ngót thế kỷ đau thương.
Nguyễn Thái Học nối chân người đi trước
Hai năm (3) hơn, thế bắt buộc chung đường.
Máu Cách Mệnh, Mười Tháng Hai chứng tỏ,
Đã rõ ràng về triết Việt xưa nay:
Nền Độc Lập phải trở về nguyên chủ
Chưa đời nào chịu nhận giặc cầu may (4).
Vĩnh nhất Tâm

—————————————————

(1) Việt Nam Quốc Dân Đảng viết tắt là Việt Quốc

(2) “Chúng tôi chắc đi chết đây ! Các anh sống lại, cứ công nào việc ấy nhé! Cờ độc lập phải nhuộm bằng máu ! Hoa tự do phải tưới bằng máu! Tổ quốc  còn cần đến sự hy sinh của con dân nhiều nữa ! Nhiều nữa!  Rồi thế nào cách mệnh cũng có ngày thành công”

Di ngôn của Nhà Cách Mạng NGUYỄN THÁI HỌC

(3) 25.12.1927-10.02.1930
Ý của tác giả muốn biểu thị lãnh thổ phải trả lại cho dân tộc từng là chủ quyền lãnh thổ đó từ thời nguyên thủy.

(4) Ám chỉ Trần Kiện đời Trần, …; Lê Chiêu Thống cuối đời Hậu Lê, Hồ Chí Minh và đồng bọn thời Bắc bộ phủ, quy thuận và rước về một di sản ngoại nhân và trắng trợn phản bội tiền nhân và nhờ kẻ thù truyền kiếp để phá nát giang sơn.