(June 14-2020)
Những công dân sống trong các chế độ độc tài chuyên chính như Công Sản và tôn giáo cực đoan không thể hiểu được vị trí độc lập của quân dồi Hoa Kỳ đối với bất cứ đảng cầm quyền nào. Không riêng gì quân đội, nhân viên chuyên nghiệp của chính quyền liên bang cũng vậy.
Hiến Pháp Hoa Kỳ cho quyền Tổng Thống là Chỉ huy trưởng tối cao của quân đội. Nhưng quân nhân Mỹ và nhân viên chuyên nghiệp liên bang khi gia nhập thì tuyên thệ trung thành với hiến pháp và bảo vệ quốc gia chống kẻ thù. Không có lời thề “trung thành với tổng thống” và đảng cầm quyền.
Binh sỹ Hoa Kỳ và nhân viên chuyên nghiệp của chính quyền liên bang có nhiệm vụ phải hoàng thành nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. Nhưng luật pháp của chính quyền Hoa Kỳ ngăn cấm không cho phép họ tham gia vào các công việc có tính cách chính trị cục bộ, trở thành một công cụ công khai của đảng cầm quyền. Họ có quyền bỏ phiếu cho bất cứ ai, có quyền yểm trợ tài chánh cho các đảng phái chính trị v.v. nhưng tuyệt đối không được nhân danh quân đội và chính quyền liên bang khi làm việc ấy.
Ngày 01 tháng 06 Tổng Thống Donald Trump hướng dẫn phái đoàn của nội các đi bộ ra nhà thờ St. John chụp hình. Tôi có viết bài chỉ trích biến cố ấy vì thiết nghĩ đó là hành động bị động nhằm chứng minh Tổng Thống không phải là người hèn nhác trốn dưới hầm trú ẩn Bạch Cung.
Tuy nhiên khi làm công việc giải tỏa sự vu khống của phe cánh tả và đảng Dân Chủ ông Trump đã vô tình kéo quân đội Hoa Kỳ vào các sinh hoạt đảng phái cục bộ vì trong phái đoàn nội các đến nhà thờ St. John có Đại Tướng Mark Milley, Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân đang mặc quân phục tác chiến.
Sau đó Đại Tướng Mark Milley đã cho công bố một đoạn băng xin lỗi vì sự có mặt của ông ở nhà thờ St. John là một sai lầm. Ông giải thích quân đội Hoa Kỳ không thể bị lôi kéo vào chính trị cục bộ đảng phái. TNS Tom Cotton của tiểu bang Arkansas là một nhân vật rất bảo thủ, luôn luôn binh vực TT Trump đã khen ngợi tinh thần độc lập của Đại Tướng Mark Milley khi ông công khai xin lỗi.
“I should not have been there. My presence in that moment and in that environment created a perception of the military involved in domestic politics. As a commissioned uniformed officer, it was a mistake that I have learned from, and I sincerely hope we all can learn from it.” (Mark Milley).
Cũng nhắc lại biến cố “trốn dưới hầm” là một sự vu khống thô bỉ đầy tính chất nói xấu cá nhân bởi vì Tổng Thống Hoa Kỳ có xuống hầm núp là do quyết định của mật vụ vì lý do an ninh và ông Trump không phải cần chứng tỏ vừa mất thì giờ vừa tốn kém ngân sách quốc gia không cần thiết.
Đó làm đêm khói lửa 31 tháng 05 cho đến rạng ngày 01 tháng 06, có 60 mật vụ bị thương vì bị người biểu tình bạo động tấn công bên ngoài vòng rào của Tòa Bạch Ốc.
Một số tướng lãnh như Cựu Bộ Trưởng James Mattis vẫn không chịu công nhận những người biểu tình khi ấy là bạo động vì nhà cửa và các cửa hàng kinh doanh của người dân không thể tự nhiên bể cửa kiếng và bốc cháy được.
Ông James Mattis, cựu Tướng bốn sao John Kelly (cựu Chánh văn phòng Nhà Trắng) chỉ trích ý định muốn đưa quân đội tới dẹp loạn của ông Trump sẽ gây chia rẻ xã hội Hoa Kỳ.
