Đề cử viên Tối cao Pháp Viện bà Barette điều trần trước Thượng Viện Hoa Kỳ
“Mọi chuyện đã xong xuôi”, Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Cory Booker (bang New Jersey) nói như vậy vào ngày điều trần xác nhận thẩm phán Barrett cuối cùng tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện vào tuần trước.
Mọi chuyện đúng là gần như đã hoàn tất. Đảng Dân Chủ không còn nhiều cơ hội có thể cản trở đề cử viên Barrett được xác nhận vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ.
Chắc chắn Đảng Dân Chủ có thể vẫn tiến hành tranh luận gay gắt như họ đã làm với trường hợp của đề cử viên Tối cao Pháp Viện Brett Kavanaugh năm 2018. Nhưng Đảng Dân Chủ đang chơi ‘cú đánh ngắn’. Trong khi, yếu tố thiên thời có giúp Đảng Cộng hòa chơi ‘cú đánh dài’ với trường hợp xác nhận thẩm phán Barrett. Dù vậy, Đảng Dân Chủ đang hài lòng với các cuộc thăm dò dân ý trước bầu cử. Họ có lẽ đang nghĩ sẽ có được 10 ghế Hạ viện ở các bang miền bắc. Đảng Dân Chủ cũng có cơ hội hơn bao giờ hết để lấy lại Thượng viện. Và họ thích màn vận động tranh cử của ông Joe Biden tại miền trung tây, Pennsylvania, Florida, và thậm chí nghĩ ông ta có cơ hội chiến thắng ở Texas và Georgia.
Vì vậy, Đảng Dân Chủ không muốn làm bất cứ điều gì để khiến cử tri phải bối rối vào phút chót hoặc khiến cơ hội mở ra cho các đối thủ chính trị của họ. Do đó, họ sẽ để Đảng Cộng hòa chuẩn thuận thẩm phán Barrett vào Tối cao Pháp viện và sau đó sẽ quyết đấu trong cuộc bầu cử tháng Mười Một.
Vấn đề lớn nhất đối với bà Barrett lúc này là thời gian.
Theo thông lệ, Ủy ban Tư pháp sẽ kéo dài việc xác nhận một đề cử viên Tối cao Pháp viện khoảng một tuần. Theo đó, sau các phiên điều trần tuần trước, Ủy ban Tư pháp sẽ lại họp tiếp để xem xét đề cử thẩm phán Barrett vào 1 giờ chiều ngày thứ Năm, 22/10 (giờ miền đông nước Mỹ).
Tại cuộc họp này ủy ban sẽ cần bỏ phiếu để xem xét có giới thiệu đề cử viên cho toàn Thượng viện hay không và cũng thường soạn thảo một bản hướng dẫn cho Thượng viện tiến hành xem xét đề cử viên.
Đề cử viên không nhất thiết phải nhận được giới thiệu “thuận lợi” của ủy ban cho toàn thượng viện. Năm 1987, đề cử viên Robert Bord đã nhận giới thiệu “không thuận lợi” của ủy ban và sau đó đã thất bại tại toàn Thượng viện. Nhưng Thẩm phán Tối cao Pháp viện Clarence Thomas năm 1991 đã được đưa ra toàn thể Thượng viện xác nhận đề cử thành công mà không có “giới thiệu” của Ủy ban Tư pháp.
Ủy ban Tư pháp sẽ một cuộc bỏ phiếu đa số để đưa đề cử viên ra toàn Thượng viện xem xét.
Lãnh đạo phe Đa số Thượng viện Mitch McConnell đã loan báo rằng ông sẽ đưa đề cử viên Barrett ra toàn Thượng viện xem xét vào ngày thứ Sáu (23/10).
Ông McConnell sẽ gặp một chút khó khăn với lịch trình ông đặt ra.
