NỮ SĨ QUAN GỐC VIỆT ĐẦU TIÊN TRONG QUÂN ĐỘI HOA KỲ (Quan Dương)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail
May be an image of 1 person and smiling
Trung Tá Lục Quân Hoa Kỳ Phạm Phan Lang khi còn đang tại ngũ
May be an image of 2 people, people smiling and tree
Cựu Trung Tá Hoa Kỳ Phạm Phạm Phan Lang và cựu Trung uý VNCH Dương Công Quan
Tính đến thời điểm hiện tại thì trong quân đội Mỹ có rất nhiều nữ sĩ quan gốc Việt đang tại ngũ cũng như đã giải ngũ nhưng rất ít người biết người sĩ quan gốc Việt nữ đầu tiên là ai tên gì . Status này giới thiệu chị ấy . Tên của chị là Phạm Phan Lang gốc người Khánh Hoà . Năm 1980 chị tốt nghiệp từ Quân trường Fort Sam Houston ( FSH) với cấp bậc thiếu uý . Nên biết là vào năm 1980 trong Quân đội Hoa Kỳ chưa có sĩ quan nữ gốc Việt . Chị là người đầu tiên . Năm 2002 chị giải ngũ với cấp bậc Trung Tá Quân y Lục quân Hoa Kỳ . Tính ra chị phục vụ trong quân đội Mỹ 22 năm .
Hai mươi hai năm trong quân đội Trung Tá Phạm Phan Lang lần lượt phục vụ ở các đơn vị sau :
– Fort Sam Houston, TX
– Fort Jackson, SC .
– Fort Gordon,GA
– Fort Huachuca,AZ
– Fort Ord,CA
– Madigan Army Medical Center, WA
– Landstuhl Regional Medical Command, Germany – Tripler Army Medical Center ở Hawaii
Tôi với chị Phạm Phan Lang là bạn học cùng lớp đệ nhất tại Trường Trung học Võ Tánh Nha Trang niên khoá 68-69 . Chị Phạm Phan Lang theo ban C còn tôi thì ban B . Có một sự trùng hợp lý thú là tôi và chị Phạm Phan Lang sinh cùng ngày cùng tháng và cùng năm . Tuy tôi và chị sanh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng số mệnh lại trái ngược
– Ngày 30/04/75 khi cộng sản đoạt thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam thì tôi bị vào tù còn chị Phạm Phan Lang thì theo gia đình di tản qua Mỹ . Trong lúc tôi đang cầm cuốc rựa để học bài lao động khổ sai thì chị Phạm Phan Lang cằm sách vở theo học đại học tại University of Maryland, Eastern Shore USA .
– Năm 1980 trong khi chị Phạm Phan Lang đã tốt nghiệp hai bằng cử nhân trong đó có bằng Nutrition and Dietetics và gia nhập vào quân đội Mỹ thì tôi vẫn còn đang bì bõm “ học “ trong trại tù A30 ở Tuy Hoà chưa được câp bằng tốt nghiệp . Chắc là học dở cho nên mãi đến năm 1981 tôi mới được “ ra trường “ .
– Năm 1980 thiếu uý Phạm Phan Lang chính thức là sĩ quan của Quân Đội Hoa Kỳ chuyển bại thành thắng thì năm 81 trung uý Dương Công Quan tôi chính thúc gia nhập vào một xã hội Việt Nam trên cùm dưới kẹp chuyển bại thành xụi
Dòng đời của hai người bạn cùng lớp ngày xưa đi hai lối rẽ rất rõ ràng . Chẳng ai nghĩ là sẽ có lúc nào đó hai dòng tréo ngược kia còn có cơ hội gặp nhau . Vậy mà chuyện khó như vậy vẫn xảy ra . Nửa thế kỷ sau do cơ duyên đưa đẫy hai chúng tôi gặp lại . Hai người bạn tuổi đôi mươi ngày xưa , sanh cùng ngày cùng tháng cùng năm , học cùng lớp cùng trường , 50 năm sau gặp lại đã bước vào thất thập bèn rũ nhau chụp hình để đánh dấu ngày tái ngộ trên đất Mỹ
Khi gặp lại tôi đem thắc mắc hỏi chị Lang là tại sao tên Lan của chi lại có g giống như cũ khoai lang mà không là Lan tên của một loài hoa . Chị trả lời đáng lẽ tên của chị là Linh Lan tên một loài hoa theo ý thích của ba mẹ nhưng bà nội không chịu . Nội cho rằng đặt tên cho con gái bằng tên một loài hoa là không tốt, vì hoa nào mà không tàn nên bà nội thêm g vào thành cũ khoai lang khi nào đói thì ăn cho chắc bụng
Chi cũng hỏi ngược lại tôi tại sao tên Quan của tôi lại không có g giống như trời quang mây tạnh mà lại là Quan cụt ngũn không g giống như cái quan tài . Tôi trả lời cho chị biết là hồi nhỏ ba tôi coi truyện Tam Quốc Chí khoái ông Quan Công nên lấy tên của ổng đặt cho tôi . Sau đó ông thấy tên của thằng con made in china quá nên mới sửa lại là Công Quan , Tôi họ Dương nên tên đầy đủ là Dương Công Quan . Khi nhập ngũ vô quân trường đám bạn lính tráng theo chọc gọi là Dương Cong Queo . Đã là dương rồi thì làm sao cong queo cho được cho nên suốt hơn bảy mươi năm hiện hữu trên đời lưng tôi luôn đứng thẳng kể cả những khi bị làm nhục trong tù
Chi Lang là con gái tên Lan đáng lẽ không g thì lại có g . Còn tôi là con trai tên Quan đáng lẽ có g thì lại không g . Ông trời khéo xếp đặt cho hai cái tên tréo ngoe này sanh cùng ngày cùng tháng cùng năm lại học cùng lớp cùng trường . Đã vậy cùng là dân Khánh Hoà cùng lớn lên ở Việt Nam và cho dù dòng cuộc sống có trôi kiểu nào đi chăng nữa thì cuối đời giống như nếu ai mà sanh vào ngày đó tháng đó năm đó thì đều bị ông trời đưa di Mỹ
Nghe thì không hợp lý lẽ chút nào nhưng bởi thế nên mới có chuyện để kể cho mọi người nghe nãy giờ
Quan Dương