Sở dĩ họ chống việc mang quân đội tới dập tắt các cuộc bạo loạn vì những người quân nhân chuyên nghiệp này vẫn còn bị bóng ma chiến tranh Việt Nam ám ảnh. Vào thập niên 60 và 70 xã hội Hoa Kỳ bị các phong trào phản chiến khuynh đảo. Nhiều quân nhân Mỹ từ chiến trường Việt Nam trở về bị người dân Mỹ khạc nhổ và điểm mặt chửi “mày là kẻ giết con nít” (baby killer). Hổng phải chỉ có đám trẻ trâu Vi Xi ngu dốt và nhiều người Mỹ cũng ngu đần không thua kém vì bị báo chí thiên tả đầu độc.
Đối với các ông Tướng này họ phải mất hơn 40 năm từ chiến tranh Việt Nam tới bây giờ mới xây dựng lại sự kính trọng tin yêu mà quần chúng Mỹ đang dành cho người lính. Vì vậy họ không dám phiêu lưu mang quân đội tới đàn áp bạo loạn.
Dùng quân đội dập tắt nội loạn không phải là biến cố mới mẻ ở Hoa Kỳ. Năm 1970 TT Richard Nixon đã ra lịnh Vệ Binh Quốc Gia dập tắt cuộc biểu tình ở đại học Kent State University. Có 4 sinh viên phản chiến bị bắn chết và 9 người khác bị thương.
Năm 1992 cuộc bạo loạn xảy ra vì một người da đen tên Rodney King bị cảnh sát LA đánh đập dã man. Nhiều thành phố bị đốt phá cướp bóc. Có 69 người bị giết, trên 2000 người bị thương và hơn 12 ngàn người bị bắt. Thống Đốc tiểu bang California là Pete Wilson thuộc đảng Cộng Hòa đã yêu cầu sự trợ giúp của chính quyền liên bang và TT Hoa Kỳ khi ấy George H. W. Bush đã gởi Vệ Binh Quốc Gia và Thủy Quân Lục Chiến đến dẹp loạn.
Nếu Thống Đốc tiểu bang không yêu cầu sự tiếp cứu của chính quyền liên bang thì liệu Tổng Thống Hoa Kỳ có thể gởi quân đội tới giải tỏa bạo loạn không. Đây là một đề tài đang tranh cãi nhiều nơi.
Theo Đạo luật, 10 U.S.C. § 254 vào năm 1807 (Insurrection Act of 1807) thì nếu chính quyền tiểu bang từ chối hay không thể dập tắt cuộc bạo loạn hay các âm mưu nhằm đe dọa tới các quyền mà hiến pháp bảo đảm. Thì chính quyền liên bang sẽ ra tay. Và trước tiên Tổng Thống phải công bố lịnh những người nổi loạn phải giải tán.
Hoa Kỳ là một quốc gia dân chủ pháp quyền. Quân đội nằm trong tay Tổng Thống nhưng không phải muốn xài lúc nào cũng được như những xứ thiên đường. Trong khi chờ đợi quân đội liên bang đến cứu thì những công dân Mỹ phải tự bảo vệ chính mình bằng tất cả phương tiện trong tay như những người di dân trước đã làm khi xây dựng nên đất nước này.
Đại Tướng Mark Milley, Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân.
Tướng Mark Milley mặc quân phục tác chiến đang tháp tùng TT Donald Trump đi bộ tới nhà thờ St. John.
Cộng đồng người Mỹ gốc Đại Hàn trong cuộc bạo loạn ở LA năm 1992 tự võ trang bảo vệ cơ sở kinh doanh của mình. Họ bắn nhau với quân cướp bóc hôi của. Hai bên đều có người chết
Quân đội liên bang đang tiến vào LA năm 1992.
Vệ Binh Quốc Gia đang giữ an ninh ở LA năm 1992. Có 69 người bị giết, trên 2000 người bị thương và hơn 12 ngàn người bị bắt.
Vệ Binh Quốc Gia đang dập tắt cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam ở đại học Kent State University.