Nếu Ủy ban Tư pháp hoàn thành xác nhận vào ngày 22/10, thì Thượng viện chỉ có thể chính thức bắt đầu tiến trình chuẩn thuận từ ngày 23/10, bởi vì không thể đưa vấn đề xác nhận này ra toàn Thượng viện cùng ngày với việc kết thúc xem xét tại ủy ban. Do đó, nếu ông McConnell thực sự muốn tăng tốc, thì ông có thể bắt đầu tiến trình xác nhận vào một thời điểm nào đó trong ngày thứ Sáu (23/10).
Ông McConnell phải chuyển nhanh Thượng viện vào phiên làm việc điều hành (không phải là phiên lập pháp) để xem xét đặc biệt đề cử viên Barrett. Một tiến trình như vậy có thể phải cần bỏ phiếu nhưng không cần thảo luận (tùy thuộc vào có kết thúc được filibuster – phát biểu liên tục kéo dài thời gian – hay không).
Cuộc bỏ phiếu đó có thể được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu gọi tên, bỏ phiếu nói hoặc đồng thuận hoàn toàn (tức là không có bất kỳ nghị sĩ nào lên tiếng phản đối). Đảng Dân Chủ có thể đưa ra một số biện pháp cản trở ở giai đoạn này bằng việc yêu cầu số đại biểu cần thiết theo quy định phải có mặt đầy đủ.
Để có thể tổ chức phiên họp điều hành xem xét đề cử viên, Thượng viện cần một cuộc bỏ phiếu với đa số tán thành. Đảng Cộng hòa phải có mặt để đảm bảo đủ số đại biểu cần thiết theo quy định. Điều này có thể trở nên rắc rối nếu xảy ra vấn đề về sức khỏe như việc một số Thượng Nghị Sĩ dương tính với virus Vũ Hán vài tuần trước hoặc nếu các Thượng Nghị Sĩ bị cách ly phòng dịch theo quy định.
Một khi Thượng viện bước vào phiên điều hành để xác nhận thẩm phán Barrett, Thư ký buổi họp sẽ đọc to tên đề cử viên này trước Thượng viện.
Trong hình thức xem xét đề cử này, các thành viên không có quyền đệ trình kiến nghị. Luật này dựa theo tiền lệ do Lãnh đạo phe Đa số Thượng viện Robert Byrd của Đảng Dân Chủ bang Tây Virginia đặt ra vào cuối những năm 1970. Vậy nên, Đảng Dân Chủ sẽ không thể dùng filibuster trong phiên họp chính thức. Họ chỉ có thể sử dụng filibuster ở hậu trường và nó không có nhiều tác dụng cản trở.
Vào giai đoạn này, ông McConnell có thể đệ trình thủ tục cloture (thủ tục kết thúc phiên tranh luận) để ngăn chặn tranh luận và vượt qua filibuster. Ông McConnell có thể đệ trình thủ tục cloture vào rạng sáng thứ Sáu (23/10).
Bất chấp việc ông McConnell đệ trình thủ tục cloture vào thời điểm nào, thì theo luật, “thỉnh nguyện cloture” (để kết thúc tranh luận về đề cử) cần phải được đưa ra bỏ phiếu ngay sau ngày gián đoạn.
Do đó, nếu ông McConnell đệ trình thủ tục cloture để kết thúc tranh luận vào thứ Sáu (23/10), thì thứ Bảy (24/10) sẽ là ngày gián đoạn. “Thỉnh nguyện cloture” sẽ cần được đưa ra bỏ phiếu vào ngày Chủ Nhật (25/10) để ngăn chặn filibuster. Theo luật, Thượng viện có thể bắt đầu bỏ phiếu kết thúc tranh luận về đề cử một giờ sau khi Thượng viện họp mặt, sau ngày gián đoạn. Nếu họ thực sự muốn tăng tốc đề cử, thì cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào lúc 1 giờ sáng ngày Chủ Nhật 25/10 (giờ miền đông nước Mỹ).
Tuy nhiên, chúng ta không biết Thượng viện có thể thực hiện nhanh chóng như vậy được không. Ngay cả khi ông McConnell sắp xếp mọi thứ vào ngày thứ Sáu, thì có thể cuộc bỏ phiếu cloture để kết thúc tranh biện vẫn không thể diễn ra cho đến thứ Hai (26/10) hoặc vài ngày sau đó.
Tuy nhiên, gần như không ai có thể sử dụng filibuster trong vấn đề xác nhận đề cử Thẩm phán Tối cao Pháp viện. Thực tế, chưa từng xảy ra filibuster tại các phiên xác nhận đề cử Thẩm phán Tối cao Pháp viện trong lịch sử Mỹ.
Năm 2017, ông McConnell đã thiết lập một tiền lệ mới tại Thượng viện, được gọi là “Lựa chọn Hạt nhân II”. Mặc dù filibuster trong xác nhận đề cử thẩm phán Tối cao Pháp viện chưa bao giờ xảy ra, nhưng các Thượng Nghị Sĩ hoàn toàn có thể dùng filibuster trong trường hợp này. Và như hầu hết mọi trường hợp tại Thượng viện vài năm trước, cần phải có 60 phiếu đồng ý để kết thúc filibuster. Nhưng với tiền lệ mới (không phải là thay đổi luật), ông McConnell đã hạ số phiếu yêu cầu từ 60 xuống còn 51. Nếu không làm như vậy, Đảng Dân Chủ có lẽ đã thực hiện filibuster trong tiến trình xác nhận thẩm phán Neil Gorsuch và Đảng Cộng hòa đã không thể bỏ phiếu để kết thúc filibuster.
Do đó, một khi Thượng viện “dùng đến cloture” để kết thúc filibuster, thì con đường xác nhận thẩm phán Barrett vào Tối cao Pháp viện là khá dễ dàng. Một khi Thượng viện bỏ phiếu dừng một filibuster, các Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ có thể kéo dài tranh biện liên tục tới 30 giờ trước khi bỏ phiếu xác nhận cuối cùng.
Nếu Thượng viện thực hiện thủ tục bỏ phiếu cloture vào Chủ Nhật (25/10), thì họ có thể xác nhận thẩm phán Barrett vào tối thứ Hai (26/10). Nếu ông McConnell đợi đến thứ Hai (26/10), thì Thượng viện có lẽ sẽ xác nhận thẩm phán Barrett vào tối thứ Ba (27/10) hoặc thứ Tư (28/10).
Thượng viện chỉ cần đa số tán thành để xác nhận một thẩm phán Tối cao Pháp viện.
Hiện tại Đảng Cộng hòa đang chiếm đa số mong manh tại Thượng viện với 53 Thượng Nghị Sĩ. Vậy nên, bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, vắng mặt, hoặc cách ly có thể sẽ gây ra rắc rối. Hai Thượng Nghị Sĩ Cộng hòa Lisa Murkowski và Susan Collins đều đã bày tỏ băn khoăn về việc xúc tiến xác nhận đề cử viên Barrett nhanh chóng trước bầu cử. Nhưng cả hai chưa khẳng định họ sẽ phản đối đề cử viên này.
Nhưng ngay cả khi bà Murkowski và bà Collins đều bỏ phiếu trống, thì Đảng Cộng hòa vẫn còn đủ 51 phiếu để xác nhận thành công. Họ cũng còn một phiếu phá vỡ thế cân bằng của Phó Tổng thống Mike Pence. Nhưng chưa bao giờ một đề cử Tối cao Pháp viện phải cần đến phiếu của phó tổng thống.
Thực tế, chưa có phó tổng thống nào từng bỏ phiếu phá vỡ thế cân bằng để xác nhận một lựa chọn đề cử cấp Nội các cho đến khi ông Pence thực hiện điều này vào năm 2017 để xác nhận bà Betsy DeVos làm Bộ trưởng Giáo dục.
Theo Fox News